Một luận điệu sai lầm và xuyên tạc
08:07 15/03/2017
Thời gian vừa qua có quan điểm của một trong số những chính khách có tầm ảnh hưởng quốc tế đã cho rằng: “Ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”. Đây là một trong những luận điệu mới, sai lầm và xuyên tạc, được các thế lực thù địch, trung tâm truyền thông loan truyền.
- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân - biểu hiện tập trung của suy thoái đạo đức
- Ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ giới trẻ
- Bài học chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhìn từ sự sụp đổ của Liên Xô
- Điều kiện quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Như chúng ta đã biết, thời gian vừa qua có quan điểm của một trong số những chính khách có tầm ảnh hưởng quốc tế đã cho rằng: “Ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”.
Đây là một trong những luận điệu mới, sai lầm và xuyên tạc, được các thế lực thù địch, trung tâm truyền thông loan truyền, nhằm chống lại thực tiễn xây dựng và thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam cũng như thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong 30 năm đổi mới xây dựng CNXH ở nước ta.
Đánh giá, nhận định trên cho rằng: “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa; ở Việt Nam, chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”. Nắm được luận điệu trên, một số hãng thông tấn quốc tế, trung tâm truyền thông “té nước theo mưa”, hô hào, tập trung tuyên truyền, khai thác; một số cá nhân hùa theo, băn khoăn, lo lắng, hoài nghi... trước luận điệu xuyên tạc này. Vậy mục đích của họ là gì? Có thể thấy ở những lý do sau đây:
Một là, đây là một sự cố ý, có ý đồ xuyên tạc tình hình Việt Nam để gây hoang mang, dao động trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ ta. Đây là một cách để thực hiện “diễn biến hòa bình” mà họ tiến hành.
Có thể thấy cơ sở, nguyên nhân của quan điểm sai lầm là lấy nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó là: họ chỉ lựa chọn và dựa vào hiện tượng mà lập lờ bản chất, để không thấy được hoặc không muốn thấy bản chất “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, là nền kinh tế thị trường vận động theo các quy luật kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc, tính nhân văn của CNXH.
“Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam hiện nay chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt” là nấc thang mới của luận điệu sai trái, xuyên tạc đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản.
Hai là, đây là luận điệu xuyên tạc, chụp mũ nhằm cổ xúy, vớt vát cho mưu đồ chính trị thâm độc, rằng “Họ đã thua Việt Nam trong chiến tranh, nhưng đang thắng Việt Nam trong hòa bình”, điều mà họ không làm được khi đưa hơn triệu quân cùng hàng trăm tỷ USD vào chiến trường Việt Nam, chịu những tổn thất to lớn về con người, tiền bạc và uy tín, thì nay lại đang làm được là đưa Việt Nam vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa như họ.
Điều này thể hiện rõ mưu đồ khi không thể thay đổi được thể chế chính trị ở Việt Nam thì nay họ tìm mọi cách bằng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để cho dù không thể thay đổi được thể chế chính trị Việt Nam nhưng làm thay đổi đường hướng bản chất kinh tế, xã hội, về lâu dài tác động làm cho việc “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội theo “con đường” như họ, giống họ, của họ.
Đây là một luận điệu, một nhận định sai trái, xuyên tạc không có cơ sở khoa học và thực tiễn. Những nội dung đó là:
Thứ nhất, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, thể chế chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tự lựa chọn sáng suốt, nhất quán của nhân dân, của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là một tư tưởng lớn, rất quan trọng trong chủ nghĩa Mác-Lênin đã được V.I.Lênin đề cập trong “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”.
Tư tưởng vĩ đại của Lênin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức một cách khoa học và vận dụng rất sáng tạo. Theo Người thì “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Chân lý đó đã làm cho Người xúc động, vui mừng thốt lên: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ. Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Đây là lựa chọn con đường cứu nước và phát triển đất nước Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là sự chỉ dẫn trực tiếp của V.I.Lênin. Tư tưởng đúng đắn khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xác định con đường cứu nước vừa tôn trọng các giá trị lịch sử của dân tộc, đặc biệt kế thừa tinh thần yêu nước của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, vừa mang dấu ấn cá nhân của Người trong phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân và các anh hùng giải phóng dân tộc lên một tầm cao mới, giá trị của nó không chỉ có tầm dân tộc, mà còn tầm nhân loại và quốc tế.
Chính nhờ sự lựa chọn sáng suốt đó nên đã được nhân dân ta, dân tộc ta và cán bộ đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp nhận sáng suốt sự lựa chọn đó ngay từ đầu cũng như suốt quá trình đấu tranh vì độc lập dân tộc và vì chủ nghĩa xã hội gần một thế kỷ qua.
Thứ hai, thực tiễn từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân rất khổ cực, nạn đói đã cướp đi sinh mệnh hàng triệu người con của dân tộc, qua ba mươi năm chiến tranh vô cùng ác liệt, chúng ta đã phải hy sinh nhiều của, nhiều người nhưng nhờ có sức mạnh của độc lập dân tộc và thành quả của chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã có một bước phát triển khá dài.
Nếu ai khách quan, xuất phát từ thực tiễn sẽ đồng tình với sự nhận định của Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam: “Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới”.
Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, sắp xếp lại, kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, được khuyến khích phát triển, đang phát triển một cách sôi động; cùng với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đã bước đầu hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước; kinh tế Việt Nam, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam phát triển nhưng phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên. Nhìn vào những hiện tượng đó, họ cho rằng Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là không có cơ sở khoa học và thực tiễn, hoàn toàn sai lầm và thiếu hiểu biết.
Chiến lược “diễn biến hòa bình”, trên cơ sở đó tác động nhiều mặt “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về nhận thức, tư tưởng, hành đồng là âm mưu rất nguy hiểm, vô cùng xảo quyệt, thực hiện với hình thức đa dạng; làm xói mòn, mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, hoài nghi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; từng bước tạo ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng, trong các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang và nhân dân.
Đặc biệt, họ dựa vào sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, suy giảm ý chí, quyết tâm của một bộ phận cán bộ đảng viên trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa để chống phá cách mạng Việt Nam.
TS Lê Thế Cương, Học viện Chính trị CAND
John Kerry: 'Chỉ có chủ nghĩa tư bản' ở Việt Nam
- 13 tháng 10 2016
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chỉ còn "chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt" tại Việt Nam.
Ông John Kerry đề cập Việt Nam khi phát biểu tại một hội thảo về internet, Virtuous Circle, ở California hôm 10/10.
"Chúng tôi đã mở cửa Cuba. Một trong những yếu tố trong ngoại giao của chúng tôi khi mở cửa Cuba là gia tăng sự tiếp cận internet cho người dân Cuba. Điều đó đang xảy ra. Không nhanh như chúng tôi muốn, nhưng đang xảy ra."
"Bạn đến một nơi như Việt Nam. Tôi đã từng chiến đấu tại Việt Nam, chúng tôi được cho là đến để ngăn cản nơi này biến thành cộng sản. Chúng ta mất hơn 58.000 sinh mạng để làm điều đó trong 10 năm, cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Và các bạn đoán được không? Cách chúng tôi làm là mở cửa và bình thường hóa quan hệ, mà John McCain và tôi đã dẫn đầu cùng nhau, dỡ bỏ cấm vận để có kinh doanh. Và nay không còn dấu vết của "chủ nghĩa cộng sản", theo nghĩa là một kế hoạch và lý thuyết kinh tế."
"Ở đó là chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt, có internet mà người dân được tiếp cận. Đó vẫn là một quốc gia độc đảng độc đoán, và không may là vẫn còn vi phạm nhân quyền, nhiều thứ khác, nhưng theo thời gian, đất nước này đang chứng tỏ thay đổi."
'Thay đổi đang diễn ra'
Ông John Kerry đã nhiều lần nói điều tương tự về Việt Nam trong một số sự kiện gần đây.
Hôm 4/10, khi thăm Brussels, Bỉ, Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại quan điểm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ "nâng các tiêu chuẩn" tại Việt Nam.
Ông nói tiếp: "Tôi vừa quay lại đó với Tổng thống Mỹ loan báo việc mở Đại học Fulbright, hoàn toàn tự do về học thuật và sẽ đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam tại một đất nước hoàn toàn tư bản ngày hôm nay, không phải cộng sản."
"Cộng sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam."
"Bạn thấy chủ nghĩa độc đoán, một chính phủ độc đảng, và dĩ nhiên đó không phải là lựa chọn của chúng tôi."
"Nhưng thay đổi đang diễn ra. Và lợi ích của những thỏa thuận thương mại này là chúng không đem lại cuộc đua xuống dưới, nếu được soạn thảo đàng hoàng, mà đem lại cuộc đua lên đỉnh cao."
'Tự hào'
Hôm 29/9, phát biểu tại Washington DC, Ngoại trưởng Mỹ lại nhắc đến ví dụ Việt Nam, rằng những gì đang diễn ra tại đây là "không thể tin được".
"Hiện nay nhà cao tầng khắp mọi nơi, giao thông, người dân mặc quần jean xanh, đồ phương Tây, mong muốn giao lưu với thế giới. Lối sống thay đổi nhanh, có tầng lớp trung lưu, cơ hội đầu tư."
Ông John Kerry nhấn mạnh "chuyển hóa thông qua ngoại giao".
"Nếu anh tiến hành chiến tranh, thì phải đánh nhau cho đúng, và sau chiến tranh cũng phải làm cho đúng."
"Tôi nghĩ chúng ta đã làm sai phần đầu, và làm đúng phần sau, và tôi rất tự hào về điều đó."
Mỹ coi trọng quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhận lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN Đinh Thế Huynh thăm Mỹ từ ngày 24 - 30.10.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội XII của Đảng, thực hiện các thỏa thuận cấp cao VN - Mỹ.
Ngày 25.10 (giờ địa phương), Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry trong không khí hữu nghị, thẳng thắn, thực chất và cởi mở.
Nhận lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN Đinh Thế Huynh thăm Mỹ từ ngày 24 - 30.10.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội XII của Đảng, thực hiện các thỏa thuận cấp cao VN - Mỹ.
Ngày 25.10 (giờ địa phương), Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry trong không khí hữu nghị, thẳng thắn, thực chất và cởi mở.
Ông Đinh Thế Huynh cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt, trọng thị mà Ngoại trưởng John Kerry và chính phủ Mỹ dành cho đoàn; chuyển lời chào của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Tổng thống Barack Obama. Thường trực Ban Bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước VN là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Mỹ theo khuôn khổ Đối tác toàn diện đã được xác lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, con đường phát triển và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ông đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhấn mạnh tăng cường trao đổi, tiếp xúc, kể cả theo kênh Đảng; mở rộng cơ chế tham vấn về các vấn đề cùng quan tâm; củng cố lòng tin và đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt.
Vấn đề nhân quyền cũng được trao đổi thẳng thắn và ông Đinh Thế Huynh khẳng định bảo đảm đầy đủ các quyền con người một cách tổng thể luôn là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của VN. Theo ông, VN sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Mỹ trên lĩnh vực này với tinh thần cởi mở và xây dựng.
Cùng ngày, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh hội kiến, trao đổi với Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman, đại diện đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về quan hệ song phương và những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain gửi thư chúc mừng chuyến thăm và coi đây là sự nối tiếp quan trọng nhằm tăng cường quan hệ song phương Mỹ - VN đang phát triển nhanh chóng, chiều sâu chiến lược ngày càng gia tăng.
Thường trực Ban Bí thư bày tỏ VN hoan nghênh Mỹ tăng cường quan hệ với châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các nước Đông Nam Á, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. VN đánh giá cao việc Ngoại trưởng John Kerry và chính phủ Mỹ quan tâm, chia sẻ với các nước khu vực về tình hình Biển Đông, đồng thời khẳng định quan điểm giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động quân sự hóa và đơn phương làm phức tạp tình hình. VN hoan nghênh vai trò tích cực của các nước trong và ngoài khu vực, bao gồm Mỹ, trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh chuyển lời mời Tổng thống mới của Mỹ thăm VN nhân dịp dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017.
Khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng
Ngoại trưởng John Kerry đánh giá cao và nhiệt liệt hoan nghênh Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản VN đến thăm vào thời điểm quan trọng của chính trường Mỹ. Ông chuyển thông điệp coi trọng phát triển quan hệ song phương của Tổng thống Barack Obama tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ngoại trưởng Kerry khẳng định sau bầu cử ngày 8.11, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương, coi trọng quan hệ với ASEAN, trong đó có VN. Ông nhấn mạnh Mỹ tiếp tục coi trọng vị trí và vai trò của VN, coi VN là một đối tác quan trọng trong khu vực; cam kết tăng cường quan hệ và nỗ lực thúc đẩy triển khai các cam kết với VN.
Ngoại trưởng cũng giải thích cách tiếp cận của Mỹ về vấn đề Biển Đông dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và kêu gọi các bên liên quan tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, bảo đảm hòa bình, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông.
Ông Kerry khẳng định trong tổng thể chính sách đối với VN, Mỹ coi trọng và đánh giá cao quan hệ với Đảng Cộng sản VN, coi đây như một kênh ngày càng quan trọng để thúc đẩy quan hệ thực chất, toàn diện và hiệu quả.
Sau hội đàm, Ngoại trưởng John Kerry đã thay mặt chính phủ Mỹ chủ trì tiệc chiêu đãi Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh và phái đoàn.
Theo TTXVN
Ông Đinh Thế Huynh cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt, trọng thị mà Ngoại trưởng John Kerry và chính phủ Mỹ dành cho đoàn; chuyển lời chào của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Tổng thống Barack Obama. Thường trực Ban Bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước VN là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Mỹ theo khuôn khổ Đối tác toàn diện đã được xác lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, con đường phát triển và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ông đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhấn mạnh tăng cường trao đổi, tiếp xúc, kể cả theo kênh Đảng; mở rộng cơ chế tham vấn về các vấn đề cùng quan tâm; củng cố lòng tin và đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt.
Vấn đề nhân quyền cũng được trao đổi thẳng thắn và ông Đinh Thế Huynh khẳng định bảo đảm đầy đủ các quyền con người một cách tổng thể luôn là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của VN. Theo ông, VN sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Mỹ trên lĩnh vực này với tinh thần cởi mở và xây dựng.
|
Thường trực Ban Bí thư bày tỏ VN hoan nghênh Mỹ tăng cường quan hệ với châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các nước Đông Nam Á, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. VN đánh giá cao việc Ngoại trưởng John Kerry và chính phủ Mỹ quan tâm, chia sẻ với các nước khu vực về tình hình Biển Đông, đồng thời khẳng định quan điểm giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động quân sự hóa và đơn phương làm phức tạp tình hình. VN hoan nghênh vai trò tích cực của các nước trong và ngoài khu vực, bao gồm Mỹ, trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh chuyển lời mời Tổng thống mới của Mỹ thăm VN nhân dịp dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017.
Khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng
Ngoại trưởng John Kerry đánh giá cao và nhiệt liệt hoan nghênh Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản VN đến thăm vào thời điểm quan trọng của chính trường Mỹ. Ông chuyển thông điệp coi trọng phát triển quan hệ song phương của Tổng thống Barack Obama tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ngoại trưởng Kerry khẳng định sau bầu cử ngày 8.11, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương, coi trọng quan hệ với ASEAN, trong đó có VN. Ông nhấn mạnh Mỹ tiếp tục coi trọng vị trí và vai trò của VN, coi VN là một đối tác quan trọng trong khu vực; cam kết tăng cường quan hệ và nỗ lực thúc đẩy triển khai các cam kết với VN.
Ngoại trưởng cũng giải thích cách tiếp cận của Mỹ về vấn đề Biển Đông dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và kêu gọi các bên liên quan tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, bảo đảm hòa bình, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông.
Ông Kerry khẳng định trong tổng thể chính sách đối với VN, Mỹ coi trọng và đánh giá cao quan hệ với Đảng Cộng sản VN, coi đây như một kênh ngày càng quan trọng để thúc đẩy quan hệ thực chất, toàn diện và hiệu quả.
Sau hội đàm, Ngoại trưởng John Kerry đã thay mặt chính phủ Mỹ chủ trì tiệc chiêu đãi Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh và phái đoàn.
Theo TTXVN