Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Bí thư Tỉnh Thanh Hóa bác việc ông nuôi, mua nhà, mua xe và có con với “bồ nhí”; Nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa sẽ phải kê khai khối tài sản?; Cadillac mà nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa từng sở hữu, tiền đâu mà nhiều thế?; “Chưa nhận xét được gì việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh”


TRỰC NGÔN
(GDVN) - “Đây là thông tin sai sự thật, nói xấu lãnh đạo nhằm mục đích nào đó...”, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết.

Thời gian gần đây (trong hai ngày 18-19/9), trên mạng xã hội có đăng tải một số thông tin liên quan đến các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, trong đó thông tin có nêu ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa có “bồ nhí” sở hữu khối tài sản khủng.
Cụ thể, thông tin trên mạng xã hội tung tin, cho rằng chị Trần Quỳnh A. hiện là Trưởng phòng của một Sở ở Thanh Hóa, nhờ có nhan sắc, Trần Quỳnh A. từ một tạp vụ của một cơ quan sau đó leo lên chức vị Trưởng phòng của 1 Sở.
Thông tin trên mạng bịa đặt rằng, "hotgirl" Quỳnh A. đang sở hữu một khối tài sản “khủng” lên đến nhiều chục tỷ đồng nhờ sự cung phụng của Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến. 
Đó là 01 căn biệt thự sang trọng tại Khu đô thị Bình Minh, TP.Thanh Hóa (diện tích 350m2); 01 biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn (250m2); 01 căn nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt; 01 quần thể sân Tenis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, TP. Thanh Hóa; 01 căn biệt thự tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; 3 xe ô tô dòng cao cấp (trong đó có 2 siêu xe Cadilac và Mercedes)…
Thông tin trên mạng còn bịa đặt trắng trợn rằng ông Chiến đã có 2 người con chung với chị Quỳnh A.
Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy tỉnh  Thanh Hóa (Ảnh nguồn Internet)
Nói về thông tin trên, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, những thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật, nói xấu một số lãnh đạo trong tỉnh.
“Đây là những thông tin hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt, nói xấu một số lãnh đạo trong tỉnh, trong đó có tôi”, ông Chiến khẳng định.
Liên quan đến thông tin trên, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết:
“Thời gian gần đây, trên mạng lan truyền thông tin bịa đặt có liên quan đến một số lãnh đạo trong tỉnh, trong đó có đồng chí Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, tôi khẳng định đó là thông tin bịa đặt, sai sự thật, xuyên tạc không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu cán bộ, lãnh đạo, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Cũng không loại trừ khả năng nó phục vụ cho mưu đồ, lợi ích cá nhân nào đó.
Để làm rõ đối tượng tung tin, Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng đã có văn bản báo cáo với Trung ương, Ban tuyên giáo, Bộ Thông tin, truyền thông, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng, trong đó có cả Bộ Công an để điều tra, xác minh và xử lý nghiêm hành vi tung tin bêu xấu lãnh đạo theo đúng quy định của pháp luật.”, ông Tuấn cho biết thêm.
Liên quan đến thông tin chưa có căn cứ, cơ sở nói về lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đang lan truyền trên các trang mạng, ngày 19/9/2016, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản 297-CV/TU về việc đấu tranh bác bỏ những thông tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh Hóa gửi các cơ quan chức năng, báo chí.
Văn bản 297-CV/TU về việc đấu tranh bác bỏ những thông tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh Hóa gửi các cơ quan chức năng, báo chí (Ảnh TN)
Văn bản nêu, thời gian gần đây có một số trang mạng xã hội đã đăng những tin, bài phản ánh không đúng tình hình Thanh Hóa, trong đó có một số bài viết hoàn toàn sai sự thật, không có cơ sở, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hóa.
Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định: Những thông tin viết về đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.
Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hé lộ mức giá khủng của siêu xe Cadillac mà nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa từng sở hữu, tiền đâu mà nhiều thế?



Thu nhập hằng năm khoảng 60 triệu đồng và gia đình không mấy khá giả nhưng “hotgirl” 8x vẫn sắm được hẳn chiếc siêu xe Cadillac Escalade đã trị giá hàng tỷ đồng. Lạ quá hen? Khéo lại "xe đi mượn" cũng nên.

Hé lộ mức giá khủng của siêu xe Cadillac mà nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa từng sở hữu, tiền đâu mà nhiều thế?


Bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986, thường trú tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Từ ngày còn đi học bà Quỳnh Anh đã nổi tiếng khắp tỉnh nhờ vẻ ngoài xinh xắn nổi bật không thua kém các hotgirl đình đám. Sau tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ thông tin ở Nghệ An và cử nhân tin học (hệ tại chức) Trường ĐH Vinh, bà Quỳnh Anh trở về Thanh Hóa và nhanh chóng “nổi tiếng” ở tỉnh, lần này không phải nhờ nhan sắc mà là nhờ con đường thăng quan tiến chức thần tốc của bà tại Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.

Từ năm 2011 đến cuối năm 2015, bà Quỳnh Anh dù không qua thi tuyển công chức nhưng nhanh chóng “chiễm chệ” trên chiếc ghế Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa trước sự “ngỡ ngàng” của nhiều người. Bởi trên thực tế, với trình độ chuyên môn như trên, bà Quỳnh Anh không đủ cả tiêu chuẩn để được tuyển dụng làm công chức của Sở (thông qua thi tuyển), chứ chưa nói đến chuyện được bổ nhiệm làm lãnh đạo phòng.

>> Xem chi tiết quan lộ thần tốc của bà Quỳnh Anh

Tuy nhiên, sự thăng tiến bất thường trên cũng chưa phải là phần gây ngạc nhiên nhất về bà Quỳnh Anh. Được biệt, với thu nhập hằng năm khoảng 60 triệu đồng như trong hồ sơ tự khai của mình, gia đình không mấy khá giả, nhưng bà này được cho là có khối tài sản “khủng” lên tới hàng chục tỉ đồng. Bà này từng sở hữu căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P.Đông Hương, TP.Thanh Hóa…và một chiếc xe Cadillac Escalade bạc tỷ.

Không những đây là xe sang, biển số “độc” trùng với năm sinh của bà Quỳnh Anh (30E-019.86), đăng ký của chiếc xe này còn ghi rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh có địa chỉ tại lô 9, LK3 - khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội). Trong khi địa chỉ ghi trong hồ sơ lý lịch cũng như hợp đồng mua lô biệt thự tại khu đô thị Bình Minh (TP.Thanh Hóa) của bà này là tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Hiện chiếc xe này cũng đã được sang tên cho một người khác.

Cadillac được biết đến là thương hiệu xe sang hàng đầu nước Mỹ, từng được cựu Tổng thống Obama đặc biệt tin dùng. Tại thị trường Mỹ, xe Cadillac Escalade đời 2015 phiên bản tiêu chuẩn có giá 73.965 USD, tăng 1.275 USD so với xe đời cũ, và đắt nhất là bản Platinum - giá 90.270 USD. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chiếc SUV “khủng long” này được nhập khẩu theo đường không chính hãng với mức giá trên 200.000 USD.

Nguồn: ANTT

“Chưa nhận xét được gì việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh”



06/03/2017 14:09

(NLĐO)- Ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã đọc thông tin đăng trên báo nhưng chưa xem hồ sơ nên chưa nhận xét được gì về việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Trưa ngày 6-3, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã xem bài viết đăng trên một tờ báo ra cùng ngày thông tin về trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986), Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, được bổ nhiệm thần tốc. Tuy nhiên, ông Tùng ông nói chưa nhận xét được gì vì chưa xem hồ sơ.

Căn biệt thự tại Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh
Căn biệt thự tại Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh
“Chưa nhận xét được gì việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh”
Phóng viên hỏi về quy trình bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh có phải trình xin ý kiến của Sở Nội vụ không, ông Tùng cho biết không cần phải xin ý kiến, Sở Xây dựng thực hiện và quyết định theo thẩm quyền. “Lãnh đạo cấp phòng của các sở, huyện thuộc thẩm quyền các sở, huyện thực hiện, Sở Nội vụ không quản lý nên chưa rõ cụ thể thế nào”- ông Tùng nói.
Để làm rõ thêm thông tin, phóng viên đã nhiều lần liên hệ theo số máy của ông Trần Xuân Hoàn, Chánh văn phòng Sở Xây dựng (người phát ngôn báo chí), nhưng ông Hoàn không cầm máy. Gọi tới số ông Đào Vũ Việt, Giám đốc Sở Xây dựng, ông Việt nói đang bận họp rồi cúp máy.
Tại phòng làm việc trên tầng 5 (Sở Xây dựng) của bà Trần Vũ Quỳnh Anh thấy phòng đóng cửa, gọi qua số điện thoại của bà Quỳnh Anh, tổng đài báo không liên lạc được.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng nhiệm kỳ 2015 - 2020 - Ảnh Thanh niên
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng nhiệm kỳ 2015 - 2020 - Ảnh Thanh niên

Phòng làm việc tại tầng 5, Sở Xây dựng Thanh Hóa của bà Trần Vũ Quỳnh Anh cửa đóng im ỉm trong giờ làm việc
Phòng làm việc tại tầng 5, Sở Xây dựng Thanh Hóa của bà Trần Vũ Quỳnh Anh cửa đóng im ỉm trong giờ làm việc
Khi phóng viên có mặt tại căn biệt thự 3 tầng sang trọng 3 mặt tiền được cho là của bà Quỳnh Anh ở Khu đô thị Bình Minh (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), ngôi nhà cửa đóng then cài, kín cổng cao tường.
Trước đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU bác bỏ những thông tin bịa đặt, sai sự thật về việc ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa có “bồ nhí” đăng trên một số trang mạng xã hội, blog. Người được Bí thư Thanh Hóa bác bỏ là "bố nhí" là bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
NTT

Nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa sẽ phải kê khai khối tài sản?

>> Xe Cadillac của nữ trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa, giá bao nhiêu?
>> Báo Đời sống&Pháp luật cách chức Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam
>> Cách chức nhà báo gửi "văn bản trái quy định" cho ông Đoàn Ngọc Hải
>> Hình phạt của Hà Văn Thắm giống “bầu” Kiên hay Giang Kim Đạt?
>> Tại sao các bị cáo vụ Giang Kim Đạt bị tuyên án cao hơn đề nghị?


Theo Thế Kha (Dân trí)

Dân Trí - Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, cần kiểm tra, làm rõ thông tin về những khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa. Thanh tra Chính phủ cũng sẽ có ý kiến để tỉnh Thanh Hóa xem xét việc đó thế nào khi dư luận xã hội nêu ra như vậy.

Thưa ông, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện nay về kê khai tài sản thì vị trí trưởng phòng của sở có thuộc diện phải kê khai hàng năm và công khai bản kê khai tài sản đó trong nội bộ cơ quan đang công tác hay không?


- Trưởng phòng là phải kê khai tài sản hàng năm rồi. Bây giờ xuất hiện nhiều thông tin nói có nhiều tài sản thế thì tỉnh Thanh Hóa phải xem thông tin đó có đúng không. Đã là Đảng viên, trưởng phòng rồi thì phải làm, phải báo cáo về chuyện đó.

Thông tin về khối tài sản rất lớn của một nữ Trưởng phòng được lan truyền trên mạng xã hội, Facebook có được coi là một nguồn thông tin buộc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa phải vào cuộc xác minh để làm rõ đúng, sai thế nào?

- Đó là cái mà lãnh đạo đơn vị đó phải nghiên cứu đấy. Lính của mình thì có quyền hỏi xem đúng không. Thủ trưởng trực tiếp ở Sở Xây dựng Thanh Hóa ấy phải hỏi lính của mình xem thông tin ấy ra làm sao.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý khác ở Thanh Hóa cần căn cứ vào đó để nghiên cứu, tìm hiểu xem có chính xác không, xem đó có phải thông tin giả tạo không?. Nhưng vẫn phải vào cuộc kiểm tra, kiểm định thông tin theo chức năng của mình.

Đối với thông tin về Giám đốc Sở Xây dựng hoặc trưởng phòng thì Thanh tra tỉnh Thanh Hóa sẽ nghiên cứu. Thanh tra Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu thông tin đó có đúng hay không đúng, bởi bây giờ ghép ảnh, ghép thông tin lung tung lắm nên phải kiểm định lại, chứ mới nghe thông tin đó mà vào kiểm tra ngay là không đúng đâu.

Mới đây Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng xã hội, blog vừa qua là vu khống, bịa đặt, sai sự thật. Vậy thì những thông tin về khối tài sản của bà trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng vẫn có thể kiểm tra lại để đi tới kết luận xem đúng sai thế nào chứ, thưa ông?

- Đúng rồi, các cơ quan phải kiểm định lại. Ngoài việc căn cứ vào báo cáo văn bản thì phải xem lại, xem báo cáo đó với thực tế thế nào thì phải nắm tình hình, chứ còn kiểm tra, thanh tra vào ngay thì chưa hẳn, vội vã quá.

Phải nắm xem báo cáo đó đúng thực tế không hoặc như thế nào?. Cho dù đồng ý báo cáo đúng thì phải nắm tình hình mới biết được chứ.

Với trách nhiệm là cơ quan tổng hợp, quản lý nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, Thanh tra Chính phủ có giám sát hoặc yêu cầu cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, báo cáo về sự việc này hay không?

- Thanh tra Chính phủ hàng năm đều tổng hợp báo cáo chung của các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thanh tra Chính phủ không quản lý bản kê khai tài sản của các cấp này nhưng Thanh tra Chính phủ sẽ có ý kiến để tỉnh xem việc đó thế nào khi dư luận xã hội, báo chí nêu như thế. Ủy ban Kiểm tra, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa cần xem báo cáo có trung thực không.

Xin cảm ơn ông!
***

Trước đó, nhiều trang mạng xã hội, Facebook lan truyền một bài viết kèm theo nhiều hình ảnh để nói về mối quan hệ tình cảm giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến với một nữ Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng. Theo thông tin này, nữ trưởng phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa sở hữu rất nhiều biệt thự sang trọng ở Khu đô thị Bình Minh, Khu du lịch FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), quận Thanh Xuân (Hà Nội), một quần thể sân tennis ở Đồng Chiệc (TP.Thanh Hóa), nhiều ô tô hạng sang,...

Trả lời nhiều cơ quan báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đều khẳng định thông tin trên mạng xã hội, Facebook về mối quan hệ tình cảm giữa ông với nữ trưởng phòng này là vu khống, bịa đặt.

Tiếp đó, ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa ký văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa tin bịa đặt, sai sự thật về Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và các lãnh đạo khác ở tỉnh này.

Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, một số blog, mạng xã hội đã đăng những tin, bài phản ánh không đúng tình hình ở tỉnh Thanh Hoá, trong đó có một số bài viết hoàn toàn sai sự thật, không có cơ sở, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, mà trực tiếp là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa. Việc này đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá.

“Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá xin khẳng định: Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” - văn bản của Tỉnh ủy Thanh Hóa nêu rõ.
Trực Ngôn

Vì sao dù rất chán ghét "kẻ tội đồ số 1" nhưng Mao Trạch Đông vẫn không xử lý?

Thủy Thu | 

Vì sao dù rất chán ghét "kẻ tội đồ số 1" nhưng Mao Trạch Đông vẫn không xử lý?
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Tháng 3/1974, Mao Trạch Đông đã viết thư nói với Giang Thanh rằng: "Tôi chết rồi, xem bà sẽ làm thế nào?".

Lối sống bê tha
Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), khi quyền lực chính trị ngày càng được nâng cao thì cuộc sống của Giang Thanh cũng trở nên bê tha với lối sống như một "nữ hoàng".
Theo tờ báo đảng Trung Quốc, trong thời kỳ này Giang Thanh ra lệnh yêu cầu người dân cả nước chỉ được xem "8 vở kịch tiêu biểu", dẫn đến bi kịch "800 triệu người chỉ có 8 vở kịch để xem". Trong khi đó, bà ta tiêu tốn lượng lớn ngân khố quốc gia để nhập băng đĩa đồi trụy từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của bản thân và thân tín cũng như dùng để lôi kéo các đối tượng chính trị.
Thậm chí, nhóm của Giang còn thường xuyên tổ chức yến tiệc linh đình mà bình thường khi đến các nhà ăn của cán bộ trong Trung Nam Hải, nhóm này sẽ tùy ý không trả tiền nếu không vừa ý với đồ ăn.
Vì sao dù rất chán ghét kẻ tội đồ số 1 nhưng Mao Trạch Đông vẫn không xử lý? - Ảnh 1.
Nhạc Mỹ Đề - nữ diễn viên Côn khúc (một loại hình ca kịch cổ của Trung Quốc) trong tổ ghi âm của Mao Trạch Đông cũng từng tiết lộ rằng, có lần Giang Thanh đến tìm nhóm của bà để nghe ghi âm. Khi nhóm mở bài Hạ tân lang, Giang tự mãn nói rằng: "Bài này do Mao Trạch Đông thay lời, dành tặng riêng cho bà".
Đặc biệt đến tháng 9/1976, dù Mao ốm nặng nhưng Giang Thanh cũng không quan tâm mà còn làm một việc khiến người khác "dở khóc dở cười". Giang đi đến một hội nghị thi đua nông nghiệp, tập trung tất cả hội trường và đặt câu hỏi "mọi người mang họ bố hay họ mẹ". Khi tất cả đồng thanh hô vang "mang họ bố", Giang bất mãn và yêu cầu mọi người... đổi sang họ mẹ.
Trước đó vào tháng 3/1974, Mao Trạch Đông đã viết thư nói với Giang Thanh: "Tôi chết rồi, xem bà sẽ làm thế nào?". Hay tháng 6/1976, Mao cũng nói với Giang và người kế nhiệm Hoa Quốc Phong rằng: "Các đồng chí sẽ như thế nào, chỉ có trời mới biết".
"Sự nhẫn nhịn" của Mao
Năm 1974, sau cuộc vận động "phê bình Lâm Bưu, Khổng Tử và Chu Ân Lai" do nhóm của Giang Thanh đề xướng, Mao Trạch Đông một mặt vẫn khẳng định việc duy trì cuộc vận động Cách mạng văn hóa, mặt khác ông cũng đã nhận ra tham vọng của vợ mình.
Do đó, cũng trong năm này, một hội nghị của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức nhằm phê bình nhóm của Giang Thanh.
Tại hội nghị, Mao Trạch Đông khẳng định: "Giang Thanh không đại diện cho tôi. Bà ta chỉ đại diện cho bản thân bà ta". Kể từ đó, mỗi khi muốn gặp Mao, Giang đều phải viết giấy xin phép, được phê chuẩn mới có thể vào Trung Nam Hải.
Vì sao dù rất chán ghét kẻ tội đồ số 1 nhưng Mao Trạch Đông vẫn không xử lý? - Ảnh 2.
Xử lý ảnh: Mạnh Quân
Tháng 5/1975 là lần cuối cùng Mao Trạch Đông chủ trì hội nghị Bộ chính trị Trung Quốc. Đây cũng là hội nghị cuối cùng Thủ tướng Chu Ân Lai tham gia do sức khỏe kém. Lúc này, Mao nói chuyện không còn lưu loát mà cần người thông dịch bên cạnh. Trước mặt các quan chức, ông đã giận dữ mắng Giang Thanh.
Tuy nhiên, trong khi mọi người chưa kịp nghe rõ lời Mao thì nữ thông dịch vì sợ hãi nên đã dùng từ ngữ uyển chuyển hơn để biểu đạt ý của ông. Mao Trạch Đông lúc này vẫn tức giận, xua xua tay, yêu cầu thông dịch đúng nguyên văn. Kết quả câu nói "Đồ khốn Giang Thanh" đã được lan truyền khắp hội nghị.
Nghe câu nói này, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên, hai nhân vật trong "nhóm 4 tên" đều cảm thấy khiếp sợ, nhưng Giang Thanh và Trương Xuân Kiều mặt không biến sắc. Bằng kinh nghiệm chính trị lọc lõi, Giang biết rằng Mao Trạch Đông sẽ không thực sự loại bỏ bà.
Theo lời kể của Mạnh Cẩm Vân - y tá riêng của Mao Trạch Đông - thì thời gian đó, Mao rất tức giận trước lối sống của Giang nên thường không đồng ý cho bà ta đến thăm.
Vì muốn lôi kéo Mạnh và thư ký riêng của Mao là Trương Ngọc Phượng, Giang đã liên tục tặng quần áo và quà tặng khác cho hai người. Biết được, Mao đã giận dữ yêu cầu "đồ bà ta đưa, các cô không được lấy".
Thậm chí, có lần Mao Trạch Đông còn nửa đùa nửa thật hỏi Mạnh Cẩm Vân, nếu ông và Giang Thanh ly hôn, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ sao?
Theo Nhân dân nhật báo, thời kỳ đó, rất nhiều ý kiến thắc mắc rằng dù đã chán ghét, mắng nhiếc thậm tệ, thậm chí còn gọi quở trách Giang Thanh là "một kẻ lưu manh" nhưng vì sao Mao lại không xử lý Giang?
Thực chất, nguyên nhân quan trọng nằm ở vấn đề chính trị. Do trước đó, Mao Trạch Đông coi việc phát động Cách mạng văn hóa là một trong hai việc hệ trọng của cuộc đời ông, dù cho những năm cuối đời, Mao không còn muốn tiếp tục duy trì cuộc vận động này.
Trong khi đó, Giang Thanh là trợ thủ đắc lực trong cuộc vận động trên, nếu phủ nhận Giang cũng đồng nghĩa phủ nhận Cách mạng văn hóa.
Hơn nữa, sau lần phê bình "nhóm bốn tên" tại hội nghị năm 1975, Mao Trạch Đông lại gặp mâu thuẫn với Đặng Tiểu Bình nên đầu năm 1976, Mao lại phải dựa vào nhóm Giang Thanh để tiến hành phê bình Đặng.
Chính vì những nguyên nhân này nên dù Mao chán ghét Giang Thanh và sống ly thân với bà một thời gian dài, cuối cùng ông vẫn giữ cho Giang một danh phận phu nhân và địa vị chính trị trong Ủy ban trung ương đảng (dù Giang không có chức vụ công tác cụ thể).
Sau khi "nhóm 4 tên" bị bắt giữ (năm 1976), nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh đã phát biểu rằng, Mao Trạch Đông qua đời thì mới xử lý được vấn đề "ném chuột sợ vỡ bình" trong vụ án của nhóm Giang Thanh.
theo Trí Thức Trẻ

Reuters: Cuộc chiến nhân sự trước Đại hội 19 của ĐCSTQ đang diễn ra vô cùng quyết liệt.


Cuộc chiến nhân sự trước Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang diễn ra vô cùng quyết liệt. Gần đây, Reuters đã dẫn lời của một người thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết, tâm phúc của ông Tập Cận Bình là Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu Trần Mẫn Nhĩ có thể sẽ “nhảy cấp” được đề bạt vào nhóm Thường ủy viên Bộ Chính trị.

Bí thư tỉnh Quý Châu Trần Mẫn Nhĩ
Bí thư tỉnh Quý Châu Trần Mẫn Nhĩ
Ngày 4/3, báo mạng Tinh Châu (Sin Chew) cũng dẫn lời Reuters cho biết, ông Trần Mẫn Nhĩ không phải là người có tiếng tăm lớn, tuy nhiên lại là “ái tướng” của ông Tập Cận Bình. Trong thời gian ông Tập Cận Bình quản lý Chiết Giang 5 năm, ông Trần Mẫn Nhĩ lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Thường ủy viên Đảng ủy Tỉnh Chiết Giang, đã toàn tâm toàn ý hỗ trợ và trở thành cánh tay đắc lực của ông Tập.

Reuters dẫn lời của 3 nguồn tin khác nhau cho biết: Đại hội 19 vào mùa thu năm nay, ông Trần Mẫn Nhĩ có khả năng một bước mà gia nhập nhóm 7 Thường ủy viên Bộ Chính trị. Ông Trần hiện đang thuộc nhóm 205 Ủy viên Trung ương, nếu có thể lên Thường ủy viên Bộ Chính trị thì chính là “nhảy 2 cấp”.

Một quan chức trước đây từng làm việc cùng ông Trần cho biết ông có thể là người chiến thắng bất ngờ vì vừa có quan hệ với ông Tập, vừa có năng lực làm việc. Một người khác nói rằng, ít nhất ông cũng có khả năng vào được Bộ Chính trị.

Sau khi lên nắm quyền từ năm 2012, ông Tập Cận Bình liên tục phá vỡ các thông lệ chính quy của ĐCSTQ. Có bài viết phân tích, từ cuối năm ngoái đến nay, các “chư hầu” địa phương và các Bộ trưởng của Quốc vụ viện liên tục được đề bạt. Mục đích là do ông Tập Cận Bình muốn tăng tốc tập hợp lực lượng và đồng thời cho những người này cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm chính trị cấp cao, chuẩn bị cho việc vào Bộ Chính trị đảm đương chức vụ.

Ngày 8/1, tờ Nội Mạc (Nei Mu) của Hồng Kông đăng bài bình luận, khả năng Bí thư đương nhiệm tỉnh Quý Châu Trần Mẫn Nhĩ vào Bộ Chính trị vẫn còn nhiều nghi ngờ. Tuy nhiên, ông Trần cùng với ông Hồ Xuân Hoa, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài đang hình thành thế “xe tam mã”.

Trước đó, truyền thông Hồng Kông từng đưa tin, trong thời gian diễn ra Lục Trung Toàn hội, ông Trần Mẫn Nhĩ đã được bố trí để xuất hiện tại Hội nghị thảo luận có sự tham gia của Thủ tướng Lý Khắc Cường, thậm chí ông Trần còn có bài phát biểu.

Ngày 8/3 năm ngoái, trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Trung Quốc, tờ Asahi của Nhật đã đăng bài bình luận về Đại hội 19 cho biết, ông Trần Mẫn Nhĩ có thể được phá cách đề bạt với 3 lý do:

1. Thứ nhất, từ 2003 đến năm 2007 khi ông Tập Cận Bình làm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, ông Trần Mẫn Nhĩ là thuộc cấp của ông Tập.

2. Thứ hai, ông Trần Mẫn Nhĩ là người thuộc thế hệ sinh năm 60 có thể sánh ngang với  ông Hồ Xuân Hoa và ông Tôn Chính Tài (52 tuổi).

3. Thứ ba, nếu ông Trần Mẫn Nhĩ là người may mắn được “nhảy cấp” đề bạt thì cũng khá tương tự với trường hợp cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước đây được gọi là “cá nhảy long môn”.

 Theo tư liệu công khai cho biết, ông Trần Mẫn Nhĩ sinh năm 1960, bắt đầu làm việc trong ngành tuyên truyền và từng công tác tại tỉnh Chiết Giang 31 năm. Ông Trần từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc kiêm Bí thư Nhật báo Chiết Giang, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và là Thường ủy viên Tỉnh ủy Chiết Giang. Tháng 5/2007, ông Trần đảm nhiệm chức vụ Phó tỉnh trưởng đến tháng 1/2012 thì chuyển sang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu. Một năm sau, ông kiêm chức Tỉnh trưởng lâm thời và từ tháng 1/2013 thì chính thức đảm nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng Quý Châu.

Tự Minh



(Tri Thức)

Sụp đổ của Liên Xô và bài học chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay

Nhìn lại nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và bài học chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay

08:29 06/03/2017
Sự sụp đổ của mô hình XHCN ở Liên Xô đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện nổi bật, làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới, là một tổn thất đặc biệt to lớn của những người cộng sản. 


Kỳ I: Những bài học nhãn tiền
Sự kiện đó đã để lại nhiều bài học quý giá cho chúng ta, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta hiện nay.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới đã hình thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc. Nhờ đó mà hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới.
Các nước XHCN mà đứng đầu là Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ghi dấu ấn trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng thật trớ trêu, một số Đảng Cộng sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm cho hệ thống XHCN hùng mạnh được họ dẫn dắt sụp đổ, tan rã. Cần lưu ý rằng, Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không phải do một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Năm 2005, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Putin cho rằng: “Liên Xô tan rã là tai họa chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ XX. Đối với nhân dân Nga, đó là một bi kịch thực sự”.
Một đảng do Lênin sáng lập. Một Đảng từng lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng Nga, xây dựng thành công Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên. Một đảng từng lãnh đạo nhân dân chống lại sự can thiệp vũ trang của 14 nước, bảo vệ thắng lợi thành quả cách mạng.
Một đảng đã lãnh đạo chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong chiến tranh thế giới thứ hai. Một đảng giành được nhiều thành tựu rực rỡ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội... Vì sao lại mất địa vị cầm quyền sau 74 năm? Đó là câu hỏi mà cho đến hôm nay vẫn còn mang ý nghĩa thời sự đối với những người cộng sản trên thế giới.
Đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về nguyên nhân Liên Xô tan rã. Nhưng tựu chung lại, các công trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô là sự kiện chính trị phức tạp do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên. Bao gồm nhân tố trong và ngoài nước (bao gồm cả “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch), trong và ngoài Đảng, nhân tố lịch sử và hiện thực, nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị, nhân tố văn hóa, tư tưởng và cả nhân tố xã hội...
Thế nhưng, là rường cột của đất nước và nhân dân Liên Xô, là cốt thép của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, sự thoái hóa và biến chất trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chính là một nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của “toà thành trì” kiên cố, vĩ đại này.
Liên Xô tan rã cơ bản là do những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược của Đảng Cộng sản Liên Xô, trước hết là trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp chiến lược. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội, thực dụng trong đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Các phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị nắm giữ những trọng trách trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích dân tộc, phản bội tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và làm tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô, làm cho lực lượng vũ trang bị “phi chính trị hóa”.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 28-6 đến 1-7-1988), Gorbachev đã báo cáo về “Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô và nhiệm vụ đi sâu cải tổ”, trong đó đưa ra phương án cải tổ với mục tiêu xây dựng “CNXH dân chủ nhân đạo”.
Điều này về thực chất là phủ nhận triệt để chủ nghĩa Mác - Lênin, áp dụng thể chế chính trị TBCN, thực hiện đa đảng qua cái gọi là “phân chia lại quan hệ quyền lực giữa Đảng với Xô viết”, giải tán 23 ban trực thuộc Trung ương Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô với tư cách Đảng cầm quyền. Hội nghị này là bước ngoặt cơ bản thay đổi thể chế chính trị của Liên Xô.
Trong báo cáo tại Đại hội XXVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô (7-1990), Gorbachev công khai bài xích nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều lệ Đảng do Đại hội thông qua chính thức xóa bỏ nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của Đảng. Ngày 24-8-1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư.
Ngày 29-8-1991, với tư cách là Tổng thống Liên Xô, Gorbachev ra lệnh giải thể các cơ quan chính trị và từ 1-9-1991 chấm dứt các hoạt động của Đảng trong quân đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa”. Ngày 25-12-1991, Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng thống và bàn giao nút bấm toàn bộ kho vũ khí hạt nhân cho B.Elsin, đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô.
Sự thoái hóa của Đảng Cộng sản Liên Xô là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản.
Những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hóa, suy đồi về đạo đức, lối sống…
Việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô có ý nghĩa rất to lớn đối với các Đảng Cộng sản trên thế giới, nhất là đối với Đảng Cộng sản cầm quyền như Đảng ta.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh chúng ta đang quyết liệt tiến hành đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Qua đó chúng ta càng thấy rõ hơn sự nguy hiểm của tình trạng suy thoái trong cán bộ, đảng viên và vai trò, ý nghĩa quan trọng của cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta hiện nay. Đảng ta xác định, việc ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái này là nhiệm vụ vừa cơ bản lâu dài, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”.
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII quyết định ban hành Nghị quyết “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, trong đó đã vạch rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (chỉ rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống; 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ); nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường XHCN, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng...
Nghị quyết chỉ rõ: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Đại tá, PGS, TS Đinh Ngọc Hoa, PGĐ Học viện Chính trị CAND

Quan lộ thần tốc của 'hot girl' xứ Thanh; 'Chị Dậu' ở hồ Thủy điện Hòa Bình: 'Bán đàn chó không đủ tiền chữa bệnh'



06:31 AM - 06/03/2017 Thanh Niên



Căn biệt thự 3 mặt tiền tại khu đô thị Bình Minh, TP.Thanh Hóa của bà Trần Vũ Quỳnh AnhẢNH: THÁI SƠN
Kết quả hình ảnh cho trần vũ quỳnh anh


Từ nhân viên thường, chỉ trong một thời gian rất ngắn, bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng và liên tiếp bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại sở này.
Theo tài liệu của Thanh Niên, bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986, thường trú tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Là người khá xinh xắn nên từ hồi đi học và kể cả khi đi làm, bà Quỳnh Anh luôn được bạn bè, mạng xã hội nhận xét như một “hot girl”.


Bổ nhiệm tốc hành
Từ năm 2008 - 2010, với tấm bằng Cao đẳng (CĐ) Công nghệ thông tin ở Nghệ An, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức) Trường ĐH Vinh, đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này. Từ tháng 10.2013 - 4.2014, bà nghỉ sinh con đầu lòng.
Tháng 4.2015, bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau (tháng 10.2015), được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Việc bổ nhiệm một người không có trình độ chuyên ngành làm lãnh đạo cấp phòng đã gây nhiều dị nghị trong nội bộ Sở Xây dựng Thanh Hóa vào thời điểm đó. Bởi thực tế, với trình độ chuyên môn như trên, bà Quỳnh Anh không đủ cả tiêu chuẩn để được tuyển dụng làm công chức của Sở (thông qua thi tuyển), chứ chưa nói đến chuyện liên tiếp được bổ nhiệm làm lãnh đạo phòng.
Theo hồ sơ tự khai ngày 25.5.2015 để đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở phần trình độ đã khai rõ: “2005 - 2009, học tại ĐH Vinh, chuyên ngành tin học, hệ tại chức; từ năm 2013 - 2015 học thạc sĩ quản trị kinh doanh, hệ chính quy tại ĐH Quốc gia Hà Nội, sắp tốt nghiệp”. Nếu phần tự khai của bà Quỳnh Anh là chính xác, trung thực thì có nghĩa sau khi nghỉ sinh, bà này tiếp tục theo học tập trung (hệ chính quy) tại Hà Nội. Điều đó đồng nghĩa với việc bà được liên tiếp bổ nhiệm làm phó phòng rồi trưởng phòng khi không trực tiếp công tác tại đơn vị trong một thời gian dài. Chưa kể, trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015, bà Quỳnh Anh vừa nghỉ thai sản, vừa theo học thạc sĩ nhưng vẫn được bầu vào Ban Chấp hành Đảng ủy Sở.
Quan lộ thần tốc của “hot girl” xứ Thanh
Bà Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng (nhiệm kỳ 2015 - 2020)ẢNH: TƯ LIỆU
Lương thường thường, xài xe khủng
Sự thăng tiến bất thường trên cũng chưa gây ngạc nhiên về bà Quỳnh Anh. Bởi với thu nhập hằng năm khoảng 60 triệu đồng như trong hồ sơ tự khai của mình, gia đình không mấy khá giả, nhưng bà này được cho là có khối tài sản “khủng” lên tới hàng chục tỉ đồng. Bà Quỳnh Anh từng sở hữu một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P.Đông Hương, TP.Thanh Hóa (hiện căn biệt thự này đã được bà Anh chuyển nhượng cho... mẹ ruột của mình) và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng.
Không những đây là xe sang, biển số “độc” trùng với năm sinh của bà Quỳnh Anh (30E-019.86), đăng ký của chiếc xe này còn ghi rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh có địa chỉ tại lô 9, LK3 - khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội). Trong khi địa chỉ ghi trong hồ sơ lý lịch cũng như hợp đồng mua lô biệt thự tại khu đô thị Bình Minh (TP.Thanh Hóa) của bà này là tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Hiện chiếc xe này cũng đã được sang tên cho một người khác.
Trước sự thăng tiến bất thường cùng với khối tài sản lớn như thế, nên từ giữa năm ngoái, trên mạng internet đã xuất hiện các status, đồn đoán bà Quỳnh Anh là “bồ nhí” của ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đương nhiệm. Trước sự đồn thổi trên, ngày 19.9.2016, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU gửi các cơ quan báo chí, chính thức bác bỏ tin đồn này. Trả lời trực tiếp PV Thanh Niên, ông Chiến cũng khẳng định thông tin ông có “bồ nhí” là hoàn toàn sai sự thật.
Hoàng Hà - Thái Sơn

'Chị Dậu' ở hồ Thủy điện Hòa Bình: 'Bán đàn chó không đủ tiền chữa bệnh'

(VTC News) - Chồng cùng mắc ung thư, vợ có khối u, người đầy bệnh, con trai bị não bẩm sinh, tài sản chỉ có đàn chó, khiến số phận của chị chẳng khác nào "chị Dậu".
Mặc dù sinh sống dưới lòng hồ Thủy điện nhưng gia đình nhà bà Nguyễn Thị Tuệ (52 tuổi - xóm  Tháu, xã Thái Thịnh, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) nổi tiếng khắp vùng. "Nhà Vui - Tuệ đúng không? Ở giữa xóm Tháu đó. Đường vào nhà nó hơi phức tạp đấy. Không có thuyền không vào được đâu. Nhà nó nghèo nhất vùng này thì ai mà chẳng biết", một người đàn ông trên đường Âu Cơ (TP. Hòa Bình) trò chuyện khi chúng tôi hỏi đường đến nhà bà Tuệ.
Video: Phận đời 'chị Dậu' dưới hồ Thủy điện Hòa Bình: 'Bán chó không đủ tiền chữa bệnh cho chồng'
Hai vợ chồng ung thư nuôi con trai điên dại
Đúng như lời người đàn ông chỉ đường, sau chừng 20 phút đi thuyền vào xóm  Tháu, chúng tôi đã gặp được gia đình chị Nguyễn Thị Tuệ. Thấy chiếc thuyền chở khách lạ chuẩn bị cập bến, một cậu thanh niên khuôn mặt ngờ nghệch vội vã chạy từ chiếc lán bên cạnh về nhà. Gọi là nhà nhưng thực chất nó chỉ là một chiếc bè nổi trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Cậu thanh niên có khuôn mặt ngờ nghệch ấy tỏ vẻ vui mừng khi có khách lạ ghé thăm.
"Em tên là Nguyễn Văn Mạnh, con trai duy nhất của vợ chồng tôi. Mạnh bị não bẩm sinh. 17 tuổi mà em nó cứ ngây ngô có biết gì đâu. Lúc vui vẻ thì không sao, thỉnh thoảng nó còn lên cơn đập phá, chửi bới bố mẹ. Lâu lắm mới có người đến nhà chơi, Mạnh nó mừng lắm đó", bà Tuệ cho hay.
DSC01842

 Căn nhà gia đình bà Nguyễn Thị Tuệ đang sinh sống. Ảnh Kim Thược

Căn phòng rộng chưa đến 15m vuông nhưng được gia đình bà Tuệ dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
2fede7b9-b550-4936-8a61-22b272fb8489-1221
Chẳng biết trời đày vợ chồng tôi hay sao mà cho lắm bệnh thế. Ăn chỉ suốt ngày đi bệnh viện thôi.
Bà Nguyễn Thị Tuệ
Vừa nấu ăn, vừa ngủ vừa để dụng cụ đánh bắt cá. Trong mớ chăn màn cũ kĩ, người đàn ông tóc hoa râm ho lụ khụ nằm co ro giữa sàn nhà ẩm ướt. Ông tên Nguyễn Văn Vui (55 tuổi) chồng bà Tuệ, một bệnh nhân mới phát hiện bệnh U phổi.
Bà Tuệ kể lại: "Từ ngày phát bệnh, ông Vui chỉ nằm một chỗ. Mọi công việc trước đây của ông Vui tôi làm hết. Hai vợ chồng suốt ngày ăn rồi đi bệnh viện, giờ hết tiền đi bệnh viện thì nằm nhà thôi".
Nói rồi bà Tuệ chạy vào bên trong cầm ra quyển sổ màu hồng và vài tờ kết quả khám chữa bệnh. Bà buồn rầu:  "Chẳng biết trời đày vợ chồng tôi hay sao mà cho lắm bệnh thế. Ăn rồi suốt ngày đi bệnh viện thôi. Hết con dại rồi lại đến chồng U phổi. Mới đây, tôi lại phát hiện thêm bệnh Xơ gan, U xơ tử cung. Cái bướu cổ này có lâu rồi nhưng không chết ngay được nên chưa đi mổ. May mà đến viện kịp đó, không thì đã chết không gặp được các cô rồi".
DSC01816

 Em Nguyễn Văn Mạnh (17 tuổi), con trai bà Tuệ. Ảnh Kim Thược

Khuôn mặt khắc khổ của bà Tuệ bỗng co rúm lại khi ông Vui bò dậy và kéo một tràng ho dài. "Mấy hôm nay lạnh nên ông ấy ho nhiều lắm. Có đêm thức trắng không ngủ được vì ho. Giờ có tuổi rồi, không có sức ho nhiều. Mỗi lần lên cơn ho, cơ thể mệt rã rời, ánh mắt dại đi vì mệt".
Trước đây còn khỏe, hàng ngày hai vợ chồng đánh cá làm kế sinh nhai. Ngày nào "sóng yên biển lặng" cũng kiếm được vài trăm nghìn chi tiêu. Thế nhưng, từ ngày phát hiện mắc bệnh ung thư, cả hai vợ chồng đâm ra suy sụp tinh thần. Con cái ngô nghê không có chỗ dựa, hai vợ chồng lại bệnh tật liên miên khiến gia cảnh của gia đình bà Tuệ vốn đã nghèo càng trở nên khốn khổ.
Từ lúc bước vào căn nhà nổi,  bà Tuệ vẫn chưa tìm được chỗ cho khách ngồi. Ông Vui vừa dứt cơn ho nên có thể ngồi dậy trò chuyện cùng khách. "Tôi giờ có làm được việc gì đâu. Ăn bám vợ con thôi. Bệnh này phát hiện sớm nên bác sĩ bảo còn chữa trị được. Mới đầu còn có tiền đi bệnh viện, uống thuốc Tây, bây giờ hết tiền chuyển sang uống thuốc lá. Biết là chữa được nhưng gia cảnh như thế này thì nằm chờ chết thôi".
DSC01833

Tải sản lớn nhất của gia đình là đàn chó con. Ảnh Kim Thược 

Bán chó con cũng không đủ tiền chữa bệnh
Được biết, trước khi phát hiện bị U phổi, ông Vui có thời gian dài làm công nhân trong hầm than. Vợ chồng lấy nhau, hai bên gia đình nghèo không có ruộng đất nên họ tìm đủ nghề để kiếm sống. Nhà cửa, vốn liếng không có nên họ đành kéo nhau xuống sông tìm kế sinh nhai. Lấy nhau đã lớn tuổi nên khi chuẩn bị có mụn con thì mừng rỡ, nhưng số phận trớ trêu.
Ông Vui chẹp miệng: "Tôi ít chữ, không biết nói hay. Chỉ thấy hàng xóm họ bảo, vợ tôi nó khổ hơn chị Dậu. Mà đúng khổ thật, bà Tuệ còn đang tính bán đàn chó con cho tôi đi chữa bệnh". Trong lúc chúng tôi trò chuyện với ông Vui, bên ngoài tiếng chó sủa ầm ĩ và đàn gà con kêu chép chép ngoài bè.
2fede7b9-b550-4936-8a61-22b272fb8489-1221

 Bà Nguyễn Thị Tuệ. Ảnh Kim Thược

2fede7b9-b550-4936-8a61-22b272fb8489-1221
Người còn không có gạo mà ăn, lấy gạo đâu nuôi chó
Bà Nguyễn Thị Tuệ
Bà Tuệ đang dở câu chuyện đứng lên xin lỗi khách ra ngoài cho gà ăn. Theo chân bà Tuệ ra ngoài để mục sở thị khối tài sản đáng giá nhất của đôi vợ chồng già. Cầm nắm gạo vãi ra bè, một đàn gà con ùa đến. "Nuôi gà trên này khó lắm cô ạ. Nhốt thì nó không lớn được. Thả ra không cẩn thận là rơi xuống hồ chết. Nuôi cả đàn mấy chục con mà giờ còn lại có từng này. Mong chờ từng ngày nó lớn còn bán có đồng ra đồng vào".
Thời tiết cuối tháng 2 vẫn lạnh giá, bà Tuệ chân trần lội bì bõm dưới bè nước tiến lại chiếc lồng phía sau nhà. Chiếc lồng nhốt bên trong 4, 5 con con chó con, bà Tuệ vừa cười vừa nói: "Đây, tài sản lớn nhất của chúng tôi đây. Bán mấy con chó con này chắc cũng được năm, sáu trăm ngàn. Giá chó con ở đây chỉ được khoảng 100 ngàn một con. Cũng đủ một lần cho ông Vui ra bệnh viện tỉnh khám bệnh".
"Sao chị không nuôi chúng nó lớn rồi bán, sẽ được nhiều tiền hơn?". Nghe câu hỏi của chúng tôi, mắt bà Tuệ đỏ hoe: "Người còn không có gạo mà ăn, lấy gạo đâu nuôi chó. Chúng nó ăn khỏe lắm. Mỗi ngày cũng hết bơ gạo. Vậy nên phải bán đi chứ không nuôi được".
DSC01837

Thuốc uông hàng ngày của hai vợ chồng. Ảnh Kim Thược 

Sợ chúng tôi không tin nên bà Tuệ kéo chúng tôi quay trở lại căn bè. Bà Tuệ mở từng vung nồi cơm giới thiệu cho khách: "Đây là cháo với bí ngô, hai vợ chồng nấu để ăn cả ngày. Còn đây là nồi cơm của thằng Mạnh. Nó không thích ăn cháo, nhà lại không có rau, không có thức ăn nên phải nấu cơm nếp. Chồng ốm đau bệnh tật vậy mà quanh năm suốt tháng chỉ ăn có cháo trắng".
Từ khi chúng tôi bước xuống căn nhà của vợ chồng bà Tuệ, anh Lương Bá Hùng (28 tuổi) người lái thuyền
cho chúng tôi vẫn ngồi đó. Là người sống cùng xóm nên anh Hùng quá hiểu về gia đình bà Tuệ. "Trước bà Tuệ còn khỏe hay lên bờ đi làm thuê cho nhà tôi. Bà Tuệ chịu khó, việc gì cũng làm nhưng chỉ tội là không có đất trồng cấy, chăn nuôi. Ngày nào đánh được con tôm con cá mang xuống chợ bán còn có tiền. Giờ cả nhà ốm yếu nên không biết trông chờ vào ai. Bệnh tình của ông bà còn chữa được nhưng gia cảnh nghèo khó nên không có tiền đi viện. Chỉ mong sao có ai đó giúp đỡ được gia đình họ", anh Hùng nói.
Chiếc thuyền máy đưa chúng tôi quay trở lại bờ. Từ khi vào đến khi đi, cậu con trai bà Tuệ vẫn giữ nguyên một cụ cười ngờ nghệch. Cậu không có bạn, không được lên bờ và lâu lắm rồi mới có người tới chơi. Ánh mắt tiếc nuối, Mạnh đứng trước căn bè vẫy tay chào chúng tôi cho đến khi bóng chiếc thuyền máy khuất dần sau núi. 
Video: Những số phận vơ vơ giữa dòng đời.

Kim Thược