Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Người đưa thảo dược Tây Tạng về Việt Nam tuyên chiến đại dịch ung thư; Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày; Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu

(VTC News) - Gặp người đưa thảo dược Tây Tạng về Việt Nam tuyên chiến với đại dịch ung thư, mở ra cơ hội sống sót cho hàng ngàn người.
Ông Trần Ngọc Lâm (Lào Cai), người đưa thảo dược Tây Tạng về Việt Nam tuyên chiến với đại dịch ung thư, mở a cơ hội sống sót cho hàng ngàn người đã có những chia sẻ với phóng viên VTC News.
– Xin ông cho biết, ý tưởng của ông bắt đầu từ đâu mà đưa ra lời tuyên bố giúp hàng ngàn người tránh bệnh ung thư?
Trước hết, xin nói rõ, tôi là bệnh nhân, từng bị ung thư phổi, đã di căn. Tôi hiểu rất rõ về bệnh ung thư và nỗi khổ của người bệnh. 
Các bạn vào Bệnh viện K, hoặc các khoa ung bướu bệnh viện lớn, sẽ thấy sự khủng khiếp thế nào của ung thư, đang tàn phá sức khỏe người Việt. Ở Bệnh viện K, một giường mà có 7-8 bệnh nhân. Chỉ bệnh nhân vừa mổ được nằm, còn lại là ngồi, hoặc nằm dưới gầm giường. Không có đất nước nào, mà xếp từng ấy bệnh nhân ung thư một giường bệnh. 
Các chuyên gia y tế cũng đã công bố những con số giật mình, đó là mỗi năm nước ta có 150 ngàn đến 200 ngàn người mắc ung thư mới và con số chết là từ 75 đến 100 ngàn, bằng cả một huyện. Con số xê dịch, là bởi không phải ai cũng có điều kiện đi viện để mà thống kê. Ở nông thôn, miền núi, chết nhiều lắm, nhưng chắc gì đã đến bệnh viện để mà ghi nhận. Đây là con số mà chúng ta không thể không sợ hãi. 
Mỗi năm, từng ấy người mắc bệnh, thì không có lý gì căn bệnh này không rơi vào đầu bất kỳ ai. Tôi là người học được nhiều bài thuốc tốt giải độc, phòng ngừa ung thư của các thiền sư Tây Tạng. Tôi luôn đau đáu, làm thế nào để giúp được nhiều người bệnh hơn. Đó là ý tưởng của tôi.
– Làm thế nào ông có thể khẳng định sẽ giúp hàng ngàn người tránh được căn bệnh tử thần này?
Điều trị cho người đã bị ung thư là cực kỳ khó khăn, vất vả. Ngoài uống thuốc, còn phải tập luyện, nhiều khi còn phải cơ duyên nữa. Không có bài thuốc nào chữa ung thư hiệu quả cả.
Tuy nhiên, tôi lại có thể giúp hàng ngàn người tránh được căn bệnh này. Tức là, tôi sẽ giúp được những người có nguy cơ cao không mắc phải, chứ không phải chữa khỏi cho cả ngàn người. Các cụ nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đầu tư cho phòng bệnh sẽ hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều so với đầu tư chữa bệnh.
Mặc dù vậy, những người đã mắc ung thư, nếu có điều kiện, thì vẫn nên uống trà thảo dược. Trà thảo dược hỗ trợ điều trị tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc, tăng cường các chức năng quan trọng trong cơ thể.


Ông Trần Ngọc Lâm trong hang đá ở độ cao 2.900m, gần đỉnh Fansiapn

Ông Trần Ngọc Lâm trong hang đá ở độ cao 2.900m, gần đỉnh Fansiapn


– Ông có thể nói rõ hơn được không?
Ung thư có cả trăm, cả ngàn nguyên nhân, mà đến nay y học hiện đại cũng vẫn chưa tìm ra được. Có nguyên nhân do di truyền, do virus, do tế bào thoái hóa… Ở Việt Nam, tôi xin khẳng định, 80-90% ung thư là do ảnh hưởng của môi trường, ăn uống, nhiễm độc. Ngày xưa đâu có nhiều người bị ung thư như bây giờ.
Tôi từng có nhiều năm ở Trung Quốc, lại sống cả đời ở Hà Khẩu, Lào Cai, nên tôi nắm rất rõ, hàng năm, có cả trăm ngàn tấn hóa chất từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam. Những hóa chất ấy dùng để tăng trọng cho gia cầm, gia súc, phun trực tiếp vào rau cỏ, rồi tẩm ướp, bảo quản thức ăn, củ quả…
Có thể nói, người Việt từng ngày ăn hóa chất, uống hóa chất, hít thở hóa chất. Những thứ hóa chất ấy tích tụ trong cơ thể, tàn phá tế bào, gây bệnh tật, đặc biệt là ung thư. 
Bạn đọc báo, có thể thấy xuất hiện rất nhiều làng ung thư. Những ngôi làng có nhà máy xi măng xả bụi, nhà máy hóa chất xả thải, có cả trăm, cả ngàn người mắc căn bệnh này. Những đối tượng ăn phải đồ nhiễm hóa chất, hít thở bụi hóa chất, là những đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc ung thư. 
Tôi sẽ giúp những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư bằng những cây thuốc của mình. Thảo dược sẽ đào thải liên tục độc tố tích tụ trong cơ thể, tiêu trừ nhiều bệnh tật có nguy cơ cao dẫn đến ung thư.
– Vậy là những thảo dược do ông chế biến, sẽ có tác dụng phòng ung thư cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao?
Đúng vậy. Bài thuốc bí truyền của các thiền sư Tây Tạng gồm có 7 vị, đều là những cây thuốc quý, có tác dụng chống ung thư, đào thải độc tố, tái tạo tế bào, nâng cao thể trạng cơ thể. Khi gan, thận khỏe, độc tố được đào thải, thì nhiều bệnh tiêu trừ. Bên Tây Tạng, các nhà sư gọi là trà làm đẹp, hay trà Trường Sinh, tức là dùng trà đó thì khỏe, không bệnh tật, sống lâu. 
Những thảo dược của bài thuốc Trường Sinh của các nhà sư Tây Tạng tiêu trừ bệnh tật, đặc biệt là thải độc, ngừa ung thư. Ngoài tác dụng phòng ngừa ung thư, thì nó còn rất nhiều tác dụng khác, như giảm mỡ máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tỉnh táo…mTôi xin khẳng định rằng, nếu uống trà thảo dược của nhà sư Tây Tạng đều đặn, thì không có cửa để bệnh ung thư tìm đến.
Cả chục năm nay, tôi gieo trồng, phổ biến các cây thuốc quý khắp dãy Hoàng Liên Sơn. Tôi trồng tận bên Lai Châu, Yên Bái, những đỉnh núi cao nhất, nơi không có dấu chân người. Những cây nào không có ở Fansipan thì tôi di thực từ Tây Tạng về. Đến bây giờ, nguồn được liệu mới có kha khá, nên tôi mới thu hái, để chế biến nó dưới dạng trà và phổ biến ra cộng đồng để mọi người uống hàng ngày. 
Vì nguồn thuốc rất có hạn, nên tôi chỉ ưu tiên cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư mà thôi, chứ cũng chưa có đủ nguồn thảo dược để phân phối rộng rãi. Phải có thời gian và nhiều công sức nữa, mới làm được điều đó. Ước mơ của tôi là phát triển mạnh nguồn nguyên liệu, để làm sao càng nhiều người dùng được càng tốt. Cứu được cả vạn người thoát khỏi nguy cơ mắc ung thư là mong muốn đau đáu của tôi. 


Ông Lâm lấy thuốc trong rừng


– Ông có thể cho biết, cơ duyên nào mà ông lĩnh hội được bài trà thuốc của các thiền sư Tây Tạng? 
Hồi trị bệnh ung thư phổi trong hang đá ở Lhasa (Tây Tạng), tôi được thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho đi theo học nghề thuốc, sau khi đã bắt tôi hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. 
Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, tôi được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm. Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.
Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó tôi không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên tôi chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư đặc biệt là bệnh ung thư phổi của mình.
Trường Sinh Thang – Dược liệu bí truyền của các thiền sư Tây Tạng – “người rừng” Trần Ngọc Lâm thu hái, gieo trồng trong rừng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), ở độ cao hơn 2.000m.
Phân phối toàn quốc bởi: Cty Cổ phần Cổ phần TM&DV Khoẻ 360, địa chỉ: Số 12 ngõ 8, Phố Bùi Ngọc Dương (phường Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng), số ĐT: 0915.330535 - 0979.184263 - 04.32151903.
Công dụng: Giúp tăng cường chức năng gan, giúp mát gan, thanh nhiệt. Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol…
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị mỡ máu, nóng gan, người mệt mỏi căng thẳng…
(Chú ý: Sản phẩm này không phải thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh).
Trong số những cây thuốc quý chống ung thư, tôi đặc biệt chú ý 7 loại thảo dược mà các thiền sư quý nhất, phối hợp tạo thành loại trà. Giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa vẫn dùng loại trà này. Trà có rất nhiều tác dụng, được coi là vị thuốc trường sinh, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày thay nước từ hàng ngàn năm qua.
Các thiền sư Tây Tạng kể với tôi rằng, khoảng những năm 1950, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư, đó là những cây thuốc được các thiền sư sử dụng một lượng nhỏ trong trà thảo dược. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được.   Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ rất đắt. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt. 
Hồi nghe tin tôi được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, một vị lãnh đạo Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp tôi và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu kể tên 7 cây thuốc quý nhất chống ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng uống hàng ngày như trà. Tuy nhiên, tôi từ chối. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh tôi, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.
Hồi về núi Hoàng Liên Sơn, tôi phát hiện trên độ cao hơn 2.000m, cũng có những thảo dược quý, mà các thiền sư Tây Tạng chế thành trà. Chỉ có thiếu một loại cây, có thể ở Fansipan không có, hoặc đã bị người Trung Quốc thu mua, nhổ sạch, dẫn đến tuyệt chủng rồi.
Để có đủ vị thuốc, tôi đã quay trở lại Tây Tạng, xin được một ít hạt thảo dược đó. Thảo dược này có tác dụng giải độc cực mạnh, thậm chí đào thải tế bào lạ ra khỏi cơ thể. Bao năm qua, tôi nhân giống, gieo trồng ở những nơi cực kỳ xa xôi, hiểm trở, bí mật, nên đã nhân rộng được loại thảo dược này. 
Loại trà mà các thiền sư chế biến, sử dụng thay nước hàng ngày, tôi đã bào chế thành công và đặt tên là Trường Sinh Thang. Trong tâm tưởng của người Tây Tạng, thì loại trà của các nhà sư Tây Tạng là một loại thần dược, loại trà trường sinh. Giới võ sư Tây Tạng uống loại trà này để tăng lực cơ thể, tăng sức mạnh, dẻo dai cho cơ bắp. 
Đặc biệt, nếu làm việc trong môi trường độc hại, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ăn không đảm bảo… thì càng nên dùng trà Trường Sinh của nhà sư Tây Tạng, để đào thải độc tố khỏi cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho gan. Một lần nữa, tôi xin nói rằng: “Khi trà thảo dược của các nhà sư Tây Tạng được tôi phổ biến ra cộng đồng, mọi người cùng sử dụng, thì tôi khẳng định sẽ góp phần làm chậm sự tăng thêm của những căn bệnh ung thư có nguyên nhân từ nhiễm độc cơ thể, hiện đang rất nhức nhối ở Việt Nam”.
Xin cám ơn ông!
Hơn 10 năm nay, ông Trần Ngọc Lâm chuyên tâm gieo trồng, nhân giống các loại thảo dược quý mà các thiền sư Tây Tạng truyền thụ cho. Ông Lâm đã có đủ nguồn nguyên liệu để làm ra loại trà mà ông gọi là Trường Sinh Thang, cung cấp cho khoảng vài ngàn người dùng như nước uống hàng ngày.
Đây là loại trà đặc biệt mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng từ hàng ngàn năm qua, gồm các loại thảo dược quý như: Tiết trúc sâm, mộc hoàng cô, thúc cốt lam, địa tàng thiên, giảo cổ lam, ngũ da bì gai…
Theo ông Trần Ngọc Lâm, trà Trường Sinh Thang là tinh chất của các loại thảo dược mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày. Loại trà này giúp tăng cường chức năng của gan, có tác dụng mạnh với mỡ máu, gan mỡ, huyết áp cao, mệt mỏi…
Phân phối toàn quốc bởi: Cty Cổ phần Cổ phần TM&DV Khoẻ 360, địa chỉ: Số 12 ngõ 8, Phố Bùi Ngọc Dương (phường Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng), số ĐT: 0915.330535 - 0979.184263 - 04.32151903.
Mai Trang


Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày


 Không biết cái món sâm thử (chuột nuôi bằng sâm) được nhà văn Vũ Bằng mô tả ngon bổ đến đâu, nhưng đó là 1 trong 7 món mà Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh dùng để đãi khách quý. Giờ, món sâm thử cao sang ấy lại là thức ăn quen thuộc hàng ngày của bà con Xê Đăng dưới chân đỉnh Ngọc Linh.


Chuột rừng “quý tộc” chỉ ăn sâm
Để vào được vùng sâm Ngọc Linh bà con Xê Đăng bí mật trồng trong rừng không phải dễ, và không phải ai muốn vào cũng được. Đó là bởi giao thông cách trở và muôn vàn hiểm nguy rập rình từ các loại chông giăng mắc khắp nơi, đề phòng kẻ gian, chỉ cần sơ sẩy là tính mạng khó bảo toàn nếu không có người bản địa dẫn đường.
Nhiều già làng ở vùng núi Trà Linh cho biết, cách đây hơn 50 năm, khi sâm Ngọc Linh còn là cây thuốc dấu của bà con Xê Đăng mọc dày đặc trong rừng, lũ chuột ban đêm đã mò đi tìm kiếm và ăn 1 loại hạt gọi là hạt lửa.
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
Để bảo vệ sâm khỏi chuột cắn phá người trồng sâm Ngọc Linh dùng lưới bao quanh vườn
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
Vườn sâm trồng và hạt sâm màu đỏ - loại thức ăn loài chuột núi ở Ngọc Linh rất thích
“Loại hạt mà bọn chuột rừng thích ăn có màu đỏ chót nên bà con gọi là hạt lửa. Hết mùa hạt lửa, lũ chuột rừng lại lùng tìm ăn cả củ cây hạt lửa và không thèm ăn loại cây nào khác”, già làng Hồ Văn Lôi kể.
Theo già làng Hồ Văn Lôi, loài chuột núi Ngọc Linh hồi đó sinh sôi nảy nở nhiều vô kể nên trai tráng trong làng, cứ rảnh việc nương rẫy là lên rừng bẫy chuột về làm thức ăn. Chuột núi Ngọc Linh con nào cũng to và thịt thơm ngon.
Loại hạt lửa mà lũ chuột rừng khoái khẩu chính là hạt sâm Ngọc Linh. Sau khi cây sâm Ngọc Linh tự nhiên trong rừng bị tận diệt, nhiều người Xê Đăng đã bí mật trồng loại sâm này trong rừng sâu, vì vậy lũ chuột rừng “quí tộc” vẫn còn nguồn thức ăn.
Anh Hồ Văn Tâm, một thợ săn chuột “quý tộc” ở Trà Linh, nói: “Bà con trên này, mỗi gia đình khi vào rừng sâm đều tìm cách bẫy chuột để bảo vệ sâm và làm thức ăn hàng ngày. Thịt chuột ở núi Ngọc Linh là loại thịt ngon nhất trong các loại thịt thú rừng. Mỗi khi bắt được chuột bà con đều để lại ăn chứ không bán”.
Đại gia sâm méo mặt
Ngay đầu con dốc dựng đứng dẫn vào làng trồng sâm nóc Tắc Ngo, xã Trà Linh, anh Hồ Văn Toán, nhân viên trại sâm giống, vẫn chưa hết buồn ngủ sau một đêm thức trắng để săn đuổi chuột phá hoại vườn sâm giống. Anh lắc đầu bảo: “Cái lũ chuột rừng này rất lạ, chỉ ăn duy nhất sâm Ngọc Linh. Bọn chúng ăn từ hạt, thân đến cả củ, ngoài ra không thèm ăn bất kỳ loại nào khác. Vì vậy, việc bảo vệ vườn sâm khỏi chuột rừng là vô cùng khó khăn”, anh Toán kể.
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
Thanh niên Xê Đăng lên rừng sâm săn chuột rừng làm thức ăn hàng ngày
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
Họ đặt bẫy chuột tại vườn sâm
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
Ngoài đặt bẫy, nhiều chủ vườn sâm còn đặt máy báo tự động để đuổi chuột và thú rừng đồng thời phát hiện kẻ lạ xâm nhập vùng sâm
Ông Hồ Văn Du, một đại gia, người có hàng chục nghìn gốc sâm nhiều năm tuổi, cho hay, chỉ cần lơ là không lo bảo vệ là mất tiền tỷ như chơi. Nạn trộm sâm không đáng lo bằng lũ chuột núi ăn sâm.
“Có những vườn sâm chuột xơi gần hết. Một cây sâm trồng nhiều năm mới được, nhưng chuột cắn phá gây thiệt hại cả chục triệu đồng/củ. Đặc biệt, hoa và hạt sâm dùng để nhân giống nếu bị chuột ăn thì không còn hạt để ươm cây giống”, ông Du kể.
Để bắt loài chuột núi tinh khôn này, bà con Xê Đăng làm những cái bẫy rất đơn giản ở hốc đá, gốc cây chuột hay lưu trú. Chuột đi qua vướng vào bẫy hòn đá rơi xuống đè lên con chuột.
“Ban đầu đặt bẫy chuột còn dính, nhưng dần dần chuột biết né tránh, hiệu quả không cao, cần phải có những loại thuốc vi sinh để diệt chuột bảo vệ sâm. Nếu dùng thuốc để bẫy chuột thì bà con lại mất đi nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng”, ông Du cho biết.
Theo ông Du, trên đỉnh núi cây cổ thụ nhiều vô kể, thảm thực vật dày đặc tạo điều kiện chuột trú ngụ và sinh trưởng. Hàng năm, diện tích sâm của ông bị chuột cắn phá rất nhiều. Để bảo vệ sâm, hàng ngày ông đặt cả trăm cái bẫy.
“Những con chuột ăn sâm mập ú, bộ lông vàng óng, có con nặng gần 1 kg” - ông Du kể.
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
sâm thử, chuột quý tộc, chuột núi ngọc linh, sâm Ngọc linh,
Sâm thử - loài chuột núi ở Trà Linh ăn duy nhất loại sâm Ngọc Linh nên mập ú và bộ lông vàng. Khi bắt được, bà con Xê Đăng không bán, chỉ để ăn
Không chỉ các đại gia trồng sâm méo mặt vì lũ chuột “quí tộc”, mà nhiều thầy cô giáo lên dạy học tại Trà Linh trồng sâm trong rừng rồi gửi nhờ bà con chăm sóc cũng rơi nước mắt vì vườn sâm đến năm thứ 7 chờ thu hoạch, chỉ một đêm lũ chuột núi ăn sạch từ củ đến thân.
Thầy giáo Nguyễn N. kể: Cách đây hơn 15 năm, anh đầu tư trồng một vườn sâm trong núi, đến khi thu hoạch chẳng còn được bao nhiêu vì lũ chuột ăn sạch. Cũng may, lượng sâm thu đem bán tính ra đủ chi phí ban đầu.
Hiện nhiều chủ vườn sâm hàng trăm tỷ đồng tại Ngọc Linh đang đề xuất phương pháp tiêu diệt chuột bằng các loại thuốc sinh học để bảo vệ vườn sâm quý hiếm. “Sâm Ngọc Linh có giá trị lớn, đắt như vàng. Nhưng thịt chuột với bà con là món ăn dân dã hàng ngày không thể thiếu. Vì vậy, để bảo vệ sâm bà con chỉ nên đặt bẫy để bắt” - già làng Hồ Văn Lôi nói.
Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm. Trong quyển Món lạ miền Nam, tác giả Vũ Bằng viết: “Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới nầy vẫn chưa dùng được.
Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn Ðại Bổ”, người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới nầy ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng dầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.
Vũ Trung

Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu


- Từ Hà Nội men theo QL5 chừng 50 km, du khách sẽ đến được làng Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên). Đây là một ngôi làng yên bình, lưu giữ được những nét văn hóa cổ bậc nhất của người Việt và đi vào thơ ca với câu nói nổi tiếng: “Đồng nát thì về cầu Nôm”.
Tiền tỷ cũng không bán nhà cổ
Câu nói “đồng nát thì về cầu Nôm” từ xưa đã xuất hiện nhiều trong thơ văn. Bởi xưa kia, nơi đây là địa điểm tập trung thu mua đồng, thép vụn từ các nơi đổ về. Sau đó người ta phân loại và chuyển chúng đến lò để đun chảy, tái sử dụng.
Cũng chính vì nghề ấy mà người dân làng Nôm xưa kia có cuộc sống khá “vương giả”, xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế và trở thành di sản quý giá của ngày hôm nay.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Ngôi nhà cổ của ông Phùng Văn Long với kiến trúc nhà ngói ba gian đặc trưng
Nằm ở gần đầu làng, ngôi nhà cổ ba gian nhà ông Long là một trong số đó. Ông Long, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ, cho biết: “Ngôi nhà này được xây từ lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra đã có và cứ truyền từ đời này sang đời khác”.
Bà Long, vợ ông, cho biết thêm: “Khi tôi về làm dâu thì căn nhà đã như thế này rồi, đến giờ vẫn không thay đổi gì cả. Những đoàn chuyên gia về đây họ đánh giá tuổi đời của nó không dưới 200 năm”.
Bà Long nhấn mạnh: “Có nhiều người họ trả tiền cao lắm, đến hàng tỷ bạc nhưng chúng tôi không bán. Đây là nhà của các cụ để lại, là nhà thờ, sau này con cháu còn về hương khói, mình có túng thiếu đâu mà phải bán?”.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Căn nhà cổ từ nhiều đời nay hiện vẫn được sử dụng
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Bà Long khẳng định không túng thiếu để phải bán nhà
Bà Long tâm sự, từ ngày bà về làm dâu, bà nhận thấy rằng làng Nôm ít có biến đổi. Mặc dù kinh tế đã khá hơn rất nhiều nhưng người dân cũng không xây sửa lại căn nhà. Nhiều người đến hỏi mua nhưng cũng không ai đồng ý vì đó là tài sản của tổ tiên.
Con cháu dân làng đi lên Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác làm ăn sinh sống nhưng vẫn giữ được bản tính nhân hậu, hòa nhã của làng. Mỗi dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ, trong những căn nhà cổ lại rộn vang tiếng cười sum họp của các gia đình.
Tương tự, anh T, con trai của cụ Đích, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ tại làng Nôm, cho biết: “Mặc dù có sửa qua đôi chút để ở cho tiện hơn, song về cơ bản thì kiến trúc nhà vẫn thế. Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây, ông bà cha mẹ đều ở đây nên sau này dù thế nào vẫn sẽ ở đây”.
Ngôi làng, nơi thời gian dừng lại
Như bao làng Việt khác, cổng làng Nôm là nơi đầu tiên du khách nhìn thấy trước khi hòa mình vào không gian hoài cổ. 
Dáng vẻ uy nghi, họa tiết tinh xảo, đậm dấu ấn Việt nhưng làng toát lên sự trầm lắng, u tịch hệt như cuộc sống và tính cách con người nơi đây.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Những hình ảnh quen thuộc của cây đa, giếng nước, sân đình, mái ngói đơn sơ được thấy khắp nơi
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Cùng những con đường rợp bóng xanh mát của cây cối
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Dọc hai bên ao làng là những nhà thờ họ Nguyễn, Lê, Đan...
Không chỉ tôi mà bất kỳ du khách nào sẽ cảm thấy rằng chỉ cần bước qua cánh cổng làng là thời gian như dừng lại, trên từng mái nhà, từng thửa ruộng, từng con đường.
Mặc dù đã nhiều thế kỷ trôi qua kể từ khi thành lập làng nhưng mọi thứ dường như vẫn như ngày hôm qua. 
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Những họa tiết mấy trăm năm rồi mà vẫn rất tinh xảo, điệu nghệ.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Chưa một di tích nào ở trong làng phải xây lại hoặc trùng tu lớn.
Ghé thăm chợ tôi nhận thấy chợ Nôm khác với những khu chợ khác mà tôi đã gặp. Chợ ở đây không phải là những ki-ốt đơn điệu, không phải là những gian hàng được xây bê tông kiên cố mà chỉ là những gian nhà xây gạch đỏ không trát vữa. 
Màu gạch đỏ qua nắng gió thời gian trở nên đậm hơn. Nhiều chỗ trên tường bị lở, bám rêu phong tạo cho du khách như đi ngược lại quá khứ với những hình ảnh của ông, bà cha mẹ mình đi chợ ngày xưa.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Chợ Nôm với những gian bán hàng đậm màu thời gian
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Luôn là nơi vui chơi và tụ tập đầy thú vị của lũ trẻ con trong làng
Vào sâu trong làng, tôi đã thấy cầu Nôm. Cây cầu hiện ra trước mắt tôi sừng sững như một chứng nhân lịch sử, chứ không phải hình ảnh có trong tưởng tượng. Cây cầu gồm có 9 trụ xây bằng đá bắc qua con sông Nguyệt Đức chảy vòng quanh làng.
Trên mỗi trụ cầu được chạm khắc đầu rồng tinh xảo trông như những thần bảo hộ cho ngôi làng này được sóng yên bể lặng. Người dân làng Nôm muốn vào ngôi chùa Nôm phía bên kia sông thì đều phải qua cầu. 
Do đó cũng có thể nói rằng đây là một chứng nhân của lịch sử suốt hơn 200 năm qua.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Cầu Nôm nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Chùa Nôm - ngôi chùa có Tam Quan vĩ đại được xây dựng từ thời Hậu Lê
Ngoài ra, một di tích nổi tiếng khác trong làng Nôm là đình thánh Tam Giang, thờ một vị tướng của Hai Bà Trưng. 
Được xây dựng từ năm 1924, đến nay chưa từng trải qua một đợt trùng tu quy mô lớn nào nhưng đình Tam Giang vẫn giữ được nét nguyên bản như vốn có ban đầu.
làng Nôm, nhà cổ, tiền tỷ, lịch sử, văn hóa
Đình Tam Giang cổ kính vượt thời gian
Đình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia năm 1994.
Nguyễn Huy Tùng

Trung Quốc: Thấy gì từ tuyên bố của "số 2 quân đội" về ông Tập trước kỳ họp lớn nhất năm?

Thủy Thu | 

Trung Quốc: Thấy gì từ tuyên bố của "số 2 quân đội" về ông Tập trước kỳ họp lớn nhất năm?

Tướng Không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng tiếp tục công khai ủng hộ Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu mới đây.

Tại Hội nghị mở rộng Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh mới đây, phát biểu của Phó chủ tịch quân ủy Hứa Kỳ Lượng lại tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo đó, Hứa đã nhấn mạnh cần theo sát phương châm phát triển mới, tư tưởng mới về vấn đề thắt chặt kỷ luật trong đảng Cộng sản Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời phấn đấu mở ra cục diện mới của chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội để chào mừng thắng lợi Đại hội XIX.
Ông này cũng chỉ ra rằng, cần tích cực công phá loại bỏ toàn diện ảnh hưởng nguy hại của Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng - hai "hổ lớn ngã ngựa" trong chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập khởi xướng.
"Loại bỏ toàn diện triệt để ảnh hưởng từ 'mầm bệnh' của Quách, Từ" là phương châm được nhấn mạnh trong các cuộc họp Quân ủy của Chủ tịch Quân ủy Tập Cận Bình. Một số ý kiến cho rằng, thanh lọc ảnh hưởng Quách, Từ cùng cuộc cải tổ quân đội chính là những thách thức lớn hiện nay của ông Tập.
Trung Quốc: Thấy gì từ tuyên bố của số 2 quân đội về ông Tập trước kỳ họp lớn nhất năm? - Ảnh 1.
Từ trái qua phải: Quách Bá Hùng-Hứa Kỳ Lượng-Lệnh Kế Hoạch tham dự phiên bế mạc Đại hội XVIII ĐCSTQ năm 2012. (Ảnh: AFP/VCG)
Theo giới quan sát, đây không phải lần đầu tiên Hứa Kỳ Lượng công khai ủng hộ Tập Cận Bình mà trong rất nhiều các văn kiện, phát biểu trước đây, viên tướng Không quân đều đề cao phương án cải cách quân đội của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trước thềm Hội nghị trung ương VI hồi tháng 10/2016, Hứa tuyên bố rằng, nghiêm túc xử lý và loại bỏ tận gốc ảnh hưởng nguy hại từ vụ án Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu là "quyết sách sáng suốt" của Tập Cận Bình.
Hay hồi tháng 6/2016, trong cuộc họp của Quân ủy, Hứa cũng cho rằng cần phải xử tận gốc "cỏ dại", duy trì đường hướng chỉ đạo của cấp trên nhằm tránh ảnh hưởng từ "mầm bệnh" Quách, Từ.
Theo Đa chiều (Mỹ), ngay tại thời điểm quan trọng - trước thềm phiên họp Lưỡng hội (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc) sẽ khai mạc vào 3/3 và 5/3 tới đây, phát biểu của Hứa Kỳ Lượng thực sự rất đáng chú ý.
Đặc biệt, kỳ họp Lưỡng hội tới đây được đánh giá là "sân khấu" giúp các nhân vật chính trị tỏa sáng cũng như là bước đệm giúp chính quyền Bắc Kinh sắp xếp củng cố nhân sự bước đầu cho cuộc chuyển giao quyền lực vào năm 2017.
Danh sách 25 ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc sẽ thay đổi ra sao sau Đại hội XIX luôn được đặc biệt quan tâm.
Với trường hợp của Hứa Kỳ Lượng, giới phân tích cho rằng ông nhiều khả năng sẽ ở lại hoặc có thể "tiến sâu hơn" sau Đại hội XIX nhờ "quy tắc bất thành văn" về vấn đề tuổi tác đối với 7 Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị. Tháng 3/2017, Hứa bước sang tuổi 67.
Đối với chức vụ Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, "7 lên 8 xuống" được xem là một quy tắc ngầm, cho phép cán bộ 67 tuổi được bầu vào vị trí này nhưng một người 68 tuổi sẽ "không đủ tiêu chuẩn".
Dù vậy, sự tồn tại của quy tắc trên đã lần đầu tiên bị bác bỏ công khai hồi tháng 11/2016 bởi ông Đặng Mậu Sinh, quan chức Phòng khảo sát thuộc Văn phòng trung ương ĐCSTQ, thành viên nhóm soạn thảo văn kiện cho Hội nghị toàn thể trung ương 6 (tháng 10/2016). Động thái này được cho là tín hiệu mang lại "bất ngờ" ở Đại hội XIX.
theo Trí Thức Tr

Xuất hiện video gây ‘sốc’ trong vụ xô xát tại Samsung Bắc Ninh


Một số video xuất hiện trên mạng đã quay lại cảnh xô xát mà báo chí quốc tế gọi là “gây sốc” giữa công nhân và bảo vệ của nhà máy Samsung Display tại Bắc Ninh, trong khi tại khuôn viên nhà máy có đến cả ngàn công nhân tập trung.

Kết quả hình ảnh cho Xuất hiện video gây ‘sốc’ trong vụ xô xát tại Samsung Bắc Ninh


Các video lan truyền trên mạng cho thấy từng lớp công nhân tiến vào phía hàng rào rồi bị đẩy ra khi lớp khác lại lao vào. Một video khác cho thấy có một người nằm bất động dưới đất và những người xung quanh liên tục nói “Thôi, đừng đánh nữa”. Một số người nói nạn nhân là một nhân viên người Hàn Quốc của công ty Samsung Display.

Tin tức trong nước cho hay vào khoảng 1 giờ ngày 28/2, đã xảy ra một vụ ‘xô xát’ giữa công nhân và bảo vệ của công ty Samsung Display tại Khu công nghiệp Yên Phong Viglacera, Bắc Ninh, khiến “cả nghìn” công nhân tập trung tại khuôn viên của nhà máy này.

VnExpress dẫn lời một nhân chứng cho biết "Đến giờ làm việc, nhiều người xếp hàng đứng ở cổng chờ bảo vệ kiểm tra, một nam công nhân khoảng 40 tuổi bị người phía sau xô ngã, nhóm bảo vệ kéo anh này vào phòng và xảy ra ẩu đả. Nhiều công nhân bức xúc, truy đuổi nhóm bảo vệ".

Trong khi đó, một nhân chứng khác cho báo Tiền Phong biết khi các công nhân xếp hàng làm thủ tục rời khỏi công trường sau ca làm việc, một công nhân người Việt đã bị lực lượng bảo vệ, gồm cả người Hàn Quốc và Việt Nam, nhốt vào phòng và hành hung. Hàng chục công nhân chứng kiến sự việc đã kéo vào đánh lại và đập camera giám sát và các thiết bị.

Phía Samsung sau đó đưa ra thông cáo nói đây là vụ va chạm giữa công nhân nhà thầu xây dựng và bảo vệ tại công trường. Công ty của Hàn Quốc khẳng định không có mâu thuẫn nào xảy ra giữa Samsung và người lao động Việt Nam.

Anh Hậu, một đốc công chuyên tuyển dụng công nhân cho các công ty Hàn Quốc ở Bắc Ninh, nói với VOA rằng quan hệ giữa giới công nhân và chủ lao động người Hàn Quốc trong khu vực là “khá tốt”. Anh nói:

“Hầu như người Hàn thì dễ làm việc hơn người Việt. Có quy củ, nhưng họ làm việc thoáng lắm, không như người Việt. Người ta không gây khó khăn cho mình đâu. Cái ông sếp mà em làm, ông ấy trả giá cao hơn một chút”.

Ngay sau khi xảy ra ẩu đả, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã gửi công văn hỏa tốc đến các cơ quan chức năng, yêu cầu lực lượng công an tìm hiểu nguyên nhân và vãn hồi trật tự trong khu vực.

Xin mời quý vị xem Video : Video đầy đủ toàn cảnh cuộc bạo động kinh hoàng chưa từng có của hàng ngàn công nhân Sam Sung VN

                    

Trong báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh hôm 1/3, công an Bắc Ninh nói nguyên nhân dẫn đến xô xát là do “hệ thống kiểm soát an ninh tại các cổng từ của nhà máy hoạt động chậm, lực lượng bảo vệ có sơ suất trong khi làm nhiệm vụ, lượng công nhân thi công ở công trường đi làm nhiều, bị ùn với số lượng rất đông, tới hàng nghìn người, dẫn đến hiểu lầm và xô xát với một bảo vệ công trường”.

Vụ ẩu đả đã khiến một bảo vệ người Việt bị thương phải nhập viện và đã được xuất viện sau đó.

Samsung Display Việt Nam ở Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư 4 tỷ đôla và dự kiến mang lại 20.000 việc làm tại Việt Nam, với mức doanh thu ước tính đạt 60 tỷ đôla vào năm 2020.

(VOA)