Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương bổ nhiệm con ruột: "Sơ suất là do anh em cấp dưới trình lên"
T.C |
719
Sở Nội vụ Hải Dương (Ảnh: Internet)
Con trai ông Phạm Văn Tỏ (Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương) đã tự nộp đơn xin thôi giữ chức phó trưởng phòng khi Bộ Nội vụ thanh tra.
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ đã ký quyết định bổ nhiệm con trai ruột của mình là Phạm Văn Kháng (SN 1980) làm phó trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương) mà không qua thi tuyển công chức.
Thời gian giữ chức bắt đầu từ 15/2/2016 và kéo dài 5 năm.
Tin từ tờ Vietnamnet cho hay, khi Bộ Nội vụ thanh tra thì con trai ông Tỏ đã tự nộp đơn xin thôi việc. Kết luận thanh tra của Bộ cũng chỉ rõ, 2 công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng Sở LĐ-TB&XH Hải Dương khi chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính.
"Sơ suất là do anh em cấp dưới trình lên nên tôi không xem xét kỹ... Tôi đã xin tự nhận hình thức kỷ luật trước lãnh đạo tỉnh Hải Dương", ông Tỏ nói với Vietnamnet.
Một lý do khác mà ông đưa ra để giải thích cho việc bổ nhiệm con trai đó là do anh Kháng có nguyện vọng lên thành phố công tác để chăm sóc con.
Được biết, con trai ông Phạm Văn Tỏ trước đó là Phó Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang. Sau khi thôi giữ chức phó trưởng phòng thì anh Kháng đã về đơn vị cũ làm.
(Tổng hợp)
theo Trí Thức Trẻ
GĐ Sở Nội vụ Hải Dương bổ nhiệm thần tốc con ruột làm Phó phòng để... tiện chăm sóc cháu nội: Lý do có 1-0-2!
Chết thật. Đường đường là Giám đốc Sở Nội vụ của 1 tỉnh, nơi cơ quan đầu não chuyên lo về công tác nhân sự cho tỉnh nhà, thế mà ông Tỏ lại còn sơ suất khi ký bổ nhiệm cho con trai mình. Mà lỗi lại do cấp dưới, anh em trình lên hồ sơ con trai ông chưa đủ tiêu chuẩn để ông ký, thế ra họ đã… làm hại ông. Công chức ở ta thật lắm chuyện buồn cười.
Đó là ông Phạm Văn Kháng, được bố ký quyết định về làm phó trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương). Trước khi được bổ nhiệm, ông Kháng là PGĐ Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang (công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh).
Ông Kháng sinh năm 1980, là con của ông Phạm Văn Tỏ với người vợ đầu (bà V.T.H, SN 1957, thường trú tại huyện Thanh Miện). Lý giải việc ký quyết định bổ nhiệm cho con trai ruột của mình sai quy trình, GĐ Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ nói: “Sơ suất là do anh em cấp dưới trình lên nên tôi không xem xét kỹ. Thứ hai, nguyện vọng của anh Kháng (con trai ông Tỏ) muốn chuyển công tác lên TP Hải Dương là để tiện chăm sóc cho con vừa mới thi đỗ một trường chuyên trên thành phố.
Khi Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra sự việc, anh Kháng đã tự nguyện nộp đơn xin thôi giữ chức vụ, xin trở về công tác ở đơn vị cũ rồi”. Nguồn: Vietnamnet
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 15/03/2017REUTERS
Hôm nay, 15/03/2017, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo Mỹ không nên gây ra chiến tranh thương mại giữa hai nước, đồng thời ông cũng tỏ lạc quan là hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới có thể duy trì quan hệ ổn định, cho dù có những lời qua tiếng lại của tổng thống Donald Trump về quan hệ làm ăn Mỹ Trung trong thời gian gần đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh nhân kết thúc kỳ họp Quốc Hội thường niên của Trung Quốc, được hỏi khả năng về một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể xảy ra hay không, thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố: “Chúng tôi không muốn bất kỳ một cuộc chiến thương mại nào. Điều đó không làm cho quan hệ thương mại của chúng ta công bằng”.
Thủ tướng Trung Quốc nói thêm là mặc dù có những bất đồng, nhưng hai nước vẫn có thể ngồi vào đàm phán để cùng nhau tìm ra giải pháp.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Donald Trump không tiếc lời tố cáo Trung Quốc “cướp” công ăn việc làm của người Mỹ vì làm ăn không minh bạch.
Sau khi nhậm chức, tổng thống Mỹ còn khiến Bắc Kinh phẫn nộ vì cuộc điện đàm với tổng thống thống Đài Loan. Đặc biệt, ông Trump nói không thấy có lý do nào khiến Mỹ phải ràng buộc với chính sách “một Trung Quốc”, trừ khi Mỹ có được thỏa thuận với Trung Quốc về các vấn đề khác, bao gồm thương mại. Thế nhưng, ngay sau đó, ông Trump khẳng định lại cam kết tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Quốc” trong cuộc điện thoại với chủ tịch Tập Cận Bình.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo, nếu một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra với Trung Quốc thì “những doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất”.
Về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, ông Lý Khắc Cường tuyên bố Bắc Kinh hy vọng duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và vẫn luôn tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán để cùng các nước có tranh chấp trong khu vực hoàn tất bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh, phía Trung Quốc đã có những”tiến bộ đáng kể” trong vấn đề này.
Thủ tướng Trung Quốc ám chỉ đến Hoa Kỳ khi nhắc lại lập trường không muốn bên ngoài can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Theo ông, Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể mở rộng vùng hợp tác trong vùng châu Á Thái Bình Dương để có thể mang lại lợi ích các nước ASEAN thay vì làm cho các nước này cảm thấy có xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên Washington vẫn luôn lo ngại những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc cũng như những hoạt động quân sự hóa các khu vực có tranh chấp trong vùng Biển Đông sẽ cản trở quyền tự do lưu thông hàng hải trong khu vực này.
Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump, dự kiến vào tháng 4 tới. Bắc kinh hy vọng cuộc gặp sẽ giải tỏa bớt những căng thẳng gần đây do những chỉ trích gay gắt của tổng thống Trump nhằm vào Trung Quốc
Sau 4 năm, ông Tập Cận Bình sẽ lại đến Mỹ không cà vạt, không đại bác, không quốc yến?
Thủy Thu |
2
Xử lý ảnh: Thi Anh
Giới phân tích nhận định, hội đàm Trump-Tập có thể đạt được hiệu quả tích cực bất ngờ từ hình thức ngoại giao nghỉ dưỡng.
Chiều 14/3, trả lời về thông tin cuộc đối thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ diễn ra vào tháng 4, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay, hai bên hiện đang duy trì trao đổi chặt chẽ về cuộc gặp cấp nguyên thủ và các cấp hai nước Trung-Mỹ.
"Nếu có thêm thông tin, sẽ kịp thời thông báo", bà Hoa nói. Giới quan sát cho rằng, câu trả lời của bà Hoa đã mặc nhận tính chính xác của thông tin trên.
Một số ý kiến nhận định, trước đó vào 2013, phương thức "ngoại giao nghỉ dưỡng" trong cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận được phản ứng tích cực từ phía Bắc Kinh nên việc đội ngũ ông Trump tiếp tục cách thức này được cho là một sự lựa chọn hợp lý.
Truyền thống ngoại giao nghỉ dưỡng
Theo giới phân tích, việc người Mỹ hứng thú với loại hình "ngoại giao nghỉ dưỡng" có liên quan đến lịch sử hình thành nước Mỹ. Ví như, hai lần rời Nhà Trắng sau hai nhiệm kỳ, cố Tổng thống George Washington đều quay trở về nông trại riêng ở Mount Vernon, Virginia.
Do phần lớn từng có cuộc sống tại các nông trại trước khi bước chân vào chính trường nên những cuộc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao nước ngoài tại tư dinh sẽ giúp các Tổng thống Mỹ dễ dàng tháo bỏ những ràng buộc về lễ nghi.
Điều này ít nhiều giống với cách ẩn cư truyền thống của các cư sĩ trong lịch sử Trung Quốc, nổi bật có nhà thơ nổi tiếng thời Đông Tấn Đào Uyên Minh.
Giới quan sát nhận định, các Tổng thống Mỹ thời nay dường như đều kéo các sự vụ ngoại giao về các phạm trù cá nhân nên quay về khu nghỉ dưỡng gia đình với cảnh điền viên trong bầu không khí thân mật là một lựa chọn lý tưởng.
Do đó, khi tránh những nghi lễ chính thức của phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, hội đàm riêng tại khu nghỉ dưỡng có thể sẽ đạt được những hiệu quả tích cực bất ngờ, đặc biệt ở thời khắc người chủ nhân cuộc đối thoại hy vọng cải thiện quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc hội đàm năm 2013. Ảnh: Tân Hoa Xã
Một số ý kiến cho rằng, thành tựu lớn nhất của hội đàm Obama-Tập chính là đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc sau khi nhậm chức - có thể không cần đeo cà vạt, không đi kèm 21 phát đại bác và quốc yến chính thức.
Theo đó, đội ngũ của cựu Tổng thống Obama đã "đánh cược" vào hình thức "ngoại giao nghỉ dưỡng" khi dự đoán cách thức này sẽ phù hợp với ông Tập - người từng có thời gian dài làm việc trên nông trường.
Tổng thống Trump đi theo người tiền nhiệm?
Sau khi chính thức lên nhậm chức (20/1), trừ bức điện mừng và cuộc điện đàm hồi tháng 2, những động thái khi xử lý quan hệ Trung-Mỹ của Tổng thống Trump dường như không nhận được phản ứng tích cực từ Bắc Kinh.
Theo giới quan sát, thông điệp từ Bộ ngoại giao Trung Quốc lần này giống hệt phản ứng của Bắc Kinh về cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai ông Obama-Tập hồi năm 2013.
Đội ngũ Nhà Trắng khi đó đã xây dựng mô thức "ngoại giao nghỉ dưỡng" cho cuộc hội đàm đầu giữa hai nguyên thủ Trung-Mỹ. Quá trình chuẩn bị sơ bộ hoàn toàn do Mỹ sắp xếp, Bắc Kinh tỏ ra nhiệt tình tán dương.
Nhận định về cuộc hội đàm Obama-Tập, nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Đông - Tây ở Hawaii (Mỹ) Denny Roy nhận định: "Lựa chọn địa điểm cách xa trung tâm chính trị hai nước cho thấy hai bên muốn giảm bớt hy vọng của dư luận thế giới về tính quan trọng và sự đột phá trong cuộc đối thoại".
Đó có thể cũng là lý do khiến Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chọn tư dinh ở Florida làm địa điểm hội đàm với người đứng đầu Trung Nam Hải.
Trong khi đó, luồng ý kiến khác cho rằng, thời gian và địa điểm cho cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Trump-Tập hiện không còn là điểm hứng thú với dư luận mà nội dung cuộc đối thoại mới là điểm đáng chú ý.
Theo Đa chiều (Mỹ), từ tính cách của hai nhà lãnh đạo, cuộc đối thoại này nhất định sẽ có những nội dung sáng giá. Bên cạnh đó, yêu cầu lợi ích khác nhau giữa Nhà Trắng-Trung Nam Hải cũng có thể khiến cuộc tiếp xúc nảy sinh mâu thuẫn.
"Thời gian hai ngày cho cuộc hội đàm song phương đầu tiên có thể đạt đượckết quả cuối cùng hai bên cùng có lợi không phải là điều dễ dàng, có lẽ hai bên còn cần đến sự chân thành nhất", tờ này kết luận.
“Cảm thiên động địa Đậu Nga oan” (nỗi oan của Đậu Nga cảm động cả đất trời) lấy nguyên mẫu từ vụ án lịch sử “thiên cổ kỳ oan” của nàng Chu Thanh, sống ở vùng Đông Hải thời nhà Hán. Bởi ảnh hưởng chấn động vào thời bấy giờ, nên vụ án này được ghi chép trong “Liệt nữ truyện”, về sau trở thành nguồn cảm hứng cho Quan Hán Khanh viết nên kiệt tác này.
Chuyện kể về nàng Đậu Nga, người ở vùng Sở Châu sống vào thời nhà Nguyên. Nàng được người đời ca ngợi là người con có hiếu, từng phải bán mình để có tiền chữa bệnh cho cha; rồi sau về nhà chồng lại là con dâu thảo, hết lòng phụng dưỡng mẹ già.
Nhưng bi kịch của nàng cũng bắt đầu từ đây…
Theo tập tục “xung hỷ” của người Trung Hoa, người ta tin rằng cưới vợ cho con trai đang lâm bệnh nặng sẽ giúp bệnh tình được thuyên giảm. Bởi vậy mà Đậu Nga dẫu còn nhỏ tuổi nhưng vẫn được Thái Bà mua về làm con dâu. Thế nhưng chưa đầy 2 năm, cậu con trai của Thái Bà qua đời, trong nhà chỉ còn lại Đậu Nga và bà góa họ Thái sống nương tựa vào nhau.
Tấm lòng thơm thảo của nàng thì cả vùng Sở Châu không ai không hay biết. Nhưng cuộc đời lắm nỗi can qua, nàng bị cha con nhà họ Trương vu oan tội giết người. Tri phủ Sở Châu đã bức cung để bắt nàng nhận tội. Đậu Nga dẫu bị đánh chết đi sống lại vẫn một mực kêu oan. Vì biết nàng rất hiếu thuận với mẹ chồng, tên tham quan lại đem Thái Bà ra đánh đập trước mặt nàng. Đậu Nga thương Thái Bà tuổi cao sức yếu, không thể chịu đựng nổi cực hình, nên đành chịu nỗi oan mà nhận tội.
Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!
Nàng Đậu Nga hàm oan bị giải ra pháp trường. Trước lúc hành hình, nàng ngửa mặt lên trời than rằng:
“Xin hãy ban cho tôi một mảnh lụa trắng dài ba thước treo lên một cây sào cao trăm thước. Nếu tôi bị oan, thì một giọt máu nóng cũng không rơi xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia; Nếu tôi bị oan, thì trời sẽ giáng tuyết dày ba thước đắp lên thi thể tôi; Và nếu như tôi bị oan, sau khi tôi chết đi, vùng Sở Châu này sẽ hạn hán trong suốt 3 năm liền”.
Tham quan phủ Sở Châu lắc đầu lia lịa, chế giễu: “Thật là ngu muội! Hoang đường!”, lòng nghĩ thầm: “Mùa hè tháng 6 oi bức như thế này sao lại có tuyết rơi được chứ? Xưa nay người ta chỉ thấy máu chảy xuống đất, ta lại muốn xem thử máu bay lên trời thế nào đây?”. Thế là ông lệnh cho treo một dải lụa trắng dài ba thước lên cây sào cao.
Có câu nói rằng: “Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!” Khi tên đao phủ vừa vung đao xuống, dòng máu của Đậu Nga như một kỳ tích đã bắn lên dải lụa treo giữa không trung, ngay cả một giọt cũng không rơi xuống đất. Sau đó, quả nhiên lời thề thứ hai cũng ứng nghiệm: trời nổi gió lớn, rồi tuyết rơi giữa tháng 6 mùa hè. Trong suốt 3 năm sau đó, cả vùng Sở Châu cũng lâm vào hạn hán, hoa màu khô héo, người dân trong vùng đều biết rằng nỗi oan của Đậu Nga đã thấu tận trời xanh.
Nhiều năm sau, khi cha của Đậu Nga đã thi đỗ bảng vàng, vinh quang hiển hách, ông trở về Sở Châu phúc thẩm lại vụ án và trừng trị những ác nhân phạm tội. Bà con đầu làng cuối xóm lũ lượt kéo đến thăm hỏi cha nàng và nói: “Từ đầu chúng tôi đã biết Đậu Nga bị oan, chỉ vì sợ quyền thế của tên tham quan đó mà đành ôm hận chứ không dám nói ra. Nhưng mà chúng tôi không hề hãm hại Đậu Nga, cớ sao lại phải chịu nạn hạn hán trong suốt 3 năm này chứ?”.
Cha của Đậu Nga đáp: “Các ông đã biết rõ Đậu Nga bị oan, vậy mà không thể nói lời công đạo, đó gọi là bất nghĩa. Còn có những người hùa theo tham quan mà miệt thị người lương thiện, đó gọi là bất nhân. Trời cao có mắt, không có tai bay vạ gió, thiên tai nhân họa chính là để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa vậy!”
Chọn lựa Thiện – Ác quyết định phúc họa đời người
Kỳ thực, câu chuyện “Đậu Nga oan” là lời cảnh tỉnh thế nhân rằng: Con người sống trên đời cần phải phân định rõ thị phi, giữ vững chính nghĩa, biết lên tiếng cho lẽ phải, công bằng. Bởi lựa chọn Thiện hay Ác, đứng về Chính hay Tà, đều sẽ quyết định vận mệnh và tương lai mỗi người.
Vậy vì sao ranh giới giữa Thiện và Ác lại quan trọng đến thế? Bởi tấm lòng thiện lương cũng giống như một ngọn đèn thắp sáng thế gian này. Nếu mỗi người không thể giữ vững ngọn đèn chính nghĩa trong tâm, thì chẳng phải thế giới sẽ chìm ngập trong bóng tối hay sao? Và nếu như quả thật thế giới này toàn một màu đen tối, thì cái ác sẽ có nơi để ngự trị, để dung túng, và càng thêm phát tác hay sao!
Ranh giới giữa Thiện và Ác rất mong manh, nhưng lại quyết định sự khác biệt của mỗi người. Giống như trong câu chuyện trên đây, người dân Sở Châu dẫu không hành ác, không hại người, họ có thể tưởng rằng mình không phạm tội và không phải là người xấu. Nhưng khi thấy người tốt bị vu oan giá hoại, họ lại chọn cách im lặng, vì để giữ an toàn cho bản thân mà không dám nói lời chính nghĩa. Chỉ một ý một niệm này thôi đã đủ để phân loại Thiện – Ác trong tâm mỗi người. Không thể đứng về phía Thiện thì chẳng phải là Ác hay sao?
Bởi vậy, không phải cứ ăn chay niệm Phật, cứ lên chùa cúng bái, cứ bố thí tiền tài, cứ giúp người giúp đời sẽ là thiện lương. Mà thiện lương chân chính là vào giờ phút then chốt họ có thể đứng về phía lẽ phải hay không; vào giờ phút then chốt họ có dám xả thân vì chính nghĩa hay không; đối mặt với những sự việc đại thiện đại ác, ví dụ như bức hại các Phật tử, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, hay mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công khiến cả thế giới kinh hoàng phẫn nộ, họ có dám lên tiếng bảo vệ cho những người vô tội hay không.
Người tốt, ấy là giữa thế sự đảo điên, giữa nhân tâm suy đồi, đạo đức đang trượt dốc mỗi ngày, họ vẫn sẵn sàng đối mặt với cái ác để cất tiếng nói cho những người không thể nói…
Người tốt, ấy là đối diện với lời gièm pha chế nhạo của người đời, đối diện với cuộc khủng bố đỏ chà đạp lên đức tin và tín ngưỡng, họ vẫn âm thầm đi khắp thôn cùng ngõ hẻm, nói lên sự thật để thức tỉnh lương tri, bảo vệ người vô tội…
Người tốt, ấy là khi bị đe dọa đến tính mạng hay bị chà đạp lên nhân phẩm, họ vẫn bảo vệ đức tin của mình, kiên định làm người tốt cho đến hơi thở cuối cùng…
Và tất cả những điều ấy cũng chính là những gì mà Martin Luther King từng nhắn nhủ với chúng ta:
“Kẻ hèn nhát hỏi: Có an toàn không? Kẻ cơ hội hỏi: Có khôn khéo không? Kẻ kiêu căng hỏi: Có được tiếng tăm gì không? Nhưng kẻ có lương tâm hỏi: Có là lẽ phải không? Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, cũng không được tiếng tăm nào cả, nhưng ta phải chọn nó, bởi vì đó là lẽ phải.” _Martin Luther King, Jr., 1967_
“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt” – Albert Einstein.
Theo Tinh Hoa Hồng Liên
Phụ nữ phạm phải điều này, phúc đức 3 đời mất hết
Người bình thường, ai mắc phải khẩu nghiệp cũng mất phúc, bạc mệnh, nhưng với phụ nữ còn nặng nề hơn, bởi họ là phong thủy của cả gia đình.
Đời người không phải mỗi ngày đều làm chuyện thất đức, nhưng mà thất đức trong lời nói, nói lời khó nghe, nói lời bất chính thì có thể mỗi ngày đều phạm. Ngày dồn tháng chứa, phúc báo đều từ miệng mà tiêu mất hết, cho nên, người nói chuyện không chú ý khẩu đức, đời này ắt là nhấp nhô gập ghềnh thật thê lương.
Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là: Xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác.
Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa:
1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2. Nói lời hung ác
3. Nói lưỡi đôi chiều
4. Nói lời thêu dệt.
Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng đều như vậy, rất nhiều phúc báo đều vì cái miệng mà bị tổn hại.
Có người nói: “Tôi chuyện xấu gì cũng không làm mà”. Nhưng phải biết rằng, nếu khẩu nghiệp không tốt, lại càng làm tổn hại phúc báo. Người xưa giảng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng luôn luôn nói lời không tốt, nói chuyện thị phi, lại nói lời chửi mắng nguyền rủa, dạng này tổn hại phúc báo cực kỳ nhanh.
Không chỉ là nói lời gian dối, cho dù là chúng ta nói lời không lễ phép với bề trên, cũng làm tổn hại phúc báo. Có một người phụ nữ lòng oán hận chồng, nói chồng không tốt như thế này thế nọ, chửi rủa đến cả cha mẹ chồng, tổ tiên cũng đưa ra bới móc, nói rất khó nghe. Như vậy tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng; gia cảnh chỉ biết ngày càng đi xuống, bởi vì phúc báo đều bị cô ấy chửi mắng mà mất hết. Cho nên về khẩu nghiệp này, nhất định phải chú ý!
Miệng cần lưu đức, không nói lời chanh chua, mới có thể lưu lại phúc báo. Vì sao cái miệng có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo là hòa hợp cùng nhân duyên, cũng là một loại năng lượng thể hiện ra.
Nói thí dụ như, bạn đi chùa làm việc thiện, bạn quét rác sẽ mang đến cho bạn phúc báo, bạn lau cái bàn sẽ mang đến cho bạn phúc báo… Vậy có phải những hành động đó mang đến phúc báo? Cũng không phải thế. Mà là tâm niệm của bạn mang đến phúc báo.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
Người xưa cũng có dạy: “ Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng, còn lại suốt trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: ”Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Chúng ta phát tâm muốn mang lợi cho chúng sinh, đi quét rác, đi lau dọn, cùng chúng sinh giao hảo mối nhân duyên. Tâm niệm này phát ra, là có năng lượng từ bi cảm ứng với vũ trụ, năng lượng được thêm vào lúc này chính là nguyên nhân tạo ra phúc báo. Phúc báo là sinh ra như vậy.
Vậy làm tổn hại phúc báo, cũng là dụng tâm làm tổn hại. Trong lòng có chiều hướng ích kỷ, oán hận, ghen tị, tham lam, lãng phí. Lúc này liền làm tổn hại phúc báo. Phúc báo cũng là dụng tâm, sau đó phối hợp với hành động làm tổn hại. Người hay oán trời trách đất, không quý trọng những gì đang có, luôn luôn oán hận, lại dùng miệng nói không dứt. Lúc này tổn hại phúc báo cũng rất nhanh, là nguyên nhân khiến họ bạc mệnh.
Kết: Người hiểu biết không cần phải nói hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là khẩu đức của mình.
Người có trách nhiệm không cần quá khắt khe, lưu lại ba phần cho mình, điều lưu lại là sự độ lượng.
Người có khả năng không cần kiêu ngạo, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự thâm sâu.Vi sao nguoi noi loi chanh chua thuong bac menh?
Người sắc sảo không cần lộ hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại chính là sự khiêm nhường.
Người có công không cần thưởng hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự khoan dung.