Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

MỘT NGUỒN TIN GIẤU TÊN CHO BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO BIẾT:( ĐỀ NGHỊ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG KIỂM CHỨNG): TRUNG QUỐC MUA CÁT VIỆT NAM ĐỂ BỒI ĐẮP CÁC ĐẢO Ở TRƯỜNG SA ?

Bổ sung: Thông tin một số đầu nậu lén lút bán cát cho TQ blog P.V.Đ đã được cung cấp cách đây gần 1 năm; Blog P.V.Đ đã "rỉ tai" với 1 CCB hàm cấp tướng từng là 1 quan chức của BQP; Ông này đã lặng thinh và sau đó không gặp lại được ông này nữa, có vẻ ông né...Vì thế nên P.V.Đ không dám đưa lên blog...

1 cưu

Đường đi cát Việt ra nước ngoài: Tàu chở cát đi đâu?

01/03/2017 09:58 GMT+7
TTO - Suốt hai tháng đầu năm 2017, chúng tôi đã theo dõi 40 chiếc tàu đến vùng biển tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa và Hà Tĩnh chở cát. Bốn doanh nghiệp xuất khẩu cát chỉ biết tàu đi Singapore nhưng không biết chính xác địa chỉ nào.
Đường đi cát Việt ra nước ngoài: Tàu chở cát đi đâu?
Hai tàu JS Bandol và Sheng Wang Hai bắt đầu rời vùng biển Phú Quốc đi Singapore giữa tháng 1-2017 - Ảnh: V.TR.
Từ các nguồn tin ở Singapore và được kiểm chứng qua ứng dụng theo dõi hải trình của tất cả tàu thuyền trên toàn thế giới marinetraffic, chúng tôi xác định được điểm đến của tàu chở cát từ Việt Nam từ năm 2016 đến nay là đảo Tekong và khu Changi Villa nằm cạnh sân bay 
quốc tế Changi.
Cuối tháng 2-2017, khi chúng tôi có mặt tại Singapore thì tàu mang số hiệu Peterborough đến Phú Quốc chở cát hồi tuần trước đã thả neo tại vùng biển khu vực Tanah Merah, cạnh sân bay Changi. Còn chiếc mang số hiệu Yangtze Harmony thì đang “giao hàng” tại đảo Tekong.
Dập dìu tàu chở cát
Chúng tôi bắt đầu theo dõi tàu chở cát ra nước ngoài từ những ngày đầu tháng 1-2017. Lúc này có tới 5 chiếc tàu vận tải mang quốc tịch nước ngoài gồm: RHL Monica, JS Bandol, Sheng Wang Hai, Great Rainbow và Jin Sui vừa vào vùng biển Phú Quốc chờ nhận hàng.
Đây là tàu do Công ty Singapore Hua Kai Engineering thuê đến để chở cát mà họ ký hợp đồng mua của Công ty TNHH sản xuất xây dựng thương mại Đức Long. Nguồn cát xuất khẩu này được tận thu từ dự án nạo vét quân cảng Vùng 5 hải quân.
5 chiếc tàu này neo đậu ngoài biển, cách cầu cảng An Thới chừng 2-3 hải lý. Liên tục mấy ngày biển động, sà lan chở cát không cập mạn tàu được. Bãi bơm hút cát cạnh mũi Ông Đội có 7 tàu chuyên dụng hút cát và khoảng chục chiếc sà lan chở cát từ bãi ra tàu nước ngoài.
Đến sáng 13-1, tàu RHL Monica tải trọng hơn 53.500 tấn (quốc tịch Liberia) nổ máy rời khu vực biển An Thới tiến ra Biển Đông. Trưa, đến lượt tàu JS Bandol tải trọng hơn 57.900 tấn (quốc tịch Malta) cũng nhổ neo sau khi 5 hầm hàng đã đầy cát.
Các ngày sau đó, lần lượt 2 tàu Great Rainbow tải trọng hơn 63.400 tấn và Jin Sui tải trọng gần 57.000 tấn (đều có quốc tịch Hong Kong - Trung Quốc) 
cũng rời Phú Quốc.
Riêng tàu Sheng Wang Hai tải trọng 33.580 tấn (quốc tịch Trung Quốc) bị hỏng máy phải neo ngoài biển sửa chữa đến ngày 22-1 mới khởi hành được. Các tàu này sau đó đều đến khu vực Changi Villa Tanjung Pengelih - giữa đảo Tekong và sân bay Changi - xếp hàng chờ bốc dỡ cát xuống sà lan.
Cùng thời gian này, tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa cũng có 10 chiếc tàu vận tải quốc tịch nước ngoài đến nhận cát chở đi Singapore. Trong đó có tới 9 tàu vào vịnh Cam Ranh gồm: HTC Delta, Pacific Pride, Fu Quan Shan, Zoro, Equinox Glory, Great Vision, Ultra Trust và Wariya Naree. Chiếc còn lại nhận cát tại cửa biển Hòn Rớ, TP Nha Trang.
Những tàu vào Cam Ranh để chở cát cho Công ty Le 
Tong Resources.
Doanh nghiệp xuất khẩu cát là Công ty CP Đầu tư Cái Mép. Còn tàu vào TP Nha Trang thì chở cát cho Công ty TNS Resources. Doanh nghiệp xuất bán là Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Sài Gòn - Hà Nội.
Điều đặc biệt là trong những ngày nghỉ Tết Đinh Dậu vẫn có nhiều tàu đến Phú Quốc chở cát. Đó là các tàu: Silk Road 03, Jin Xiang, Great Link, Giaovanni Topic, Dubai Galactic. Đây cũng là vùng biển có nhiều tàu nước ngoài đến chở cát đi Singapore nhất trong hai tháng đầu năm 2017.
Đường đi cát Việt ra nước ngoài: Tàu chở cát đi đâu?
Công trình lấn biển trên đảo Pulau Tekong, Singapore - Đồ họa: Tấn Đạt
Đại công trường lấn biển
Tại Changi Villa có một bến tàu du lịch chở du khách qua đảo Ubin và qua Pengerang (Malaysia). Người dân địa phương bảo không có tàu nào qua đảo Tekong vì ở đó không có dân. Để nhìn thấy hoạt động san lấp mở rộng đảo Tekong thì phải mua vé tàu qua Malaysia vì tàu sẽ đi ngang qua đó.
Tuy nhiên sau khi liên lạc với bên Pengerang, nhân viên bán vé người Malaysia từ chối chở chúng tôi đi với lý do biển động và trời sắp tối. Chúng tôi đành thuê tàu qua đảo Ubin rồi tiếp tục thuê xe đi về cuối đảo với hi vọng nhìn thấy được gì đó phía bên đảo Tekong.
Gần tối. Gió mạnh hơn. Sóng biển dội vào đảo ầm ầm. Chúng tôi hỏi ông Teo Gek Hee - tài công lái tàu du lịch loại nhỏ trên đảo Ubin - có dám chạy ra gần đảo Tekong không.
Ông nhìn quanh quất một hồi rồi nói: “Được, nhưng tiền thuê tàu là 150 đôla Singapore (2,4 triệu đồng). Chịu thì đi, không thì thôi”. Chúng tôi gật đầu, bởi vì không còn lựa chọn khác.
Chiếc tàu du lịch nhỏ “vật lộn” với sóng biển hướng về đảo Tekong. Đây là một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển đông bắc của Singapore. Về mặt địa lý, đảo Pulau Tekong gần với bang Johor (Malaysia) hơn so với đảo chính của Singapore.
Theo một doanh nghiệp nhập khẩu cát của Singapore, chính phủ nước này triển khai dự án lấn biển cả chục năm rồi nhằm tăng diện tích đảo Tekong từ 657ha lên 3.310ha. Tổng chi phí san lấp lên đến gần 6,5 tỉ USD.
Doanh nghiệp này nhập khẩu cát từ Việt Nam và một số nước khác phục vụ dự án tại đảo Tekong suốt từ 
năm 2009 đến nay.
Đường đi cát Việt ra nước ngoài: Tàu chở cát đi đâu?
Các ghe tàu bơm hút cát của Công Ty Sài Gòn - Hà Nội tại cửa biển Hòn Rớ, TP Nha Trang giữa tháng 2-2017 - Ảnh: V.TR.
Tàu chạy được 30 phút thì hình ảnh ba chiếc tàu chở cát khổng lồ neo ở cửa biển, sát đảo Tekong càng rõ dần. Nhưng để đọc được số hiệu chiếc tàu gần nhất, chúng tôi zoom hết cỡ ống kính 70-300mm, sau đó tiếp tục phóng to trên màn hình LCD máy ảnh.
Đó là tàu Yangtze Harmony. Một chiếc cần cẩu to đùng trên tàu chuyển cát từ các hầm hàng xuống một chiếc sà lan cỡ lớn đang cập mạn. Thì ra chiếc tàu trọng tải hơn 56.000 tấn này mới rời Phú Quốc mấy ngày trước.
Giữa trùng điệp tàu vận tải neo đậu trên vùng biển Singapore mà chúng tôi “chạm mặt” nó khi đang bốc dỡ cát san lấp đảo Tekong quả là một thú vị. Xung quanh đảo Tekong đã được xây kè đá kiên cố. Cát nhập từ nước ngoài về sẽ được đổ phía bên trong để không bị sạt xuống biển.
Hôm sau chúng tôi thuê ôtô vào khu vực bên cạnh sân bay quốc tế Changi. Trên bản đồ ghi chỗ này là Singapore General Aviation Park. Dữ liệu từ trang marinetraffic cho biết có rất nhiều tàu chở cát từ Việt Nam neo đậu, giao hàng cạnh khu này.
Tài xế tên Lu Aimin (54 tuổi) nói đây là khu đang lấn biển. Bản thân ông chưa từng đến đây nên không biết có đường đi hay không. Chúng tôi bảo cứ đi, tới đâu tính tới đó.
Hai bên các con đường Changi Coast, Tanah Merah Coast, Aviation Park... là những đồi cát khổng lồ cao hơn 10m, được che chắn kỹ lưỡng. Hàng trăm chiếc xe ben chở cát xuôi ngược, thỉnh thoảng lại có một ôtô con ra vào.
Khi chạy gần đến biển, chúng tôi bị nhân viên gác cổng chặn lại. Người này yêu cầu quay trở ra bởi vì đây là công trình đang xây dựng, không cho phép người lạ vào. Nhìn qua khe rào chắn, bên trong là rất nhiều xe ben, xe ủi, cần cẩu cát... đang hoạt động.
Mời bạn đón xem loạt bài điều tra này trên tv.tuoitre.vn, tuoitre.vn và trên chương trình Toàn Cảnh 24h trên VTV9 lúc 18h30 hôm nay.
Hơn 900.000mcát đã rời Việt Nam chỉ trong hai tháng
Theo số liệu chúng tôi nắm được, từ ngày 1-1 đến 23-2-2017 có tổng cộng 40 tàu đến Việt Nam chở cát đi Singapore với tổng khối lượng hơn 905.000m3. Trong đó, Công ty Đức Long xuất nhiều nhất với 19 tàu với khối lượng 603.780m3. Công ty Cái Mép xuất 16 tàu, khối lượng 369.000m3.
Còn lại hai công ty Bình Minh Vàng Vina và Sài Gòn - Hà Nội chỉ mới xuất được 5 tàu.
Từ cuối năm 2009 Chính phủ Việt Nam cấm xuất khẩu cát. Đến năm 2013 Bộ Xây dựng mới cho phép một số doanh nghiệp được xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét luồng, cửa sông, cửa biển theo hình thức xã hội hóa.
Và kể từ đó đến nay cát nhiễm mặn (Singapore gọi là cát biển) từ Việt Nam liên tục được bốc lên tàu chở đi Singapore.
__________________________________
Kỳ tới: Tài nguyên bán giá bao nhiêu?
VÂN TRƯỜNG

BÌNH LUẬN (5)

Trung Quốc nhượng bộ gì với ông Trump?; Chuyến công du Hoa Kỳ của ông Dương Khiết Trì "xôi hỏng bỏng không"?

Xuất khẩu than sang Trung Quốc là hoạt động đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Triều Tiên  /// AFP
Xuất khẩu than sang Trung Quốc là hoạt động đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Triều TiênAFP
Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề trắng tay khi nhượng bộ với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan.
Trước khi chính thức cầm quyền hồi tháng 1, ông Trump từng nói bóng gió về khả năng từ bỏ chính sách “một Trung Quốc” mà Mỹ công nhận trong nhiều thập niên qua, trừ phi Bắc Kinh đưa ra những nhượng bộ đối với Washington.
Việc bổ nhiệm nhiều thành viên nội các nổi tiếng cứng rắn với Trung Quốc càng gây lo ngại rằng ông Trump sẽ theo đuổi ý định trên và bắt đầu một giai đoạn nguy hiểm tiềm tàng trong quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi nhậm chức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 9.2, tổng thống Mỹ bất ngờ thoái lui khi cam kết tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”. Điều này làm dấy lên tranh luận liệu có phải chủ nhân Nhà Trắng “phất cờ trắng” trước Bắc Kinh hay đang thương thảo một thỏa thuận bí mật nào đó.

Theo tờ Politico, tại cuộc họp báo hôm 27.2, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer từ chối tiết lộ chi tiết về nhượng bộ mà Tổng thống Trump nhận được từ Trung Quốc để đổi lấy cam kết duy trì chính sách đối với Đài Loan. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu nhà lãnh đạo Mỹ có giành được gì trong cuộc mặc cả này hay không, phát ngôn viên Mỹ đã bóng gió: “Tổng thống luôn nhận được cái gì đó”.
Giới quan sát nhận định nhượng bộ đầu tiên của Trung Quốc đối với Mỹ có thể là về vấn đề Triều Tiên, vốn đang trở thành thách thức lớn nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Hôm 18.2, tức hơn một tuần sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập, Trung Quốc tuyên bố ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu than từ Triều Tiên từ đây đến cuối năm. Do than chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên và Trung Quốc là nước duy nhất nhập than từ nước láng giềng này, nên quyết định của Bắc Kinh sẽ gây tổn hại cho ngân sách của Bình Nhưỡng.
Điều này lý giải cho phản ứng giận dữ hiếm hoi của Triều Tiên nhằm vào Trung Quốc. Trong bản tin đăng tải hôm 23.2, Hãng thông tấn KCNA cáo buộc Trung Quốc “múa theo điệu của Mỹ” khi thực hiện “những bước đi vô nhân đạo” nhằm ngăn chặn giao thương giữa 2 nước.

Tờ Nikkei Asian Review cho rằng có thể ông Tập đã phê duyệt bước đi này làm “nhành ô liu” gửi đến ông Trump, sau lời xác nhận tiếp tục theo đuổi chính sách “một Trung Quốc”. Với Chủ tịch Tập, việc tỏ chút “lòng thành” với ông Trump về vấn đề Triều Tiên là rất quan trọng.
Áp đặt biện pháp trừng phạt khắt khe nhất trong nhiều năm qua đối với Bình Nhưỡng sẽ giúp nuôi dưỡng cảm nhận ở Washington rằng Bắc Kinh rốt cuộc đã làm điều gì đó giúp chính quyền mới của Mỹ. Cùng lúc, Trung Quốc cũng muốn nhận lại “cái gì đó” từ “thỏa thuận bí mật”. Tờ Nikkei Asian Review nhận định ông Tập chí ít đã đẩy quả bóng sang phía sân ông Trump trong vấn đề Triều Tiên.
Theo Reuters, tình hình Triều Tiên đã được đề cập trong các cuộc gặp giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì với Tổng thống Trump, và các quan chức cấp cao hôm 27.2. Hai bên nhất trí về sự cần thiết phải vận dụng “áp lực quốc tế mạnh” để khắc chế Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Ông Dương là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Mỹ kể từ khi ông Trump nhậm chức. Chuyến thăm này cũng nhằm mục đích thảo luận những lợi ích chung về an ninh, đồng thời thu xếp cho cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập.

Ông Trump tăng 10% chi tiêu quốc phòng
Trong dự thảo ngân sách đầu tiên kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn bổ sung 54 tỉ USD cho an ninh và quốc phòng trong tài khóa 2018, tức tăng 10% so với năm trước đó, theo Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Nhà Trắng. Khoản này sẽ được bù trừ bằng cách cắt giảm ngân sách cho những chương trình phi quân sự.
Giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách Mick Mulvaney cho biết khoản chi dành cho quốc phòng sẽ tăng lên mức 603 tỉ USD, trong khi các chương trình nội địa và viện trợ cho nước ngoài bị giảm xuống còn 462 tỉ USD. Đài CNN dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết ngân sách của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ sẽ giảm đến 1/4, có nghĩa là chỉ đủ để cơ quan này duy trì được những chức năng cơ bản nhất. Viện trợ nước ngoài cũng sẽ bị cắt giảm mạnh để cho phép Lầu Năm Góc mua thêm tàu chiến, máy bay chiến đấu. Bên cạnh đó, ông Trump cũng đề xuất bổ sung 30 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng trong năm 2017. H.G
Trùng Quang

Khuynh hướng chống phương Tây của Tập Cận Bình cho thấy ông sẽ không cố gắng "làm bạn với Hoa Kỳ" như Giang Trạch Dân hay Đặng Tiểu Bình.

Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đã kết thúc 2 ngày thăm Hoa Kỳ với các cuộc tiếp xúc song phương cùng các quan chức cấp cao trong Nội các Tổng thống Donald Trump và chào xã giao tân chủ nhân Nhà Trắng.

Không có thỏa thuận nào được công bố sau chuyến thăm ngoài những phát biểu đóng khung trong nghi thức ngoại giao quen thuộc từ chính phủ hai nước.

Một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình mà nhiều người dự đoán cũng không được nhắc tới.

Bên cạnh những bình luận cho rằng ông Dương Khiết Trì đã "thất bại" trong chuyến thăm này, không đạt được kết quả nào trong 3 vấn đề quan trọng: Triều Tiên, Biển Đông và thương mại, cũng có những đánh giá cho thấy khả năng Trung Quốc đã âm thầm nhượng bộ Donald Trump.

Tổng thống Donald Trump luôn luôn đạt được một cái gì đó

The Guardian ngày 28/2 đưa tin, Thư ký báo chí Nhà Trắng Spicer cùng ngày cho biết trong cuộc họp báo: "Tổng thống luôn luôn đạt được một cái gì đó".

Đây là câu trả lời của ông Spice với câu hỏi từ một phóng viên: ông Donald Trump có dám đảm bảo với người dân Mỹ rằng, ông đã nhận được một cái gì đó khi chấp nhận tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" hay không?

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Mỹ thứ 2 kể từ khi tỉ phú Donald Trump trúng cử Tổng thống. Ảnh: Daily Mail.

Tờ báo Anh lý giải, trước khi lên nắm quyền, tỉ phú Donald Trump đã phát biểu công khai rằng ông có thể đảo ngược lập trường của Mỹ trong vấn đề Đài Loan.

Nhưng trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây, ông khẳng định rằng sẽ tôn trọng nguyên tắc này.

Điều đó khiến những suy đoán ông "đầu hàng" Bắc Kinh nổi lên trong dư luận.

Theo The Guardian, phát biểu trên của người phát ngôn Nhà Trắng cho thấy Trump đã có được nhượng bộ nào đó từ Trung Nam Hải, cái ông Spicer gọi là "một cái gì đó".

Thư ký báo chí Nhà Trắng từ chối cung cấp chi tiết sự nhượng bộ (nếu có) từ Trung Nam Hải để đổi lấy cam kết tiếp tục tôn trọng chính sách "một nước Trung Quốc" với lý do:

Trump không thích thảo luận công khai về các chiến lược đàm phán của mình.

Bruce Gilley, một chuyên gia về Trung Quốc từ Đại học bang Portland cho biết, ông lạc quan về khả năng Donald Trump cùng Tập Cận Bình có thể tìm ra một mối quan hệ hợp tác cùng có lợi.

"Tôi nghĩ rằng họ có khá nhiều điểm chung. Cả hai đều là người nghiêm túc và dứt khoát. Cả hai ông đều hành động như những doanh nhân. 

Sự khác biệt chỉ là Trump đang ở trong một hệ thống kiểm soát ông ấy, còn Tập Cận Bình thì không.

Khuynh hướng chống phương Tây của Tập Cận Bình cho thấy ông sẽ không cố gắng "làm bạn với Hoa Kỳ" như Giang Trạch Dân hay Đặng Tiểu Bình đã từng làm.

Nhưng Tập Cận Bình đã thể hiện trước Donald Trump rằng, khi ông muốn tạo sức hút, ông hoàn toàn có thể. Trong một số tình huống, chính sách không can thiệp không phải là một lựa chọn xấu". [1]

Chuyến công du Hoa Kỳ của ông Dương Khiết Trì "xôi hỏng bỏng không"?

Xôi hỏng bỏng không là bình luận của tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản được Đa Chiều ngày 28/2 dẫn lại, về kết quả chuyến công du 2 ngày tới nước Mỹ của ông Dương Khiết Trì.

Đầu tiên là vấn đề Triều Tiên mà Bắc Kinh, Washington không thể né tránh trong bất kỳ cuộc tiếp xúc cấp cao nào.

Ngày 12/2 Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo khiến Mỹ còn chưa hết bất mãn, thì mới đây lại xảy ra sự cố anh trai ông Kim Jong-un được cho là bị ám sát tại Malaysia.

Điều này đã khiến ông Donald Trump "vô cùng phẫn nộ" với Bắc Hàn khi trả lời phỏng vấn Reuters.

Mặc dù sau vụ thử tên lửa hôm 12/2, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ CHDCND Triều Tiên ít nhất cho đến cuối năm nay, nhưng trên thực tế Bắc Kinh vẫn công khai đón tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên sang thăm lúc này.

Đồng thời vì lo ngại Mỹ có các biện pháp cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, Bắc Kinh liên tục kêu gọi Washington quay trở lại bàn đàm phán 6 bên. Thái độ và chính sách này của Trung Quốc khác hoàn toàn với Donald Trump.

Thứ hai là câu chuyện Biển Đông, trước khi vào Nhà Trắng ông Donald Trump đã thể hiện một lập trường khác hoàn toàn Barack Obama, sử dụng mọi biện pháp cứng rắn bảo vệ lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ trong khu vực.

Cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương - Đô đốc Harry Harris tuyên bố: các chiến hạm Mỹ sẽ tiến hành hàng loạt "hoạt động nghiệp vụ" bình thường ở Biển Đông, nếu gặp phải phản ứng quá khích sẽ đáp trả thích đáng bằng vũ lực.

Trong khi đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố, yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc với Biển Đông, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) là "bất khả xâm phạm". 

Tuyên bố này đã không chừa đường lùi cho khả năng thỏa hiệp với Mỹ ở Biển Đông, do đó nguy cơ nổ ra xung đột rất lớn. Đi Mỹ trong vai trò đặc sứ của Trung Nam Hải, ông Dương Khiết Trì rất khó tháo gỡ nút thắt này.

Vấn đề thứ ba là thương mại Trung - Mỹ.

Sau cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình không lâu, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Trung Quốc là "nhà vô địch thao túng tiền tệ". Trump sẽ không né tránh một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Trước thái độ này của Trump, Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách hoãn xung, triển khai hợp tác. Tuy nhiên lập trường và nguyên tắc của hai bên cho đến nay vẫn cơ bản đối lập nhau, khả năng thỏa hiệp không cao.

Có lẽ chính vì điều này khiến cho kỳ vọng trong chuyến thăm Mỹ vừa qua của ông Dương Khiết Trì về một hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ vẫn chưa thể thực hiện. [2]

Trump không nói chơi

Cá nhân người viết đánh giá cao chiến thuật giữ bí mật của Tổng thống Donald Trump với cả đối thủ lẫn đối tác, nhất là với Trung Quốc khi động đến các vấn đề gai góc, nhạy cảm.

Việc không bộc lộ ý đồ trước, trong và cả sau đàm phán sẽ giúp Trump giữ thế chủ động trên bàn cờ chiến lược cả đối nội lẫn đối ngoại.

Thậm chí một tấm ảnh về cuộc chào xã giao của ông Dương Khiết Trì với chủ nhân Nhà Trắng trong 5 đến 7 phút, cũng không lọt ra ngoài.

Có lẽ chính nhờ chiến thuật này mới khiến ông luôn luôn "có được cái gì đó" từ bàn đàm phán.

Hơn một tháng qua kể từ khi chính thức bước vào Nhà Trắng, Trump đã cho thấy mình là một chính khách "nói là làm".

Mặc dù những quyết sách đối nội, đối ngoại của ông có thể gây tranh cãi trong chính lòng xã hội Mỹ cũng như dư luận truyền thông quốc tế, nhưng ông đã và đang thực hiện những gì cam kết khi tranh cử.

Mới đây nhất, việc Tổng thống Donald Trump kêu gọi tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỉ USD, tương đương 10% ngân sách quốc phòng hiện tại là một minh chứng.

Chính giới quan sát Trung Quốc cũng ghi nhận điều này với đánh giá, quân đội Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông nếu đề nghị tăng ngân sách của Tổng thống Hoa Kỳ được Quốc hội nước này chấp nhận. [3]

Theo Reuters, một quan chức biết rõ về đề xuất này cho biết, yêu cầu của Tổng thống Trump tăng ngân sách cho Lầu Năm Góc để có tiền chi trả cho việc đóng tàu, mua sắm máy bay nhằm thiết lập một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở eo biển Hormuz và Biển Đông. [4]

Người viết cho rằng, mặc dù Tổng thống Donald Trump không phải người ra quyết định cuối cùng về ngân sách quốc phòng, mà do Quốc hội Mỹ quyết định, nhưng việc làm này của ông đã củng cố thêm lòng tin cho đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương rằng Trump không nói chơi, không xoay trục trên giấy.

Cá nhân người viết cũng đánh giá rất cao nhận định sắc sảo của học giả Bruce Gilley về Donald Trump và Tập Cận Bình trên The Guardian.

Hồng Thủy


(Giáo Dục)

ĐỌC BÀI "LÝ SỰ CÙN" TRÊN TCCS THẤY PHI LÝ HƠN KỊCH PHI LÝ CỦA KỊCH TÁC GIA PHÁP GỐC ROMANIA EUGEN IONESCU

Tính chất phi lý của luận điểm “Muốn thực sự có dân chủ cho người dân và xã hội phát triển phải thực hiện “đa nguyên, đa đảng”
28/2/2017 22:53'Gửi bài nà

TCCSĐT - Trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch rất quan tâm đến việc chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng luôn tìm mọi cách để hạ thấp và đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam. Nhưng trên cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm cho người dân được thực sự dân chủ, bảo đảm cho xã hội Việt Nam được từng bước phát triển bền vững, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là cơ sở quan trọng để phê phán, bác bỏ quan điểm của các thế lực thù địch, cơ hội cho rằng, muốn có dân chủ cho người dân và xã hội phát triển thì phải thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền, kích động, kêu gọi tán dương, cổ súy cho quan điểm “đa nguyên, đa đảng”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, nhất là vào dịp chúng ta tổ chức Đại hội Đảng. Đặc biệt, trong thời gian chúng ta tổ chức cho toàn Đảng, toàn dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều “ý kiến đóng góp” yêu cầu xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 1992, “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, đòi thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Họ thường rêu rao rằng, muốn cho người dân thực sự có dân chủ, muốn cho xã hội phát triển thì phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
1- Nghiên cứu chế độ đa đảng ở các nước phương Tây có thể nhận thấy, bề ngoài thì các đảng chính trị có vẻ như được tự do, bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, chi phối quốc hội và chính phủ, nhưng thực chất bên trong, cũng chỉ có những đảng lớn được sự ủng hộ của các thế lực tư bản độc quyền mới giành được vai trò chấp chính. Đảng Cộng sản ở các nước tư bản không bao giờ được bình đẳng trong tranh cử. Ở một số nước tư bản hiện nay, đặc biệt là ở nước Mỹ, bên cạnh “một xã hội” với những người có cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, thì vẫn còn tồn tại “một xã hội” hoàn toàn khác hẳn với hàng chục triệu người phải sống trong sự bất công, đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp, mất hết quyền dân chủ. Chẳng hạn, ở Mỹ hiện có 112 đảng, nhưng chỉ có hai đảng (đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ) thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng, song xét về bản chất, đó chỉ là một đảng - đảng của giai cấp tư sản. Dù Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa nắm quyền thì cũng đều là đảng của giai cấp tư sản, đều nhận sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. Vì thế, dân chủ ở Mỹ thực chất vẫn là nền dân chủ tư sản, nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội. Mặc dù giai cấp tư sản cố tìm mọi cách để che đậy, lừa mị, song vẫn không thể phủ nhận được mục đích cuối cùng, mục tiêu duy nhất của chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản về bản chất vẫn là bảo đảm quyền lực của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột, thực hiện dân chủ cho một bộ phận thiểu số trong xã hội tư bản. Giáo sư trường Đại học bang Indiana, Paul Mishler cho thấy rõ thực chất vấn đề: “Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học,… đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra”; “Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ”(1). 
Thực tiễn ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhất là ở Liên Xô trước đây cũng cho thấy, từ khi chấp nhận bỏ Ðiều 6 trong Hiến pháp của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là, Ðảng Cộng sản Liên Xô đã dần dần đánh mất quyền lãnh đạo xã hội. Những sự thỏa hiệp về “dân chủ hóa”, về “công khai hóa” hay “đa nguyên chính trị”, không những không làm cho người dân được dân chủ hơn, không làm cho xã hội phát triển hơn, mà còn là mảnh đất rất màu mỡ cho các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô nhanh chóng sụp đổ.
Một số nước khác tuy có hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng nhưng vẫn thường xuyên xảy ra khủng hoảng chính trị, đảo chính làm cho xã hội bất ổn. Những bất ổn chính trị ở Ucraina hay ở Thái Lan diễn ra trong thời gian gần đây là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đảng cầm quyền và đảng đối lập mâu thuẫn với nhau về lợi ích, dẫn đến đảng đối lập đã kích động quần chúng biểu tình, đưa yêu sách lật đổ chính phủ hợp pháp đang điều hành đất nước. Hậu quả là, quyền dân chủ của người dân bị lợi dụng phục vụ cho mục đích riêng của từng đảng; xã hội gặp phải những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển. Như vậy, rõ ràng là, đâu phải cứ có đa đảng mới có dân chủ, mới bảo đảm cho xã hội phát triển!
2- Thực chất những luận điệu hô hào, cổ súy đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không có mục đích gì khác là muốn hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, với những lời lẽ hết sức mị dân, nào là: “đa đảng là dân chủ, độc đảng là độc tài”, nào là “Việt Nam phải đa đảng đối lập để có dân chủ thực sự”, nào là “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”... Có người còn “lớn tiếng kêu gọi” những đảng viên cộng sản hãy ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam để thành lập một đảng mới, làm “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch đã luôn rêu rao rằng, chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo các nước phương Tây là điều mà chúng ta phải nên “học theo” để bảo đảm dân chủ và xã hội phát triển. Chúng cho rằng, “từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”(2).
Thực chất luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là tìm cách xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, lái nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta sang nền dân chủ tư sản; gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và nếu cứ nghe theo “lời khuyên” của các thế lực thù địch, cơ hội, chiều theo sự đòi hỏi phi lý của những người (hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là do động cơ không trong sáng) để thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thì điều gì sẽ xẩy ra? Điều chắc chắn có thể khẳng định là, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị tan rã, chẳng những người dân không được dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, đình trệ, không phát triển được.
3- Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam, sự lựa chọn đúng đắn của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, khác với tình hình của nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều đó không phải là do mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của lịch sử, của cách mạng Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách đúng đắn. Bằng sự thể nghiệm xương máu trong cuộc đấu tranh cách mạng với bao khó khăn, gian khổ, hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam, mà nhân dân ta đã lựa chọn và thừa nhận, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là bảo đảm cho người dân có dân chủ thực sự, xã hội phát triển tiến bộ.
Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 85 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn xứng đáng với sự lựa chọn, giao phó của lịch sử, sự tin cậy của nhân dân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á; đưa dân tộc ta từ một dân tộc không có độc lập đến một dân tộc độc lập, có tên trên bản đồ thế giới; đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ đến dân chủ, tự do, hạnh phúc. Sau đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc được giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 
Tiếp đó, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển. Bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. 
Đặc biệt, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật mới được ban hành và sửa đổi. Khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết.../.
--------------------------------------------
(1) Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7 (106), 2009, tr. 87 - 89
(2) Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điển sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007, tr. 53
PGS. TS. Nguyễn Vĩnh Thắn

VÌ SAO KHÔNG AI CẢN NỔI ĐẶNG TIỂU BÌNH CHẤP CHÍNH ?


Giải mã chiến dịch của Mao Trạch Đông biến Đặng Tiểu Bình thành người "không ai cản nổi"

Thủy Thu | 
Giải mã chiến dịch của Mao Trạch Đông biến Đặng Tiểu Bình thành người "không ai cản nổi"
Xử lý ảnh: Manhj Quân

Mao Trạch Đông đã từng dự đoán rằng, sau khi ông qua đời, không ai có thể cản nổi Đặng Tiểu Bình còn Giang Thanh về sau như thế nào thì "chỉ có trời mới biết".

Theo Sina (Trung Quốc), sau vụ rơi máy bay của Phó chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc Lâm Bưu vào ngày 13/9/1971, Mao Trạch Đông gặp phải đả kích lớn khiến sức khỏe ngày càng suy yếu. 
Tháng 6/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai lâm trọng bệnh, phải nằm viện điều trị. Điều này khiến Mao Trạch Đông buộc phải xem xét tìm người thay thế Chu đảm nhiệm công việc của đảng.
Lúc này Đặng Tiểu Bình mới khôi phục công tác sau vụ đấu tố trong Cách mạng văn hóa, phụ trách công việc thường ngày của Trung ương đảng và Quốc vụ viện.
Những năm cuối đời, Mao Trạch Đông đã từng dự đoán rằng, sau khi ông qua đời, không ai có thể ngăn cản nổi Đặng Tiểu Bình còn Giang Thanh về sau như thế nào thì "chỉ có trời mới biết".
Chiến lược "bốn bước" của Mao Trạch Đông
Để giúp Đặng Tiểu Bình thuận lợi phụ trách công việc, Mao Trạch Đông đã xây dựng bốn bước kế hoạch.
Trước hết, khôi phục công tác để Đặng nắm rõ tình hình, xây dựng uy tín. Mao Trạch Đông đã đích thân đề bạt giúp Đặng Tiểu Bình khôi phục công tác và khẳng định rằng, khi còn ở căn cứ địa cách mạng, Đặng đã đồng cam cộng khổ với Mao và cũng không có vấn đề chính trị, có công trong chiến tranh giải phóng và xây dựng ĐCSTQ sau này.
Giải mã chiến dịch của Mao Trạch Đông biến Đặng Tiểu Bình thành người không ai cản nổi - Ảnh 1.
Đặng Tiểu Bình (trái) và cố Tổng thống Mỹ Gerald Ford. Ảnh: SCMP
Chính khẳng định của Mao đã giúp Đặng xóa bỏ cái bóng "thành phần phản cách mạng" trong thời kỳ Cách mạng văn hóa và trở thành Ủy viên trung ương đảng, tham gia lãnh đạo Quốc vụ viện.
Bước hai, đề bạt Đặng Tiểu Bình trở thành Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Quân ủy, tham gia lãnh đạo quân ủy. Đồng thời bổ nhiệm Đặng vào vị trí Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, giúp Đặng trở thành hạt nhân lãnh đạo của trung ương và quân đội.
Tại hội nghị Bộ chính trị tháng 12/1973, Mao Trạch Đông đã hết lời khen ngợi Đặng Tiểu Bình như "làm việc quyết đoán", "trong nhu có cương" v.v...
Theo Sina, việc Đặng được người quyền cao chức trọng trong toàn đảng, toàn quân, toàn quốc là Mao Trạch Đông đánh giá cao cho thấy, trước tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, Mao và Chu cần phá bỏ thông lệ, nhanh chóng đưa Đặng lên vị trí lãnh đạo quan trọng.
Điều này giúp sự nghiệp của Mao, Chu có người kế nhiệm.
Bước ba, để Đặng Tiểu Bình tham gia hội nghị tại Liên hợp quốc, "tỏa sáng công khai" trên trường quốc tế.
Tháng 4/1974, Hội nghị đặc biệt khóa VI Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc với sự tham gia của các nhà hoạt động chính trị quan trọng và người đứng đầu chính phủ các nước.
Đặng Tiểu Bình đã dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự. Tại hội nghị, bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Đặng đã thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông quốc tế.
Khi đó, giới truyền thông Trung Quốc ra sức ca ngợi rằng Đặng Tiểu Bình không chỉ đại diện cho hình tượng một Trung Quốc mới mà còn là "người đại diện tuyệt vời nhất" của Chu Ân Lai.
Bước bốn, hoàn thành thủ tục pháp lý, giúp Đặng Tiểu Bình chính thức đảm đương công tác lãnh đạo quan trọng trong hệ thống đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc.
Đối với việc lựa chọn Đặng Tiểu Bình đảm nhiệm công tác lãnh đạo quan trọng của hệ thống đảng, chính phủ, quân đội, Mao Trạch Đông đã xem xét kỹ lưỡng trong thời gian hơn năm tháng tại Hồ Bắc và Hồ Nam.
Đến tháng 1/1975, thông qua văn kiện 1, Hội nghị toàn thể lần thứ II Ủy ban trung ương khóa X và Đại hội đại diểu nhân dân toàn quốc khóa IV, Mao đã nhanh chóng hoàn thành thủ tục tổ chức và trình tự pháp lý bổ nhiệm Đặng vào vị trí Phó Chủ tịch trung ương ĐCSTQ, Phó thủ tướng Quốc vụ viện thứ nhất, Phó chủ tịch quân ủy kiêm Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng.
Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo hạt nhân Trung Quốc
Giải mã chiến dịch của Mao Trạch Đông biến Đặng Tiểu Bình thành người không ai cản nổi - Ảnh 2.
Mao Trạch Đông (trái) và Đặng Tiểu Bình. Ảnh: SCMP
Theo báo Trung Quốc, lúc này Mao Trạch Đông rất xem trọng Đặng Tiểu Bình bởi Mao từng nói: "Vương Hồng Văn không bằng Đặng Tiểu Bình". Vương Hồng Văn, một phần trong "nhóm 4 tên" thời Cách mạng văn hóa, từng là một trong những người được Mao chọn vào đội ngũ kế nhiệm.
Ngay sau khi Đặng trở thành Phó thủ tướng thứ nhất vào ngày 4/10/1974 thì ngày 11/10, ĐCSTQ ra tuyên bố quyết định khai mạc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) khóa IV vào ngày 13-17/1/1975.
Chính tại đại hội này, Đặng Tiểu Bình được xác định trở thành hạt nhân lãnh đạo Quốc vụ viện.
Trước đó, ngày 23/2/1974, Chu Ân Lai đáp máy bay đến Trường Sa, Hồ Nam để báo cáo với Mao Trạch Đông về công tác trù bị Đại hội trên. Vương Hồng Văn cũng có mặt tại buổi nói chuyện này.
Khi đó, Mao tiếp tục thể hiện thái độ ủng hộ Đặng: "Các đồng chí ngồi lại đây nói chuyện, báo cáo công tác của đồng chí Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh".
"Politics - chính trị - mạnh hơn cậu ta", Mao chỉ về phía Vương Hồng Văn khi nói với Chu Ân Lai.
Vương Hồng Văn ngây người ra do không hiểu tiếng Anh. Mao Trạch Đông buộc phải nói lại với Vương lần nữa: "[Năng lực chính trị của] đồng chí không mạnh bằng Đặng Tiểu Bình".
Vừa nói Mao vừa viết ra giấy chữ "cường" (mạnh mẽ).
Khi Chu Ân Lai báo cáo công tác sắp xếp nhân sự đại hội, nói đến việc Đặng Tiểu Bình đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Tổng tham mưu trưởng, Mao Trạch Đông chậm rãi nói:
"Tôi nghĩ rằng, Tiểu Bình làm Phó chủ tịch quân ủy. Phó chủ tịch quân ủy, Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Tổng tham mưu trưởng".
Mao lại đặt bút viết: "Nhân tài nan". Chu Ân Lai đọc và thốt lên: "Nhân tài khó kiếm".
Mao Trạch Đông quay sang nói với Vương Hồng Văn: "Thủ tướng là Thủ tướng của chúng ta". Rồi lại nói với Chu Ân Lai rằng: "Đồng chí sức khỏe kém, sau đại hội này nên an tâm dưỡng bệnh. Công việc của Quốc vụ viện có thể để đồng chí Đặng Tiểu Bình đảm đương".
Chu Ân Lai nghe xong liền gật gật đầu.
theo Trí Thức Trẻ