Ông Putin khẳng định không nhận tin mật gì từ ông Trump
TTO - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17-5 cho biết ông sẵn sàng cung cấp chi tiết về cuộc họp giữa các nhà ngoại giao Nga với Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Washington Post.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters |
Ông Trump đang là tâm điểm trong một vụ lùm xùm mới nhất liên quan tới mối quan hệ của ông với người Nga. Báo Washington Post ngày 15-5 đưa tin rằng trong một cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak, Tổng thống Mỹ đã để lộ những thông tin “tuyệt mật”.
Nhà Trắng sau đó bác bỏ thông tin này, và phía Nga cũng khẳng định không nhận thông tin mật nào từ ông Trump.
“Nếu chính quyền Mỹ thấy hợp lý, thì chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Quốc hội Mỹ và Thượng viện một đoạn ghi âm cuộc trò chuyện giữa ông Lavrov và ông Trump”, Tổng thống Nga Putin nói trong một cuộc họp báo.
Ngoài ra, ông Putin cũng giễu cợt nghi án nghe tin mật từ ông Trump, rằng nếu có chuyện như vậy, ông sẽ “khiển trách” ông Lavrov vì đã không khai báo tin mật ấy. Ông nói đùa: “Ông Lavrov chẳng hề chia sẻ các tin mật ấy với chúng tôi, gồm cả tôi và đại diện cơ quan an ninh Nga. Ông ta tệ thật đấy”.
“Liệu tiếp theo thì người ta lại nảy sinh những suy nghĩ phi lý và ngớ ngẩn nào nữa đây? Họ đang tự làm náo loạn tình hình chính trị trong nước bằng việc sử dụng nhưng thông điệp chống lại Nga. Họ cũng chẳng hiểu được rằng mình đang gây tổn hại cho chính đất nước của mình. Có thể họ đơn giản là ngu ngốc, hoặc họ đã hiểu mọi thứ nhưng lại đầy nguy hiểm và bẩn thỉu”, Tổng thống Nga nói thêm.
Chưa rõ liệu phía Nga sẽ cung cấp băng ghi âm, hay một dạng thông cáo hoặc bản ghi chép về cuộc trò chuyện tại phòng Bầu dục giữa ông Trump và ông Lavrov. Tuy nhiên có vẻ những người chỉ trích không hề đón nhận thiện chí của ông Putin.
Dân biểu Adam B. Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ tại California và là nhân vật cao cấp nhất của Dân chủ tại Ủy ban Tình báo Hạ viên, khẳng định rằng phía Nga sẽ chẳng thể cung cấp được bất cứ thứ gì đáng tin tưởng, theo Washington Post.
Trong khi đó, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio trả lời Fox News rằng thậm chí ông chẳng thèm bấm vào đọc nếu phía Nga có gửi loại bằng chứng như vậy qua email.
Trump: ‘Không có chính trị gia nào trong lịch sử bị đối xử tệ hơn’
Thứ năm, 18/05/2017, 06:39 (GMT+7)
(Quốc tế) - Tuyên bố của ông Trump được đưa ra khi ông đọc diễn văn tại lễ tốt nghiệp Học viện Cảnh sát biển Hoa Kỳ ở thành phố New London, tiểu bang Connecticut.
>> Ông Putin bác bỏ cáo buộc Tổng thống Mỹ tiết lộ tin mật cho Nga
>> Thăm dò: 48% người Mỹ muốn luận tội Tổng thống Trump
>> Ông Trump ra lệnh họp khẩn về tấn công mạng
>> Hé lộ cụm từ báo hiệu 'ngày tàn' của cựu tướng FBI
>> Phi đội 'Ngày tận thế' của tổng thống Mỹ
Tổng thống Mỹ khuyên các học viên tốt nghiệp rằng mọi việc không phải lúc nào cũng công bằng, “các bạn hãy cúi thấp đầu và chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu”.
Tổng thống nói: “Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ bỏ cuộc, vì mọi việc sẽ tốt đẹp”.
Lời khuyên của ông Trump rõ ràng ám chỉ đến việc Nhà Trắng đang bị bủa vây bởi các câu hỏi của cả hai đảng – Dân chủ và Cộng hòa, về việc ông từng yêu cầu Giám đốc FBI James Comey (thời điểm tháng 2/2017) ngưng điều tra cựu trợ lý an ninh quốc gia Michael Flynn, người mất chức vì liên lạc với Nga.
Đáng chú ý, ông Trump còn lạc đề khi than phiền cách truyền thông Mỹ đưa tin về nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ông nói: “Hãy nhìn vào cách tôi bị đối xử gần đây, đặc biệt là bởi các phương tiện truyền thông”.
Tổng thống chia sẻ rằng không có chính trị gia nào trong lịch sử “bị đối xử tồi tệ và bất công hơn” như vậy.
Phát biểu của Tổng thống Mỹ được đám ông ủng hộ ông hoan nghênh nhiệt liệt.
Ông Trump cũng “ca ngợi bản thân” trong bài phát biểu dài gần 30 phút.
Ông nói với cử tọa rằng chính quyền Mỹ đã cứu được bản thứ hai có sửa đổi của sắc lệnh nhập cư, sau khi tạo thêm việc làm và cải cách thuế.
Tuy nhiên, tất cả những lời hùng biện của Tổng thống dường như chìm nghỉm dưới bóng đen vụ bản ghi nhớ của Comey và những diễn biến dồn dập sau đó.
Trong phiên họp tại Hạ viện Mỹ hôm 17/5, Nghị sĩ Al Green đã có bài phát biểu trong đó kêu gọi luận tội Tổng thống Donald Trump.
Số người tán thành luận tội tổng thống đã lên đến gần 50%, theo kết quả thăm dò dư luận ngày 16/5.
Nếu bản ghi nhớ tai tiếng của ông Comey rơi vào tay Quốc hội và những nhận định của báo giới Mỹ là đúng thì nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump rõ ràng đang đứng trước mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Ngày 17/5, Bộ Tư pháp Mỹ đã bổ nhiệm cựu Giám đốc FBI Robert Mueller làm Giám đốc cơ quan điều tra liên bang thay ông Comey, để tiếp tục lãnh đạo cuộc điều tra mối quan hệ gây tranh cãi Trump-Nga.
Như vậy, bất chấp “thiện chí” của Tổng thống Nga Vladmir Putin sẵn sàng cung cấp bản ghi âm cho thấy ông Trump không tiết lộ gì với Ngoại trưởng Nga Lavrov trong cuộc hội đàm mới đây tại Nhà Trắng, tình thế của ông Trump cũng không có gì sáng sủa hơn.
(Theo Báo Phụ Nữ)
Lời tiên tri về nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Trump sắp ứng nghiệm?
VOV.VN - Việc các chuyên gia đang phân tích khả năng ông Trump có thể bị luận tội làm nhiều người nhớ đến tiên đoán của giáo sư Allan Lichtman về việc này.
Giáo sư Allan Lichtman là một bậc thầy tiên tri từng dự đoán chính xác kết quả của các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ từ năm 1984 cho tới nay bao gồm cả chiến thắng không tưởng của ông Trump vào năm 2016.
Dư luận đang băn khoăn liệu có phải lời tiên tri về nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Trump sẽ kết thúc sớm sắp ứng nghiệm. Ảnh: AP. |
Theo đó, không lâu sau khi cựu ứng viên Đảng Cộng hòa đánh bại đối thủ và trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ, vị giáo sư này lại đưa ra một tiên đoán gây sốc khi cho rằng Donald Trump sẽ không tại vị được lâu.
Vị giáo sư này cũng khẳng định rằng Donald Trump sẽ bị luận tội vì một lý do gì đó ví dụ như gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia hay lạm dụng quyền lực.
Người ta không mấy để tâm tới tiên đoán này mãi cho tới gần đây, khi bắt đầu xuất hiện những giả thiết cho rằng vị tổng thống thứ 45 của Mỹ có thể sẽ bị luận tội với cáo buộc “cản trở điều tra” liên quan tới bản ghi nhớ của cựu Giám đốc FBI James Comey.
Trước đó, hàng loạt tờ báo uy tín của Mỹ như CNN hay New York Times đồng loạt đưa tin về một bản ghi nhớ mà ông James Comey đã ghi lại hôm 14/2 sau cuộc họp với ông Trump. Bản ghi nhớ này đề cập tới việc ông Trump đề nghị cựu Giám đốc FBI James Comey ngừng điều tra về mối liên hệ giữa cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn với Nga.
Dù Nhà Trắng một mực phản đối thông tin này, nhưng nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng không phải là vô căn cứ khi có những cáo buộc đưa ra từ truyền thông Mỹ như vậy.
Theo Washington Post, Lichtman không phải là người duy nhất đưa ra tiên liệu này. Cùng với ông, cây viết David Brooks của tờ New York Times cũng có những dự đoán tương tự và cho rằng những diễn biến này sẽ xảy ra trong năm tới./.
Nghị sĩ Mỹ đề xuất luận tội Tổng thống Donald Trump
Thành viên đảng Dân chủ Al Green trở thành nghị sĩ đầu tiên tại quốc hội Mỹ chính thức đề đạt yêu cầu luận tội tổng thống Trump ngay tại Hạ viện.
Song Hy/VTC News
Tổng thống Trump đối mặt thách thức nghiêm trọng do sa thải Comey
VOV.VN - Với một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, rắc rối của Tổng thống Trump liên quan đến vụ sa thải Giám đốc FBI dường như đã khiến họ phải “thực sự lo lắng”.
Ngày 16/5, tờ New York Times đã đăng tải nội dung của bản ghi nhớ, trong đó cho thấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề nghị cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) James Comey ngừng việc điều tra về đến mối liên hệ giữa cựu Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng Michael Flynn và Nga.
James Comey (khi còn là Giám đốc FBI) trong cuộc gặp Tổng thống Trump. (Ảnh: Getty) |
"Tôi hy vọng ông có thể đồng ý cho qua chuyện này, bỏ qua cho Flynn. Ông ấy là một người tốt", ông Trump nói, theo bản ghi nhớ do chính cựu Giám đốc FBI Comey ghi lại ngay sau cuộc gặp với ông Trump tại Phòng Bầu dục, một ngày sau khi ông Flynn từ chức vì các cáo buộc liên lạc với Nga.
Nhà Trắng ngay sau đó lên tiếng bác thông tin trên New York Times.
“Dù nhiều lần bày tỏ quan điểm rằng Tướng Flynn là một người tốt, đã phục vụ và bảo vệ đất nước, Tổng thống chưa bao giờ đề nghị ông Comey hay ai khác chấm dứt bất cứ cuộc điều tra nào, bao gồm cuộc điều tra liên quan đến Flynn", tuyên bố chính thức từ Nhà Trắng nêu rõ.
Sức ép từ thượng tầng
Bất chấp việc Nhà Trắng bác bỏ thông tin trên, các nghị sỹ Quốc hội đã kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập nhằm làm rõ mối liên hệ có thể có giữa chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm ngoái của ông Trump và Nga, đồng thời yêu cầu ông Comey ra điều trần trước quốc hội.
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và cải cách chính phủ của Hạ viện Mỹ Jason Chaffetz cho biết ủy ban này sẽ yêu cầu được cung cấp bản ghi nhớ của ông Comey để xem xét cụ thể "nếu văn bản này tồn tại".
Người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan, AshLee Strong nhắc lại yêu cầu này: “Chúng ta cần có tất cả sự thật và Ủy ban giám sát Hạ viện cần thiết phải có bản ghi nhớ này”.
Nga chế nhạo việc ông Trump sa thải giám đốc FBI
Trước quyết định sa thải giám đốc FBI James Comey của Tổng thống Trump, giới chính khách và truyền thông Nga đã không giấu thái độ giễu cợt.
Tương tự, nghị sĩ đảng Dân chủ Elijah Cummings và nghị sỹ đảng Cộng hòa Frank LoBiondo cho rằng mọi người cần phải được nghe lời giải thích từ ông Comey, cũng như sớm được tiếp cận với bản ghi nhớ trên của cựu Giám đốc FBI cùng tất cả các tài liệu liên quan nếu có.
Thượng nghị sĩ độc lập Angus King cũng bày tỏ lo ngại trước thông tin trên, cho rằng hành vi cản trở thi hành luật pháp là "một sự vi phạm nghiêm trọng”.
Nghị sỹ đảng Dân chủ Adam Schiff cũng cho rằng, nếu thông tin trên là có thật, Tổng thống Trump có thể đối mặt với một cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc can thiệp hoặc cản trở việc thực thi luật pháp. Theo ông Schiff, cựu Giám đốc FBI Comey cần ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp để làm rõ vấn đề trên.
Về phần mình, lãnh đạo thiểu số Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi cho rằngviệc Tổng thống Trump đề nghị ngừng điều tra đối với ông Flynn, nếu có thật, là hành động đe dọa đến pháp quyền - nền tảng của nền dân chủ Mỹ.
Thách thức nghiêm trọng với ông Trump
Các đảng viên Cộng hòa rõ ràng có lý do để cảm thấy bất an bởi những tranh cãi mới nhất liên quan đến vụ sa thải Giám đốc FBI bùng phát trở lại chỉ một ngày sau khi có thông tin cáo buộc Tổng thống Trump tiết lộ thông tin tình báo mật trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga.
Giới quan sát cho rằng, nếu đảng Cộng hòa bị tê liệt vì những tranh cãi trong nội bộ và những cú “vấp váp” tương tự thì dù có nắm quyền kiểm soát lưỡng Viện Quốc hội Mỹ, họ sẽ ăn nói thế nào trước các cử tri?
“Tôi không nghĩ rằng chúng tôi chỉ có thể nhún vai và bỏ qua những chuyện này. Tôi không biết rồi mọi thứ sẽ đi đến đâu”, một nghị sĩ Cộng hòa giấu tên nói.
Điều đáng lo ngại nhất với đảng Cộng hòa hiện nay là công chúng Mỹ có thể dễ dàng tin vào giả thuyết ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey vì bất tuân mệnh lệnh. Dân chúng Mỹ càng có cơ sở để tin vào điều này sau khi xuất hiện thông tin về “bản ghi nhớ” trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu ông Comey chấm dứt cuộc điều tra tìm hiểu mối liên hệ giữa cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Michael Flynn và Nga.
Nghị sĩ Carlos Curbelo của bang Florida nói: “Nếu những lời cáo buộc này là sự thật, nó sẽ gây phiền hà sâu sắc và mở ra một giai đoạn mới mà tất cả chúng ta phải cân nhắc cẩn thận. Chúng ta cần phải có được sự thật ngay khi có thể”.
“Những vụ scandal xảy ra hàng tuần, đi kèm với đó là tranh cãi nảy lửa rõ ràng không phải là điều gì đó tốt lành cho đất nước này. Nó gây sự xao lãng lớn cho đất nước và gây ra tâm lý không tốt cho người dân Mỹ”, ông Curbelo nhấn mạnh.
Giới quan sát nhận định, dù muốn hay không, rõ ràng, những tranh cãi liên quan đến vụ sa thải Comey đang đặt ra thách thức thực sự đối với tương lai chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong bối cảnh người dân Mỹ đứng giữa hai lựa chọn, nên tin vào ai, Tổng thống Trump hay cựu Giám đốc FBI? Nếu các đồng minh của ông Trump không “vẽ” được hình ảnh Comey như một nhân vật mất uy tín thì đòn phản công của vị cựu Giám đốc FBI có thể gây thiệt hại chính trị sâu sắc cho Tổng thống Trump./.
Tổng thống Mỹ Trump muốn nhanh chóng đề cử giám đốc FBI mới
VOV.VN – Ông Trump có thể đưa ra quyết định về việc này trước khi công du nước ngoài lần đầu tiên trên cương vị Tổng thống trong tuần tới.
Hùng Cường/VOV.VN
(Ảnh minh họa: WSAZ)
Trump "khốn đốn" khi Putin đề nghị cung cấp băng ghi âm cuộc gặp với Lavrov
Hải Võ |
Tổng thống Putin đã đề nghị cung cấp băng ghi âm nội dung cuộc gặp ở Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Sochi, ông Vladmir Putin bác bỏ các báo cáo nói rằng ông Donald Trump đã để lộ thông tin tình báo bí mật về vấn đề an ninh cho các quan chức ngoại giao Nga.
Tổng thống Nga gọi cáo buộc của truyền thông Mỹ là "chứng tâm thần phân liệt chính trị".
Putin tuyên bố "nếu chính quyền Mỹ thấy cần thiết, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Thượng viện và Hạ viện Mỹ băng ghi âm cuộc đối thoại giữa ông Trump với ông Lavrov".
Ông cũng chỉ trích người Mỹ "đang khuấy động cục diện chính trị trong nước dưới chiêu bài chống Nga".
"Hoặc là họ không hiểu rằng họ đang làm tổn hại chính đất nước mình - nghĩa là họ rất ngu ngốc, hoặc họ có hiểu - tức là họ nguy hiểm và dơ bẩn," Putin nói.
Theo CNN, động thái can thiệp mới nhất của Tổng thống Putin trong vụ lùm xùm "lộ mật cho Nga" có thể không giúp được Trump, mà còn khiến Nhà Trắng hứng chịu nhiều sức ép hơn nhằm buộc họ công khai toàn bộ ký lục cuộc gặp Trump-Lavrov "phiên bản Mỹ".
Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ đã yêu cầu những quan chức Mỹ tham gia cuộc gặp trên báo cáo về những nội dung được trao đổi trong Phòng Bầu dục ngày hôm đó.
Chủ tịch Ủy ban đảng Cộng hòa tại Hạ viện, nữ nghị sĩ Cathy McMorris Rodgers cho biết Nhà Trắng cần trả lời các nghi vấn được đặt ra, còn cựu Giám đốc FBI James Comey, người bị Trump sa thải hôm 9/5, cần phải ra làm chứng "sớm nhất có thể".
Theo báo New York Times, ông Comey đã viết một bản ghi nhớ mô tả cuộc gặp với Trump, trong đó Tổng thống yêu cầu ông ngừng cuộc điều tra nghi án cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn "liên hệ với Nga". CNN sau đó đã xác nhận chi tiết về bản ghi nhớ này.
Các thành viên đảng Cộng hòa đã đồng loạt lên tiếng đòi Comey đưa ra mọi bằng chứng mà ông có.
Chủ tịch Ủy ban giám sát Hạ viện Jason Chaffetz viết trên Twitter hôm 16/5: "Ủy ban giám sát của đảng Cộng hòa sẽ thu thập các bản ghi nhớ của Comey, nếu chúng có tồn tại."
CNN bình luận, không giống như các vụ lùm xùm trước đây của Trump, lần này các thành viên đảng Cộng hòa, từ các nhân vật cấp cao trở xuống, đều muốn nhận được câu trả lời rõ ràng, trước khi họ bác bỏ các cáo buộc nhằm vào Tổng thống.
Ông Trump (trái) và ông Lavrov tại Nhà Trắng (Ảnh: BNG Nga)
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một đảng viên Cộng hòa, nói ông sẽ đi theo các thông tin thực tế về các bản ghi nhớ của Comey, "cho dù nó có đưa đến đâu". Ông thêm rằng sẽ không đưa ra phán xét ngay, và cho rằng có một số người muốn "làm tổn hại" Tổng thống Trump.
Nghi vấn lộ mật là bê bối mới nhất của chính quyền Trump có liên quan đến Nga. Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Ngoại trưởng Lavrov và Đại sứ Nga Sergei Kislyak diễn ra chỉ 1 ngày sau khi ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey - người đang chỉ đạo cuộc điều tra về mối liên hệ giữa các thành viên trong chiến dịch tranh cử của Trump với Nga.
CNN cho hay, ông Trump thừa nhận trên Twitter rằng đã chia sẻ các thông tin an ninh về chủ nghĩa khủng bố và an toàn bay với người Nga, nhưng khẳng định mình "có toàn quyền" làm như vậy, trong khi Nhà Trắng không xác nhận hay bác bỏ các thông tin mà Trump chia sẻ có phải là tin mật hay không.
Washington Post là tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc vào hôm thứ Hai (15/5), nói rằng Trump đã mô tả chi tiết cho Lavrov và Kislyak về cách IS muốn lợi dụng máy tính xách tay để mang bom lên máy bay.
Tờ báo dẫn nguồn tin từ một quan chức chính phủ Mỹ, tiết lộ ông Trump đã nói "Tôi nhận được tin tình báo rất tốt, tôi có nhiều người báo cáo các thông tin tình báo rất tốt mỗi ngày", ngay trước khi ông để lộ thông tin cho người Nga.
Ban đầu Nhà Trắng bác bỏ các cáo buộc, nhưng sau đó lại lập luận rằng việc Tổng thống thảo luận thông tin như trên với Nga là "hoàn toàn phù hợp".
theo Trí Thức Trẻ
Giá vàng hôm nay 18/5: Cú sốc Nhà Trắng, vàng tăng dựng đứng
18/05/2017 06:00 GMT+7
Giá vàng hôm nay 18/5 tăng vọt lên mức cao nhất 2 tuần do đồng USD tiếp tục suy giảm và cuộc khủng hoảng tại Nhà Trắng của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mở cửa lúc 8h30 sáng 18/5, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,59 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,67 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với giá chiều qua.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,74 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 90 ngàn đồng chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều ngày 17/5.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,74 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 90 ngàn đồng chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ chiều ngày 17/5.
Tới đầu giờ sáng 18/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay tăng khoảng 15 USD lên 1.249,9 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 12,8 USD lên 1.249,2 USD/ounce.
Hiện giá vàng cao hơn 8,6% (+99 USD/ounce) so với cuối năm 2016. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 34,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn giá vàng trong nước 2,0 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay: tăng vọt. |
Giá vàng thế giới đêm qua tăng vọt lên mức cao nhất 2 tuần do đồng USD tiếp tục suy giảm và cuộc khủng hoảng tại Nhà Trắng của tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của mặt hàng kim loại này.
Giới đầu tư tăng nhanh chủ yếu do giới đầu tư tìm đến kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh đồng USD mất giá nhanh trong vài phiên gần đây. Chỉ số đo lường biến động của đồng USD xuống mức thấp nhất 6 tháng trong đêm qua.
Đồng USD giảm giá một phần do chịu áp lực căng thẳng gia tăng trong chính quyền của tổng thống Donald Trump. Điều này ít nhất cũng làm trì hoãn hoặc ngăn cản các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và các sáng kiến khác. Và tồi tệ nhất, cuối cùng có thể ảnh hưởng tới vài trò lãnh đạo của ông Trump.
Trong một báo cáo mới nhất về vụ bê bối của ông Trump cho biết tổng thống Mỹ có thể đã yêu cầu FBI dừng điều tra cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. Ông Trump đang có nguy cơ bị luận tội do đề nghị ngừng điều tra về Nga.
Giới đầu tư bắt đầu lo ngại về khả năng ông Trump có thể gặp một số rắc rối thực sự. Và đây là cơ hội để vàng tăng giá mạnh.
Trong khi đó, những biến động trên thị trường cho thấy giới đầu tư đang đánh cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khó có thể tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay. Diễn biến trên thị trường cho thấy, Fed tăng lãi suất thêm 1,5 lần nữa, nghĩa là 1 lần chắc chắn và 1 lần chưa chắc chắn.
Khả năng tăng lãi suất trong tháng 6 đã giảm xuống chỉ còn 70%, thay vì hơn 80% trong tuần trước. Trước đó, giới đầu tư cho rằng, Fed sẽ tăng lãi suất 2 lần, trong tháng 6 và tháng 9.
Hàng loạt các số liệu kinh tế của Mỹ gần đây đã không đạt kỳ vọng.
Phân tích kỹ thuật cho thấy, xu hướng giảm giá ngắn hạn vẫn là chủ đạo nhưng đã bị mờ nhạt đi rất nhiều. Ngưỡng kháng cự gần nhất là: 1.250 USD/ounce và sau đó là: 1.260 USD/ounce. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất là: 1.241,5 USD/ounce và sau đó là mức thấp nhất hôm qua: 1.236,3 USD/ounce.
Trên thị trường vàng trong nước, trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng trong nước tăng 20-30 ngàn đồng/lượng so với phiên liền trước.
Chốt phiên 17/5, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,49 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,57 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,43 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,65 triệu đồng/lượng (bán ra).
Theo Doji, giá vàng trong nước thể hiện sự kém linh hoạt khi ngưỡng giá dưới mức 36,60 triệu đồng mỗi lượng được tiếp tục duy trì. Trong khi kim loại quý ở thị trường quốc tế vẫn ghi nhận xu hướng tăng chiếm chủ đạo.
Trong phiên, thị trường kim quý trong nước khá trầm lắng khi tần suất khách tham gia giao dịch không có nhiều chuyển biến. Số lượng khách tham gia giao dịch vẫn khá dè dặt và theo sát diễn biến của thị trường thế giới. Phần đông tham gia thị trường vẫn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
V. Minh
Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC trong nước, giá vàng thế giới
Giá vàng trong nửa đầu năm 2016 ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hàng chục năm qua do Mỹ trì hoãn tăng lãi suất và thế giới gặp nhiều biến động, trong đó có sự kiện Brexit.
Trump có thể bị luận tội vì tiết lộ thông tin cho Nga?
Lộ thông tin với Nga, ông Trump gây họa gì cho Israel?
Thứ năm, 18/05/2017, 09:36 (GMT+7)
(Quốc tế) - Giới truyền thông và Quốc hội Mỹ đang mở một chiến dịch tấn công Tổng thống Donald Trump về việc tiết lộ thông tin tuyệt mật của Israel cho Nga.
>> Ngoại trưởng Mỹ phải cố gắng mỗi ngày để được ông Trump tin tưởng
>> Ông Trump có thể khoe nhầm 35 tiêm kích F-35 tới Nhật 'không bị phát hiện'
>> Trump gây sốc khi nói sai Trung Quốc có 8.000 năm lịch sử
>> Tổng thống Donald Trump có thắng lợi chính trị quan trọng
>> Tổng thống Donald Trump đang điều hành nước Mỹ bằng 'tâm trạng thất thường" ?
Giới truyền thông Mỹ hôm 16/5 đã lớn tiếng cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ thông tin cực kỳ bí mật về tổ chức khủng bố Nhà nước Hổi giáo (IS) với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, trong cuộc gặp gỡ tại Washington vào ngày 10/5.
Tờ Washington Post dẫn đến nguồn giấu tên trong số các quan chức Mỹ đang đánh giá tính chất của thông tin này là “cực kỳ bí mật”.
Theo đó, thông tin này thuộc dạng tuyệt mật, hạn chế tối đa người tiếp cận, thậm chí giữa các quan chức cấp cao của Mỹ, cũng như các đồng minh của Hoa Kỳ.
Theo thông tin của WP, ông Donald Trump cho ông Lavrov biết một thông tin tình báo, mà việc tiết lộ nó có thể đẩy “một nguồn tin tình báo siêu quan trọng về IS vào vòng nguy hiểm”. Tuy nhiên, nguồn tin của Washington Post từ chối thảo luận nội dung chi tiết của nó.
Ngay lập tức, Nhà Trắng khẳng định bài báo về việc Trump tiết lộ thông tin bí mật với ông Lavrov là giả dối, hoàn toàn bịa đặt. Tổng thống Mỹ chỉ thảo luận mối đe dọa chung hai nước đang gặp phải – kênh truyền hình CNN dẫn lời của phó cố vấn An ninh quốc gia Dina Powell.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố rằng, trong thời gian gặp người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Nga Sergei Lavrov, ông Donald Trump không thảo luận về các nguồn tin và phương pháp tình báo, cũng như về việc tiến hành chiến dịch quân sự.
Còn Cố vấn an ninh quốc gia Herbert McMaster thì tuyên bố rằng, trong cuộc gặp, Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Nga đã xem xét những mối đe dọa chung từ các tổ chức khủng bố, bao gồm cả mối đe dọa hàng không.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 16/5 khẳng định, ông có toàn quyền để chia sẻ những thông tin quan trọng với Nga, nhất là những dữ kiện liên quan đến chủ nghĩa khủng bố và an toàn của các chuyến bay trên không, trong cuộc đàm phán mới đây ở Washington.
Trump viết trong Twitter của mình rằng, việc ông tiết lộ những thông tin về khủng bố là có những lý do nhân đạo, cộng với việc bản thân ông muốn để Nga tích cực hơn trong cuộc đấu tranh chống IS. Và ông có toàn quyền để làm như vậy, trên cương vị Tổng thống của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, những mũi dùi vẫn liên tiếp chĩa vào ông Trump, thậm chí một nhóm nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ còn nêu vấn đề luận tội Tổng thống Mỹ vì đã chia sẻ thông tin tình báo tối mật với quan chức cấp cao Nga tại Nhà Trắng, đây là một hành động “vi phạm pháp luật”.
Thực chất, Trump đã tiết lộ bí mật gì của Israel?
Làn sóng chỉ trích và yêu cầu phế truất Tổng thống Trump ngày càng tăng cao hơn bao giờ hết. Bỏ qua thuyết âm mưu về việc đảng Dân chủ muốn nhân cơ hội này để phế truất ông Trump, chúng ta hãy tìm hiểu xem ông đã tiết lộ những gì và gây họa ra sao cho đồng minh Israel.
Theo Washington Post, ông Trump được cho là đã chia sẻ thông tin tình báo tối mật về việc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo có kế hoạch cài thuốc nổ vào máy tính xách tay để đánh bom các chuyến bay thương mại.
Trump đã mô tả chi tiết với phía Nga về cách IS biến máy tính xách tay thành bom như thế nào.
Vấn đề thứ nhất là việc ông Trump tiết lộ thông tin mật “chỉ chia sẻ đối với những đồng minh thân cận” cho Nga nhiều khả năng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ tức giận. Nguyên tắc từ xưa đến nay là không ai được phép làm lộ nguồn cấp thông tin, dù bằng cách này hay cách khác.
Vấn đề thứ nhất là việc ông Trump tiết lộ thông tin mật “chỉ chia sẻ đối với những đồng minh thân cận” cho Nga nhiều khả năng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ tức giận. Nguyên tắc từ xưa đến nay là không ai được phép làm lộ nguồn cấp thông tin, dù bằng cách này hay cách khác.
New York Times khẳng định, những thông tin mà ông Trump nói với ông Lavrov đến từ Israel. Cơ quan tình báo Nga lại có mối quan hệ chặt chẽ với đối thủ của Israel là Iran. Do đó, Tel Avip có thể ngừng cung cấp thông tin tình báo cho Mỹ, vì lo ngại chúng có thể bị “bàn giao không đúng người”.
Tuy nhiên, thông tin về kế hoạch đánh bom của IS là điều không có gì là bí mật, thậm chí ngay cả giới truyền thông cũng đã từng nêu lên những giả thuyết như vậy.
Do đó, việc ông Trump nói điều này với Nga là vô hại, thậm chí có thể còn được coi là một hành động “thân thiện” trong cuộc chiến chống khủng bố.
Vấn đề thứ hai là giới chức tình báo Mỹ cũng lo ngại khả năng Nga tận dụng các thông tin trên để truy ra nguồn cấp tin, từ đó ngăn chặn khả năng các thông tin này ảnh hưởng đến hoạt động của Nga ở Syria. Do đó, tiết lộ từ Trump gây nguy hiểm đối với nguồn tin tình báo này.
Một quan chức tình báo cao cấp của Mỹ chuyên xử lý tin tình báo về Nga nhận định, Moscow có thể nhận ra nguồn tin hoặc cách thức thu thập thông tin tình báo của đối tác của Mỹ, thông qua tên thành phố IS đang kiểm soát, nơi đối tác phát hiện mối đe dọa, đã bị ông Trump tiết lộ.
Thậm chí ngay cả việc Tổng thống Mỹ nêu tên thành phố ở Syria, nơi cung cấp nguồn thông tin tình báo này cũng không phải là vấn đề quan trọng bởi phạm vi khoanh vùng của nó cũng rất rộng. Hơn nữa, những địa điểm này thường là những khu vực rất khó xâm nhập đối với những cơ quan tình báo như của Nga.
Vậy thực ra Trump đã tiết lộ điều gì thuộc hàng “cấm kỵ” và phạm vi ảnh hưởng của nó ra sao?
Thực chất, Trump đã gây hại gì cho Israel?Các nguồn tin tình báo và quân đội của DEBKAfile/Israel tiết lộ rằng, tác hại từ những thông tin mà ông Trump tiết lộ với Nga thực chất không nằm ở nội dung mà là ở phương thức thu thập thông tin tình báo của Israel, thông qua chặn thu thông tin liên lạc và tín hiệu của các đối tượng.
Đây là một trong những phương thức bí mật nhất trong lĩnh vực tình báo quân đội, giúp giám sát các hoạt động bí mật nhất của đối phương mà không cần xâm nhập sâu vào địa bàn của đối phương, không để lại bất kỳ đầu mối nào với người bị theo dõi, giám sát.
Đây là phương thức thu thập tin tức tình báo rất quan trọng, thậm chí là mang tính chất quyết định bởi Syria đang ở trong tình trạng chiến tranh, rất khó nắm được tin tức tình báo thông qua yếu tố con người, đặc biệt là trong các khu vực kiểm soát của các tổ chức khủng bố.
Rất có khả năng là trước khi Tổng thống Trump chia sẻ thông tin này với Lavrov, quân đội Nga và các cơ quan tình báo không biết rằng Israel đang sở những thiết bị cực kỳ hiện đại này và đang triển khai nó để thu thập thông tin tình báo của các đối thủ trong lãnh thổ Syria, trong đó rất có thể là Israel đã chặn thu cả các thông tin của Nga.
Việc bí mật này bị tiết lộ sẽ gây hại rất lớn cho Tel Avip, bởi chắc chắn là sau vụ việc này, Moscow và Syria sẽ nâng cao cảnh giác và sử dụng các biện pháp đối phó với hoạt động chặn thu, nghe lén của Israel, khiến một kênh cung cấp tin tức tình báo của họ bị gián đoạn.
(Theo Đất Việt)
18/05/2017 09:11
Lãnh đạo đảng Cộng hòa: Ông Trump nhận tiền từ ông Putin
(NLĐO) – Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa (Mỹ) tại Hạ viện Kevin McCarthy hồi tháng 6-2016 nói rằng ông Donald Trump có thể đã "nhận tiền từ Tổng thống Nga Vladimir Putin".
Báo The Washington Post hôm 17-5 dẫn lời ông McCarthy cho biết Tổng thống Putin dường như đã trả tiền cho 2 người: ông Trump và nghị sĩ Cộng hòa Dana Rohrabacher (bang California) - nhân vật ủng hộ tích cực cho nhà lãnh đạo Nga và Điện Kremlin.
Sau khi một số nghị sĩ bật cười vì nhận xét của mình, ông McCarthy nói thêm: "Thề có Chúa".
Cuộc nói chuyện kể trên nằm trong bản ghi âm ngày 15-6-2016 mà báo The Washington Post nghe được. Trong đó còn có giọng của Chủ tịch Hạ viện Paul D. Ryan cùng các đảng viên Cộng hòa cấp cao khác.
Trước khi tham gia cuộc gặp trên, hai ông McCarthy và Ryan đã tới Điện Capitol để tiếp Thủ tướng Ukraine Vladimir Groysman.
Người này nhắc đến một chiến thuật của Moscow, đó là "ủng hộ về tài chính cho các chính trị gia dân túy nhằm phá hoại thể chế dân chủ ở Đông Âu".
Ông McCarthy dự họp báo tại Washington hôm 17-5. Ảnh: REUTERS
Chủ tịch Hạ viện Ryan đã yêu cầu những người tham gia cuộc nói chuyệnkhông được rò rỉ thông tin ra bên ngoài nhưng gần 1 năm sau nó vẫn bị tiết lộ.
Giám đốc bộ phận chính sách của đảng Cộng hòa tại hạ viện Evan McMullin, xác nhận với The Washington Post rằng ông McCarthy có đề cập Tổng thống Trump nằm trong danh sách được người Nga trả tiền. Người phát ngôn của ông Ryan, Brendan Buck, ban đầu bác bỏ thông tin này nhưng sau đó nói lại rằng ông McCarthy chỉ "nói đùa".
Ông McCarthy hôm 17-5 cũng lên mạng Twitter khẳng định lúc đó ông chỉ nói đùa. Trong trường hợp này, vấn đề là, như ông Rohrabacher chỉ ra, bên thứ 3 lại không xem đây là trò đùa.
Người phát ngôn của ông Rohrabacher, Ken Grubbs, nói thêm nghị sĩ bang California này ủng hộ việc hợp tác với người Nga để chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nhưng không nhất thiết phải nhận tiền của ai.
Trong đoạn ghi âm, ông McCarthy cũng thảo luận về sự can thiệp của Nga vào tiến trình bầu cử Mỹ cũng như quan hệ giữa ông Trump, khi đó đang tìm kiếm sự đề cử của đảng Cộng hòa, với ông chủ Điện Kremlin.
Cuộc hội đàm cho thấy một cái nhìn thoáng qua về quan điểm nội bộ của các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa (GOP). Trong số các nhà lãnh đạo GOP tại hạ viện, ông McCarthy được xem là một trong những người chỉ trích Tổng thống Putin mạnh mẽ nhất.
Năm 2015, ông kêu gọi áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow về sự liên quan trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine cùng động thái sáp nhập bán đảo Crimea.
Các nhà lãnh đạo GOP lâu nay vẫn phản đối việc bổ nhiệm một ủy ban độc lập hoặc một công tố viên đặc biệt để điều tra cáo buộc Nga can thiệp tiến trình bầu cử Mỹ nhưng áp lực buộc họ phải làm thế đang tăng sau khi Tổng thống Trump đầu tháng này sa thải Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey, cộng thêm nghi vấn ông chủ Nhà Trắng chia sẻ thông tin mật cho quan chức Nga.
Đến cuối ngày 17-5, Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod J. Rosenstein thông báo đã chỉ định cựu giám đốc FBI Robert S. Mueller III làm công tố viên đặc biệt để giám sát cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Hơn một tuần rung chuyển của chính quyền Trump
Nhà Trắng liên tục trở thành tâm điểm tranh cãi với quyết định sa thải giám đốc FBI và việc Trump bị cáo buộc tiết lộ thông tin mật cho Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
|
Tuần vừa qua lẽ ra phải là một tuần yên bình khi Nhà Trắng vừa giành được chiến thắng lập pháp đầu tiên với việc hạ viện bỏ phiếu, thống nhất thay thế chính sách y tế ObamaCare và Tổng thống Mỹ Trump đang chuẩn bị cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi vào Nhà Trắng. Nhưng thay vào đó, nó được đánh dấu bằng những cuộc khủng hoảng khiến cho nhân viên của Trump căng thẳng, truyền thông sục sôi, nghị sĩ Dân chủ đề xuất luận tội ông và những người thuộc phe Cộng hòa lo ngại.
Dưới đây là diễn biến 9 ngày rung chuyển chính quyền của Trump, theo Hill.
Thứ ba, ngày 9/5
Trump sa thải giám đốc FBI James Comey khi FBI đang điều tra liệu Nga có can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 hay không.
Chỉ 4 ngày trước đó, Comey đã điều trần trước một ủy ban thượng viện về quá trình ra quyết định dẫn đến việc ông tiết lộ FBI đã mở lại cuộc điều tra về bê bối email của Hillary Clinton chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm ngoái.
Chính quyền của Trump phần nào lý giải việc sa thải Comey bằng một lá thư 6 trang từ Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, bình luận chi tiết về cách Comey đã xử lý sai bê bối email.
Nghị sĩ đảng Dân chủ đã gọi bức thư của Rosenstein là "đạo đức giả" vì ông Trump từng ca ngợi hành động của Comey. Họ ngay lập tức cáo buộc rằng Trump đang tìm cách chôn vùi cuộc điều tra về Nga. Một số người gọi vụ sa thải Comey là "cuộc khủng hoảng về hiến pháp" và gợi ý cần luận tội ông Trump. Một số nghị sĩ Cộng hòa thậm chí cũng kêu gọi tổ chức điều tra độc lập về vấn đề Nga.
Các phụ tá của Trump xuất hiện trên các chương trình tin tức truyền hình cáp, lập luận rằng Comey đã khiến nhân viên FBI, nghị sĩ và công chúng đánh mất lòng tin.
Trump nói về quyết định sa thải Comey
Thứ 4 ngày 10/5
Thất vọng bởi cách truyền thông đưa tin về vụ Comey, Trump đã lên Twitter để phản bác lại những người chỉ trích ông. Trump gọi thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer là kẻ đạo đức giả và nhắc lại bê bối nói dối của Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal năm 2010.
Trump cũng tấn công các hãng truyền thông mà ông cho rằng đưa tin giả và tiếp tục chỉ trích Comey. Ông chia sẻ lại bài báo nói về 10 bê bối của FBI trong thời gian tại nhiệm của Comey.
Trump sau đó tiếp các nhà ngoại giao Nga tại Nhà Trắng và cuộc gặp này dẫn đến bùng nổ tranh cãi chỉ vài ngày sau đó.
Báo chí Mỹ không được tham dự cuộc họp, nhưng một phóng viên từ cơ quan báo chí Nga Tass lại chụp ảnh từ bên trong phòng họp và công khai chúng, khiến Nhà Trắng tỏ thái độ tức tối.
Trump cho biết cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga rất tốt
Thứ 5, ngày 11/5
Trump lại khơi dậy một cuộc tranh cãi mới trong cuộc phỏng vấn với Lester Holt của NBC. Trump đã bày tỏ quan điểm mâu thuẫn với người phát ngôn của chính mình trong cuộc phỏng vấn. Trong khi phát ngôn viên nói rằng ông Trump quyết định sa thải Comey theo tư vấn của Bộ Tư pháp thì Trump lại nói rằng ông luôn có ý định sa thải Comey và chắc chắn sẽ làm việc đó bất kể có lá thư của Thứ trưởng Tư pháp Rosenstein hay không.
Trump cũng ám chỉ rằng cuộc điều tra về Nga đóng vai trò trong quyết định của ông, khiến cho nghị sĩ đảng Dân chủ càng có thêm cớ để lập luận rằng Tổng thống Mỹ đang cản trở công lý.
Trong khi đó, tại phiên điều trần trước thượng viện, quyền giám đốc Andrew McCabe của FBI nói rằng trái với tuyên bố của chính quyền, Comey đã không làm mất lòng tin của nhân viên FBI.
Thứ 6, ngày 12/5
Trump cảnh báo Comey qua Twitter rằng ông có thể có băng ghi âm cuộc trò chuyện mà trong đó Comey đảm bảo với Trump rằng ông không bị điều tra.
Người phát ngôn của Trump từ chối cho biết liệu Nhà Trắng có hệ thống ghi âm hay không. Spicer cũng không cho biết liệu đoạn băng có thật sự tồn tại hay không và nếu quốc hội yêu cầu chính quyền Trump trình ra đoạn băng đó thì họ có đồng ý hay không.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ thề rằng khi Trump chỉ định giám đốc FBI mới, họ sẽ chặn đề cử của ông cho đến khi Tổng thống Mỹ đưa ra bản ghi âm hoặc tuyên bố nó không tồn tại.
Giám đốc FBI James Comey. Ảnh: NBC
|
Thứ bảy, ngày 13/5 và chủ nhật, 14/5
Trump phát biểu trước một đám đông tại Đại học Tự do và chơi golf ở Virginia. Ông cũng trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Fox News, khi ông dọa bỏ các cuộc họp báo thường kỳ ở Nhà Trắng.
Đó là hai ngày cuối tuần khá yên tĩnh. Ngoài Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người xuất hiện trên chương trình Meet the Press, các quan chức khác của Trump đều vắng mặt trên truyền hình vào chủ nhật.
Nhưng đằng sau hậu trường, nhân viên của Trump lại bận rộn với báo chí.
Truyền thông Mỹ đăng những thông tin được cho là bị rò rỉ từ bên trong chính quyền, miêu tả Tổng thống Mỹ như là hoang tưởng, bị cô lập, vô cùng tức giận với Comey, truyền thông và kể cả nhân viên của mình. Một số báo đưa tin có thể sắp xảy ra một cuộc thay máu đội ngũ lớn tại Nhà Trắng.
Thứ hai, ngày 15/5
Khi ồn ào xung quanh vụ sa thải Comey bắt đầu hạ nhiệt, Nhà Trắng tập trung vào việc đẩy lùi những tin đồn về cuộc thay máu đội ngũ.
Tuy nhiên, điều đó thay đổi vào buổi tối, khi Washington Post đưa tin rằng ông Trump đã tiết lộ thông tình báo mật cho các nhà ngoại giao Nga trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục vào tuần trước.
Cố vấn an ninh Nhà Trắng H. R. McMaster đưa ra một tuyên bố ngắn gọn bác bỏ thông tin này. Chính quyền không đưa ra phản ứng gì thêm khi cuộc tranh luận leo thang trong đêm.
Thứ ba, ngày 16/5
Trump một lần nữa đưa ra quan điểm mâu thuẫn với các quan chức của mình. Ông dường như xác nhận thông tin của Washington Post trong một bài đăng trên Twitter, lập luận rằng với tư cách tổng thống Mỹ, ông có toàn quyền tiết lộ bất kỳ thông tin nào mà ông cho là thích hợp.
Cố vấn an ninh quốc gia McMaster đã đảm nhận nhiệm vụ phát ngôn thay cho Thư ký Báo chí Nhà Trắng Spicer. Ông nói rằng Tổng thống Mỹ không biết thông tin tình báo mà ông tiết lộ đến từ đâu.
New York Times sau đó đưa tin thông tin này là từ Israel, đồng minh hàng đầu của Mỹ ở Trung Đông và là đối tác chính trong cuộc chiến chống khủng bố.
New York Times tiếp tục đưa tin rằng Trump đã yêu cầu Comey từ bỏ cuộc điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn về các mối liên hệ của ông này với Nga.
Chân dung cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn
Bài báo cũng trích dẫn các bản ghi nhớ nội bộ của Comey sau các cuộc họp riêng với Trump. Câu chuyện này càng khiến những người chỉ trích Trump có thêm lý do để cho rằng Trump đang tìm cách cản trở cuộc điều tra Nga.
Nhà Trắng đã bác bỏ bản thông tin trên và chỉ ra việc quyền giám đốc FBI McCabe đã nói trong phiên điều trần tuần trước rằng Trump không can thiệp vào bất cứ cuộc điều tra nào.
Thứ 4, ngày 17/5
Tổng thống Nga Putin bác bỏ việc Trump tiết lộ thông tin mật với Nga. Putin nói rằng Nga sẵn sàng chuyển bản ghi chép nội dung cuộc họp giữa Trump với ngoại trưởng nước này cho các nhà lập pháp Mỹ nếu việc đó có thể giúp trấn an họ.
Một số nghị sĩ Dân chủ nêu yêu cầu luận tội ông Trump tuy nhiên lãnh đạo phe thiểu số hạ viện Mỹ cảnh báo việc này cần thận trọng và cần có căn cứ cụ thể.
Phương Vũ