Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Hoàng Hữu Phước - Donald Trump và Trần Đại Quang: Hoan Hỷ & Lo Âu

Việt Nam Trên Hết!
Đả Đảo Trung Quốc!

Thông tin Tổng Thống Donald Trump sẽ thăm Việt Nam nhân tham dự một hội nghị cấp cao của APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức cuối năm 2017 đã khiến phát sinh hai phản ứng trường hợp hoàn toàn đối kháng nhau như sau:

HHP TDQ
Các Nghị Sĩ Khóa XIII: Hoàng Hữu Phước và Trần Đại Quang
1) Hoan Hỷ:

Toàn bộ truyền thông chính thống hoặc bán chính thống và phi chính thống đều đưa những bình luận thắm đượm sự hoan hỷ đầy phấn khích, song chỉ tập trung vào những điều nhão mềm huyễn hoặc của mối bang giao Việt-Mỹ, của sự ngời rạng hy vọng ấp ôm rằng Mỹ không bỏ Biển Đông, và của lập luận bảo Mỹ sẽ không coi nhẹ TPP.

Tất cả sự hoan hỷ ấy thoát sinh từ sự không hiểu biết 6 điều rất cơ bản không chút cao siêu sau:

a- Lời thoại ngoại giao luôn luôn theo công thức láo xạo quen thuộc của cộng đồng các nhà chính trị thuộc giới tinh hoa chính trị truyền thống – nghĩa là những người mà công việc sinh nhai là “làm chính trị” – hoàn toàn khác với những chính khách như Donald Trump không xem lương Tổng Thống là kế sinh nhai nên có đặc quyền phỉ báng ngoại giao láo xạo của chính trị truyền thống.

b- Bang giao giữa hai nước chỉ đơn giản gói gọn trong duy chỉ một ý nghĩa rằng hai nước ấy đã công nhận về quan hệ ngoại giao hoặc đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao – tức only this and nothing else;

c- Quan hệ ngoại giao không bao giờ có nghĩa hai nước sẽ cực kỳ hữu hảo, sẽ không chống phá nhau, và chính phủ nước này không trực tiếp hay gián tiếp ám sát lãnh đạo nước kia hoặc không trực tiếp hay gián tiếp (thông qua phe nhóm đối lập nước kia) lật đổ chính phủ nước có quan hệ ngoại giao ấy;

d- Quan hệ ngoại giao là phương cách hữu hiệu tuyệt đối trên cả tuyệt vời nhằm hợp thức hóa sự hiện diện của một quốc gia tại đất nước thù địch với quốc gia ấy;

e- Quan hệ ngoại giao hoàn toàn là thứ vất đi so với đạo lý cao nhất của mỗi quốc gia – mà đối với Mỹ là “Nước Mỹ Trên Hết”; và

f- Mỹ đã buộc phải phạm sai lầm chiến lược khi phải bỏ Biển Đông vì bị Việt Nam đánh đuổi tháo chạy khỏi Việt Nam Cộng Hòa, dẫn đến sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực này; do đó, báo chí hoàn toàn thơ dại sai lầm khi gắn kết việc Mỹ bỏ cái tổ chức vô dụng TPP với việc “bỏ Biển Đông”; thực chất là Mỹ phải bỏ cái TPP thuần thương mại (mà siêu cường kinh tế Mỹ không bao giờ cần có thêm, trong khi 10 nước còn lại là thèm thuồng bám víu) để dồn tài lực cho khu vực Biển Đông thuần chiến lược quân sự phù hợp với sách lược “Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” (mà siêu cường quân sự Mỹ nhất thiết phải tái lập còn các nước vành đai Đông Bắc Á-Đông Nam Á mong muốn có sự hiện diện của Mỹ để kềm chế Trung Quốc bá quyền).

Do đó, sự ngây thơ chính trị, yếu kém trong lý luận sách lược quốc gia trong tương quan thế giới, tụt hậu về tư duy chiến lược quốc gia trong tương quan thế giới, và thiếu bản lĩnh phân tích tình hình bất khả phân ly của kinh-thương-quân-chính-xã-tài đã chiếm lĩnh toàn bộ mặt báo Việt Nam khi nói về chuyến thăm sắp đến của Tổng Thống Donald Trump đến Việt Nam.

2) Lo Âu:

Trước những hoan hỷ hân hoan hồ hởi trên của truyền thông Việt, tác giả bài viết này lại lo âu trước 5 sự thật sau – ngay cả khi cuộc đối thoại trực tiếp Trần Đại Quang-Donald Trump được giữ ở mức độ “mật đàm” hoàn toàn không được nêu ra trong thông báo chung và do đó ngoài tầm hiểu biết của báo chí:

a- Tổng Thống Donald Trump hoàn toàn không phải người xem thời gian của mình như rác để phí phạm cho những cuộc đàm thoại ngoại giao truyền thống mà tiếng bình dân là ngoại giao láo xạo do luôn luôn mang ý hữu hảo theo khuôn đúc, để thay bằng ngoại giao thực tế mà tiếng bình dân gọi là ngoại giao thuận mua vừa bán;

b- Tổng Thống Donald Trump hoàn toàn không phải người hy sinh lợi ích vật chất của Hoa Kỳ do tất cả phải phục vụ cho đạo lý Nước Mỹ Trên Hết mà ông khởi xướng, nghĩa là các thương thảo đàm phán bắt buộc phải được chứng minh có đem lại lợi ích định lượng được cho Hoa Kỳ;

c- Tổng Thống Donald Trump, do đó, sẽ yêu cầu Việt Nam chi trả cho những phí tổn quân sự mà Mỹ phải bỏ ra cho công việc bảo vệ Biển Đông ở những khu vực mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền “không tranh cãi” đang bị nước khác tuyên bố có chủ quyền “không tranh cãi”;

d- Tổng Thống Donald Trump, do đó, trong trường hợp Việt Nam không thể chi trả bằng hiện kim cho những phí tổn quân sự của Mỹ trong bảo vệ Biển Đông, sẽ yêu cầu Việt Nam cho Mỹ lắp đặt và vận hành các hệ thống THAAD hoặc tương đương dưới danh nghĩa bảo vệ toàn vùng Đông Nam Á trước các hỏa tiển nguyên tử liên lục địa của Triều Tiên; hoặc

e- Donald Trump, do đó, trong trường hợp Việt Nam không chấp nhận điểm c và  điểm d ở trên, sẽ yêu cầu Việt Nam cho hải quân Mỹ thuê trong 70 năm (thời gian ngang bằng với một công ty Đài Loan đã được Việt Nam cấp phép, chứ không cần 99 năm như Anh đã “thuê” Hong Kong) Cảng Cam Ranh, một quân cảng cực kỳ lợi hại về chiến lược của toàn thế giới mà Việt Nam mấy chục năm qua vừa không dám gọi là “quân cảng”, vừa ra sức “dân sự hóa” Vịnh Cam Ranh để tránh né cơn thịnh nộ của Trung Quốc, thậm chí có thời gian chính quyền Tỉnh Khánh Hòa đã ngu xuẩn để các thương nhân Trung Quốc lập các vùng nuôi hải sản ngay cửa ngõ Vịnh Cam Ranh mà việc nuôi bắt của họ không bao giờ không bao gồm việc lắp đặt dưới đáy biển các thiết bị theo dõi nhất cử nhất động hoạt động của các hạm đội Việt Nam kể cả của các tiềm thủy đỉnh, cũng như đo đạc các biến động khoa học như hải lưu và thủy triều của Vịnh Cam Ranh để nắm nó trong lòng bàn tay (khi cần áp dụng chiến thuật “cắm chông” mà Trung Quốc học tập từ Hưng Đạo Đại Vương), hoặc không loại trừ thuyết âm mưu rằng chúng đã hoàn tất việc chôn sâu dưới lòng biển những quả bom nguyên tử để khi cần thiết thì kích hoạt phá tan Cảng Cam Ranh chôn vùi toàn bộ các hạm đội Việt Nam xuống biển sâu. (“Thuyết âm mưu” này hoàn toàn tương thích với tin mới đây của truyền thông Việt Nam cho rằng Triều Tiên đã chôn nhiều bom nguyên tử ở các bờ biển trên toàn thế giới để khi cần thiết sẽ kích hoạt tiêu diệt Âu Mỹ.)

 Vì vậy, có khả năng chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Donald Trump chỉ là

(a) một chuyến đi bắt buộc, đơn giản vì tình cờ APEC được tổ chức tại Việt Nam – giống như vào thời của Tổng Thống George W. Bush;

(b) một chuyến đi mà Tổng Thống Donald Trump buộc phải áp dụng chiêu thức ông khinh bỉ là “ngoại giao truyền thống” nghĩa là tốn nước bọt mà chẳng đem về lợi ích nào định lượng được cho quê hương Mỹ;

(c) một chuyến đi bình thường đến Việt Nam, một đất nước mà con trai ông trước đây đã từng đến để làm giám khảo cuộc thi hoa hậu thế giới ở Tuần Châu mà giải hoa hậu ấy mang thương hiệu Trump do ông sáng lập; và

(d) Việt Nam vẫn như cũ: chỉ có những hội đàm thuần ngoại giao, chẳng nhận được lợi lộc gì đối với đại cuộc chống Trung Quốc.

 Vì tất cả những quan ngại trên, tác giả bài viết này có thể khẳng định rằng trong chuyến thăm Trung Quốc hiện nay của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Trung Quốc không bao giờ không đặt ra 6 vấn đề với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang rằng

(a) họ không muốn thấy có bất kỳ cái THAAD hay cái quỷ quái tương đương nào ở Việt Nam, rằng

(b) Việt Nam không được tái lập Cảng Cam Ranh thành “quân cảng”, rằng

(c) Việt Nam không được cho Hải Quân Mỹ trú đóng ở Cam Ranh, rằng

(d) Tàu chiến bất kỳ – ngay cả của Việt Nam – chỉ được vào Cam Ranh để mua nước ngọt, thuốc men, xăng dầu, sửa chữa, hoặc giao lưu bù khú hát ca nhảy múa với địa phương, rằng

(e) Việt Nam phải tuyên bố không chấp nhận Mỹ quân sự hóa Biển Đông hay có những hoạt động quân sự hay diễn tập quân sự ở Biển Đông, và rằng

(f) Việt Nam vĩnh viễn không được phát triển Vịnh Cam Ranh thành nguồn thu ngoại tệ khổng lồ để phát triển kinh tế Việt Nam.

 Vì vậy, xin hãy dành thời gian lo âu cho tiền đồ của quốc gia thay vì hân hoan phấn khích vì những điều huyễn hoặc – vì làm gì có chuyện “để lại một chút tình làm tin” như tên mọi Barack Obama đã từng múa mép.

Việt Nam Trên Hết!

Đả Đảo Trung Quốc!

 Hoàng Hữu PhướcThạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

(Blog Hoàng Hữu Phước)

Giải mã sự thật về cỏ kim cương - thứ cỏ đắt như vàng ròng

Thứ ba , 16/05/2017 07:20 AM

Các con buôn Việt quảng cáo tràn lan cỏ kim tuyến chữa ung thư bán với giá cắt cổ là bịa tạc, lừa đảo người tiêu dùng.
‘Thần dược" lan kim tuyến
Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, rồi lương y Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, chuyên chữa bệnh dạ dày), tôi được chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài thảo dược kỳ lạ mà hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở thực vật.
Trong số đó, có một thứ thảo dược rất đặc biệt, khi có lớp lông mềm mịn như nhung trên lá, và những sợi óng ánh như kim tuyến phát sáng ban đêm. Dân gian gọi chúng là cỏ nhung, cỏ kim tuyến, hay cỏ kim cương là theo cách mô tả đặc điểm của lá. Chúng là loài lan, nên còn được gọi là lan kim tuyến.
Hơn chục năm trước, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm, rồi lương y Thanh thường leo lên núi cao nhổ một số loại cỏ để nấu canh, trong đó đánh giá rất cao những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.
Theo lương y Thanh, người Trung Quốc đã thu mua nó ở Hoàng Liên Sơn từ những năm 1990, nhưng khi đó, anh cũng không biết tác dụng của nó và không hiểu họ thu mua nó làm gì.
Hinh anh Giai ma su that ve co kim cuong - thu co dat nhu vang rong
 Lan kim tuyến mọc tự nhiên trên Fansipan ở độ cao 2.800m.
Hinh anh Giai ma su that ve co kim cuong - thu co dat nhu vang rong
Lương y Phạm Văn Thanh chỉ cây lan kim tuyến nhỏ xíu. 
Có những thời điểm, giá cỏ kim tuyến ở Sapa lên đến 5 triệu đồng một kg tươi, số tiền rất lớn thời đó. Tôi đã nhổ cỏ kim tuyến trên đỉnh Fan mang về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, nhưng chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. 12 năm trước, tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng đi xe xuyên đêm lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt. Ông đem về Hà Nội nghiên cứu nhưng cũng không có kết quả gì.
Hinh anh Giai ma su that ve co kim cuong - thu co dat nhu vang rong 3
 Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng với cây lan kim tuyến.
Thời điểm khoảng năm 2010, người Trung Quốc thu mua ráo riết trên toàn lãnh thổ Việt Nam, gây nên nhiều đồn đoán.
Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà nghiên cứu của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.
Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.
Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.
Lương y Phạm Văn Thanh người nổi tiếng với bài thuốc 5 đời trị dạ dày, hiện sống ở Lào Cai cho biết, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài. Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Lương y Thanh có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.
Sau này, dịch một số trang mạng mua bán ở nước ngoài, mới biết cỏ kim tuyến có giá cực kỳ đắt đỏ. Không chỉ người Trung Quốc, mà người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Thậm chí, có thời điểm, ở Nhật, giá cỏ kim tuyến khô lên tới 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg lan kim tuyến đổi được mảnh đất Hà Nội.
Theo lương y Thanh, lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, có lúc đến 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ kim tuyến lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.
Video: Bị cấm hoạt động, lang băm vẫn quảng cáo "thần dược" chữa ung thư
Error loading player: No playable sources found
Nhìn những chuyến xe chở lan kim tuyến ùn ùn sang bên kia biên giới thật xót lòng. Thương lái mua của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là lan kim tuyến sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.
Bây giờ, giá lan kim tuyến không còn sốt như những năm trước, là bởi vì, người Trung Quốc đã nhổ cạn kiệt ở Việt Nam, đem sang Trung Quốc gây giống và giờ đây, ở nước họ xuất hiện những trang trại trồng lan kim tuyến rộng mênh mông, cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dược liệu.
Cho đến lúc này, một sự thực, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết lan kim tuyến để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
“Thần dược” có độc?
Mới đây, theo chân mấy chuyên gia dược liệu từng có nhiều năm du học đông dược ở Trung Quốc, tôi đã có cơ hội tìm hiểu một số loại dược liệu bí ẩn từng gây sốt ở Việt Nam, trong đó có cỏ nhung.
Trong phòng trưng bày các sản phẩm dược liệu cao cấp của tập đoàn Đông Nam, có doanh thu ngót tỷ đô ở TP. Tuyền Châu (Phúc Kiến), bên cạnh những củ sâm trị giá 60-90 tỷ đồng tiền Việt/1kg khô, những mẫu đông trùng hạ thảo cao cấp vài tỷ đồng/kg, thì lan kim tuyến được trưng bày rất trang trọng. Trên tường, bức tranh lan kim tuyến được phóng to kèm theo mô tả lịch sử.
Hinh anh Giai ma su that ve co kim cuong - thu co dat nhu vang rong 4
 Bức tranh mô tả lan kim tuyến được treo trang trọng trong phòng trưng bày dược phẩm cao cấp của Tập đoàn Đông Nam, sản xuất thuốc đông y hàng đầu Trung Quốc.
Ông Hoàng Quyền Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đông Nam cho biết, lan kim tuyến, tức cỏ nhung, được người Trung Quốc sử dụng mấy ngàn năm nay. Dòng họ ông đã dùng nó suốt 5 đời và hiện tập đoàn của ông đã trồng được nhiều. Các trang trại trồng cỏ kim tuyến được bảo vệ nghiêm ngặt và kỹ thuật trồng là bí truyền của tập đoàn. Ông Thành đánh giá chất lượng loại trồng tốt không kém gì tự nhiên, bởi không áp dụng biện pháp kích thích nào cả.
Mặc dù đã nhân giống, trồng được số lượng lớn, nhưng nhà máy của đại gia đình ông vẫn phải thu gom thêm từ các nguồn khác với giá 30 triệu/1kg khô để chế biến. Về tác dụng của cỏ kim tuyến, ông Thành không giấu giếm. Theo ông, cỏ kim tuyến không có tác dụng chữa bệnh ung thư nào cả. Tác dụng nổi trội nhất của nó là chữa viêm gan, vàng da. Như vậy, các con buôn Việt quảng cáo tràn lan cỏ kim tuyến chữa ung thư bán với giá cắt cổ là bịa tạc, lừa đảo người tiêu dùng.
Hinh anh Giai ma su that ve co kim cuong - thu co dat nhu vang rong 5
 Tác giả (trái) và ông Hoàng Quyền Thành, TS. Nguyễn Lương, và con trai ông Hoàng Quyền Thành, trước phòng trưng bày dược liệu cao cấp của Tập đoàn Đông Nam, tại TP. Tuyền Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc).
Điều mà ông Thành đặc biệt lưu ý là không được dùng lan kim tuyến bừa bãi. Phải thầy thuốc hiểu biết, giỏi mới sử dụng được thứ thảo dược đặc biệt này. Thầy thuốc phải có kinh nghiệm lâu năm, căn cứ vào thể trạng bệnh nhân để bốc thuốc với liều lượng phù hợp. Bởi vì, theo ông, trong lan kim tuyến có một loại độc tố rất hại cho thận, dùng nhiều gây suy thận, mà dẫn đến liệt dương. Thầy thuốc chỉ dùng nó với liều lượng nhất định, trong một thời gian nhất định đối với bệnh viêm gan, vàng da.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Ngọc Lâm, người có nhiều năm tìm hiểu về cỏ kim tuyến lại khẳng định, cỏ kim tuyến không có độc tố. Theo quan điểm của ông Lâm, tất cả các loại thảo dược trị bệnh về gan, thì đều không có độc tố và không có phản ứng phụ. Cũng theo ông Lâm, cỏ kim tuyến có tác dụng tốt với bệnh viêm xương, viêm tủy.
Như vậy, đến giờ, thảo dược lan kim tuyến đắt tiền vẫn còn nhiều bí ẩn, rất cần các nhà khoa học nghiên cứu thêm. Người Trung Quốc đã trồng nó với số lượng lớn, mua rất đắt tiền, nên không thể nói là “lá lốt” được. Tuy nhiên, việc nó có độc tố gây suy thận hay không, thì rất cần làm sáng tỏ, để người sử dụng được biết.
Trong hoàn cảnh đó, bệnh nhân nên thận trọng, chớ để đám buôn dược liệu thiếu hiểu biết bịa ra tác dụng chữa ung thư, để rồi tiền mất tật mang.
DƯƠNG PHẠM NGỌC

Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít: “Là trách nhiệm của công dân với đất nước”

Dân trí Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam cho rằng: “Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp cho ngân sách. Khi thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào”.
 >> Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít: Quốc hội lên lịch bàn thảo
 >> Thuế xăng dầu lên 8.000 đồng/lít: “Lợi ích quốc gia” đâu phải dăm ba tỷ đô trước mắt?
 >> Thuế xăng dầu cao nhất 8.000 đồng/lít: Diễn biến mới từ Bộ Tài chính

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Phát biểu tại Hội thảo Thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế diễn ra sáng nay (16/5), ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam cho hay: “Về động tĩnh tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít nhưng chưa có lộ trình cụ thể. Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước”.
“Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách”, ông Ruệ nhấn mạnh.
Theo đại diện Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam: "Thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi”.
Trước đó, Hiệp hội Xăng Dầu nhiều lần đề xuất, ngay năm 2018, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh tăng các sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng dầu để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, bù đắp phần hụt thu do cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế, đồng thời cùng xử lý hài hòa 3 lợi ích, lợi ích Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của doanh nghiệp, nhất quán trong chủ trương đường lối phát triển thị trường xăng dầu trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam.
Liên quan tới nội dung này, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết, về các loại thuế, hiện Chính phủ đang rà soát. Theo ông Quyền, đối với các sắc thuế nội địa, trong đó có thuế bảo vệ môi trường sẽ rà soát theo hướng phù hợp với lộ trình giảm thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh: “Nói khung thuế lên 8.000 đồng/lít nhưng khi đấy là mức tối đa, khi điều chỉnh còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế để làm sao cho phù hợp. Khung là khung cho phép, còn điều chỉnh thế nào thì Chính phủ sẽ có tính toán cẩn thận để đảm bảo lợi ích của người dân, nhà nước, doanh nghiệp".
Theo đánh giá của ông Phan Thế Ruệ, thị trường xăng dầu Việt Nam chịu áp lực bởi cam kết quốc tế và của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã cam kết. Tính đến thời điểm hiện nay (2017) mức tiêu thụ xăng dầu vào khoảng 16 triệu m3 tấn, sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 40%, còn lại 60% phải nhập khẩu. Nếu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại thì khả năng cân đối đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo ông Ruệ, thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đang vận hành theo Nghị định 83 của Chính phủ từ năm 2014. Nghị định 83 CP đã có những quy định tiếp cận tốt hơn về các thành phần kinh tế được tham gia các đầu mối xuất nhập khẩu đến nay đã có 29 đầu mối, có hơn 100 thương nhân phân phối với lực lượng đông đảo các Tổng đại lý, Đại lý với hơn 13.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước.
Năm 2015-2016, giá dầu thô thế giới ở mức thấp, biến động không nhiều, vì vậy Nghị định 83 đã làm cho thị trường xăng dầu ổn định, nguồn cung đảm bảo, chất lượng xăng dầu về cơ bản đã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định, giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh phù hợp với biến động giá dầu thế giới.
Tuy nhiên, ông Ruệ cho rằng, nhìn vào dài hạn đến năm 2025-2030, nếu các cơ chế quản lý vận hành thị trường xăng dầu ngắn hạn (4-5 năm) thì ngày càng bất cập, trước sức ép của mở cửa thị trường, lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu vào năm 2024 (về 0%). Đặc biệt sức ép bảo vệ thị trường trong nước kể cả hệ thống lọc hóa dầu trong nước, hệ thống phân phối các doanh nghiệp Việt Nam.
"Một vấn đề đang hiện hữu, các cơ quan hoạch định chính sách tài chính đang phải xử lý phần hụt thu ngân sách trong lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Đây là nguồn thu quan trọng đóng góp cho phát triển đất nước", ông Ruệ phát biểu.
Ngoài ra, theo ông Ruệ, để bảo vệ sản xuất trong nước, cần có những rào cản kỹ thuật hoặc những rào cản WTO không cấm để bảo vệ thị trường, các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều FTA đa phương và song phương, tuy không có cam kết mở cửa thị trường về cơ chế chính sách nhưng các dòng thuế nhập khẩu đã giảm sâu và mức độ giảm khác nhau giữa các đối tác, đặc biệt nhất là Asean xăng giảm thuế nhập khẩu xuống 20%, dầu 0% trong khi đó FTA Việt Nam – Hàn Quốc thuế nhập khẩu xăng xuống 10%, dầu 5%, đi đến loại trừ các dòng thuế nhập khẩu là nội dung cơ bản của mở cửa thị trường.
Phương Dung

BỘ CÔNG THƯƠNG " BẬT MÝ": CÓ THỜI TRỊNH XUÂN THANH Ở THỔ NHĨ KỲ ?

Bao giờ dẫn độ được Trịnh Xuân Thanh?

Dân trí Trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV sẽ khai mạc vào ngày 22/5 tới, trong các cuộc tiếp xúc cử tri của các đoàn đại biểu Quốc hội, một câu hỏi được nhiều cử tri tiếp tục được đặt ra: Bao giờ bắt giữ, dẫn độ được các nghi can trong các vụ việc có dấu hiệu làm trái tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy...về nước?
 >> Phong toả biệt thự triệu đô trên đỉnh Tam Đảo liên quan đến Trịnh Xuân Thanh
 >> Bất thường thương vụ "biệt phủ" triệu đô liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh
 >> Thông tin thêm về vụ bắt 2 "cánh hẩu" của Trịnh Xuân Thanh


Hiện ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đang nằm trong danh sách bị truy nã quốc tế. Ảnh: CAND
Hiện ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đang nằm trong danh sách bị truy nã quốc tế. Ảnh: CAND
Cụ thể, tại cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tại đơn vị bầu cử số 1 (quận Ba Đình), cử tri Trần Viết Hoàn (Vĩnh Phúc, Ba Đình) nêu câu hỏi: "Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Trung Dũng khi phát hiện vi phạm đã bỏ trốn ra nước ngoài. Vậy liệu có người nào đó đã bố trí cho họ bỏ trốn không?. Chúng tôi rất muốn biết là đến giờ đã bắt được những người nay chưa?"
Mặc dù tại cuộc họp này, câu hỏi trên chưa được trả lời cụ thể nhưng thực tế, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn đang tích cực điều tra mở rộng các vụ án kinh tế liên quan đến các đối tượng trên. Trong một động thái mới nhất, ông Đỗ Văn Hồng, nguyên Tổng giám đốc Công ty PVC-Kinh Bắc (trước đây thuộc PVC)- một nghi can được cho là có liên quan đến nghi an Trịnh Xuân Thanh cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Đáng chú ý, ông Hồng cũng là người tổ chức, bán khu đất trên 3400 m2 trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh đứng tên là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty để xây dựng tại đây một biệt thự lớn. Sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, biệt thự này có dấu hiệu được rao bán để tẩu tán tài sản nhưng hiện đã bị đình chỉ, phong toả giao dịch.
Trao đổi với Dân trí, một cán bộ lãnh đạo của Bộ Công Thương cho biết, hiện Bộ này cũng không nắm rõ ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn theo con đường nào. "Chúng tôi được biết, có thời điểm, ông Thanh còn ở Thổ Nhĩ Kỳ", ông này cho biết.
Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật tích cực điều tra, khởi tố 11 bị can về các tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVC. Trong đó riêng Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố về cả 2 tội.
Trong thông báo sau cuộc họp này cũng đã nêu ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư: “Tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC; truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án”.
Tuy nhiên, cũng có một số thông tin cho rằng, ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn sang Đức. Về điều này, một cựu cán bộ ngoại giao cho Dân trí biết, nếu ông Thanh trốn sang Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức đã có hiệp định về tương trợ tư pháp với Việt Nam nhưng Hiệp định này hiện không còn hiệu lực. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, "Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, không cần hiệp định".
Các nghi vấn về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh trong thời kỳ ông này làm Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), gây thua lỗ trên 3500 tỷ đồng được đặt ra đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh. Từ vụ việc này, cơ quan chức năng, báo chí đi sâu hơn về thời kỳ ông này làm quản lý ở PVC, được luân chuyển và liên tục được bổ nhiệm, luân chuyển lên các chức vụ cao ở Bộ Công Thương rồi về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Các nghi can khác hiện cũng đang bị truy nã như Vũ Đình Duy - nguyên thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), nguyên Tổng giám đốc PVTex và ông Lê Trung Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc PV Power- trước đó là Phó Tổng giám đốc PVC cũng chưa rõ tung tích.
Hà Nguyễn

CẢ 2 THÔNG CÁO CHUNG GIỮA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TRẦN ĐẠI QUANG KÝ VỚI ÔNG TẬP VỀ BIỂN ĐÔNG ĐỀU KHÔNG NHẮC TỚI UNCLOS-CÔNG ƯỚC LHQ VỀ LUẬT BIỂN; CHỈ NHẮC TỚI 2 CAM KẾT KHÔNG MANG GIÁ TRỊ PHÁP LÝ MÀ CHỈ LÀ CAM KẾT ỨNG XỬ KHU VỰC DOC VÀ COC ( chưa ký)

Thong cao chung sau chuyen tham TQ cua TBT Nguyen Phu Trong hinh anh 1

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
(Thông cáo chung sau chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng
·         13:33 15/01/2017-http://news.zing.vn/thong-cao-chung-sau-chuyen-tham-tq-cua-tbt-nguyen-phu-trong-post713811.html)

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/5. Ảnh: Reuters.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
|

(Việt, Trung ra thông cáo chung, nhất trí kiểm soát bất đồng trên biển15/5/2017 | 19:46 GMT+7-http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-trung-ra-thong-cao-chung-nhat-tri-kiem-soat-bat-dong-tren-bien-3585250.html )

Việt Nam đề xuất các nguyên tắc trong 'Vành đai và Con đường'

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng khi đề xuất các nguyên tắc thực hiện sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

viet-nam-de-xuat-cac-nguyen-tac-trong-vanh-dai-va-con-duong
Chủ tịch nước Việt Nam dự Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh hôm qua. Ảnh:TTXVN
Lãnh đạo Việt Nam hôm qua nhấn mạnh hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến mà Trung Quốc đưa ra cần dựa trên nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, tự nguyện, minh bạch, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu khi tham dự Hội nghị bàn tròn các lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm chủ tọa, với sự tham dự của các nguyên thủ 29 quốc gia.
Theo Chủ tịch nước Việt Nam, các nước cần chú trọng tới hợp tác tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế, gắn với Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về phát triển bền vững, với các khuôn khổ hợp tác khu vực, toàn cầu hiện có; ưu tiên các dự án thiết thực, xuất phát từ nhu cầu phát triển của các quốc gia, khu vực.
Để có một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đồng bộ giữa các quốc gia và khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng các định chế quốc tế có thể đóng góp tốt vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng thể thực trạng kết nối giữa các khu vực trên thế giới, từ đó xác định những điểm trọng yếu tập trung nguồn vốn đầu tư.
Về phía các nước tham dự diễn đàn, các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác trên cơ sở tham vấn.
Khánh Lynh

NGUYỄN TRẦN BẠT COI CHUYỂN NỀN KIN TẾ VIỆT VỀ VẠCH XUẤT PHÁT TRƯỚC KHI CÓ CHẾ ĐỘ CS LÀ...CUỘC CẢI CÁCH KHÔNG LỒ

Ông Nguyễn Trần Bạt: Phát triển kinh tế tư nhân là cuộc cải cách khổng lồ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt cho rằng, nhà nước phải làm mọi cách để đảm bảo bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân.

- Hội nghị Trung ương 5 vừa phát đi thông điệp về phát triển kinh tế tư nhân. Ông nghĩ sao về chuyển động này?
Các nghị quyết được ban hành tại Hội nghị Trung ương 5 gồm: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; "Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước"; "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
- Trong quá khứ, đã có lúc nhiều người sai lầm trong việc nhìn nhận về kinh tế tư nhân, nhưng rất may là xã hội đã nhận ra và đang trong quá trình đúng dần lên của các quan điểm kinh tế.
Kinh tế tư nhân là công cụ để giúp con người hình thành kế hoạch kinh doanh của mình. Nó động viên, khai mở năng lực và làm bật dậy tất cả tính năng động của họ. Tất cả các mức độ phát triển khác nhau của khu vực này làm nở rộ những khát vọng làm ăn và đó chính là động lực của sự phát triển kinh tế. Con người ngủ gà, ngủ gật không muốn làm gì thì không có động lực.
Bây giờ mọi người hay nói đến nhà nước kiến tạo nhưng chưa ai nói cụ thể. Khôi phục và xây dựng các điều kiện để cho kinh tế tư nhân phát triển một cách lành mạnh, là một trong những biểu hiện cơ bản nhất trong hoạt động kiến tạo của nhà nước.
ong-nguyen-tran-bat-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-la-cuoc-cai-cach-khong-lo
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt. Ảnh: V.V.T
- Vấn đề mấu chốt để phát triển kinh tế tư nhân hiện nay là gì, thưa ông?
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một không gian chính trị, phải xây dựng thể chế để mọi thành phần kinh tế, bao gồm khu vực tư nhân, phát triển được trong không gian ấy. Và đó phải là một không gian tập hợp các lực lượng mạnh nhất của khu vực kinh tế tư nhân, để các đại công ty đồng hành phục vụ chương trình phát triển kinh tế chung.
Muốn vậy, nhà nước cần thiết sửa chữa, xây dựng các tiêu chuẩn của thể chế kinh tế để lôi cuốn con người vào thực tế kinh doanh, đồng thời tiếp tục cải cách chính trị để duy trì tính ổn định trong cảm hứng sản xuất và kinh doanh của xã hội. Nghĩa là kinh tế tư nhân phải được đảm bảo các điều kiện và khẳng định về mặt chính trị.
Đây sẽ là công cuộc cải cách xã hội khổng lồ, nó xác lập địa vị hoạt động kinh tế cho mỗi người dân và đổi mới cách nhìn nhận giá trị của các khu vực khác nhau. Mỗi lần đổi mới là thêm khó khăn cho các nhà quản lý, vì họ phải đối mặt với một xã hội khó quản lý hơn, đòi hỏi nhiều hơn về quyền. Chúng ta không có con đường nào khác.
- Các tiêu chuẩn của thể chế mà ông vừa đề cập, cụ thể là vấn đề gì ?
- Đến chào hàng và bán hàng ở thị trường là nhiệm vụ của giới kinh doanh, còn làm cho cái chợ ấy sạch sẽ, nghiêm túc, minh bạch là công việc của nhà nước. Tôi nghĩ nhà nước phải làm bằng mọi cách để đảm bảo sự bình đẳng tiếp cận tất cả nguồn tài nguyên, nguồn quyền lực và nguồn tín dụng của các doanh nghiệp. Nếu không thì đấy vẫn là một cái chợ đặc quyền.
Khu vực tư nhân mà dính dáng đến cái chợ đặc quyền thì khó chữa hơn nhiều so với khu vực nhà nước. Khu vực nhà nước thì Đảng có thể ra chỉ thị đối với đảng đoàn trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, chấn chỉnh đạo đức kinh doanh trong một tập đoàn thì Đảng có thể can thiệp được, nhưng Đảng không thể ra nghị quyết cho tiểu thương ở chợ Đồng Xuân được.
Những tác động vào thị trường phải đi qua trật tự hành chính. Không xác lập được độ minh bạch, sạch sẽ của của khu vực hành chính thì không có cách gì xây dựng thị trường tốt được. Đấy là công việc mà hằng ngày, những người có trách nhiệm phải suy nghĩ.
ong-nguyen-tran-bat-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-la-cuoc-cai-cach-khong-lo-1
Ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng "phát triển kinh tế tư nhân là cuộc cải cách khổng lồ". Ảnh minh hoạ: VIR
"Các tập đoàn lợi ích bẻ gãy mặt tích cực của chính sách"
- Trong khi nói đến phát triển kinh tế tư nhân, ông có suy nghĩ như thế nào về các mặt hạn chế của nó?
Cả tư nhân và quốc doanh đều sử dụng nguồn lực từ xã hội. Ở đâu dùng có hiệu quả thì ở đấy tích cực chứ không phải cứ tư nhân là sẽ sử dụng tích cực. Bát súp của tư nhân hay của nhà nước đều múc trong một cái nồi, đó là dự trữ tài chính của xã hội.
BOT giao thông phát triển đường xá, đó là mặt tích cực. Nhưng dư luận cũng nói đến các trạm thu phí mọc lên trên những tuyến đường được tráng lớp nhựa mới. Như vậy, chỉ cần thay áo là tuyến đường đã trở thành một dự án mới. Nếu không cảnh giác, người ta có thể chuyển từ sự ăn cắp dưới hình thức tham nhũng thành cướp đoạt công khai có bảo hộ của pháp luật. Khi đó chúng ta sẽ học được bài học lớn là chống tham nhũng trong khu vực tư nhân khó hơn nhiều so với ở khu vực nhà nước.  
Nếu để các tập đoàn hình thành một cách không rõ ràng và không lành mạnh, đất nước sẽ có một khu vực tư nhân nhiều mảng tối. Nó sẽ trở thành sự trộn lẫn giữa quyền lực chính trị và các lợi ích kinh tế không lành mạnh. Những tập đoàn tư nhân theo kiểu ấy dần dần sẽ biến xã hội thành chỗ kiếm tiền bất chính chứ không phải xã hội là đối tượng phục vụ của nó.
Truyền thông vẫn dùng từ doanh nghiệp "sân sau", nhưng hiện tượng gần đây cho thấy một số trường hợp đang trở thành "sân trước", thành "đại lộ" của các nhóm lợi ích hiểu theo nghĩa tiêu cực. Các tập đoàn lợi ích bẻ gãy mặt tích cực của chính sách, vì vậy không chống tham nhũng thì không thể nào phát triển, không thể nào xây dựng đất nước.
- Như ông nói ở trên là trong khu vực kinh tế tư nhân đã hình thành một số tập đoàn lớn. Tuy nhiên, giáo sư Trần Văn Thọ từ Nhật Bản cho hay là 8/10 người giàu tại đây thành công nhờ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, chứ không chỉ dựa vào bất động sản. Ông chia sẻ như thế nào về xu hướng ngược lại ở Việt Nam?
- Phần lớn sự giàu lên của người Việt là nhờ đất đai, nhưng cũng không thể đem câu chuyện này ra so với các nước phát triển như Nhật Bản được. Nhiều người thắc mắc tại sao không kinh doanh các sản phẩm như robot? Việt Nam làm gì có những nhà khoa học như thế? Ở đây chưa có văn hóa đầu tư vào khoa học. Hệ thống quản lý chưa đủ năng lực để có thể bảo hộ các sáng chế cỡ như thế.
Trong khi Việt Nam chưa kịp công nghiệp hóa thì nền công nghiệp thế giới đã hoàn chỉnh và đang bước sang giai đoạn phát triển mới, không dễ để một nước đi sau tìm được không gian nho nhỏ nào đó để chen chân. Người Việt hô hào một cái là sẵn sàng đổ xô đi học kinh tế, học tài chính ngân hàng. Ai cũng có thể làm nhà tài chính được, nhưng làm công nghiệp thì hầu như không có.
Võ Văn Thành