Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÓM LỢI ÍCH ĐANG THÁCH THỨC CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC ( Bài 1)

Phạm Viết Đào.

Tuy mới đảm nhận nhiệm kỳ hơn 1 năm, trong ứng xử và phương thức điều hành nhất là trong các hoạt động giao tiếp đối ngoại, có vẻ như người đứng đầu Chính phủ có lúc, có khi còn tỏ ra vụng về, lúng túng, chưa thật chuyên nghiệp, chưa ngang tầm với vị thế của người đứng đầu bộ máy Chính phủ của một quốc gia suýt soát trăm triệu dân…
Việt Nam, một quốc gia có vị thế và tiềm năng đang được một số cường quốc hàng đầu, các nhóm lợi ích lớn của thế giới kiềng nể, mong muốn bắt tay hợp tác làm ăn và liên minh…Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bộc bạch trong chuyến đi Nhật: Đoàn của Thủ tướng đạt được thành quả nọ kia là nhờ vào vị thế của Việt Nam, của dân tộc Việt Nam…Đó là phát biểu chân thành và “biết người biết ta” của TT Nguyễn Xuân Phúc khi nói về quan hệ giữa người dân và Chính phủ chứ không nhận thức theo kiểu: Mất mùa là tại thiên tại; Được mùa là bởi thiên tài của ta…
Để bù cho sự thiếu hụt, và chưa chuyên nghiệp trong phong cách ứng xử giao tiếp đối ngoại; trong hoạt động đối nội: Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có được một số ứng xử, quyết sách nhạy bén, bám sát lòng dân, biết nghe báo chí, có thái độ cầu thị, chân thành và nhạy cảm trước dư luận trái chiều nên bước đầu đã gầy dựng được lòng tin và thiện cảm của dân chúng…
Tóm lại, có vẻ như tỷ lệ tín nhiệm của dân chúng đối với Chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc tuy chưa cao, theo người viết bài này, nhưng lòng tin và thiện cảm của người đang được gầy dựng và nâng lên theo từng tháng, từng quý…tuy lòng tin này cũng đang phập phù… khá gieo neo.
Rất mong bộ máy của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biết đoàn kết, có thái độ chân thành, cầu thị biết sàng lọc tiếng nói của người dân, trí thức; bằng nỗ lực của tập thế sẽ vượt qua giai đoạn vượt vũ môn đầy thử thách cam go này, thiết lập được một Chính phủ kiến tạo như TT tuyên bố…
Qua những gì thông tin báo chi đã nêu, người dân cũng đã nhận ra: hiện tại đang có một số nhóm lợi ích có những hành vi đối phó, đối đầu làm nhằm làm suy yếu Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, làm giảm uy tín đang lên của bộ máy Chính phủ, nhằm vô hiệu, đẩy lùi một số quyết sách hợp lòng dân của Chính phủ…
Để rộng đường dư luận, xin nêu ra đây một số dữ kiện để phân tích, mổ xẻ và để mọi người cùng tham gia bàn thảo…và nên có hình thức ủng hộ Chính phủ tích cực, hiệu quả…
1/ Nhóm lợi ích quốc phòng có đang tìm cách hoãn binh, đẩy lùi, vô hiệu chủ trương Quân đội không làm kinh tế của Chính phủ ?
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP.HCM sáng 23.6, thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế mà chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ bảo vệ Đảng, nhân dân ..
Quan điểm này là quan điểm của thường vụ, của Quân ủy Trung ương. Hiện nay Bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ Đảng, nhân dân. Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội”
"Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội”, ông Chiêm khẳng định.”
Ý kiến của Thứ trưởng, Thượng tướng Lê Chiêm: quân đội thôi không làm kinh tế được một loạt báo đưa tin trừ báo Quân đội nhân dân ?
Ngày 3/7/2017, người đọc ngỡ ngàng thấy báo Quân đội nhân dân, tờ báo chủ quản là Bộ Quốc phòng lại đưa ý kiến của Thượng tướng TRẦN ĐƠNỦy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng nhân danh Quân ủy TW đã có bài phát biểu với nội dụng nhắc lại một số quyết sách từ năm 2002; Những ý kiến của Thứ trưởng Trần Đơn ngược hoàn toàn với ý kiến của Thứ trưởng Lê Chiêm, một cú phản pháo hy hữu hay đây là một sự cải chính bất đắc dĩ:
Trước nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, những năm gần đây, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt, cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược và đường lối của Đảng, ban hành nhiều nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Trọng tâm là Nghị quyết số 71/ĐUQSTW, ngày 25-4-2002 “Về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội trong thời kỳ mới-tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Quân đội”; Nghị quyết số 520-NQ/QUTW, ngày 25-9-2012 về “Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của Quân đội đến năm 2020”; Thông tư số 69/2017/TT-BQP ngày 3-4-2017 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và có bước phát triển toàn diện, đạt kết quả quan trọng cả về KT-XH và quốc phòng-an ninh. Nổi bật là, quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng (KTQP), tham gia xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng-an ninh trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, vùng căn cứ cách mạng. Đến nay, quân đội đã xây dựng 26 khu KTQP trên các địa bàn chiến lược, vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. 
Để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới, đòi hỏi quân đội cùng với tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, cần tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực, sức mạnh của đất nước. Thực hiện mục tiêu đó, toàn quân tiếp tục quán triệt và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 520-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương; chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong giai đoạn hiện nay, thấy rõ vai trò nòng cốt của quân đội trong việc tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng-an ninh trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Toàn quân phải thống nhất nhận thức: Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một chức năng cơ bản, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam. Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, là sự tiếp nối, phát huy tư tưởng, truyền thống quý báu “Ngụ binh ư nông”, “Tịnh vi nông, động vi binh” của dân tộc trong thời kỳ mới. Cùng với đó, chủ động, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về vấn đề này, nhằm hạ thấp uy tín của quân đội, chia rẽ quân đội và nhân dân, làm phai mờ bản chất cách mạng của quân đội, cổ súy cho việc xây dựng quân đội theo kiểu quân đội nhà nghề của các nước phương Tây…

Phụ họa với ý kiến của Thứ trưởng, Thượng tướng Trần Đơn, Báo QĐND đăng thêm loạt bài trả lời phỏng vấn những ủng hộ quân đội nên tiếp tục tham gia làm kinh tế. Đó là ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phạm Văn Trà Kết hợp kinh tế với quốc phòng - Nhiệm vụ chiến lược lâu dài: Chủ trương lớn vẫn nguyên giá trị”…; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và một loạt tướng lĩnh và các học giả mà nhiều người biết tên tuổi …

Loạt bài này trên báo Quân đội nhân dân đểu có mục đích không tán thành ý kiến của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm cho rằng: quân đội tham gia làm kinh tế là cần thiết để chuyên nghiệp hơn ?

Tại sao lại xảy ra tình trạng 2 ông thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều mang hàm Thượng tướng, đều nhân danh Quân ủy Trung ương phát biểu những quan điểm trái ngược nhau như nước với lửa về vấn đề quân đội làm kinh tế ?

Như mọi người đều biết: hệ lụy của việc quân đội làm kinh tế đã dẫn đến hậu quả nhãn tiến của việc đất sân bay Tân Sơn Nhất được đem làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, biệt thự; Trong khi đó sân bay này đang quá tải, đang thiếu đất mở rộng sân bay…

Rồi thì vụ tranh chấp đất Đồng Tâm dẫn tới những hệ lụy về an ninh, trật tự an toàn xã hội: Dân Đồng Tâm đã bắt như bắt con tin 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động do việc tranh chấp đất giữa doanh nghiệp quân đội với dân Đồng Tâm…

Theo Luật đất đai 2003 và 2013 số đất được cấp cho các dự án quốc phòng phải được sử dụng đúng mục đích và do Thủ tướng quyết định ? Nếu không sử dụng hết phải trả lại chính phủ vì đất quốc phòng là đất miễn thuế…

Với trên 200 ha đất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội được thu hồi từ năm 1980 để làm sân bay Miếu Môn, nhưng Bộ Quốc phòng đã không làm, có lúc đề nghị chính phủ liên doanh làm sân golf nhưng không được phê duyệt; lý ra Bộ Quốc phòng phải làm thủ tục trả lại cho chính phủ để Chính phủ trả lại cho dân canh tác…Vì đây là đất thuộc loại “ bờ xôi ruộng mật”…Thế mà ?

Khi dân nổi lên đấu tranh đòi lại quyền lợi chính đáng và hợp pháp thì lại bị vu cho là thế lực thù địch kích động, xúi bẩy nên một số người đã bị bắt giữ ?! Do việc nhân dân Đồng Tâm đoàn kết, nổi lên nên 4 người bị bắt giữ mới được thả; Cụ Lê Đình Kình bị đánh gãy chân mới được cứu chữa…

Vụ tranh chấp đất Đồng Tâm giữa các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng với dân sở tại và vụ giải quyết chuyện sân golf ở đất sân bay Tân Sơn Nhât là hàn thử biểu đo hiệu lực và khả năng thực tế “ vượt vũ môn” của Chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc hay lại trở thành hiện tượng "Cao Biền dậy non" ?

Khi một Chính phủ mà nhóm lợi ích quân đội tìm cách chứng minh ngược lại một số quyết sách là hơi mệt đấy ?!

 

P.V.Đ.


( Còn nữa…)

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

CHÍNH PHỦ NÊN THA CHO NGUYỄN VĂN CƯỜNG, ĐƯA HẮN VỀ GÁC CỬA...ĐỂ THẰNG NÀO LƠ MƠ THÌ LIA, KHÔNG NÓI NHIỀU; 12 dự án thua lỗ 3 tỉ USD: Không xử được thì thay cán bộ

Vĩnh Phúc, Chém nhau ở Vĩnh Phúc, Chém lìa đầu ở Vĩnh Phúc, giết người

Phó Thủ tướng “truy” lãnh đạo Tập đoàn dầu khí về dự án “đắp chiếu”

Dân trí Do các dự án suốt thời gian dài không thoát khỏi tình trạng yếu kém nên Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã phê bình nghiêm khắc lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định, nếu thời gian tới Tập đoàn này không chuyển biến thì Chính phủ sẽ có biện pháp mạnh, ai không làm được thì thay.
 >> Xót xa những dự án đắp chiếu
 >> Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "Có thể xem xét xử lý hình sự tại các siêu dự án thua lỗ"
 >> Loạt siêu dự án 66 tỷ USD: Tầm chiến lược, vốn không phải là tất cả

Chiều 5/7, tại trụ sở Chính Phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp về xử lý 12 Dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
“Bệnh trọng” của 12 dự án
Nói về thực trạng của các dự án, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: 75% vốn của 12 dự án là đi vay. Hiện nay có 6 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cả 6 dự án đều thua lỗ, gồm: Nhà máy Đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Nhà máy phân đạm DAP số 1 Đình Vũ, nhà máy phân đạm DAP số 2 Lào Cai, nhà máy đóng tàu Dung Quất và nhà máy thép miền Trung.
Cuộc họp nắm tình hình 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương
Cuộc họp nắm tình hình 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương
Phó Thủ tướng nói thêm, một số dự án khác đang trong tình trạng “đắp chiếu, trùm mền”. Về 10 nhà máy đang hoạt hoạt động hoặc phải dừng sản xuất có lỗ luỹ kế đến tháng 12/2016 là 16.126 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp vốn chủ sở hữu bị âm.
Theo lãnh đạo Chính phủ, những sai phạm, yếu kém trong quá trình đầu tư và vận hành có cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do chủ quan. Trong đó, có những “bệnh” rất giống nhau ở cả 12 dự án.
“Khi lập dự án, phê duyệt dự án thì rất nhanh, nhưng khi tổ chức thực hiện dự án và quản lý đầu tư xây dựng thì rất trì trệ. Vướng mắc với nhà thầu EPC, kéo dài thời gian thi công nên phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 50%.
Có những dự án kéo dài đến bây giờ vẫn chưa xong, có dự án xong rồi nhưng cũng không hoạt động được. Trong khi lập phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh, các con số đầu vào khả quan, tính toán phương án đầu ra ra cao, nhưng khi đi vào vận hành thực tế thì chi phí đầu ra rất thấp” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay.
Không làm được thì thay cán bộ!
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý tới các dự án yếu kém của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn này báo cáo cụ thể về tình hình đến thời điểm hiện nay. Nhà máy xơ sợi Đình Vũ ngày càng xấu đi, thậm chí còn vướng vào kiện tụng đến giờ tòa tuyên là đã thua kiện. Tàu 104.000 tấn đã chỉ đạo gần 1 năm nay chưa bàn giao được...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) - cho biết, hiện các dự án của PVN đang “hết sức khó khăn cả về đầu tư và thị trường”.
Phó Thủ tướng hỏi Tổng Giám đốc PVN: Tại sao dự án đạm Ninh Bình dừng sớm hơn, tình trạng kỹ thuật kém hơn nhiều mà họ có chuyển biến, còn các dự án của PVN thì không “nhúc nhích”? Các anh có làm được không? Không có chuyện “nếu” ở đây. Nhà nước không hỗ trợ, không cấp thêm vốn nữa. Trường hợp không khởi động lại được thì chuyển sang phương án cho bán đấu giá công khai!
Tổng Giám đốc PVN “ngập ngừng” trả lời: “Báo cáo Phó Thủ tướng, song song với việc này chúng em cũng chỉ đạo định giá hiện trạng để báo cáo xin phương án".
Phó Thủ tướng tiếp lời: Các anh có phân công cụ thể ai phụ trách dự án nào hay không? Tại sao cùng khó khăn như thế mà các đơn vị khác họ làm được còn các anh thì không làm được? Làm được hay không làm được thì các anh nói cho rõ, ai là người chịu trách nhiệm ở đây? Anh Sơn hay là ai? Nhà máy ở Dung Quất, tôi vào đó kiểm tra hồi trước Tết âm lịch các anh nói là chạy lại dễ như trở bàn tay, nhưng nay đã 6 tháng trôi qua có thấy nhúc nhíc gì không?
Sau khi Phó Thủ tướng nói, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn cho biết PVN đang quyết tâm cho các nhà máy hoạt động trở lại. Với nhà máy Dung Quất, song song với các phương án sản xuất kinh doanh thì phải tính toán nâng công suất thì mới hiệu quả và PVN đang làm quyết liệt.
Tới đây, Phó Thủ tướng “truy” tiếp: Kế hoạch của các anh là bao giờ khởi động? Tổng Giám đốc PVN hứa đến quý I/2018.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ truy Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn về các dự án yếu kém tại cuộc họp chiều 5/7
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ "truy" Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn về các dự án yếu kém tại cuộc họp chiều 5/7
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê bình nghiêm khắc đối với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức họp riêng với Tập đoàn Dầu khí quốc gia và làm rõ trách nhiệm cụ thể của tường người.
“Xử lý sai phạm ở đây là xử lý cả quá trình, xử lý thông thường không được thì sẽ có những biện pháp mạnh hơn. Ai không làm được thì thay thế cán bộ. Tài sản định giá không định giá được thì mời cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, có tiêu cực, tham nhũng hay không..” - lãnh đạo Chính phủ kiên quyết.
Châu Như Quỳnh

12 dự án thua lỗ 3 tỉ USD: Không xử được thì thay cán bộ

05/07/2017 17:41 GMT+7
TTO - Trong quá trình xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án thua lỗ, nếu để chậm trễ, chây ì hoặc cản trở thì sẽ xử lý nghiêm lãnh đạo, thứ trưởng phụ trách dự án, đây là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.

12 dự án thua lỗ 3 tỉ USD: Không xử được thì thay cán bộ
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp ngày 5-7 - Ảnh: Ngọc An 
"Thậm chí nếu không làm được sẽ có biện pháp mạnh, thay thế cán bộ", Phó thủ tướng nói tại cuộc họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương diễn ra chiều nay 5-7 tại Hà Nội.
Báo cáo tình hình xử lý 12 dự án, Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết đã có một số doanh nghiệp khởi động trở lại và có hiệu quả nhất định. 
Đạm, thép khả quan, dầu khí “lay lắt”
4 dự án sản xuất phân bón hoạt động bình thường theo hướng tiết giảm chi phí, đạt công suất từ 70 - 80%, nhưng sản xuất kinh doanh vẫn lỗ.
Nhà máy thép Gang thép Thái nguyên của Tổng công ty thép Việt Nam hiện đã phối hợp giải quyết vướng mắc liên quan đến nhà thầu. Theo đó, nhà thầu MCC mong muốn tiếp tục đảm nhận hoàn thành nhiệm vụ; hoàn thành việc rút vốn của SCIC; xây dựng chi tiết phương án và khả năng tăng vốn điều lệ; dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai, hiện đã tiếp tục triển khai dự án dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm…
Dự án sản xuất sơ xợi Đình Vũ đang hết sức khó khăn, đặc biệt khi bị thua kiện trong vụ tranh chấp với khu công nghiệp Đình Vũ về việc PVTex chưa chi trả tiền điện, nước, hạ tầng cơ sở. Do không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ, công ty này sẽ bị phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản, tạm dừng chuyển nhượng quyền sở hữu…
Khó khăn nhất là nhóm các nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Trong đó, dự án nhiên liệu sinh học ethanol Quảng Ngãi hiện chỉ vận hành ở mức 30% và đang kiến nghị tăng thêm vốn. Các nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Bình Phước hiện đang thực hiện thoái vốn, nhưng cũng gặp khó khăn.
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tổng mức đầu tư của 12 dự án là 63.610 tỉ đồng (tương đương gần 3 tỉ USD), đa phần là vốn đi vay.
Hiện chỉ có 6 nhà máy đang sản xuất kinh doanh, còn lại đều "đắp chiếu", dừng hoạt động hoặc thi công dở dang. Tính đến 31-12-2016, lỗ lũy kế của các nhà máy là 16.126 tỉ đồng, nhiều doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu.
Ông Huệ thẳng thắn chỉ ra những sai phạm trong quá trình đầu tư, vận hành, chủ yếu là do yếu tố chủ quan, điểm chung là khi lập và phê duyệt dự án thì rất nhanh, nhưng khi tổ chức thực hiện lại rất trì trệ.
Đặc biệt, vướng mắc với các nhà thầu EPC khiến thời gian thi công kéo dài, nên hầu hết các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tăng đến gần 50% vốn. 
Chậm xử lý, quy trách nhiệm lãnh đạo
Phê bình việc xử lý các dự án của PVN quá chậm trễ, Phó thủ tướng nhấn mạnh đây là vấn đề lớn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và toàn xã hội. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương họp với PVN và báo cáo cụ thể những việc cần làm và xác định rõ trách nhiệm từng người.
“Xử lý thông thường không được thì có biện pháp mạnh hơn, không làm được thì thay thế cán bộ, tài sản không định giá được thì cho cơ quan chức năng định giá, xem xét có tiêu cực tham nhũng hay không? Thứ trưởng nào phụ trách dự án, gắn rõ trách nhiệm để thực hiện. Tinh thần là nếu trong quá trình làm mà có sai phạm, chây ì hoặc cản trở thì sẽ xử lý”, Phó thủ tướng chỉ đạo.  
Phó Thủ tướng nhắc lại chỉ đạo của Bộ Chính trị: Giải quyết dứt điểm tồn tại vướng mắc, khắc phục thua lỗ tối đa cho nhà nước.
Cụ thể, năm 2017 phải hoàn thành phương án và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai phương án; năm 2018 xử lý căn bản tồn tại yếu kém; năm 2020 hoàn thành việc xử lý.
Đồng thời xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh với các tổ chức, cá nhân để xảy ra thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước tại các dự án.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh 4 quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị trong xử lý các dự án này.
Thứ nhất, tôn trọng nguyên tắc thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, tinh thần tự cứu lấy mình, nhà nước không cấp thêm vốn. 
Thứ hai, kiên quyết xử lý sớm tranh chấp và bất đồng phát sinh với các nhà thầu; tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng ưu tiên bán, thoái vốn cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước; kiên quyết phá sản, giải thể với dự án không có khả năng khắc phục, thu hồi tối đa tài sản nhà nước, hạn chế tối đa thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Thứ ba, thực hiện xử lý theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính công khai minh bạch, tăng trách nhiệm người đứng đầu trong xử lý các dự án, doanh nghiệp, quan tâm đảm bảo quyền lợi người lao động, an sinh xã hội, quốc phòng, lưu ý khâu định giá tài sản.
Thứ tư, thanh tra kiểm toán, làm rõ sai phạm ở từng dự án, sớm hoàn thiện thủ tục tố tụng, không để tái diễn khuyết điểm quản lý điều hành trong các dự án.
NGỌC AN

Phó thủ tướng: Lãnh đạo PetroVietnam vẫn không 'nhúc nhích' xử lý dự án thua lỗ

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể tại PetroVietnam khi để các dự án tệ đi.

Tại cuộc họp về xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương chiều 5/7, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cả 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương đều chung "bệnh", là khi lập dự án, phê duyệt dự án thì làm rất nhanh nhưng khi tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản rất trì trệ, vướng mắc pháp lý với các nhà thầu EPC. Nhiều dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm 43% so với dự toán, nhiều dự án kéo dài tới giờ chưa xong, có nhà máy xong rồi nhưng không hoạt động được.
Chỉ đích danh dự án cụ thể, Phó thủ tướng tỏ ý không hài lòng khi thời gian qua các dự án thua lỗ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) như Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Tổng công ty Xơ sợi Đình Vũ (PVTex), Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất... gần như "không có chuyển biến gì, tình hình còn tệ đi".
“Do các đồng chí không chịu làm. Không nói chung chung nữa vì càng nói càng không làm được đâu. Cả Quốc hội, Chính phủ rồi toàn dân bức xúc mà lãnh đạo tập đoàn làm như không phải việc của mình”, Phó thủ tướng gay gắt.
pho-thu-tuong-lanh-dao-petrovietnam-van-khong-nhuc-nhich-xu-ly-du-an-thua-lo
Phó thủ tướng phê bình lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi chậm trễ có hướng xử lý các dự án thua lỗ nghìn tỷ. Ảnh: VGP
Cụ thể, Nhà máy Ethanol Dung Quất tới nay không chạy lại được vì không bảo đảm cả yếu tố kinh tế và kỹ thuật. Xơ sợi Đình Vũ thì ngày càng xấu đi vì vướng vào kiện tụng. Còn Nhà máy Đóng tàu Dung Quất thì chưa thực hiện quyết toán hợp đồng thầu EPC khi xây dựng nhà máy giai đoạn một và chưa thống nhất được giá trị, chi phí thực hiện của chủ đầu tư dự án tàu 104.000 DWT để PetroVietnam làm cơ sở ký kết hợp đồng nhận nợ, thế chấp tài sản bảo đảm và trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)...
"Tại sao dự án đạm Ninh Bình dừng sớm hơn, tình trạng kỹ thuật kém hơn nhiều mà họ có chuyển biến, còn các dự án của PetroVietnam thì không “nhúc nhích”? Nhà nước không hỗ trợ, không cấp thêm vốn nữa. Trường hợp không khởi động lại được thì chuyển sang phương án cho bán đấu giá công khai", Phó thủ tướng nói, và yêu cầu lãnh đạo tập đoàn phải có phương án xử lý lập tức, chứ không có kéo dài "nghiên cứu phương án" nữa. 
Ông cũng yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể tại PetroVietnam gây thua lỗ tại các dự án trên.
"Có thể xem xét ưu tiên bán dự án, nhà máy cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, cho phép giải thể các dự án không có khả năng, thu hồi tối đa tài sản... Chúng ta phải xắn tay vào việc, ai không làm và làm không xong thì phải thay thế", Phó thủ tướng dứt khoát.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, số lỗ lũy kế của các dự án thua lỗ là hơn 16.120 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 3.956 tỷ, nhiều nhà máy trong số này đang âm vốn chủ sở hữu.
Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, hiện có 6 nhà máy đang vận hành trở lại nhưng vẫn thua lỗ, gồm 4 nhà máy đạm của Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Nhà máy đóng tàu Dung Quất và Công ty Thép Việt - Trung. Số còn lại đang trong tình trạng "đắp chiếu, trùm mền", không hoạt động như Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Tổng công ty Xơ sợi Đình Vũ (PVTex), Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất... 
Giá trị của các dự án này tương ứng với 3 tỷ USD, nay đang bị “chôn vùi”, không đóng góp được cho nền kinh tế, Phó thủ tướng yêu cầu ngành Công Thương phải "chuyển động" để hết năm 2017 hoàn thành phương án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cuối năm 2018 xử lý căn bản các yếu kém và tới năm 2020 hoàn thành xử lý dứt điểm số dự án thua lỗ này. 

Nguyễn Hoài


Toàn dân bức xúc mà lãnh đạo Petro Vietnam cứ thờ ơ

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ thái độ không hài lòng đối với sự trì trệ, thờ ơ của lãnh đạo Petro Vietnam...


Toàn dân bức xúc mà lãnh đạo Petro Vietnam cứ thờ ơ
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, giá trị của các dự án này tương ứng với 3 tỷ USD, nay đang bị “chôn vùi”, không đóng góp được cho nền kinh tế nên cần phải được khơi thông càng nhanh càng tốt. 
NGUYÊN HÀ
“Tất cả 12 dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương có 2 bệnh chung, trong đó bệnh chung đang kể nhất là lập dự án, phê duyệt dự án thì làm rất nhanh nhưng khi tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản rất trì trệ”.

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại yếu kém của một số nhà máy, dự án yếu kém ngành Công Thương, tại cuộc họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị mới đây về các đơn vị này, ngày 5/7.

Đáng chú ý, tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã bày tỏ thái độ không hài lòng đối với sự trì trệ, thờ ơ của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) trong việc khắc phục hậu quả của các dự án thuộc mình bỏ vốn và quản lý.

63 nghìn tỷ “đắp chiếu”, lỗ lũy kế 16 nghìn tỷ

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, 12 dự án, nhà máy của ngành Công Thương có tổng mức đầu tư là 63.610 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350 tỷ. Còn lại khoảng 47.000 tỷ đồng (chiếm 75% tổng mức đầu tư) là đi vay, trong đó vay ngân hàng là 41.800 tỷ, vay nước ngoài có bảo lãnh là 6.600 tỷ.

Đánh giá thực trạng các nhà máy, dự án hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, có 6 nhà máy vận hành nhưng thua lỗ gồm 4 nhà máy phân đạm, nhà máy đóng tàu Dung Quất và Công ty Thép Việt-Trung. Ba dự án, nhà máy dừng thi công là dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ, nhà máy Bột giấy Phương Nam và nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ba nhà máy dừng hoạt động là Nhiên liệu Sinh học Bình Phước, Nhiên liệu Sinh học Dung Quất và Xơ sợi Đình Vũ.

Trong số này, 10 nhà máy đang hoạt động hay dừng sản xuất có lỗ luỹ kế là 16.126 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2016) và vốn chủ sở hữu chỉ còn 3.956 tỷ đồng, trong đó nhiều nhà máy âm vốn chủ sở hữu.

Phát biểu về thực trạng của 12 dự án, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ rõ: Bệnh chung thứ nhất của 12 dự án, nhà máy là khi lập dự án, phê duyệt dự án thì làm rất nhanh nhưng khi tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản rất trì trệ, vướng mắc pháp lý với các nhà thầu EPC, điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm 43% so với dự toán, nhiều dự án kéo dài tới giờ chưa xong, có nhà máy xong rồi nhưng không hoạt động được.

Bệnh thứ 2 là khi lập phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh thì thông số đầu vào khả quan, chi phí sản xuất thấp và giá trị đầu ra cao nhưng khi vận hành thì thông số đầu vào cao còn giá trị đầu ra thì thấp.

Tuy nhiên, sau khi quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà máy thì tình hình đã có chuyển biến tích cực. Bốn nhà máy đạm gồm: đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai hoạt động tốt tới 80% công suất. Nhà máy DAP Đình Vũ và Lào Cai đã đa dạng hoá sản phẩm với 64% đạm xanh có giá trị cao, có lãi 600.000 đồng/tấn.

Phó thủ tướng cũng đánh giá Nhà máy thép Việt-Trung đã đàm phán lại với phía Trung Quốc, xoay chuyển tình thế có lợi cho Tổng công ty Thép, thay đổi thành viên mô hình quản trị sang 2 thành viên và tình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng qua đã có lãi 67 tỷ đồng.

“Nếu thép Việt-Trung tiếp tục làm tốt thì sang năm sẽ cho ra khỏi danh sách yếu kém như với các dự án phân đạm”, Phó thủ tướng cho biết.

Các dự án của Petro Vietnam “ngày càng tệ đi”

Tuy nhiên, Phó thủ tướng không hài lòng với nhóm các dự án thứ hai “hầu như không có chuyển biến gì mà tình hình còn tệ đi”, gồm các nhà máy đóng tàu Dung Quất, Xơ sợi Đình Vũ và các dự án, nhà máy nhiên liệu sinh học của Tập đoàn Dầu khí  Việt Nam (Petro Vietnam).

Cụ thể, nhà máy Ethanol Dung Quất tới nay không chạy lại được vì không bảo đảm cả yếu tố kinh tế và kỹ thuật. Xơ sợi Đình Vũ thì ngày càng xấu đi vì vướng vào kiện tụng. Còn nhà máy Đóng tàu Dung Quất thì chưa thực hiện quyết toán hợp đồng thầu EPC khi xây dựng nhà máy giai đoạn 1 và chưa thống nhất được giá trị/chi phí thực hiện của chủ đầu tư dự án tàu 104.000 DWT để Petro Vietnam làm cơ sở ký kết hợp đồng nhận nợ, thế chấp tài sản bảo đảm và trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Nhấn mạnh phương hướng xử lý các dự án, nhà máy trong thời gian tới, Phó thủ tướng yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị nhằm đạt hai mục tiêu: Sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước theo lộ trình hết năm 2017 hoàn thành phương án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức xong việc triển khai các phương án (kể cả bán được Nhà máy Bột giấy Phương Nam); hết năm 2018 xử lý căn bản các yếu kém và tới năm 2020 thì hoàn thành xử lý các nhà máy, dự án này.

Đồng thời xử lý nghiêm minh vi phạm quản lý kinh tế của các cá nhân, tập thể gây thua lỗ tại các dự án, nhà máy trên.

Phó thủ tướng khẳng định “kiên quyết xử lý theo cơ chế thị trường với 2 điểm là tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, nhà máy. Kiên quyết xử lý sớm vướng mắc pháp lý của các dự án. Ưu tiên bán dự án, nhà máy cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, cho phép giải thể các dự án không có khả năng, thu hồi tối đa tài sản...”.

“Ai làm không xong thì phải thay thế”

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, giá trị của các dự án này tương ứng với 3 tỷ USD, nay đang bị “chôn vùi”, không đóng góp được cho nền kinh tế nên cần phải được khơi thông càng nhanh càng tốt.

“Vẫn có hướng đi cho các dự án nếu chúng ta bắt tay vào việc theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ”, Phó thủ tướng nói và đề nghị các bộ, nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty liên quan phải xắn tay vào việc. “Ai không làm và làm không xong thì phải thay thế”, Phó thủ tướng nêu rõ.

Riêng đối với trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong xử lý các dự án này, Phó thủ tướng chỉ rõ lãnh đạo Tập đoàn nói sẽ khởi động chạy lại nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất nhưng tới nay vẫn chưa chạy lại. Còn về tranh chấp hợp đồng EPC khi xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất và bàn giao tàu 104.000 DWT, Phó thủ tướng đặt câu hỏi tại sao nhà thầu và chủ đầu tư đều trực thuộc Tập đoàn Dầu khí và các doanh nghiệp nhà nước mà không xử lý được với nhau?

“Do các đồng chí không chịu làm. Không nói chung chung nữa vì càng nói càng không làm được đâu. Cả Quốc hội, Chính phủ rồi toàn dân bức xúc mà lãnh đạo Tập đoàn làm như không phải việc của mình”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ gay gắt.

Phó thủ tướng cho biết, để triển khai kết luận của Bộ Chính trị và thúc đẩy tiến độ xử lý, sắp tới Thủ tướng Chính phủ sẽ ra Quyết định về ban hành kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới.

OA...TRỜI...BT ĐỒNG NAI: TỈNH KHÔNG BIẾT SAI PHẠM CỦA BÀ PHAN THỊ MỸ THANH"- XIN HỎI: BẤY LÂU NAY CÁC ÔNG LÀM CÁI Đ...GÌ, NGỦ HAY ĐI CHƠI GAME ? NÊN ĐƯA LÃO NÀY RA BIỂN ĐÔNG CHO ABU SAYYAF XỬ...

Bí thư Đồng Nai: 'Tỉnh không biết sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh'

Bí thư Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cho biết những sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư, được phát hiện khi có đơn tố cáo.

Ngày 5/7, trao đổi với VnExpress về những sai phạm của Phó bí thư Tỉnh ủy Phan Thị Mỹ Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cho biết, bà Thanh thuộc diện Ban bí thư (Ban bí thư Trung ương Đảng) quản lý. Việc kỷ luật bà Thanh cũng thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo ông Cường, các sai phạm của bà Thanh xảy ra từ nhiều năm trước, tuy nhiên địa phương không nắm được. "Đến khi có đơn tố cáo, Ban Bí thư giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh thì tỉnh mới biết được vụ việc", ông Cường nói. 
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Nhã Phương
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Phước Tuấn.
Cuối năm trước, ông Bùi Thanh Trúc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên minh HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai có đơn tố cáo bà Thanh đến Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về những sai phạm của bà này như: điều hành công ty khi còn đương chức; chống lưng cho công ty chồng chiếm đoạt tiền của cổ đông; ký quyết định sai quy định cho công ty chồng làm dự án BOT...
Sau khi vào cuộc xác minh, Uỷ ban kiểm tra Trung ương xác định trong thời gian giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch Hội đồng thành viên là vi phạm Luật phòng chống tham nhũng.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng thông báo, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Thanh đã có vi phạm, khuyết điểm, như: ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án Khu dân cư thương mại xã Phước Tân; vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.
Bà Thanh cũng đã ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh.
Dự án đường chuyên dụng được bà Thanh ký quyết định lấy ngân sách nhà nước bồi thường giải phóng mặt bằng. Ảnh: Phước Tuấn
Dự án BOT đường chuyên dụng mỏ đá Tân Cang được bà Thanh ký quyết định lấy ngân sách Nhà nước bồi thường giải phóng mặt bằng. Ảnh: Phước Tuấn.
Ngoài ra, bà Thanh còn ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát, nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư. 
Bà Thanh được xác định đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm khi kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
Những sai phạm của Công ty Cường Hưng đang được Thanh tra Chính phủ thanh tra để có kết luận cuối cùng.
Nhã Phương - Phước Tuấn

Bí thư Đồng Nai không nắm sai phạm của Phó bí thư tỉnh


 - Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai cho hay tỉnh không nắm được các sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh này chỉ tới khi có đơn tố cáo mới biết.
Bên lề kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa IX hôm nay, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường đã có những trao đổi liên quan tới sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh này.
Theo ông Cường, sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh xảy ra từ năm 2008 nhưng tỉnh không nắm được.
Phan Thị Mỹ Thanh,Đồng Nai,Bí thư Đồng Nai,Phó bí thư Đồng Nai,Nguyễn Phú Cường,tham nhũng
Bà Phan Thị Mỹ Thanh
Nguyên nhân là do bà Thanh là cán bộ thuộc diện do Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý, nên đơn tố cáo hay việc kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) làm.
Hiện tỉnh Đồng Nai đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Ban Bí thư.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 15, UBKT TƯ xem xét, thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.
Theo xác định, trong thời gian giữ các cương vị tỉnh ủy viên, GĐ Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Thanh tham gia điều hành công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐTV là vi phạm luật Phòng chống tham nhũng.
Bà Thanh đã ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho công ty Cường Hưng đầu tư dự án Khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm luật Phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.
Bà Thanh cũng được xác định đã ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực do bà phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh.
Ngoài ra, bà còn ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho hợp tác xã An Phát, nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.
Bà Thanh cũng kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định của Đảng và Nhà nước là vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Nhận thấy những vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh là nghiêm trọng, UBKT TƯ đã quyết định thi hành kỷ luật bà này bằng hình thức cảnh cáo.
Vi phạm của Thứ trưởng Kim Thoa là nghiêm trọng, xem xét kỷ luật

Vi phạm của Thứ trưởng Kim Thoa là nghiêm trọng, xem xét kỷ luật

UB Kiểm tra TƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Thứ trưởng Bộ Công thương là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Ông Võ Kim Cự suy sụp khi bị kỷ luật

Ông Võ Kim Cự suy sụp khi bị kỷ luật

Tổng thư ký QH cho hay, sau khi bị kỷ luật, ông Võ Kim Cự suy nghĩ nhiều, suy sụp, sức khoẻ yếu đi nên có đơn xin thôi làm ĐBQH.
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư kỷ luật ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định về những sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ. 
Trung tá quân đội lừa 8,2 tỷ chạy việc nhận kỷ luật 'thép'

Trung tá quân đội lừa 8,2 tỷ chạy việc nhận kỷ luật 'thép'

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã ra các quyết định, cắt mọi chức vụ của vị trung tá quân đội huyện Can Lộc.
Một loạt nguyên lãnh đạo quận Tân Phú bị kỷ luật

Một loạt nguyên lãnh đạo quận Tân Phú bị kỷ luật

Liên quan đến sai phạm hơn 54 tỷ đồng tại Ban bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) quận Tân Phú, hàng loạt cán bộ, nguyên lãnh đạo của quận này bị xử lý kỷ luật.
Thạch Qúy