Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Thúc đẩy thương mại với Trung Quốc lên 100 tỷ USD; Những thách thức trong Quan hệ Kinh tế Việt Trung

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Thúc đẩy thương mại với Trung Quốc lên 100 tỷ USD

Tại Toạ đàm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định mục tiêu sớm nâng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương lên 100 tỷ USD theo hướng cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

Việt Nam mong nhận thêm các dòng đầu tư mới
Trước khoảng 500 đại diện doanh nghiệp 2 nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đề cập tới triển vọng hợp tác trong thời gian tới và nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Trong đó, mong muốn 2 nước tiếp tục phát huy những thành quả hợp tác đã đạt được, tiến tới xây dựng những giải pháp chiến lược dài hạn, tối đa hoá thế mạnh mỗi nước và cùng tham gia sâu trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Việt Nam hoan nghênh và mong muốn tiếp nhận thêm các dòng đầu tư mới từ Trung Quốc, nhất là các dự án có hàm lượng công nghệ cao, tiêu biểu cho sự phát triển của Trung Quốc”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng cho biết Việt Nam có nhu cầu ưu tiên phát triển các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ khí, điện tử, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, dù hoanh nghênh và mong muốn đầu tư, hợp tác, nhưng Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh yêu cầu các nhà đầu tư Trung Quốc phải chú trọng bảo vệ môi trường, quan tâm lợi ích của người lao động và tích cực hơn trong các hoạt động an sinh xã hội tại Việt Nam.
Mục tiêu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương lên 100 tỷ USD
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết trong những năm qua, Trung Quốc luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Cụ thể, trong năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt gần 72 tỷ USD. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đặt mục tiêu sớm nâng mức này lên 100 tỷ USD theo hướng cân bằng cán cân thương mại.
“Chúng tôi mong các sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản đã qua chế biến; hàng điện tử, tiêu dùng của Việt nam tiếp cận dễ dàng hơn nữa với thị trường giàu tiềm năng Trung Quốc. Đồng thời, tạo điều kiện để các sản phẩm linh kiện đầu vào phục vụ sản xuất cũng như hàng tiêu dùng Trung Quốc tiếp cận thị trường Việt Nam với sức mua ngày càng tăng”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cho biết sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp nước này mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, cam kết hỗ trợ mạnh mẽ để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang thị trường Trung Quốc, thúc đẩy để 2 bên cùng kết nối phát triển, cân bằng cán cân thương mại.
Trong khuôn khổ tọa đàm, doanh nghiệp hai nước đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phân phối sữa, thành lập Công ty Liên doanh Giống và Liên doanh thương mại Nông sản, Sản xuất xi măng, Du lịch.
Nam Dương
Theo Trí thức trẻ

(Bạn đọc) - Chuyến đi vừa rồi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang Trung Quốc tham dự diễn đàn hợp tác “Vành đai và Con đường” mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, trong đó có việc tái cân bằng quan hệ chiến lược với các nước lớn.

Chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 11-15/5/2017 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã góp phần không nhỏ trong việc tái cân bằng quan hệ chiến lược với các nước lớn và nâng cao vị thế của Việt Nam.
Chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 11-15/5/2017 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã góp phần không nhỏ trong việc tái cân bằng quan hệ chiến lược với các nước lớn và nâng cao vị thế của Việt Nam.
Mặc dầu Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại nhiều khúc mắc về lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc Việt Nam), nhưng trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm qua, với kim ngạch trao đổi song phương hứa hẹn sẽ đạt mốc 100 tỷ USD qua cuộc gặp cấp cao giữa hai nguyên thủ. Lý giải cho điều này: Trung Quốc nằm ngay cạnh Việt Nam, thông thương thuận lợi, là một thị trường lớn đông dân nhất thế giới, lại có nhiều mối liên hệ mang tính văn hóa lịch sử với Việt Nam, do đó việc làm ăn buôn bán với Trung Quốc là một điều tất yếu không thể tránh khỏi, việc đóng cửa là không khả thi. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng phát biểu trước cử tri về mối quan hệ với Trung Quốc: “Đấu tranh vì chủ quyền phải tiếp tục nhưng làm ăn thì vẫn bình thường”.
Thiết nghĩ, thay vì cổ xúy tinh thần dân tộc cực đoan (extreme nationalism) và tâm lý bài Trung Quốc (anti China) một cách thái quá, Việt Nam cần nỗ lực nâng tầm vị thế, tạo tiếng nói có sức nặng trên trường quốc tế, trong đó có mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Chúng ta nhất thiết phải phát triển nhanh và mạnh hơn, sớm trở thành một cường quốc bậc trung (middle power) trong khu vực. Để làm được điều đó, chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại chính mình, hiểu thời cuộc, trong đó rút ra bài học từ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, để từ đó ý thức được cơ hội lẫn nguy cơ và có chiến lược phát triển ứng phó sao cho phù hợp.
Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda (Nhật Bản) đã chỉ ra một số nguy cơ mà chúng ta không thể không tính tới trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Thứ nhất, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước ngày càng lớn nhưng cơ cấu trao đổi lại phát triển theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam. Tỷ lệ nhập siêu của chúng ta đối với Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng và bộc lộ những tính chất của một mối quan hệ buôn bán giữa một nước chưa phát triển và một nước đã phát triển.
Thứ hai, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, tới nay ước đạt 11,9 tỷ USD nhưng con số chính thức có thể còn cao hơn nhiều (vì luồng tiền từ Singapore, Hongkong, hay các thiên đường thuế như Cayman hoặc British Virgin Islands, vv. rất có thể là vốn của các doanh nhân Trung Quốc) Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, việc Trung Quốc tăng vốn đầu tư cũng sẽ gây bất lợi, làm yếu tiếng nói của chúng ta khi đàm phán. Đáng quan ngại hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư thường mua hoặc thuê đất dài hạn (có thể lên tới 50 hay thậm chí 70 năm như Formosa) và họ thường tìm cách tiếp cận những vị trí hiểm yếu, nhạy cảm về an ninh quốc phòng tại rừng núi hay ven biển.
Thứ ba, các công ty xây dựng Trung Quốc đang trúng thầu khá nhiều các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam. Vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc và coi là một hiện tượng bất bình thường. Mặc dầu một trong những tiêu chí quan trọng của chúng ta khi mời thầu là giá rẻ, nhưng trên thực tế các dự án của Trung Quốc sau khi thắng thầu lại thường phải điều chỉnh giá và thương lượng nhiều lần. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều dự án do Trung Quốc thực hiện, thời gian và chất lượng không đúng như cam kết, nhiều công trình mới xây xong đã hỏng hóc hoặc xuống cấp. Tiêu biểu như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, liên tục bị đội vốn, chậm tiến độ, vi phạm an toàn lao động dẫn tới tai nạn, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân Thủ đô Hà Nội.
Thứ tư, việc nhân công Trung Quốc (đa phần là đàn ông) đang sống tràn lan trên các tỉnh thành của Việt Nam, lập các khu phố riêng biệt, kết hôn và sinh con đẻ cái với phụ nữ Việt cũng là một vấn đề gây rất nhiều nhức nhối. Thiết nghĩ chúng ta cần có biện pháp quản lý cho hiệu quả. Giáo sư Thọ cho biết: “Thông thường, trong những dự án FDI hay dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu thực hiện, người nước ngoài chỉ có thể nắm giữ những vị trí mà người trong nước không đảm nhận được (như những kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên viên quản lý cao cấp) và sau một thời gian nhất định, những chức vụ ấy cũng phải lần lượt chuyển giao cho người bản xứ”.
Nghiêm trọng hơn, giáo sư cảnh báo: Việt Nam đang thiếu hẳn một tầm nhìn kinh tế chiến lược trong quan hệ với một nước láng giềng khổng lồ đang trỗi dậy mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn 30 năm, Trung Quốc đã vươn lên trở thành công xưởng của thế giới, trong khi Việt Nam lại không chủ động để có chiến lược phát triển tương xứng dẫn tới việc bị cuốn vào quỹ đạo của làn sóng Công nghiệp từ phương Bắc là điều hiển nhiên. Rất nhiều ngành công nghiệp của chúng ta như luyện kim, cơ khí, vv. bị sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc bóp chết. Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc, đang có nguy cơ trở thành vệ tinh trong quỹ đạo Trung Quốc theo lý thuyết địa kinh tế (geo-economics) khi Quảng Đông, Đông Hưng, Phòng Thành, Nam Ninh, vv. ở phía bên kia đang phát triển quá nhanh chóng, bỏ xa các địa phương của chúng ta.
Trước nguy cơ lệ thuộc có thể hiện hữu, cả lãnh đạo và người dân của chúng ta cần có ý thức độc lập tự chủ (tự chủ kinh tế đi liền với độc lập chủ quyền) và tìm mọi cách khắc phục lực “hấp dẫn” từ phía Trung Quốc. Chúng ta có thể nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc trước làn sóng công nghiệp của người khổng lồ Nhật Bản sau Thế chiến thứ Hai. Bằng tinh thần học hỏi (tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ chính các đối thủ Nhật Bản), bằng tinh thần tự tôn dân tộc, tự lực tự cường, các doanh nghiệp Hàn Quốc không những không bị Nhật Bản đè bẹp, trái lại còn vươn lên mạnh mẽ sau khủng hoảng, cạnh tranh sòng phẳng và thậm chí vượt qua những niềm tự hào một thời của Nhật Bản (hiện nay cả Sony, Panasonic, Toshiba, Sharp… đều đang tỏ ra hụt hơi trước Samsung, LG)
Về hợp tác đầu tư, chúng ta cần nghiêm túc chỉnh đốn ngay các mối quan hệ với các đối tác Trung Quốc, áp dụng những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy định pháp lý ở mức cao hẳn để loại bỏ những đối tác, những dự án đầu tư kém chất lượng, gây hậu quả xấu tới môi trường và xã hội Việt Nam.
Trong dài hạn, Việt Nam cần phải phát triển theo hướng bền vững, sớm trở thành một nước giàu mạnh, tiến bộ, và văn minh theo những chuẩn mực phổ quát của nhân loại (hiện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chúng ta đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan, vv.) Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần thực hiện hòa hợp hòa giải, đoàn kết dân tộc (chủ yếu là vấn đề ly tán lòng người sau chiến tranh Việt Nam), có chính sách trọng dụng nhân tài phù hợp, có vậy mới động viên được các nguồn lực, nhất là nguồn chất xám vô cùng quý gía của một lực lượng đông đảo những trí thức Việt Nam tại hải ngoại (ước tính lên tới vài trăm ngàn)
Cuối cùng và quan trọng nhất, như giáo sư Thọ đề nghị, Việt Nam nên xây dựng một nền chính trị tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn và nhân văn hơn của Trung Quốc nhằm đạt được chất lượng phát triển tốt hơn, sức mạnh mềm (nói theo giáo sư Joseph Nye) vượt hơn hẳn Trung Quốc. Có như vậy, chúng ta mới nhận được sự coi trọng, kính nể và hợp tác chân thành từ cộng đồng các quốc gia đã phát triển, văn minh tiến bộ như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Chính những giá trị này sẽ kết hợp lại để tạo nên sức đề kháng mạnh mẽ nhất trước sự trỗi dậy “không hòa bình” của gã khổng lồ phương Bắc.
CTV Hải Đăng
http://nguyentandung.org/nhung-thach-thuc-trong-quan-he-kinh-te-viet-trung.html
TỪ KHÓA

TRANG TRUONGTANSANG.NET VÀ NGUYENTHIENNHAN.NET TỐ " OSIN" LÀ NGƯỜI CỦA TÌNH BÁO HOA NAM

(Xã hội) - Xưa nay vẫn tưởng Huy Đức (FB Trương Huy San) là một nhà báo “lão luyện”, một nhà văn và nhà phản biện trung lập, dùng ngòi bút để phục vụ cho mục đích tối thượng là phản ánh sự thật và lợi ích của nhân dân, nhưng hóa ra đã lầm! Đến giờ phút này, có thể khẳng định Huy Đức chỉ là một kẻ cơ hội, chuyên dùng ngòi bút ma quỷ của mình để theo đuổi lợi ích cá nhân chứ không hề xứng đáng với những gì mọi người vẫn ưu ái gọi ông – NHÀ BÁO. Hãy xem bộ mặt thật của Huy Đức sau lớp mặt nạ đạo đức mà y cố tình che đậy bấy lâu nay?
Như chúng ta đã biết, bài viết ngày 16/11/2015 của trên trang FB Trương Huy San có nội dung xoay quanh tình hình chính trị Campuchia hiện nay. Huy Đức đã cố sức bênh vực cho Sam Rainsy và tấn công Hunsen (để yêu cầu Hunsen nhường ngôi cho Sam Rainsy chăng?). Nếu chăm chỉ theo dõi thời sự, chúng ta không ai lạ gì các hành động chống phá Việt Nam điên cuồng; thậm chí sẵn sàng nhượng chủ quyền đất nước vào tay Trung Quốc để đạt được mục tiêu nắm quyền của Sam Rainsy. Thế thì liệu an ninh lãnh thổ Việt Nam sẽ như thế nào nếu ông Hunsen thực sự nhường ngôi cho Sam Rainsy như “lời khuyên” của tác giả bài viết?
Tôi tự hỏi, bây giờ gọi Huy Đức là gì mới chính xác? Nhà báo? Thợ viết? hay đơn giản là “người viết thuê” chăng?
Đằng sau lớp mặt nạ đạo đức của Huy Đức là gì?
Chỉ với hành động đả kích ông Hunsen (chính khách luôn có chủ trương đối ngoại quốc phòng trong hòa bình và có lợi đối với Việt Nam) và công khai ủng hộ một kẻ luôn dựa dẫm Trung Quốc, bán nước cầu vinh như Sam Rainsy thì cũng đủ để xem lại tư cách và đạo đức của Huy Đức.
Cách đây khá lâu, status ngày 27/10/2014 trên FB Trương Huy San đã thể hiện rõ tư tưởng ủng hộ người Trung Quốc xây miếu thờ tại cảng Vũng Áng và phê phán chính quyền tỉnh Hà Tĩnh như sau: “Ta cho họ xây một nơi thờ tự một cách minh bạch là đàng hoàng xác lập chủ quyền của ta ngay trên chính phần đất mà họ đang sử dụng. Lẽ ra chính quyền Hà Tĩnh nên cấp phép xây dựng miếu thờ trong khu công nghiệp Vũng Áng’’.
HUYDUC-CONGSAN-VUNGANH-FORMOSA1
HUYDUC-CONGSAN-VUNGANH-FORMOSA2-600x477
Status của Huy Đức vấp phải rất nhiều sự chỉ trích của những người bạn của y trên FB về động cơ và đạo đức của y
Xin hỏi: Phần đất nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì hà cớ gì phải “đàng hoàng xác lập chủ quyền”? Chả lẽ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có người lao động Trung Quốc thì nên cho họ xây dựng chùa chiền thờ tự để “xác lập chủ quyền” sao? Không biết là Huy Đức là người Việt Nam hay người Trung Quốc?
Nếu bấy nhiêu chưa đủ để chúng ta hoài nghi đạo đức của Huy Đức, thì đây: trong một status ngày 07/01/2016, Osin Huy Đức đã share lại bài báo viết về nợ công Việt Nam ngày 21/7/2015 – cách đó đã gần 6 tháng. Chắc chắn Huy Đức sẽ không hành động “vô thưởng vô phạt” như vậy. Mục đích của y là gì?
Để hiểu rõ, hãy xem nhận định của nhà báo Trần Huỳnh Duy Thức trong lá thư 47A gởi cho cha anh ấy ngày 13/8/2015: “Thật khó mà tin là Chóp bu TQ không tận dụng cơ hội này để làm bẩn dòng chảy của VN hội nhập với Dòng chảy của thời đại. Mà điều này thì chắc chắn không chỉ dừng lại ở tác động kinh tế”“Phá đường lối đổi mới chính trị của VN là điều mà Tập Cận Bình muốn làm cho bằng được. Liên tục thời gian qua ông ta thất bại nhiều lần bằng đủ chiêu trò. Lần này có lẽ TQ sẽ kích vào vấn đề nợ công của VN”. Và Huy Đức đã tự biến mình thành “con cờ”, một “Osin” đúng nghĩa phục vụ cho ông chủ phương Bắc.
Vì lợi ích cá nhân, Huy Đức sẵn sàng bán rẻ ngòi bút của mình. Giờ đây, anh không còn là NHÀ BÁO nữa, mà chỉ là một TAY VIẾT THUÊ
Vì lợi ích cá nhân, Huy Đức tự biến mình thành “osin” của tình báo Hoa Nam, bất chấp trở thành một “tên phản quốc”
Chưa dừng lại ở đó, bài viết “Bộ tứ” đăng tải ngày 06/01/2016 mới thật sự khiến lớp mặt nạ “trí thức” bấy lâu của Huy Đức rơi xuống, lộ rõ bộ mặt của một kẻ “bán nước cầu vinh”. Chỉ riêng câu phóng tác “Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng” đã cho thấy mục đích thật sự của ông.
Trước tiên, xin hỏi đó là những “kết luận” và “nguyên tắc ứng xử” gì, Huy Đức từ đâu có thể biết những thông tin này nếu không phải là tình báo Hoa Nam? Nhưng không ai có thể quên, ba tuần sau khi giàn khoan 981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam, tại hội nghị thượng đỉnh Shangri-la diễn ra cuối tháng 05/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ quan điểm khi tuyên bố “Không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông”. Chính anh mới hôm nào cũng từng ca ngợi: “Thưa Thủ tướng, ông đã cùng bước, cùng dùng một ngôn ngữ sục sôi với người dân Việt Nam. Ông đã đi một đoạn đường khá xa. Đừng quay lại vì phía sau là dân chúng”. Thế mà bây giờ vì mải mê tấn công theo lệnh mà anh quên rồi chăng???
Trò hề được Huy Đức đẩy lên cao trào như sau: “Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động “cường quyền” đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả”. Tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải “đôi co” một nữ quân nhân? Thay vào đó, Thủ tướng đã có câu trả lời cực kỳ khôn ngoan và chừng mực “những diễn biến gần đây trên thực tế mọi người có mặt tại đây đều đã biết là nước nào, tôi xin không nhắc lạ”, khiến nữ quân nhân buộc phải im lặng.
Quả là không khó để nhận ra bộ mặt thật của Huy Đức – một nhà báo ủng hộ Trung Quốc và sử dụng “ngòi bút ma quỷ” của mình để tấn công chính trị, hạ uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – nhà lãnh đạo được xem là cứng rắn và quyết liệt nhất trước những hành động khiêu khích và xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông – cái gai cần nhổ trong con mắt Tập Cận Bình và tình báo Hoa Nam, đồng thời dọn đường cho tình báo Trung Quốc can thiệp vào vấn đề nhân sự cấp cao trước đại hội của Đảng.
Khi chiếc mặt nạ rơi xuống, Huy Đức đã lộ rõ mưu đồ chính trị đen tối, trở thành một tên “OSIN” đúng nghĩa cho tình báo Hoa Nam – như tên blog y tự đặt cho mình. Chỉ tiếc là, lớp mặt nạ ấy rơi quá nhanh và quá lộ liễu. Bản lĩnh và ngòi bút tưởng-chừng-như-sắc-bén của anh cũng chỉ có vậy thôi sao? Anh đang tự đẩy bản thân vào đường cùng đấy, Huy Đức ạ!
(http://nguyenthiennhan.org/osin-cua-tinh-bao-hoa-nam.html)
Đúng là Osin!

Đúng là Osin!

Thời gian gần đây Trương Huy San (Osin Huy Đức) liên tục viết và đăng tải các bài mang màu sắc tấn công chính trị. Đặc biệt bài “Bộ tứ” của Huy Đức đã gây phản ứng phẫn nộ cho chính những người ủng hộ Huy Đức trước...
Huy Đức đã tự phá hỏng hình ảnh và giá trị ảo tưởng của mình bằng bài viết Bộ tứ

Huy Đức đã tự phá hỏng hình ảnh và giá trị ảo tưởng của mình bằng bài viết Bộ tứ

Dư luận hiện đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau về bài viết "Bộ tứ" của tác giả Huy Đức đăng tải trên trang cá nhân của mình. Hầu hết người đọc cảm thấy choáng khi...
Sự dối trá ghê tởm, hèn hạ của Osin Huy Đức

Sự dối trá ghê tởm, hèn hạ của Osin Huy Đức

Đề tài nhân sự chủ chốt về Tứ trụ luôn trở thành tâm điểm dư luận trong lúc này. Có không ít blogger, facebooker giở mọi thủ đoạn từ bịa đặt, bôi nhọ đến vu khống, hạ uy tín của vị lãnh đạo này...
Tại sao HUY ĐỨC lại có quan điểm ủng hộ người Trung Quốc?

Tại sao HUY ĐỨC lại có quan điểm ủng hộ người Trung Quốc?

Càng gần đến Đại hội XII, Huy Đức liên tục tung ra nhiều bài viết mang màu sắc tấn công chính trị nhằm phục vụ cho một ý đồ "nào đó". Theo dõi những bài viết trước, chúng ta có quyền...

20 năm qua, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ

Ngân sách quốc gia hiện nay đã hết dư địa, hoàn toàn không còn chỗ cho những dự án “ngàn tỷ” nằm đắp chiếu, hay cho hàng loạt tượng đài “vung tay quá trán,” và cho cả những dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro như mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.


b0874_khong_con_du_dia_ngan_sach
Chính phủ hiện nay đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: Để duy trì tăng trưởng thì không thể không đầu tư, nhưng càng đầu tư thì ngân sách càng thâm hụt và nợ công càng tăng. Ảnh: Minh Khuê/TBKTSG


















Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ.
Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.
Điều này cũng có nghĩa là để đầu tư phát triển buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.
Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ
Với sự năng nổ của ngành tài chính, tốc độ tăng thu ngân sách danh nghĩa của Việt Nam khá cao, trung bình 16% trong giai đoạn 2003-2015 (số liệu của 2014 và 2015 là ước tính), trong khi chỉ số giá tiêu dùng trung bình trong cùng giai đoạn chỉ là 8,8%.
Thế nhưng ngay cả với tốc độ tăng nhanh như thế mà ngân sách hiện nay cũng không đủ để bù đắp chi thường xuyên và trả nợ.
Như minh họa trong hình 1, trong giai đoạn 2003-2011, chênh lệch giữa một bên là thu ngân sách (gồm cả viện trợ) và bên kia là chi thường xuyên và trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và lãi) liên tục tăng.
26632_2_405
Hình 1.
Thế nhưng trạng thái này thay đổi đột ngột từ năm 2012: từ mức thặng dư khá lớn là 112.000 tỷ đồng, thu ngân sách bị hụt so với chi thường xuyên và trả nợ tới 14.000 tỷ đồng. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục và ước tính mức hụt của năm 2015 sẽ lên tới gần 100.000 tỷ đồng.
Khi thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên và trả nợ thì hệ quả tất yếu là để có ngân sách cho đầu tư phát triển, Chính phủ buộc phải đi vay.
Điều này có nghĩa là Chính phủ cứ đầu tư thêm đồng nào thì ngân sách sẽ thâm hụt thêm và nợ công sẽ tăng thêm đồng ấy.
Vì thế, Chính phủ hiện nay đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: Để duy trì tăng trưởng thì không thể không đầu tư, nhưng càng đầu tư thì ngân sách càng thâm hụt và nợ công càng tăng.
Tình thế này càng trở nên nghiêm trọng khi ngân sách thâm hụt ở mức rất cao (trung bình 5,3%) trong một thời gian rất dài (từ năm 2000-2015), và khi mức nợ công (nếu tính đúng, tính đủ) đã vượt trần 65% từ lâu rồi.
Nói tóm lại, tình trạng tài chính công hiện nay rất bấp bênh, vừa hết dư địa vừa chứa đựng nhiều bất trắc.
cac3c_3_405
Hình 2.
Chi thường xuyên tăng chóng mặt
Tại sao mức thiếu hụt của ngân sách so với chi thường xuyên và trả nợ ngày càng trở nên nghiêm trọng?
Nguyên nhân chắc chắn không phải do thu ngân sách kém vì như đã chỉ ra ở trên, tốc độ tăng thu ngân sách của Việt Nam khá cao.
Nguyên nhân cũng không hẳn đến từ việc trả nợ gốc và lãi, vì tốc độ tăng trả nợ danh nghĩa trong giai đoạn 2003-2015 là 15,8%, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng thu ngân sách.
Nguyên nhân chính của tình trạng ngân sách hụt hơi là do chi thường xuyên danh nghĩa tăng với tốc độ chóng mặt, trung bình lên tới 19,6% trong giai đoạn 2003-2015.
Với tốc độ tăng nhanh như thế này, tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách (không kể chi trả lãi nợ vay) đã tăng từ 57,4% vào năm 2003 lên đến 80% theo ước tính lần đầu của ngân sách 2015 (hình 2).
Đáng lưu ý là cho đến năm 2011, tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách vẫn chỉ là 52,3%, tức là thấp hơn đáng kể so với năm 2003. Thế nhưng chỉ trong vòng một năm, từ 2011-2012, tỷ lệ này tăng vọt lên 58,3% và vẫn tiếp tục tăng nhanh trong các năm sau đó.
Nếu nhìn vào hình 2, có thể có ý kiến cho rằng tỷ lệ chi thường xuyên thực ra tăng không quá cao, mà lý do có thể là các khoản chi chuyển nguồn đang được “tạm tính” trong thành phần của chi thường xuyên. Điều này hoàn toàn có thể, song cần nhớ hai điều.
Thứ nhất, tỷ lệ chi thường xuyên giảm từ 57,4% năm 2003 xuống đáy 49,3% năm 2009, song tăng liên tục lên tới 60,4% năm 2013 (là năm gần nhất có quyết toán ngân sách).
Thứ hai, tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư đã tăng liên tục từ mức 1,7 lần vào năm 2003 lên tới gần 3 lần vào năm 2013 và có thể lên tới 4 lần vào năm 2015.
Tựu trung lại, tất cả bằng chứng hiện nay đều cho thấy thu thường xuyên đang tăng rất nhanh trong năm năm trở lại đây, và đó là lý do chính khiến cho ngân sách hụt hơi và làm cho tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Chính phủ ngày càng trở nên trầm trọng.
Ngân sách quốc gia đang rơi vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến nỗi Bộ trưởng Tài chính phải thốt lên “mấy năm nay, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016 tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”.
Còn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cảm thán rằng với vẻn vẹn 45.000 tỷ đồng ngân sách còn lại sau khi trừ đi chi thường xuyên thì “không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả”.
Những cảnh báo như vậy là hết sức cần thiết, song cần thiết hơn là phải nhanh chóng thiết lập được kỷ luật ngân sách và cải thiện hiệu quả chi tiêu.
Ngân sách quốc gia hiện nay đã hết dư địa, hoàn toàn không còn chỗ cho những dự án “ngàn tỷ” nằm đắp chiếu, hay cho hàng loạt tượng đài “vung tay quá trán,” và cho cả những dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro như mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là điều không thể tránh khỏi.
Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright)
Thời báo KTSG
(*) Tựa bài do Tiếp Thị Thế Giới đặt lại
http://tiepthithegioi.vn/goc-nhin/ca-phe-sang/20-nam-qua-chua-bao-gio-buc-tranh-ngan-sach-xau-nhu-bay-gio/

Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh y án tử hình Đại tá Trần Dụ Châu?; Nhà thơ Đoàn Phú Tứ người tố giác vụ Trần Dụ Châu lúc chết không được Quốc hội cấp tiền mua quan tài và mai táng phí- nhà thơ Phùng Quán trực tiếp đề nghị nhưng không được

(Chính trị) - Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, xét lá đơn của tử tù, Bác Hồ chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?

Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên – Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Cục phó Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Công cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ) và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương đến dự.
Có 03 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” bị đưa ra trước vành móng ngựa.
Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa 1 gửi lên Hồ Chủ Tịch. Nội dung bức thư như sau: “Gần đây, Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em quân đội, Châu đã dùng quyền lực “ban phát” ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp (công quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội Châu ăn bớt 2 tấc vải xô, nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he.
Cháu (nhà thơ Đoàn Phú Tứ) và 1 Đoàn nhà văn đi thăm bộ đội vừa đi chiến đấu trở về, cháu đã khóc nấc lên khi thấy thương binh thiếu thuốc men, bông băng, hầu như hết chiến sỹ đều rách rưới, võ vàng (vì) đói rét, chỉ còn mắt với răng mà mùa đông rét buốt ở chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng. Cháu được Trần Dụ Châu mời dự tiệc cưới của cán bộ dưới quyền tổ chức ngay ở chiến khu (nhiều tờ báo viết ở phố Thanh Cù, xã Chấn Hưng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nơi đồng bào Thủ đô tản cư lên buôn bán khá sầm uất).
Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt, Trần Dụ Châu mặc quân phục Đại tá cưỡi ngựa hồng, súng lục “côn bát” đến dự.
Trần Dụ Châu ngạo mạn, mời nhà thơ (tức Đoàn Phú Tứ) đọc thơ mừng hôn lễ. Với lòng tự trọng của mình (đương kim là đại biểu Quốc hội) nhà thơ đã thẳng thắn, dũng cảm xuất khẩu thành thơ:
“Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay,
Được dọn bằng xương máu của các chiến sỹ.”
(Sau khi nhà thơ vừa dứt lời, một vệ sĩ của Châu đã tát vào mặt nhà thơ, quát to: “Nói láo” – Báo Công lý ngày 9/10/2009). Nhà thơ bỏ ra ngoài – và viết thư tố cáo lên Bác Hồ.
Hồ Chủ Tịch đã trao bức thư của nhà thơ cho Thiếu tướng Trần Tử Bình đang là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Người nói: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho Bác, Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau lòng”, rồi Bác giao cho Thiếu tướng chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.
Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên – Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân.
Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 02 đồng bọn của Châu, mỗi tên bị phạt án tù 10 năm.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
– Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa…
– Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
– Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
Báo Cứu quốc ngày 27/5/1950 đã đăng bài xã luận viết về vụ này một cách công khai để nhân dân biết, vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc… mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều…(?).
Đoàn thể (Đảng), Nhà nước, Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước đây vẫn là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay, coi đây là việc làm nhân đạo để củng cố niềm tin của quần chúng.
(Theo Reds)

Người khơi mào khui vụ tham nhũng Trần Dụ Châu


TP - Giờ qua Hồ Tây, qua cái chòi ngắm sóng nơi ở của nhà thơ Phùng Quán nay đã biến mất nhường chỗ cho những kiến trúc tân kỳ nhôm kính sáng loáng. Lại chút bâng khuâng một thuở với nhà thơ Phùng Quán. Ông như thứ biên niên sinh sắc khó có được ở thời buổi này.
Đoàn Phú Tứ.Đoàn Phú Tứ.
Tôi không được gặp được biết nhà thơ Đoàn Phú Tứ. Nhưng may đã có Phùng Quán.
...Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh...
Màu thời gian từng được ít nhất là 2 nhạc sĩ danh giá phổ nhạc: Nguyễn Xuân Khoát ( phổ năm 1942)  Phạm Duy  (phổ năm 1971)
Nhưng Đoàn Phú Tứ không chỉ để lại cho hậu thế Màu thời gian.

Ông là ĐBQH khóa I. 70 năm trước, Nam Định có 2 đơn vị bầu cử, tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định có 2 ĐBQH là cụ Nguyễn Văn Tố và Trần Huy Liệu. Nhưng tỉnh Nam Định có tới 15 ĐBQH trúng cử. Bên cạnh Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Văn Trân… có nhà thơ Đoàn Phú Tứ lúc này đã nổi danh trong thi đàn Xuân Thu nhã tập với Màu thời gian.
Trở lại câu chuyện của Phùng Quán khi kể về Đoàn Phú Tứ bao giờ ông cũng có chất giọng hào sảng lẫn ngậm ngùi. Nhà thơ Phùng Quán quen Đoàn Phú Tứ đã lâu. Thường lui tới bãi An Dương nơi Đoàn Phú Tứ sống chật vật khó khăn.
Cái đoạn khi thi sĩ Đoàn Phú Tứ mất. Nhà bần bách không có thứ gì bán ra đồng tiền. Thi sĩ Phùng Quán chợt nhớ ra Đoàn Phú Tứ là ĐBQH khóa I.
Phùng Quán thức suốt đêm nghĩ ngợi rồi quyết định viết một lá đơn.
Kính thưa đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội…
Kính thưa đồng chí, tôi xin báo với đồng chí một tin buồn, ông Đoàn Phú Tứ nhà thơ, nhà viết kịch, nhà dịch thuật và đồng thời là ĐBQH khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) thọ 80 tuổi đã từ trần ngày hôm qua. Họa đơn vô chí, vợ ông là bà Nguyễn Thị Khiêm vừa mất cách đây hai tháng…
Tiếp đó nhà thơ Phùng Quán liệt kê nhiều chi tiết về đời sống khốn khó của nguyên Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đoàn Phú Tứ và phần kết lá đơn có đoạn.
Nếu QH còn nhớ đến tình cũ nghĩa xưa thì xin ông một cỗ áo quan và chút tiền để mai táng. Mong đồng chí lưu tâm giải quyết. Hai giờ chiều mai (20/9/1989) gia đình sẽ đưa ông Đoàn Phú Tứ xuống nghĩa trang Văn Điển. Nay kính thư. Phùng Quán.
Bức thư được Phùng Quán đưa tận 53 Ngô Quyền trụ sở Quốc hội khi ấy.  Rồi không biết nghĩ ngợi thế nào, ông cũng không quên đem theo cuốn Tuổi thơ dữ dội mới xuất bản khi đó tặng ông Chủ tịch Quốc hội.
Người thường trực cơ quan tỏ vẻ ngạc nhiên ngó Phùng Quán bề ngoài như một ông già nhà quê cũ kỹ: Cụ ơi Chủ tịch Lê Quang Đạo với ông Vũ Mão bận đi công tác Hải Phòng rồi!…
Thất vọng lắm nhưng Phùng Quán cũng đưa bộ sách ra nhờ chuyển giúp… Bất đồ, người thường trực già sau khi coi tờ bìa cuốn sách đã bật kêu  Phùng Quán a? Răng độ ni già gớm rứa… Thì ra là người bạn cùng đơn vị bộ đội cũ… Trò chuyện một hồi, ông bạn mách cho Phùng Quán người cần gặp.
May mắn người đó là Tổng biên tập tờ Người đại biểu nhân dân. Ông biết thi sĩ Phùng Quán. Lát sau ông gọi thêm đồng chí Vụ trưởng Tài chính, Vụ Chính sách…
Bức thư gửi Chủ tịch Lê Quang Đạo được đọc to cho mọi người nghe.
Ông Vụ trưởng Chính sách hăng hái phải tra xem cái ông Đoàn Phú Tứ này có phải là ĐBQH Khóa I không…
Cuốn kỷ yếu Quốc hội được mang ra. Tra tới tra lui. Không có tên Đoàn Phú Tứ nào cả. Phùng Quán lạnh toát người. May mà kỷ yếu có phần phụ lục danh sách những đại biểu nghỉ nửa chừng. May quá Đoàn Phú Tứ đây rồi…
Ông Vụ Chính sách trầm ngâm đại ý, đúng là có. Nhưng ông Đoàn Phú Tứ đã nghỉ đại biểu từ năm 1951 nên Quốc hội không còn trách nhiệm gì về ông nên không thể cấp tiền mai táng được…
Vốn tính nhu mì nhưng không hiểu sao khi ấy Phùng Quán mặt đỏ gay. Tức giận bực bội, thất vọng có cả. Nhưng không to tiếng, mà chỉ hơi cao giọng khi sang sảng dẫn ra câu chuyện của ĐBQH kiêm thi sĩ Đoàn Phú Tứ. Chuyện cụ Tứ đã rất kiên cường dũng cảm vạch ra tội tham nhũng của đại tá Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu bằng lá đơn gửi lên Hồ Chủ tịch…
Câu chuyện về đám cưới xa hoa quá mức của đại tá Cục trưởng Trần Dụ Châu tổ chức cho thuộc hạ qua cung cách miêu tả sinh động của Phùng Quán hôm đó tại Văn phòng nhà Quốc hội 53 Ngô Quyền cuốn hút nhiều người nghe. Một số người đã biết loáng thoáng nhưng khi ấy mới được tường tận.
Mùa đông năm 1950,  Đoàn Phú Tứ ở chiến khu Việt Bắc.  Ông có chân trong tòa soạn tạp chí Văn nghệ, trong Ban chấp hành Đoàn Sân khấu Việt Nam.
Là nhà thơ, ông còn là ĐBQH khóa I. Ông cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đánh giặc trở về.  Tận mắt chứng kiến các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, và hầu hết chiến sĩ đều rách rưới, “võ vàng đói khát”, “chỉ còn mắt với răng”, mà mùa đông năm đó tiết trời chiến khu lạnh tới mức nước đóng băng… Ông trở về cơ quan chân ướt chân ráo thì nhận được thiệp mời của Trần Dụ Châu, đến dự lễ cưới ông ta đứng ra tổ chức cho cán bộ cấp dưới đặc biệt thân cận, phụ trách công tác vật tư, tên là Lê Sĩ Cửu.
Trần Dụ Châu? “Màn Trần Dụ Châu”, vì mỗi cái màn bị ăn cắp mất hai tấc vải, nên hễ ngồi lên là đầu đụng trần màn; “Áo mền trấn thủ Trần Dụ Châu” vì mỗi cái mền bị rút bông lót trong áo, trong mền và thay vào bằng bao tải… Hình ảnh chuyến thực tế úy lạo như đang váng vất, hiển hiện…
Đoàn Phú Tứ bước vào phòng cưới, cái hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy bạch lạp to bằng cổ tay. Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bê thui, rượu tây, cốc thuỷ tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân được mời từ khu 3 lên tấu nhạc réo rắt…
Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau là một vệ sĩ cao lớn, súng “côn bạt” đeo xệ bên hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường. Rượu vang đỏ rót đầy các cốc. Vị chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đỏ đắn, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mà hắn đỡ đầu, và trịnh trọng mời tân khách nâng cốc… trong tiếng nhạc xập xình. Nhìn thấy Đoàn Phú Tứ ngồi ở bàn đầu, ông ta liền tươi cười giới thiệu: “Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách của nhóm Xuân Thu nhã tập. Xin mời nhà thơ nổi tiếng lên đọc một bài thơ mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách”.
Đoàn Phú Tứ đứng lên, mắt đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn trước mắt… Ông bỗng thấy giận run, ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ một cho tất cả những người dự tiệc cưới đều nghe thấy: “Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay, một câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra”… Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: “Hoan hô Xuân Thu nhã tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ!” Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: Câu thơ đó như sau: “Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ! - “Láo”, Trần Dụ Châu mặt vụt tái nhợt quát to. Tiếp liền theo đó là vệ sĩ của ông ta xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ. Nhà thơ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, rồi nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt đĩnh đạc bước ra khỏi phòng cưới.
Người khơi mào khui vụ tham nhũng Trần Dụ Châu - ảnh 1
Bút tích Màu thời gian.
Ngay đêm hôm đó, nhà thơ, ĐBQH Đoàn Phú Tứ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ tịch, trình bày toàn bộ sự việc.
Một tuần sau, Tòa án quân sự được thiết lập cũng tại khu vực hội trường đó. Trần Dụ Châu bị điệu ra trước vành móng ngựa, cúi đầu nhận hết mọi tội lỗi, và lãnh án tử hình vì tội tham nhũng. Hồ Chủ tịch đã tự tay ký vào bản án tử hình.
Còn chú rể Lê Sĩ Cửu thì đã tự sát trong nhà tạm giam để khỏi phải phơi mặt trước vành móng ngựa.
… Thời điểm đó  có lẽ còn nhiều điều chưa thông thoáng đổi mới, nguyên tắc là nguyên tắc nên thi sĩ Phùng Quán đã trở về tay không. Không xin được áo quan lẫn tiền mai táng cho nhà thơ Đoàn Phú Tứ.  Tôi nhớ mồn một là nhà thơ Phùng Quán khi kể cứ nói đi nói lại là gia đình nhà thơ Đoàn Phú Tứ không hề nhờ Phùng Quán làm việc đó mà ông tự nguyện, bởi thấy hoàn cảnh ông bạn già của mình quá khó khăn may ra giúp được gì chăng? Nhưng có lẽ điều nhà thơ Phùng Quán tạm được an ủi là trong tang lễ của nhà thơ Đoàn Phú Tứ có vòng hoa lớn của Văn phòng Quốc hội đưa đến khu nghèo An Dương với dòng chữ Kính viếng nhà thơ nổi tiếng Đoàn Phú Tứ - Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
… Sau này lục lại tài liệu thì tìm thấy những dòng Bác Hồ (Biên bản họp Hội đồng Chính phủ tháng 11/1950) nói về vụ Trần Dụ Châu thế này:
Chúng ta sinh ra trong một xã hội phong kiến và thực dân, một xã hội ham danh ham lợi. Danh lợi dễ làm hư người. Danh lợi là tập quán. Bây giờ chúng ta dùng cán bộ để cải tạo xã hội mà không có chính sách biện pháp cải tạo cán bộ đấy là khuyết điểm. Hình như lần ấy, tôi có gạ Phùng Quán lý do nhà thơ kiêm ĐBQH tại sao nghỉ chức danh ĐBQH giữa chừng (năm 1951) như thế nào? Nhà thơ cười lấp lửng mềng (mình) cũng chả biết nữa…
Nhà thơ Phùng Quán mất đã lâu. Băn khoăn vì sao Đoàn Phú Tứ nghỉ ĐBQH giữa chừng vẫn để ngỏ. Nhưng mãi rồi tôi mới ngộ ra cái lấp lửng ngày ấy của thi sĩ. Rằng, băn khoăn thắc mắc mà chi khi thi sĩ họ Đoàn đã để lại thông điệp Màu thời gian cho hậu thế? Và nữa, không phải ngẫu nhiên mà Đoàn Phú Tứ khi thời gian sau này từng nhọc nhằn khi chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với bút danh Tuấn Đô cho những Lão hà tiện. Trưởng giả học làm sang của Molière, Đỏ và đen Stendhal, Tuyển tập kịch  của Alfred de Musset và Hài kịch Shakespeare vv…
(http://m.tienphong.vn/xa-hoi/nguoi-khoi-mao-khui-vu-tham-nhung-tran-du-chau-1005626.tpo#ref-https://www.google.com.vn/ )