Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

LÃO SƠN: 1 LÍNH VIỆT ĐƯƠNG ĐẦU 10 LÍNH TRUNG QUỐC; BÌNH QUÂN NGÀY: 148 LÍNH TQ VÀ 70 LÍNH VIỆT TỬ THƯƠNG…

Ghi chép của VIÊN DUNG-HUỲNH TÂM

Bản thống kê tổn thất của những đơn vị của Trung Quốc tham chiến tại chiến trường biên giới Lão Sơn Việt Nam:
1 – Quân đoàn 11, 14 Côn Minh, tham chiến 4/84-4/85, tử thương 2749, trọng thương 4152.
2 – Quân đoàn 1, 11 Nam Kinh, tham chiến 12/84-5/85, tử thương 3942, trọng thương 3435.
3 – Quân đoàn 46, 67 Tế Nam, tham chiến 5/84-4/86, tử thương 4746, trọng thương 3257.
4 – Quân đoàn 21, 47 Lan Châu, tham chiến 4/86-4/87, tử thương 3654, trọng thương 3264.
5 – Quân đoàn 27 Bắc Kinh, tham chiến 4/87-4/88, tử thương 3087, trọng thương 3649.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày 25/4/88, quân Trung Quốc tử thương 15.178, trọng thương 17.757.
Theo tình báo Trung Quốc, những đơn vị Việt Nam bảo vệ biên giới Lão Sơn bao gồm:
1 – F313 QK2 [1], tham chiến 12/84-5/85, quân số 7.460, tử thương 848, trọng thương 946.
2 – F314 QK2, tham chiến 11/85-3/86, quân số 9.012, tử thương 975, trọng thương 719.
3 – F312 QK1, tham chiến 7/87-6/88, quân số 7.585, tử thương 787, trọng thương 625.
4 – F325 QK2, tham chiến 4/88-9/88, quân số 7.136, tử thương 819, trọng thương 537.
5 – F316 QK2, tham chiến 10/88-5/89, quân số 8.000, tử thương 923, trọng thương 612.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày 20/5/87, quân Việt Nam tử thương 4.352, trọng thương 3.439.

 Ngày 07 tháng 6 năm 1987, quân đội CS Trung Quốc sử dụng vũ khí Ground-Based Laser Guns tại chiến trường Lão Sơn Lào Cai Việt Nam.Nguồn: Hoa Nam.
Ngày 07 tháng 6 năm 1987, quân đội CS Trung Quốc sử dụng vũ khí Ground-Based Laser Guns ( Súng phun lửa) tại chiến trường Lão Sơn Việt Nam.Nguồn: Hoa Nam.
Chúng ta nghe nói nhiều về loại súng này nhưng chưa bao giờ thấy tận mắt súng này hoạt động ra sao. Đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến tận mắt sức công phá của vũ khí này trên chiến trường.

Ai đã bán đứng biên giới Lão Sơn Việt Nam?

Từ đầu hôm, mưa gió lạnh kéo đến biên giới Lão Sơn, Tây Bắc Việt Nam, tiếng sấm sét búa rìu của trời đất hòa trong tiếng đại pháo không còn phân biệt thiên nhiên hay con người nổi giận!
Người ta nói “mưa thối đất” không sai, khắp đỉnh núi mưa nặng hạt, tầm tả cả rừng xanh, nước mưa tung đất nổi bọt cuốn trôi từng luồng, dẫn vào những giao thông hào bị ngập nước, đôi chân người lính ngâm dưới bùn non ngả màu xám sền sệt, trộn lẫn bùn lầy lội. Một gốc trời gió ảm đạm mưa hòa vào lửa đạn, ai cũng biết khi chiến tranh có thời gian khởi đầu, không có thời gian đình chiến, tiếng pháo cối tầm xa vẫn mỗi khắc liên miên gào thét, súng đạn thảm sát biết bao sinh mạng không phân biệt địch thù, cuộc chiến dai dẳng giữa hai quân đội Việt Nam-Trung Quốc, họ lấy người lính làm chiến thuật, hết biển người đến mở rộng xáp lá cà.
Dưới cơn mưa, tiếng sấm sét vang rền cùng với tiếng bích kích pháo thi nhau nổ không ngừng. Mỗi ngày trung bình trên 148 binh sĩ Trung Quốc và hơn 70 binh sĩ Việt Nam bị xóa sổ trong cơn mưa đạn này. Trên đỉnh, dưới lưng núi, trong giao thông hào nơi nào cũng thê thảm. Toàn vùng điạ đầu biên giới Việt Nam bao trùm bởi tiếng thét “hồn tử sĩ gió ù ù thổi” [2].
Đồn bót quân biên phòng Việt Nam tại điểm C211 Lão Sơn, nay bị quân Trung Quốc chiếm cứ. Ảnh: NF3.86.
Đồn bót quân biên phòng Việt Nam tại điểm C211 Lão Sơn, nay bị quân Trung Quốc chiếm cứ. Ảnh: NF3.86.
Hai ngày 06 và 07 tháng 6 năm 1987 dưới cơn mưa tầm tã không ngớt, cảnh cận chiến vẫn diễn ra, không còn phân biệt đạn từ đâu đến. Chúng vô tư ầm ì thổi đến điểm qui định, khói lửa kéo hỏa lực tranh dành chốt tử chiến, cố thủ từng tản đá hay ụ đất, đôi khi chỉ cách nhau 8 mét. Hôm nay cũng không ngoại lệ, pháo binh của Việt Nam phản ứng trừng phạt bịt miệng không cho pháo binh của Sư đoàn 67 và 199 của Trung Quốc nói nhiều.
Pháo binh của Sư đoàn 199 Trung Quốc tại núi 177 Lão Sơn. Ảnh: NF3.86.
Pháo binh của Sư đoàn 199 Trung Quốc tại núi 177 Lão Sơn. Ảnh: NF3.86.

Hình như binh sĩ Việt Nam đang tăng cường sức mạnh một lần nữa khôi phục vùng núi Lão Sơn, Quân báo Sư đoàn 67 của Trung Quốc cho biết:
– Sư đoàn bộ binh 31 của quân đội nhân dân Việt Nam xuất hiện bám sát chiến trường để chia sẻ phần chiến đấu cùng bạn, nói chung lực lượng này có tầm lịch sử, đáng chú ý khả năng chiến đấu của nó, mặc dù không so sánh với sáu đơn vị chính qui của nó, bởi mục đích duy nhất của sư đoàn bộ binh quyết tử với thiết bị quân sự tác chiến mạnh, cho nên Tư lệnh Sư đoàn 199 Thiếu tướng Trịnh Quảng Thần (郑广臣– ZhengguangChen) nhận trách nhiệm bao quát phía ngoài chiến trường Lão Sơn.

Có lần Đặng Tiểu Bình nói:
– Thà binh sĩ tử vong nhiều mà tiết kiệm thất bại.
Bắc Kinh xem binh sĩ tử vong là điều tất nhiên, miễn làm sao chiếm cứ cho được vùng núi Lão Sơn, mở rộng được biên giới mới gọi là thượng sách quân sự.
Từng đoàn quân xa Trung Quốc di chuyển trong lãnh thổ của Việt Nam.  Ảnh: NF3.86.
Từng đoàn quân xa Trung Quốc di chuyển trong lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: NF3.86.
Tiếp theo Đại đội 31 binh bộ của Việt Nam, khởi động chiến pháo quanh vùng núi Lão Sơn hầu kiểm tra độ sâu chiến đấu của quân Trung Quốc. Nhóm pháo hạng nặng bắn lên những đỉnh núi 169, 168, 146, 142, và kéo những điểm cố thủ của Trung Quốc xuống thấp phòng thủ, pháo binh phía Việt Nam hành động nhanh, muốn hỏa lực pháo binh kết thúc chiến tranh. Đêm đó, Tiểu đoàn 595 của Sư đoàn 67 phòng thủ trước, ngoài ra còn có yểm trợ của các lực lượng binh đoàn 167 và 164 ở phía tây của một ngọn đồi không tên, 3 tiểu đoàn súng cối bắn nhóm của Sư đoàn 199 và 67 đã lên kế hoạch tấn công, tiếng pháo vừa nổ đã lấy tại chỗ 4 binh sĩ Việt Nam. Tiếp theo quân đội Việt Nam đưa quân xong pha vào trận để giải cứu những binh sĩ bị thương, thời gian này pháo binh Trung Quốc giết thêm 1 địch quân. Mở đầu tấn công, quân đội Việt Nam không kịp trở mình đã thấy bất lợi, địch quân vội bắn trả thù Tiểu đoàn 3 của Trung Quốc, Tiểu đoàn 3 chấp nhận vào vị trí phòng thủ và đón nhận trước 230 đạn pháo cối ra khỏi vỏ đồng.
Sĩ quan Sư đoàn 67 Trung Quốc bị tử thương. Ảnh: NF3.86.
Sĩ quan Sư đoàn 67 Trung Quốc bị tử thương. Ảnh: NF3.86.
Binh sĩ Sư đoàn 67 Trung Quốc bị trọng thương. Ảnh: NF3.86.
Binh sĩ Sư đoàn 67 Trung Quốc bị trọng thương. Ảnh: NF3.86.
Sau cơn mưa, quân đội Trung Quốc ngỡ ngàng nhìn thấy vị trí phía trước, núi C211 có quân Việt Nam chiếm đóng. Tuyến này đã mất từ sáng sớm. Sư đoàn 67 muốn giải cứu 215 binh sĩ Trung Quốc cũng bị bao vây, nằm trong vòng hoả lực chiến đấu rất mạnh của quân Việt Nam. Việc cứu và yểm trợ không còn cơ hội thuận lợi. Lúc này quân đội của Trung Quốc có phần nao núng. Cấp chỉ huy từ Tiểu đội đến cấp Sư đoàn chỉ biết cùng nhau cố thủ để chuẩn bị chiến đấu. Mọi hoạt động trên đỉnh núi C211 hầu như yên lặng, quân Trung Quốc chờ đợi cơ hội phản công lấy lại chân núi.
Khi ấy quân đội Việt Nam thẳng tay đè bẹp quân Trung Quốc không cho ngóc đầu máu bành trướng tại chiến trường, xem ra một lần nữa quân Việt Nam ngạo nghễ trước chiến thắng phi thường. Sự đoàn 67 và 199 của Trung Quốc không ngần ngại thay đổi chiến thuật đánh cướp nhanh, tập trung vào các chốt điểm phòng thủ yếu nhất của binh sĩ Việt Nam, đẩy mạnh phản công. Tất cả binh lính của Sư đoàn 67 đang chờ lệnh bám vào các giao thông hào quen thuộc với điạ hình của các khu vực phòng thủ, phát triển và cải thiện các kế hoạch khác nhau, đồng tiến đánh vị trí tiêu diệt địch quân, và tăng cường xây dựng lại những giao thông hào bị ngập nước để ổn định phòng thủ, giảm tối thiểu thất thủ, tạo ra cơ hội thuận lợi đối mặt với quân đội Việt Nam và tránh thương vong trong vụ pháo kích hôm qua.
Sư đoàn 67 nổ lực đưa quân trinh sát tiếp cận quân đội Việt Nam, thay đổi mô hình tác chiến thành một mạng phản công chính xác, và hoàn thiện tấn công cho cháy phía trước địch. Sư đoàn 67 liên lạc đỉnh núi 255 sử dụng vòi Ground-BasedLaser Guns, tập trung thành mạng lưới trao đổi lửa cấu hình.
Diện mạo cuốc chiến thình lình thay đối khi nhóm trinh sát của Trung Quốc chuyển mật hiệu MB84B của tên gián điệp ẩn nấp trong quân đội Việt Nam. Kết quả là quân đội Việt Nam mất hết khả năng chiến đấu tại chiến trường biên giới Lão Sơn, tất cả những cuộc hành quân chớp nhoáng bỗng bị vô hiệu hóa, và từ đó quân Trung Quốc nắm được mọi động thái phản công của phía Việt Nam.
Một lần nữa CS Trung Quốc đẩy mạnh chiến tranh, quyết định chiếm cho bằng được lãnh thổ của Việt Nam, Quân Ủy Trung Ương (CPC) đảng CS Trung Quốc tái xuất lệnh “tài khí” tăng cường vũ khí phun lửa hình cầu nhằm tiêu hủy hỏa lực phòng thủ của Việt Nam, phối trí lại kế hoạch 3, chiến thuật chống tấn công, tăng cường phòng ngự, và cải thiện hệ thống thông tin, liên lạc giữa các mạng lưới trong chiến dịch “thánh tử đạo”.
Những nhà chiến lược Trung Quốc nhận xét quân đội Việt Nam trên chiến trường: “Một Việt Nam đối đầu mười Trung Quốc”, tiêu biểu Tiểu đoàn 3 của Sư đoàn 199 đã phá hủy chuỗi dài giao thông hào quân Việt Nam. Đến tối ngày 25/11, quân đội Việt Nam công khai trực diện tấn công. Cùng ngày quân thám báo Sư đoàn 67 Trung Quốc phát hiện 41 binh sĩ thiệt mạng và một người bị thương nặng không hiểu vì nguyên nhân nào. Quân số Tiểu đoàn 3 có từng ấy binh sĩ đã bị thiệt mạng không tiếng súng, chẳng nhẽ Việt Nam sử dụng vũ khí Ground-Based Laser Guns. Một câu hỏi lớn xuất hiện trong tâm trí của binh sĩ Trung Quốc: “Có phải đây là một bài học mang theo hương vị khủng khiếp đầu tiên ?”. Dường như binh sĩ Trung Quốc quá sợ hãi, nghĩ rằng không còn nơi ẩn thân. Các nhà chiến lược và cấp chỉ huy quân sự Trung Quốc liền xuất lệnh nhanh, không thể nào chấp nhận chôn vùi chiến dịch “tự vệ biên giới”, đồng thời lôi kéo theo tên tuổi Đặng Tiểu Bình. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy cảnh tượng loạn thần kinh của phía Trung Quốc.
Kho đạn Pháo binh của Trung Quốc tại vùng núi Lão Sơn, ngày 28 tháng 11 năm 1987. Ảnh: NF3.86.
Kho đạn Pháo binh của Trung Quốc tại vùng núi Lão Sơn, ngày 28 tháng 11 năm 1987. Ảnh: NF3.86.
Theo tài liệu mật được mã hóa, Quân Ủy Trung Ương (CPC) đảng CS Trung Quốc đã khẳng định rằng đảng CS Việt Nam giao ước không viện binh và yểm trợ phương tiện cho quân tiền tuyến của họ tại mặt trận Lão Sơn Lào Cai, đồng thời giám sát chặt chẽ không cho động biến mạnh trên chiến trường. Cho nên ngày 26 tháng 11, pháo binh của quân đội Việt Nam bắn đi những trái đạn vu vơ, so với cách đây vài ngày, vào hỏa lức quân đội Việt Nam trở nên yếu ớt. Theo kế hoạch của các cấp lãnh đạo CSTQ và CSVN, quân đội CS Trung Quốc an nhiên tiến hành chiếm Laoshan. Họ đã dứt khoát an bài công tác với nhau trong tình “anh em xã hội chủ nghĩa” và đã mật ước với nhau hai bên cùng có lợi trên xương máu của binh sĩ Trung Quốc và Việt Nam!
Bầu trời ngày 28 tháng 11 bắt đầu kéo mây, mưa phùn với sương mù che khuất cả rừng núi, quân đội Việt Nam lợi dụng thời điểm này cho pháo binh câu lên đỉnh núi hòa với tiếng mưa đổ. Thám báo quân đội Trung Quốc mất hiệu năng, quan sát chiến trường trong điều kiện bất lợi, khó thực hiện các hỏa lực pháo binh đánh trả trong mưa. Sau đó Sư đoàn 199 nhảy vào yểm trở,  bắn pháo bừa bải để đàn áp các vị trí pháo binh Việt Nam. Quân đội Trung Quốc chỉ mong mưa pháo liên tục này làm vở tổ địch quân Việt Nam. Đến 16 giờ chiều cùng ngày, hai bên ngừng bắn pháo, vỏ đạn súng cối của pháo binh Trung Quốc chất cao trên núi Lão Sơn lến đến “1.422,2 mét”.
Vỏ đạn pháo cho ra khỏi nòng súng, ngày 28 tháng 11 năm 1987. Ảnh: NF3.86.
Vỏ đạn pháo cho ra khỏi nòng súng, ngày 28 tháng 11 năm 1987. Ảnh: NF3.86.
Hôm sau thám báo Trung Quốc phát giác đội quân Việt Nam đang di chuyển trong giao thông hào ở vùng núi đất 167-164, họ liền gọi pháo binh Sư đoàn 199 phản công. Một giờ sau họ xóa sổ hoàn toàn hỏa lực súng cối và giết chết 23 chiến binh Việt Nam. Tiểu đoàn 3 được bổ sung tiếp nhận đầy đủ đạn dược, và trang bị cối pháo cỡ lớn, cùng ngày Tiểu đoàn 3 thổi khỏi nòng pháo 1.376 quả đạn, và sử dụng súng phun lửa vào giao thông hào của binh sĩ Việt Nam. Kết quả thu về chỉ có vỏn vẹn 11 binh sĩ Việt Nam tử thương. Họ thổi phồng cho đây một tổn thất đáng kể của phía địch.
Tiếp theo mặt trận tại núi 166 bùng nổ, pháo binh của Trung Quốc khạc ra 1.358 quả đạn khỏi nòng cối, đàn áp binh sĩ của Đại đội 31 thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Trong lúc cuộc chiến thắng thua chưa ngã ngũ, các nhà quân sự Trung Quốc vùng núi Lão Sơn triệu tập và bày ra trò phân tích chiến lược và tóm tắt những kinh nghiệm cho bài học chiến trường, đi trước các lực lượng địch quân Việt Nam, tổ chức lại hàng ngũ, sử dụng đạn pháo như phương pháp chính đàn áp địch, phối hợp, yểm trợ pháo binh hoạt động mạnh mẽ, chủ ý trên chiến trường phòng ngự, tấn công mục tiêu phải linh hoạt, tạo ra điểm tựa phòng thủ trước khi tấn công; tinh thần chiến đấu bộ binh phải đồng nhất. Trong buổi thảo luận này họ đã đồng ý cho rằng:
– Bộ binh mạnh mẽ sẽ hỗ trợ hỏa lực pháo binh, đưa địch quân vào thế hết khả năng chiến đấu, và không cho địch quân trở tay phòng thủ.
Quân đội Trung Quốc ra hiệu lệnh tấn công, từ đó pháo binh bắt đầu rót vào vị trí quân sự phía trước quân đội Việt Nam. Pháo binh Trung Quốc bắn phá không ngừng nghỉ, đạn chụp xuống đầu các điểm chốt của những sư đoàn chủ lực Việt Nam. Vài ngày sau đó sức mạnh pháo binh của Trung Quốc dần dần yếu đi hoặc ngừng bắn vì kết quả không đem lại bao nhiêu. Mặc dù những trung đoàn pháo binh của Trung Quốc đã quyết tâm bắn phá và dùng số lượng đạn pháo khổng lồ để sang bằng vùng núi Lão Sơn thành bình địa, hỏa lực pháo binh của 67, 199, Quân đoàn 11, Quân đoàn 14, Quân đoàn 1, Quân đoàn 11, Quân đoàn 46, nhận được hàng triệu tấn đạn pháo cối, kết quả không đem lại nụ cười cho những nhà chiến lược Trung Quốc. Cuối cùng mục tiêu trấn áp không đi đúng như kế hoạch pháo binh Trung Quốc đã định.
Trong khi ấy Quân đội Việt Nam chuyển hướng phản công. Đêm hôm sau ngày 30 tháng 11, hỏa lực quân đội Việt Nam sẵn sàng nâng cấp tấn công, quyết tâm tạo ra hỏa lực pháo binh, thổi cơn phẩn nộ của bão lửa vào hàng ngũ địch. Cuộc tấn công thực hiện từ 20 đến 30 phút, chiến trường phân định hỏa lực nghiêng về phía quân đội Việt Nam, nhờ dòng lửa chuẩn xác, và sau đó một lần nữa chuyển đổi hướng tấn công đạn pháp chụp xuống đầu quân đội Trung Quốc, một trận chiến do bộ binh và pháo binh phối hợp nhịp nhàng.
Chiều hôm sau có tin vui, báo Quân đội nhân dân Trung Quốc số ra ngày 30/11/1987, tại cột 2 loan tải bài tường thuật tại chiến trường biên giới Laoshan, Lào Cai, Việt Nam, bởi ký giả Trịnh Hòa… 郑和…:
– Ngày 30 tháng 11/1987. Thư hùng pháo binh và bộ binh, tuy đối phương tấn công loại bỏ quân ta khỏi vùng chiến Lão Sơn, và sau đó ta phản công, kết quả địch tử thương 2 ta chỉ 1! Chiến trường đang nóng cháy mùi thuốc súng, trận chiến biên giới Lão Sơn nhất định ta thắng…..
Tin này được tung ra bất ngờ và thiên hạ hiểu ngay ký giả Trịnh Hòa… 郑和… muốn nói điều gì, quả nhiên có viết, có lách. Độc giả tinh ý đọc đảo ngược tin sẽ thấy toàn diện cuộc chiến, và phơi bày trạng thái thụ động của quân đội Trung Quốc, như trước đây quân đội Trung Quốc thường ca bài “ra quân ít thắng lớn”, nay đã bất lợi rồi, phải nói “ra quân lớn thắng nhỏ”. Nếu Việt Nam có dũng lược, toàn lực quân dân và đảng CS cùng một lòng thì Trung Quốc không có cơ hội để nạt nộ, la lối lớn tiếng, dùng vũ lực để xâm chiếm đất nước Việt Nam...
Sau thảm bại này, Trung Quốc vẫn muốn chiếm cho bằng được lãnh thổ Việt Nam, vì vậy họ đột ngột thay đổi chiến thuật, phát động cuộc tấn công mới, đặt các phân đội trinh sát thường xuyên tiếp cận tình hình, và bỏ trống các vị trí đã chiếm đóng, đưa phòng thủ ra ngoài căn cứ, tạm thời cách 100 mét, từ đó khai thác địa điểm đóng quân của pháo binh Việt Nam. Các lực lượng quân sự Trung Quốc tấn công tùy theo báo cáo của phân đội trinh sát, chuyển sang chiến thuật biển người và bão lửa.
Đại đội 31 của Việt Nam rơi vào vòng bao vây trước. Tiểu đoàn 3 của Trung Quốc gia tăng tốc độ chiến đấu tại điểm núi 168. Đại đôi 31 phải đương đầu với hai mũi tiến công  pháo kích nhả bão lửa trên đầu và bên dưới là tiểu đoàn 3 Trung Quốc. Cả hai lực lượng liên tục quấy rối với nhau, chiến cuộc căng thẳng trong đêm 2/12. Pháo binh và bộ binh tiểu đoàn 3 Trung Quốc tung ra 14 đợt tấn công nhằm chiếm các điểm chốt, và giao thông hào, nhưng chỉ tiêu diệt được 4 binh sĩ của Việt Nam. Những binh sĩ quyết tử Việt Nam di chuyển đến vị trí điểm núi 154, tung đạn lửa đàn áp lại Tiểu đoàn 3, làm tử thương 21 binh sĩ Trung Quốc. Cùng lúc một tiểu đội của Việt Nam, ẩn mình trên điểm núi 166 dùng lựu đạn ném cầu vồng vào vị trí của Tiểu đoàn 3. Nhưng cuối cùng Đại đội 31 Việt Nam bị Tiểu đoàn 3 Trung Quốc đẩy lui khỏi núi, để lại 2 xác binh sĩ.
Thực ra Đại đội 31 đã bị đánh cắp mã danh trước thời điểm tấn công, binh sĩ Việt Nam chạm phải phòng thủ của núi 168, và pháo binh Sư đoàn 199 đẩy lùi quân Việt Nam. Trong lúc cuộc đụng độ chưa phân rõ thắng thua, Đại đội 31 của Việt Nam lấy quyết định phân chia biên giới tại đồi núi 167 với quân Tiểu đoàn 3 của Trung Quốc, dùng tấn công làm chiến thuật, vì nếu họ cố thủ tại chỗ chắc chắn họ sẽ thất bại. Cả hai bên đều nỗ lực giành chiến thắng, cả hai đều nằm trong thế sống còn.
Mặc dù Đại đội 31 là một đơn vị nhỏ nhưng chiến đấu theo bản lĩnh của cấp Sư đoàn, đôi khi họ có những chiến thuật thăm dò quân tình để ra tay tấn công trước. Binh sĩ có một nội lực quân kỷ mạnh mẽ, ngoài chiến trường họ là những người trung phong. Đây là một đơn vị đồn trú kiên định tự vệ biến giới Lão Sơn Việt Nam, họ là những con người sống chết để bảo vệ Tổ quốc. Họ chiến đấu không vì lòng trung thành với chính thể đảng trị CS Việt Nam nhưng họ sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đất nước cần.
Trong lúc trận chiến đương ở thế giằng co, cả hai bên đều thận trọng nằm trong thế phòng ngự. Quân đội Trung Quốc tiếp tục tăng cường mặt trận. Nhưng rồi không hiểu lý do nào cấp chỉ huy lực lượng quân sự của Việt Nam quyết định bỏ rơi các đơn vị Việt Nam đang chiến đấu ra ngoài chiến trường Lão Sơn. Tình báo Hoa Nam đã cài người xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo quân đội Việt Nam và họ theo lệnh của Trung Quốc bí mật bán lãnh thổ Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên kẻ thắng ngồi vào ghế của kẻ chiến bại, theo đúng kế hoạch Trung Quốc thâu tóm Lão Sơn. Kể từ thời điểm này, tất cả binh sĩ Việt Nam, dù còn sống hay tử vong, đã từng tham chiến tại biên giới Lão Sơn không được ghi tên tuổi vinh danh do lệnh của cấp lãnh đạo CS Việt Nam. Tất cả bia mộ ghi dấu tích cuộc chiến này đều bị đục bỏ. Họ đã bán đứng lãnh thổ biên giới của tổ tiến và đứng trên đầu dân tộc này!
Huỳnh Tâm
[1] F313, QK2 (Sư đoàn 313, Quân Khu 2).
[2] Đoàn Thị Điểm.
(GIẶC ĐÃ ÙA VÀO NHÀ VIỆT NAM – KỲ 6

Tranh chấp Biển Đông: Liệu Trung Quốc có giải quyết bằng vũ lực ?

Ngày 15/5, mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc đăng bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?”, nội dung đáng chú ý như sau:
Tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Trung Quốc có một số đảo bị 5 nước là Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây và Việt Nam chiếm đoạt lâu dài, nhưng để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương thức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?
Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa), là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều, nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới rêu rao có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.
Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài, khiến vấn đề tranh chấp Biển Đông tạm thời yên lặng bỗng một lần nữa dậy sóng. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 chứng thực, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này, tuy nhiên Exxon Mobil lại tin tưởng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự ý thăm dò tài nguyên dầu khi trong khu vực lãnh hải tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông. Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.
Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giếng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 – 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung – Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.
Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không  mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bnả, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.
Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?
Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:
  1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
  2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
  3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
  4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?
Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philippin.
Philippin chiếm giữ 10 đảo. Philippin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philippin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philippin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philippin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan, hành vi của Philippin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.
Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philippin gọ là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà đan và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân, Philippin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philippin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philippin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philippin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philippin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philippin ký với Mỹ, trong Hiệp ước này nói, một khi Philippin bị tấn công, Philippin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trường Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philippin theo Hiệp ước.
Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.
Ngày cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.
Nguồn: TTXVN (Bắc Kinh 23/5)
*
                                                                                                   *        *
(Đài RFA 19/5)
Trung Quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippin hay Việt Nam.
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy, liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu để tìm câu trả lời về vấn đề này.
Trắng trợn và ngang ngược
+ Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất chấp những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này thế nào/
 -  Nói về Trung Quốc trong vấn đề này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng được. Ý đồ không thay đổi của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông, nhưng từ ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, đến năm 1988, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi hỏi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ! Đó là một điều vô lý.
 Vừa rồi Cục Hải dương Trung Quốc đã thông qua một quy định cho phép đấu thầu 176 hòn đảo không có người ở của Trung Quốc để khai thác sử dụng, trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippin, Inđônêxia.
Cho nên, theo tôi, mục tiêu của họ đã quá rõ rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn và vô liêm sỉ…
+ Trong nhiều lần phỏng vấn trước ông luôn luôn có thái độ kiềm chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc của ông. Xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?
Chuyện về Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, kể cả khi tôi còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi không bao giờ chống lại nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống sự bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc mà thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, đâm tàu Việt Nam là những điều ngang ngược, bá quyền, không ai có thể chịu được.
Mục đích của Trung Quốc
+ Là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lược nước khác. Tuy nhiên, ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn thương phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
-                           Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là, khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn thoả thậun, tìm được tiếng nói chung hoà hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hoà thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có.
Hai là, Trung Quốc sẽ bắt giữ tàu thuyền đánh cá như là tình hình hiện nay, thỉnh thoảng Trung Quốc phản đối đôi chút, Việt Nam phản đối đôi chút. Thứ ba là tình hình xấu đi nữa, và điều xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Họ cho lính giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippin hoặc của Inđônêxia làm cho căng thẳng gia tăng. Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippin. Như vừa qua chúng ta đều biết chuyện Trung Quốc mang tàu đến hải phận Philippin khiến nước này cho máy bay đánh đuổi.
+ Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói, liệu Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng cho một cuộc chiến không mong muốn này hay chưa?
-                           Theo tôi, sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc rằng và tôi biết phía Việt Nam có chuẩn bị chứ không phải là khoanh tay ngồi đợi sự bố thí của phía Trung Quốc.
+ Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải dựa vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không?
- Phải nói thật là có một thời gian dài vì nghĩ tới lợi ích lớn nên chúng ta nhân nhượng, không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.
Thế nhưng, gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì sẽ nhận thấy là bắt đầu có những điểm mới. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã đăng chuyện về liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh hồi tháng 3 năm 1988 khi bị giải quân Trung Quốc tấn công.
Còn trong dân, tôi xin nói thật là người ta đều biết đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi cũng nói thật rằng mọi người Việt Nam đều biết rằng Trung Quốc chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì còn chưa hết gây rắc rối.
+ Xin được hỏi câu cuối. Theo ông vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
-                           Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật, họ đã nói “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa thì không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng kiến thức của mình, tôi cũng biết rằng: “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng nếu các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết hậu quả như thế nào”.
Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, không phải như năm 1979 nữa, không phải họ muốn làm mưa làm gió gì thì làm. Bây giờ Việt Nam đã khác. Năm 1979 Việt Nam đang bị cô lập còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn với cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa với Việt Nam. Nhân dân khu vực đứng về phía Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc, những người có lương tri, cũng thấy rằng không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979.


Cho nên tình hình bây giờ khác trước rồi, khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979, Việt Nam đã phải chiến đấu rất gian khổ? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bề khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền sẽ làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần thấy là nhân dân Việt Nam có lý./.