Đaminh Huong Quat đã chia sẻ bài viết của Nguyễn Quang Vinh.
Trích:
Hình ảnh này phối kết hợp vời lời khẳng định xoen xoét trên của thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, chắc Thủ tướng đồng ý là ông ta đang dối trá phải không ạ?
Một chính phủ kiến tạo không thể chứa chấp những quan chức dối trá như thế này phải không Thủ tướng?
Hình ảnh này phối kết hợp vời lời khẳng định xoen xoét trên của thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, chắc Thủ tướng đồng ý là ông ta đang dối trá phải không ạ?
Một chính phủ kiến tạo không thể chứa chấp những quan chức dối trá như thế này phải không Thủ tướng?
·
Thủ tướng ơi nghe này: Trả lời phỏng vấn phóng viên báo Pháp
luật TP Hồ Chí Minh, thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc rú lên:
+Phóng viên: Như ông nói là Bộ đã khảo sát chi tiết khu vực 30 ha cấp phép cho hoạt động nhận chìm này. Vậy hệ sinh thái biển dưới đó thế nào?
+Phóng viên: Như ông nói là Bộ đã khảo sát chi tiết khu vực 30 ha cấp phép cho hoạt động nhận chìm này. Vậy hệ sinh thái biển dưới đó thế nào?
+Thứ trưởng Ngọc: Cát thôi.
+Phóng viên: Có các hệ sinh thái, sinh vật như cỏ biển, san hô
hay khu vực mà sinh vật biển sinh sản?
+ Thứ trưởng Ngọc: Không
có. Nếu có thì không bao giờ chúng tôi cấp phép! Khẳng định với các bạn như
vậy! Chúng tôi có trách nhiệm với môi trường, các bạn không nên đặt những câu
hỏi kiểu như vậy.
(Nguồn: http://plo.vn/…/do-gan-1-trieu-m3-bun-cat-nhin-tu-nhieu-phi…)
---
Còn đây là hình ảnh do VTC phát về đáy biển nơi sẽ đổ thải 1 triệu mét khối. Đáy biển với rạn san hô tươi tốt như thế, với bao sinh linh biển đang sống như thế, mà chúng nó rú lên là cát...cát....cát???😠😠😠
Rồi cái phao lưới gọi là để chắn chất đổ thải nhằm không cho lây lan chất thải ra ngoài khu vực quy định mà chúng nó đang to mồm rú lên chúng tôi giám sát nghiêm ngặt với lại có trách nhiệm thì treo lửng lơ giữa biển như cái váy tua rua của ả cave, đủ rộng cho cả con tàu chui qua, thì chắn cái mả mẹ chúng nó hả?😡😡😡
(Nguồn: http://plo.vn/…/do-gan-1-trieu-m3-bun-cat-nhin-tu-nhieu-phi…)
---
Còn đây là hình ảnh do VTC phát về đáy biển nơi sẽ đổ thải 1 triệu mét khối. Đáy biển với rạn san hô tươi tốt như thế, với bao sinh linh biển đang sống như thế, mà chúng nó rú lên là cát...cát....cát???😠😠😠
Rồi cái phao lưới gọi là để chắn chất đổ thải nhằm không cho lây lan chất thải ra ngoài khu vực quy định mà chúng nó đang to mồm rú lên chúng tôi giám sát nghiêm ngặt với lại có trách nhiệm thì treo lửng lơ giữa biển như cái váy tua rua của ả cave, đủ rộng cho cả con tàu chui qua, thì chắn cái mả mẹ chúng nó hả?😡😡😡
Hình ảnh này phối kết hợp vời lời khẳng định xoen xoét trên của
thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, chắc Thủ tướng đồng ý là ông ta đang dối trá phải
không ạ?
Một chính phủ kiến tạo không thể chứa chấp những quan chức dối trá như thế này phải không Thủ tướng?
Lại nghe nói thêm một nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận xin đổ trên 2 triệu tấn xả thải nữa. Đóng cửa nhà máy hay bức tử biển?
Một chính phủ kiến tạo không thể chứa chấp những quan chức dối trá như thế này phải không Thủ tướng?
Lại nghe nói thêm một nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận xin đổ trên 2 triệu tấn xả thải nữa. Đóng cửa nhà máy hay bức tử biển?
Tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Bình Thuận, ngày 13-7, ông Phạm Ngọc Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục biển hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), đã dành gần một giờ đồng hồ để thông tin thêm xung quanh việc cấp giấy phép cho Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm hơn 918.000 mét khối chất nạo vét tại khu vực gần khu bảo tồn Hòn Cau (Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận).
"Bộ TN&MT hết sức thận trọng, trách nhiệm trước nhân dân"
Trước rất nhiều thông tin lo ngại của dư luận và các nhà khoa học về tác động của việc nhấn chìm khối chất thải trên đến khu bảo tồn biển Hòn Cau, ông Sơn cho biết: Trước khi cấp phép, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã xem xét rất chi tiết về hồ sơ nhận chìm, tuyệt đối không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.
Ông Phạm Ngọc Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục biển hải đảo VN đang trình bày dự án cho nhận chìm 1 triệu m3 bùn, cát xuống vùng biển Tuy Phong, trước HĐND tỉnh Bình Thuận.
Theo ông Sơn, Bộ TNMT hết sức thận trọng, trách nhiệm trước nhân dân, nhà nước để xem xét cụ thể cấp phép. Do khu vực đề nghị nhận chìm hết sức nhạy cảm, cách Hòn Cau 8 km, là vùng nước trồi, có tầm quan trọng không những đối với ngư trường thủy sản, mà còn ảnh hưởng đời sống nhân dân. Vì thế, trong quá trình thẩm định hồ sơ, các ủy viên hội đồng quan tâm đến môi trường, việc nhận chìm phải được đảm bảo môi trường. Các giải pháp đưa ra được thẩm định một cách chặt chẽ và tỉ mỉ, chú trọng tối đa đến môi trường.
Ông Sơn cho hay vật chất nhận chìm không phải là chất xả thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, không phải chất thải của quá trình nạo vét của công trình, mà đó là chất thải của biển nên đưa về biển. Theo ông Sơn, qua phân tích các phóng xạ chất độc đều không vượt quá quy chuẩn cho phép; không chứa các chất độc hại vượt quá ngưỡng, nằm trong danh mục được Chính phủ ban hành.
Ông Sơn tiếp, giải pháp để bảo vệ môi trường, hạn chế ngăn ngừa phát tán bùn thải trong quá trình nhận chìm cũng đã được Bộ TNMT tính tới. Trên cơ sở đó, việc nhận chìm có thể kiểm soát được, tác động đến Hòn Cau là không đáng kể. Tuy nhiên, Bộ TN&MT cũng yêu cầu cần có chương trình quan trắc giám sát đối với toàn bộ việc nhận chìm. Giấy phép đã qui định có một chương trình quan trắc giám sát độc lập của Viện Hải Dương Học đã đề ra 13 điểm quan trắc khống chế toàn bộ khu vực phải quan tâm bảo vệ.
Bản đồ vị trí nhận chìm khối chất nạo vét khổng lồ xuống vùng biển Tuy Phong.
Hiện tỉnh Bình Thuận đang thành lập tổ công tác gồm 29 người, Bộ TN&MT cũng thành lập tổ kiểm tra liên ngành phối hợp với Hải Dương Học trực tiếp kiểm tra. Ông Sơn cũng nhấn mạnh: Trách nhiệm Bộ TNMT phải kiểm soát hoạt động nhận chìm theo giấy phép, khối lượng chuyên chở, đường đi, vị trí nhận chìm. Yêu cầu công ty lắp hệ thống tự động và lắp camera, có người trực thường xuyên. Vừa quan trắc về thông số, vừa quan trắc hiện trường.
Theo người đại diện của Bộ TNMT, việc nhận chìm có thể xảy ra tác động khi một lớp bùn cát, sét phủ lên rạn san hô, gây đục nước biển. “Vấn đề bây giờ là khi thi công phải làm sao giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại này nếu nó xảy ra”- ông Sơn nói và dẫn chứng bằng bản đồ vị trí nhận chìm, được trình chiếu ngay tại kì họp HĐND tỉnh.
"Phải bảo vệ bền vững, đừng mang ra thí nghiệm"
Trước phần trình bày của ông Sơn, ĐB Nguyễn Toàn Thiện đặt vấn đề: “Ông bà ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, ở đây vùng biển Bình Thuận giống như bị đưa ra làm thí nghiệm, kiểu cứ nhấn chìm rồi khi có sự cố thì dừng vậy sao gọi là phòng chống ô nhiễm được? Rừng vàng, biển bạc, phải có kế hoạch duy trì bảo quản bền vững chứ không thể thí nghiệm được”.
Bỏ qua
ĐB Nguyễn Toàn Thiện chất vấn đại diện Bộ TN&MT
Vị đại diện Bộ TN&MT cho rằng sẽ mời người dân và cả báo chí tham gia giám sát. “Đây không phải là thí nghiệm như có đại biểu đã nói mà đây là cách làm từng bước có giám sát chặt chẽ khi có sự cố là phải dừng ngay.”
Trao đổi bên lề cuộc họp đại biểu Nguyễn Toàn Thiện cho rằng ngoài những giải pháp mà Bộ TN&MT vừa nêu cần phải mời các nhà khoa học về hải dương xem xét một cách toàn diện khu vực vùng biển Tuy Phong. Từ đó mới có các kết luận, luận cứ khoa học để đảm bảo cho vùng nước trồi tốt nhất Châu Á và đảm bảo sinh thái cho Khu bảo tồn biển Hòn Cau cho sinh kế của người dân và vùng nuôi tôm giống tốt nhất cả nước này không bị xâm hại.
Trước đó mở đầu phiên thảo luận vào vào sáng 12-7, Đại biểu Hồ Trung Phước cũng cho rằng cần tăng cường hơn nữa việc quản lý khai thác khoáng sản, chống thất thu thuế về khai thác khoáng sản, quan tâm hơn nữa về bảo vệ môi trường, các khu công nghiệp, nhất là nhiệt điện Vĩnh Tân.
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho hay đối với giấy phép nhận chìm gần 1 triệu m3 trên biển Bình Thuận của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, Bộ TN&MT, đơn vị cấp phép sẽ có báo cáo cho đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh. “Đây là việc trọng yếu, UBND tỉnh sẽ có trách nhiệm trước nhân dân. Việc nhận chìm bùn, cát sau nạo vét phải được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, chính xác và khoa học. Nếu để xảy ra sự cố phải dừng ngay và tỉnh đang chuẩn bị có kiến nghị với Chính phủ, Bộ TN&MT phải có kế hoạch giám sát việc này”, ông Hai nói.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Hải cho biết, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 6,68%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11.307 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 170,9 triệu USD. Tổng thu ngân sách được 5.201 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa được 3.302 tỷ đồng. |
PHƯƠNG NAM
Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia, các tổ chức môi trường trước những lời giải thích của đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường tại phiên họp HĐND tỉnh Bình Thuận ngày 13.7.
Khu vực nhận chìm rất nhạy cảm
|
Chiều 13.7, Phó tổng cục trưởng (phụ trách) Tổng cục Biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên - Môi trường - TN-MT) Phạm Ngọc Sơn, thay mặt lãnh đạo Bộ TN-MT thông tin trước HĐND tỉnh Bình Thuận xung quanh vụ nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát sau nạo vét ra biển Vĩnh Tân. Ông Sơn khẳng định luật pháp hiện nay (luật Biển và hải đảo) cho phép nhận chìm bùn cát sau nạo vét ra biển. Các vật, chất nhận chìm không độc hại và nằm trong danh mục các chất được luật cho phép nhận chìm. Theo ông Sơn, vật, chất nhận chìm không phải là chất thải. Các trầm tích này nằm ở dưới biển từ lâu năm, để trên bờ là không thể vì sẽ làm nhiễm mặn đất đai. Ông Sơn thừa nhận, việc nhận chìm có thể xảy ra tác động khi một lớp bùn cát, sét phủ lên rạn san hô, gây đục nước biển. Nên vấn đề hiện nay là khi thi công phải làm sao giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại này nếu xảy ra.
Ông Sơn cho biết vị trí nhận chìm có độ sâu hơn 36 m, diện tích nhận chìm là 30 ha và cách vùng lõi Hòn Cau 8 km. Trong bản đồ nhận chìm, có 13 điểm được quan trắc nhằm kiểm soát các chỉ số nền của biển và các hóa chất khác trong nước biển khi thi công nhận chìm. “Vì khu vực nhận chìm là khu vực biển nhạy cảm, chỉ cần 1 trong 13 vị trí quan trắc trên nếu phát hiện số liệu quan trắc vượt ngưỡng thì Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 phải dừng lại ngay”, ông Sơn nói.
Về trách nhiệm giám sát, ông Sơn cho hay Bộ TN-MT có trách nhiệm giám sát theo giấy phép nhiều vấn đề, từ vị trí, chất nạo vét, khối lượng trên sà lan, đường đi quy định… Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Thuận còn có một tổ giám sát đặc biệt với 29 người. Bên cạnh đó, Viện Hải dương học Nha Trang còn được Chính phủ chỉ định giám sát độc lập.
Đại biểu Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Thuận) băn khoăn: Liệu Bộ TN-MT đã xem xét hết các tác động của bùn thải đến biển, đặc biệt là đến khu bảo tồn biển Hòn Cau hay chưa, hiện nay người dân vẫn thắc mắc chưa rõ việc này. Ông Sơn khẳng định: Người dân, báo chí hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình giám sát.
Báo cáo công tác giám sát ô nhiễm môi trường tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, đại biểu Hồ Trung Phước, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bình Thuận, cho biết các nhà máy điện ở Vĩnh Tân và Cảng tổng hợp Vĩnh Tân còn để xảy ra vấn đề bức xúc về môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Việc chồng lấn giữa khu bảo tồn biển Hòn Cau và các nhà máy điện chưa được tháo gỡ triệt để. Ông Phước kiến nghị Bộ TN-MT sớm có báo cáo đánh giá tác động chiến lược cho toàn vùng và đưa Vĩnh Tân vào diện giám sát đặc biệt cấp quốc gia.
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nói: “Cách trả lời như vậy rất là ngụy biện. Trước mắt phải tạm dừng lại để xem xét giấy phép và vấn đề xả thải một cách thật cẩn thận. Quan trọng nhất, khi xem xét có cho xả thải hay không phải tham vấn ý kiến người dân địa phương, doanh nghiệp khác có liên quan tới biển. Giấy phép phải có khả năng chế tài; muốn xả thải xuống biển phải xác định khả năng tổn thương và thiệt hại đến môi trường cũng như người dân; qua đó buộc đơn vị xả thải phải ký quỹ môi trường. Nếu không làm như vậy, tới lúc xảy ra sự cố họ lại bảo không có tiền bồi thường thì lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm?”.
Theo tiến sĩ Tô Văn Trường, chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường, trả lời của ông Phạm Ngọc Sơn vẫn làm công luận tiếp tục thắc mắc. Công luận vẫn băn khoăn về Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đã đánh giá được tác động của bùn (chủ yếu là chất rắn lơ lửng và các chất độc hại có thể có trong bùn) đến hệ sinh thái xung quanh như thế nào, đặc biệt là san hô và các động thực vật đáy. Số liệu kết quả phân tích trung thực về các thành phần cơ, lý, Hóa sinh trong bùn dự định nhấn chìm ra sao?
TS Trường phân tích: Sự sinh sống và sinh sản san hô, một dạng động vật biển dựa vào quang hợp tức là ánh sáng mặt trời, nếu nước mặt hay dưới mặt bị bùn lơ lửng sẽ gây thiếu ô xy và ánh sáng trong vài tuần có thể gây chết ngạt san hô và hư hỏng hệ sinh thái san hô, tác động xấu chung đến ngư dân và nghề cá. Lưu ý, 2 km là khoảng cách đến Breda có san hô, giám sát và khắc phục như thế nào khi san hô chết một phần hay hàng loạt? Vấn đề nảy sinh không phải chỉ là riêng trường hợp đổ bùn nạo vét của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Nếu EVN xin đổ tiếp 2,4 triệu m3, cũng ở vị trí đó, cũng thời điểm “mùa hè với hướng gió tây nam, tránh được việc nước trồi” thì điều gì sẽ xảy ra? “Vấn đề giám sát để kịp thời dừng hoạt động đổ thải khi xảy ra sự cố thì đúng là “mất bò mới lo làm chuồng”, không có ý nghĩa gì. Giám sát môi trường là hoạt động cần có một ban liên ngành giám sát đủ các thành phần liên quan, từ Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, hàng hải, cảnh sát biển, ngư dân và các nhà khoa học”, ông Trường nói.
TIN LIÊN QUAN
Xin đổ thêm 2,4 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận
13 tổ chức kiến nghị tạm dừng xả bùn thải
Ngày 13.7, một bản kiến nghị tạm dừng quyết định xả bùn thải ra biển Bình Thuận được gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các bộ ban ngành và địa phương liên quan. Theo bản kiến nghị, do 13 tổ chức bảo vệ môi trường và xã hội tham gia, hiện tại những thông tin từ các cơ quan chức năng chưa tạo được sự đồng thuận cũng như tin tưởng của công luận và các nhà khoa học. Nhiều câu hỏi đặt ra vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng. Điều này cho thấy có khoảng trống lớn về minh bạch thông tin. Việc không công khai Báo cáo ĐTM nêu trên sẽ khó có thể thuyết phục cộng đồng cũng như thiếu cơ sở theo dõi giám sát việc thực thi.
Hơn thế nữa, thông tin Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3, thuộc EVN) đang xúc tiến xin phép đổ 2,4 triệu m3 chất thải nạo vét cùng trên vùng biển này càng khiến các bên quan tâm lo ngại hơn. Những lo ngại của cộng đồng là có cơ sở và đáng để các cấp chính quyền lưu tâm vì: Đây là lần đầu tiên việc nhận chìm chất thải của các dự án nhiệt điện được cấp phép, vì vậy việc cấp phép cần được tiến hành một cách cẩn trọng dựa trên căn cứ khoa học và đồng thuận giữa các bên, tránh tạo tiền lệ xấu cho các dự án khác. Hoạt động này có thể gây ra những hệ lụy không thể lường trước ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng biển VN. Sự cố môi trường biển miền Trung đã trở thành một bài học đắt giá và đòi hỏi sự thận trọng đối với việc ra quyết định cũng như lựa chọn của Chính phủ “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế bằng mọi giá”.
Chí Nhân
|
Chí Nhân - Quế Hà - H.Linh
Nhận chìm triệu tấn chất thải: Nói không tác động biển là "cả vú lấp miệng em"!
Việc cấp phép đổ gần 1 triệu tấn chất thải ở biển Bình Thuận, chuyên gia cho rằng, quá trình thẩm định chưa đến nơi đến chốn nên cần tạm dừng giấy phép để có thời gian cho cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu thêm và lấy ý kiến của cộng đồng…
khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), đến lượt Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại xin giấy phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau nạo vét.
Theo thông tin mà EVNGENCO 3 trả lời báo chí thì vị trí xin đổ bùn cát thải sau nạo vét nằm cách vị trí mà Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ khoảng 5km về hướng Bắc và cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 10km.
Riêng về việc cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, khi trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Chương trình Hải dương học Liên Chính phủ của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang tỏ ra băn khoăn vì rất nhiều điểm không hợp lý.
Nạo vét cảng biển dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. (Ảnh: Báo ND) |
Ông An cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) là đơn vị quản lý xử lý các hoạt động ven biển nên có quyền cấp phép, nhưng nội hàm của giấy phép còn rất nhiều thông tin, vấn đề không rõ ràng, lấp lửng, thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, có sở kinh tế và cơ sở xã hội. Người dân không đồng tình về cách thẩm định, soạn thảo, quy định của giấy phép không phù hợp.
Về luật pháp có cho phép nhận chìm, nhưng nhận chìm trong luật pháp hiểu kiểu khác, tức là đã nhận chìm là nhận chìm xuống, nhận chìm là được bao bọc, gói kín, thả ở độ sâu nhất định và được kiểm soát, không trôi đi đâu, không trở lại nguồn ô nhiễm thứ cấp thì giấy phép cho nhận chìm cát bản chất không phải nhận chìm mà là xả thải.
Một điểm bất cập khác, theo ông An vị trí nhận chìm theo quy định phải là vị trí ít hoặc không có giá trị về hải dương học, về di sản thiên nhiên, về bảo tồn và các lợi ích kinh tế, xã hội cho phát triển. Nhưng giấy phép của Vĩnh Tân 1 cho nhận chìm ở vùng ven bờ (sâu 36m) trong khi theo khoa học hải dương thì vùng biển ven bờ luôn luôn là vùng biển giàu có, là vùng có nhiều tiềm năng, là nền tảng cho phát triển của các quốc gia có biển.
Đặc biệt, vùng ven bờ ở vùng biển Bình Thuận là hệ sinh thái nước trồi độc nhất vô nhị của Việt Nam và của Đông Nam Á, rất nhiều giá trị, một di sản thiên nhiên không có nước nào có, mình xả thải vào đó coi như phá nó đi.
Cũng theo ông An, thời điểm nhận chìm là thời điểm nước biển động lực không mạnh, phải có nghiên cứu đầy đủ để chất nhận chìm đó chìm xuống biển và không nổi lại. Trong khi đó, giấy phép lại chọn từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ nước trồi động mạnh nhất để cho phép xả thải là không hợp lý. Bởi lẽ, theo tính toán của Viện Hải dương học, thời gian đó trồi mạnh đến mức 3cm/giây.
“Tuy có Hội đồng thẩm định, có chuyên gia nhưng mang tính hình thức, không ai có ý kiến phản biện gì đầy đủ, không ai đánh giá tác động gì cả. Nếu dùng xà lan hình phễu để thả xuống độ sâu 36m mà không cho lan truyền và dùng lưới để hạn chế… thì chỉ trẻ con mới nghe và đồng ý. Làm gì có lưới gì ngăn cản được chuyện đó, lại thải khối lượng rất lớn, gần 1 triệu m3 trên phạm vi 30ha thì làm sao nhận chìm được. Kỹ thuật thao tác mang tính tùy tiện”, ông An chỉ rõ.
“Vùng ven bờ là vùng tài nguyên rất quý giá, vùng hoạt động của nghề cá Việt Nam, nhiều ngư dân sinh sống nuôi trồng ở đó, thải ra gần 1 triệu m3 bùn cát ở 30ha thì nền đáy đội lên 3cm, đó là thảm họa về mặt sinh thái. Nếu Bộ TNMT nói không tác động thì đấy chỉ là “cả vú lấp miệng em” cho nó vui thôi. Nói gì thì nói phải minh chứng bằng cơ sở khoa học hợp lý để người bình thường chấp nhận được, còn làm gì có chuyện đổ bùn xuống biển mà không lan truyền”, ông An nhấn mạnh thêm.
Theo vị PGS.TSKH này, quá trình thao tác, thẩm định chưa đến nơi đến chốn nên cần tạm dừng giấy phép lại để có thời gian cho cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu thêm, dư luận xã hội nghiên cứu thêm cơ sở khoa học kinh tế xã hội; đặc biệt cần lấy ý kiến của cộng đồng. Tiền lệ xấu không phải là cấp phép mà tiền lệ xấu là làm sơ sài, thiếu trách nhiệm thẩm định để ra một giấy phép không có điều khoản chế tài đúng đắn, sẽ khiến nhiều công ty khác thấy dễ lại xin theo.
“Giấy phép là công cụ quản lý rất quan trọng của nhà nước, nhất là vấn đề phát triển nhưng nó lại như con dao hai lưỡi, nếu chúng ta làm sơ sài thì giấy phép trở thành “tấm bùa” cho những người làm ăn không đàng hoàng, lách luật”, ông An nói.