Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Chuyên gia nói sai sót ở cầu vượt biển dài nhất Việt Nam: "Không thể chấp nhận được"

Hoàng Đan | 

Chuyên gia nói sai sót ở cầu vượt biển dài nhất Việt Nam: "Không thể chấp nhận được"
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện thuộc dự án đường bộ Tân Vũ - Lạch Huyện (TP Hải Phòng). Ảnh: Phương Thảo

Việc để xảy ra hàng loạt lỗi đối với công trình cầu vượt biển dài nhất Việt Nam như vậy là không thể chấp nhận được và phải làm rõ, xử lý nghiêm trách nhiệm", PGS Hùng nêu.

Các thông tin về những sai sót kỹ thuật tại dự án đường ô tô vượt biển dài nhất Việt Nam, trong đó có cầu Tân Vũ – Lạch Huyện (TP Hải Phòng) đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, công trình đường và cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện dài hơn 5km nối bán đảo Đình Vũ với đảo Cát Hải, được coi là cầu dài nhất Việt Nam có quy mô lớn cả về ý nghĩa giao thông cũng như mức đầu tư.
Theo TS Liêm, theo thông tin từ Hội đồng nghiệm thu đưa ra thì thực tế, Hội đồng mới chỉ nêu các vấn đề, tồn tại chung của dự án thời điểm hiện tại chứ chưa xác định cụ thể chi tiết, trách nhiệm của những đối tượng liên quan.
TS Liêm cũng cho hay, đối với công trình này, không thể quy kết các lỗi về lún, nứt, kém kỹ thuật tại một số điểm thuộc về nhà thầu thi công mà cần phải có sự rà soát toàn bộ từ khâu thiết kế, thẩm định, khảo sát nền móng đất tới giám sát và thi công.
"Ở đây chắc chắn là có đơn vị tư vấn giám sát để đảm bảo cho quá trình thực hiện, do đó, cần phải xem xét rõ trách nhiệm của đơn vị này.
Ngoài ra, các đơn vị, ban quản lý của Bộ Giao thông Vận tải cũng không thể nào chỉ khoán cho doanh nghiệp thi công mà chắc chắn vẫn phải kiểm tra, giám sát về chất lượng công trình thường xuyên, nhất là đối với công trình lớn như thế này.
Do vậy, cần phải xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý, ngoài ra, các đơn vị có liên quan đến công trình như khảo sát, thăm dò, thiết kế cũng cần phải kiểm điểm, xem xét rõ ràng", TS Liêm nêu.
Theo ông Liêm, ngoài ra, cần đối chiếu lại các nhật trình thi công theo từng ngày để xác định xem lỗi đã được nêu ra nằm ở thời gian, khâu, đơn vị nào.
Cùng với đó, cũng cần chờ thêm việc kiểm tra của các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan có liên quan để có thể làm rõ và nếu phát hiện sai, lỗi ở đâu thì cần xem xét trách nhiệm cụ thể, xử lý nghiêm minh.
Còn PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: "Việc để xảy ra hàng loạt lỗi đối với công trình cầu vượt biển dài nhất Việt Nam như vậy là không thể chấp nhận được và phải làm rõ, xử lý nghiêm trách nhiệm".
PGS.TS Hùng cũng đề nghị cần phải kiểm tra tổng thể lại toàn bộ công trình để xem xét kỹ càng, đánh giá toàn diện từng hạng mục thi công.
Bởi theo ông Hùng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước mới chỉ kiểm tra trong một thời gian ngắn nên có thể chưa phát hiện được hết các lỗi của công trình mà các đơn vị gây ra.
Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cũng chỉ ra, cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện là cầu có chiều dài lớn lại thi công trong điều kiện sóng gió nên rất khó khăn.
Tuy nhiên, lại để xảy ra lỗi như vậy nên rõ ràng các đơn vị có liên quan đều cần phải bị xem xét lại trách nhiệm.
"Rõ ràng, ngoài lỗi chính của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải cũng thiếu sát sao và việc thu thập thông tin từ dưới lên trên chưa chuẩn.
Giám sát thi công sao để sai sót như thế mà vẫn nghiệm thu. Đó là lỗi của quy trình giám sát không tốt", ông chỉ rõ.
theo Trí Thức Trẻ

Những dự án nghìn tỷ từng là đất quốc phòng ở TP.HCM

  • 4
 HaDo Centrosa Garden, 3 dự án của Cityland, và 2 dự án của Vinhomes có quy mô hàng chục ha được xây dựng từ đất quốc phòng trước đây tại TP.HCM.
Your browser does not support this content
Các dự án nghìn tỷ từ đất quốc phòng từ trên cao Những dự án dân cư này có quy mô hàng chục ha được xây dựng từ đất của các đơn vị quận đội đã chuyển đổi mục đích sử dụng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 1
HaDo Centrosa Garden là dự án khu đô thị phức hợp cao cấp do Tập đoàn Hà Đô đầu tư với quy mô lên tới 6,85 ha, chia làm nhiều phân khu chính: khu nhà phố liên kề hạng sang, khu căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, khu trường quốc tế, khu đậu xe trên cao...
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 2
Dự án nằm tại góc đường 3/2 có mật độ dân cư, giao thông đông đúc và đoạn đường Cao Thắng nối dài. Theo Quyết định số 5713/QĐ-UBND của UBND TP.HCM thì khu đất này trước đây là Nhà máy Z756 do Bộ Tư lệnh Công binh quản lý.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 3
Khu nhà phố liền kề có diện tích 10.628 m2 với 115 căn từ 4-5 tầng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 4
Hiện một số dãy nhà phố trong dự án đã hoàn thành. Tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 5
Ngoài ra, dự án còn có khu căn hộ cao cấp bao gồm 8 block nhà cao 30 tầng, cung cấp cho thị trường 2.187 căn hộ đang thi công 3 block.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 6
Khu vực xung quanh các block cao tầng, công trường thi công nhộn nhịp bên khu dân cư đông đúc. Giá căn hộ HaDo Sentosa trung bình 43 - 48 triệu/m2.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 7
Vị trí dự án số 200 đường 3/2, phường 12, quận 10.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 8
Trên địa bàn quận Gò Vấp, thời gian qua các dự án nhà phố liền kế, biệt thự, chung cư Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Cityland Park Hills nằm bên đường Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh, do Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành Phố (Cityland) làm chủ đầu tư đã làm dậy sóng thị trường bất động sản khu vực này.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 9
Khu dân cư Cityland Garden Hills nằm dọc tuyến đường huyết mạch Phan Văn Trị có tổng diện tích 12.11 ha. Trước khi xuất hiện dự án, khu đất này thuộc Tổng kho AH 186, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 10
Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 2.224 tỷ đồng. Cư dân tại đây cho biết chủ đầu tư cam kết sau khi giao nhà sẽ hoàn thành thủ tục và giao chủ quyền nhà sau 6 tháng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 11
Dự án có 237 căn nhà phố và 98 biệt thự.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 12
Trung tâm thương mại đến từ Hàn Quốc và trường dân lập quốc tế cũng nằm bên trong dự án này. Biệt thự liền kề ở dự án này được bán với giá 10-17 tỷ đồng/căn.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 13
Cách Cityland Garden Hills khoảng 1 km là khu dân cư Cityland Center Hills nằm ở khu đất hình tam giác Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị - Trần Thị Nghĩ, diện tích gần 7,6 ha, tổng mức đầu tư 1.541 tỷ đồng gồm 414 căn nhà phố. Khu đất trước khi xây dựng dự án là Xí nghiệp liên hiệp Z751, căn cứ 25. Một căn biệt thự liền kề ở đây bán giá 8 tỷ đồng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 14
Cùng nằm bên đường Phan Văn Trị là dự án Cityland Park Hills (phường 10, quận Gò Vấp). Theo giới thiệu của trang web dự án, ngày 1/11/2013, được sự phê duyệt tổng quy hoạch 1/500 của UBND TP.HCM, Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành Phố đã chính thức trở thành chủ đầu tư của dự án khu dân cư CityLand Park Hills tại trung tâm quận Gò Vấp (tiền thân thuộc Xí nghiệp liên hợp Z751 - khu BD).
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 15
Hiện một số dãy nhà phố mặt tiền đường Phan Văn Trị và bên trong dự án đã hình thành. Dấu tích một tháp canh xí nghiệp trước đây vẫn còn hiện hữu trước những dãy nhà khang trang.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 16
Dự án được giới thiệu có quy mô đến gần 27 ha với 2 mặt đường Phan Văn Trị và Nguyễn Văn Lượng, vốn đầu tư khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, gồm 973 căn nhà phố, biệt thự, 5 tháp chung cư với 968 căn hộ. 
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 17
Bên trong công trường rộng lớn này, còn nhiều khu vực các dãy nhà vẫn đang được xây dựng bên cạnh những kho xưởng hiện hữu của xí nghiệp.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 18
So với hai dự án tại số 168 Phan Văn Trị và số 2 Nguyễn Oanh thì dự án này có quy mô lớn hơn nhiều lần. 
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 19
Suốt dọc các tuyến đường, các con hẻm xung quanh dự án được che chắn bằng những bảng quảng cáo dự án dày đặc. Giá một căn biệt thự tại đây là 6-17 tỷ/căn trong khi các căn hộ được rao bán với mức giá 24 triệu/m2.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 20
Vị trí 3 dự án khu dân cư của Cityland trước đây là các xí nghiệp, kho của đơn vị quân đội.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 21
Dự án Vinhomes Central Park là khu đô thị đa chức năng quy mô 43,9 ha, tổng mức đầu tư gần 38.000 tỷ đồng xây dựng trên khu vực Tân Cảng thuộc quận Bình Thạnh.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 22
Đây là dự án khu đô thị phức hợp đồng bộ đầu tiên của Tập đoàn Vingroup tại TP.HCM, đánh dấu bước phát triển và mở rộng mạnh mẽ vào thị trường bất động sản phía Nam. 
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 23
Dự án Vinhomes Golden River có quy mô hơn 25 ha, là một khu đô thị đa chức năng gồm các cao ốc chung cư cao tầng, nhà phố, biệt thự, trường học, bệnh viện… nằm tại số 2 Tôn Đức Thắng, quận 1. 
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 24
Đây là vị trí khu đất nhà máy đóng tàu Ba Son, thuộc Bộ Quốc phòng.
Nhung du an nghin ty tung la dat quoc phong o TP.HCM hinh anh 25
Ba Son, Tân Cảng từng là đất quốc phòng sau đó giao cho doanh nghiệp theo yêu cầu của TP.HCM. 

Chuyển giao đất quốc phòng cho doanh nghiệp theo yêu cầu của TP.HCM 

Trong cuộc họp ngày 13/7 tại TP.HCM, thiếu tướng Võ Hồng Thắng, Cục trưởng Kinh tế Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, khẳng định những dự án chuyển đổi đất quốc phòng cho các nhà đầu tư ở các khu đất vàng ở TP.HCM theo hình thức lấy tiền đổi đất giữa Nhà nước và nhà đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư)
Giải thích rõ hơn về việc chuyển giao các khu đất như Tổng kho xăng dầu Phan Văn Trị và nhà máy Z751 ở quận Gò Vấp, khu đất cảng Ba Son (quận 1), khu đất Tân Cảng (quận Bình Thạnh), thiếu tướng Thắng cho biết Bộ Quốc phòng thực hiện chuyển giao đất cho nhà đầu tư theo yêu cầu của TP.HCM.
Đất ở các nhà máy ở quận Gò Vấp, cảng Ba Son, Khu Tân Cảng (quận Bình Thạnh) là các khu đất thuộc nội đô, TP.HCM yêu cầu Bộ Quốc phòng di chuyển các nhà máy ra khu ngoại ô nhằm tránh ô nhiễm.
Khi di chuyển các nhà máy đi thì Bộ Quốc phòng không có tiền, Chính phủ cũng không có tiền nên Chính phủ cho phép Bộ Quốc phòng được chuyển mục đích sử dụng đất, để lấy tiền di dời nhà máy theo hình thức đối tác công - tư.
Lê Quân - Trương Khở

http://news.zing.vn/nhung-du-an-nghin-ty-tung-la-dat-quoc-phong-o-tphcm-post762150.html

Đại gia Trung Quốc thâu tóm nhiều dự án bất động sản

Thứ sáu, 14/7/2017 | 09:08 GMT+7
|Quý II, các tỉnh phía Nam bất ngờ sôi động với nhiều thương vụ mua lại dự án bất động sản của nhà đầu tư Trung Quốc.
Kể từ cột mốc tháng 4/2017 đến nay, các tỉnh thành thuộc vùng TP HCM gồm Sài Gòn, Đồng Nai và Long An ghi nhận sự xuất hiện khá dày của những thương vụ chuyển nhượng hoặc đánh tiếng mua dự án liên quan đến nhà đầu tư Trung Quốc.
Giữa tháng 4, quỹ đầu tư VinaLand Limited và VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited - VOF (thuộc VinaCapital) công bố đã thoái toàn bộ vốn nắm giữ tại dự án Đại Phước Lotus (tại Đồng Nai). Khoản tiền thu về của hai quỹ này lần lượt là 48,8 triệu USD (tương đương khoảng 1.100 tỷ đồng) và 16,5 triệu USD (370 tỷ đồng). Đơn vị nhận chuyển nhượng dự án là một công ty thuộc Tập đoàn China Fortune Land Development (CFLD).
Đây là đại gia chuyên phát triển những thành phố công nghiệp tại Trung Quốc. Tính đến tháng 6/2016, CFLD có trên 1.100 đối tác chiến lược trong lĩnh vực thành phố công nghiệp, với khoản đầu tư vốn khoảng 4,1 tỷ USD.  
Đơn vị này đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế “Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc”, sông Dương Tử với chiến lược “một vành đai, một con đường” (one belt one road) và vùng Châu thổ sông Châu Giang. Doanh nghiệp đã hiện diện trên hơn 50 vùng miền trên thế giới trong đó có Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ...
Trước khi thâu tóm dự án Đại Phước, năm 2016, CFLD Vietnam đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Tín Nghĩa để xây dựng thành phố công nghiệp mới (NIC) và Khu công nghiệp Ông Kèo tại Đồng Nai.
dai-gia-trung-quoc-thau-tom-nhieu-du-an-bat-dong-san
Phối cảnh dự án Đại Phước (Đồng Nai) được CFLD mua cổ phần từ 2 quỹ của VinaCapital.
Hôm 22/4, tại Đại hội cổ đông thường niên 2017 Công ty cổ phần đầu tư Nam Long (mã CK: NLG), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang cho biết dự án Waterpoint (Long An) quy mô 350 ha là lợi thế lớn về quỹ đất của doanh nghiệp, đang được một nhà đầu tư trong nước và Trung Quốc ngỏ ý mua đứt.
Ông Quang tiết lộ, dự án này đã có quy hoạch 1/2000, đền bù 99%, nộp tiền sử dụng đất khoảng 95% từ năm 2009. Trong nhiều lần NLG tiến hành gặp gỡ nhà đầu tư các năm trước, dự án khủng này từng được ước tính có vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD và doanh nghiệp có kế hoạch chia nhỏ để phát triển dần. Hiện nay, dù có nhà đầu tư trong nước và Trung Quốc ngấp nghé muốn mua dự án, nhưng ông Quang cho hay công ty không vội vàng mà sẽ cân nhắc các đề nghị.
Tháng 5 vừa qua, P.H Group (Đài Loan) cũng đã tiến hành mua Khu công nghiệp Bàu Bàng từ Becamex tại Bến Cát (Bình Dương). Không dừng lại ở vùng TP HCM, đến tháng 6, nhà đầu tư Đài Loan này tiếp tục hoàn tất thương vụ mua dự án khách sạn Future Otis tại Nha Trang.
Cũng trong tháng 5/2017, Hong Kong Land đã thâu tóm 64% cổ phần dự án nhà ở nằm trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm của CII.
Sau đó một tháng, Alpha King Real Estate Development JSC, doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam nhưng có giám đốc là người gốc Hoa, tạm trú tại khách sạn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa được một đơn vị tư vấn môi giới bất động sản tại TP HCM hé lộ mua dự án phức hợp Saigon One Tower. Đây là cao ốc đã đình trệ nhiều năm tại khu trung tâm TP HCM, chủ đầu tư là Saigon M&C.
dai-gia-trung-quoc-thau-tom-nhieu-du-an-bat-dong-san-1
Dự án phức hợp Saigon One Tower được cho là đã được một nhà đầu tư gốc Hoa mua. Ảnh: Quỳnh Trần
Các giao dịch của những nhà đầu tư Trung Quốc hoặc gốc Hoa có đặc điểm chung là thường kín tiếng về giá trị thương vụ, thậm chí nhiều trường hợp chỉ được công bố thông tin hạn chế do các bên ràng buộc bằng cam kết bảo mật.  
Trao đổi với VnExpress, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) cho biết, cuộc đổ bộ của dòng vốn Trung Quốc, gồm cả Đài Loan, Hong Kong vào thị trường Việt Nam thời gian qua xuất phát từ nhiều lý do.
Thứ nhất, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, thị trường bất động sản Việt Nam đang là kênh đầu tư tương đối hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế. Thứ hai, các nhà đầu tư Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội mới bên ngoài lãnh thổ của họ nên đã tạo nên làn sóng dịch chuyển dòng vốn vào thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Đây là hình thức đa dạng hóa danh mục và điểm đến đầu tư của hầu hết tất cả các dòng vốn săn tìm cơ hội toàn cầu.
Thứ ba, làn sóng đầu tư này diễn ra theo xu hướng tự nhiên do vị trí địa lý gần nhau. Mối quan hệ giao thương kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong vốn đã phát triển khá tốt từ trước đó.
Ông Stephen Wyatt đánh giá, hiện nay dòng vốn từ các nhà đầu tư gốc Hoa vào thị trường Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với đối thủ cùng khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Xét ngắn hạn, sức ảnh hưởng của các nhà đầu tư đến từ Đại Lục tại thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa rõ nét.
Trong thời gian tới, tăng trưởng của dòng vốn Trung Quốc kỳ vọng sẽ còn nhiều biến chuyển. Điều này sẽ tác động tích cực, đặc biệt làm đa dạng hóa các loại hình đầu tư bất động sản và tạo không khí sôi động cho thị trường địa ốc Việt Nam.
Theo nghiên cứu của JLL, nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong quan tâm khá nhiều loại tài sản: nhà ở thấp tầng lẫn cao tầng, thương mại, khu công nghiệp và cả bất động sản nghỉ dưỡng. Họ chuộng hình thức thâu tóm khá đa dạng: mua một phần hoặc 100% cổ phần các dự án bất động sản.
Vũ Lê
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/dai-gia-trung-quoc-thau-tom-nhieu-du-an-bat-dong-san-3613225.html