Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Biển Đông : ASEAN vẫn lộ thế yếu trước Bắc Kinh; Trung Quốc 'bực bội vì hành động của Việt Nam ở Asean'; Việt Nam không hoàn toàn cô độc ở biển Đông; Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Vương Nghị tại Manila




Trọng Nghĩa


mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (hàng đầu bên phải) và ngoại trưởng Philippines tại diễn đàn ARF Manila, Philippines ngày 7/08/2017.REUTERS/Mohd Rasfan
Sau hai ngày tranh cãi căng thẳng tại thủ đô Philippines, các ngoại trưởng ASEAN đã ra được một thông cáo chung, trong đó có bày tỏ quan ngại về các hành động lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông, với ngôn từ mạnh mẽ hơn dự thảo đầu tiên do nước chủ nhà Philippines đề xuất. Thế nhưng văn kiện này vẫn bị đánh giá là không dám đụng chạm Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng bị cho là đã mặc nhiên nhường cho Bắc Kinh vai trò ấn định nội dung thảo luận về vấn đề Biển Đông, bất chấp lập trường cứng rắn của Việt Nam.










Theo hãng tin Pháp AFP, thế yếu của ASEAN lộ rõ trước tiên trong việc đã không dám công khai đề nghị là bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông mà ASEAN sắp đàm phán với Trung Quốc phải mang tính cưỡng chế.
Theo hai nhà ngoại giao có tham gia vào quá trình thảo luận về vấn đề Biển Đông được AFP trích dẫn, trong suốt hai ngày thảo luận, Việt Nam đã nỗ lực thuyết phục các đồng minh trong khối là Hiệp Hội ASEAN cần phải nêu trong bản Thông Cáo Chung của mình là bộ Quy Tắc Ứng Xử trong tương lai phải có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, bằng không thì bộ quy tắc đó vô nghĩa.
Đề nghị đó của Việt Nam tuy nhiên đã không được chấp nhận, và bản Thông Cáo Chung công bố vào khuya hôm qua hoàn toàn không đề cập gì đến vấn đề này.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ráo riết bồi đắp các rạn san hô mà họ đã lấn chiếm từ tay các láng giềng, rồi cho xây dựng cơ sở có khả năng dùng vào mục tiêu quân sự trên đó, đồng thời tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực.
Việt Nam đã yêu cầu các nước ASEAN đề cập đến các hành động đó của Trung Quốc dù chỉ là để tỏ thái độ « quan ngại ». Bản dự thảo đầu tiên do Philippines đưa ra hầu như không nói gì về các sự kiện đó, trong lúc đề nghị bổ sung của Việt Nam đã bị Cam Bốt, nước bị cho là luôn luôn hết mình bảo vệ lập trường của Trung Quốc, cực lực bác bỏ.
Kết quả là bản Thông Cáo Chung đã nhắc đến những hoạt động bồi đắp và như là một sự quan ngại « của một số thành viên », còn từ ngữ quân sự hóa mà Việt Nam muốn đưa vào đã được thay bằng từ ngữ chung chung « các hoạt động » có khả năng gây căng thẳng.
Một nhà ngoại giao đã tóm tắt với AFP cuộc tranh cãi trong hậu trường như sau : « Việt Nam kiên quyết, và Trung Quốc đang sử dụng Cam Bốt một cách hiệu quả để thúc đẩy lợi ích của họ ».
Nhiều chuyên gia phân tích đã tố cáo Bắc Kinh cố gắng chia rẽ ASEAN với chiến thuật ngoại giao ngân phiếu, lôi kéo các nước nhỏ như Cam Bốt và Lào để các nước này hậu thuẫn cho lập trường Trung Quốc. Và mới đây, Bắc Kinh đã thành công trong việc chiêu dụ Philippines, nước trước đây còn sát cánh với Việt Nam trong việc phản đối Trung Quốc, nhưng với Tổng thống Duterte, đã có nhiều dấu hiệu thần phục Bắc Kinh.
Trả lời AFP, Bill Hayton, chuyên gia về Biển Đông tại Chatham House ở Luân Đôn khẳng định : « Rõ ràng là áp lực của Trung Quốc đối với một số chính phủ ASEAN đã đạt hiệu quả ».
Điều có thể nói là khá oái oăm là trong lúc bản thân các nước Đông Nam Á không biết bảo vệ thành viên trước sức ép của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, thì vai trò này lại được ba nước ngoài khu vực là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đảm trách.
Một số điều mà Việt Nam muốn khối ASEAN nói lên nhưng bị bác bỏ, đều đã được ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc nêu bật trong bản thông cáo chung vào hôm nay tại Manila, từ yêu cầu bộ quy tắc ứng xử trong tương lai phải mang tin chất ràng buộc pháp lý, cho đến đòi hỏi phi quân sự hóa Biển Đông, hay yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết quốc tế về Biển Đông...
Bên cạnh đó, ba nước kể trên còn cực lực chống lại các « hành vi đơn phương cưỡng chế, có nguy cơ thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng ».


Trung Quốc 'bực bội vì hành động của Việt Nam ở Asean'



Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp ở Manila ngày 6/8Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp ở Manila ngày 6/8

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao Asean ở Manila.
Cả Bloomberg và báo South China Morning Post đưa tin này.
Ông Vương Nghị lẽ ra sẽ gặp ông Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp ngoại trưởng Asean, nhưng một nhà ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp không diễn ra, theo báo South China Morning Post.
Trung Quốc được cho là phật lòng vì từ ngữ trong bản thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Thông cáo này bày tỏ quan ngại về bồi đắp lấn biển trên những hòn đảo có tranh chấp về chủ quyền, Bloomberg trích lời một số nguồn.


Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ở Manila ngày 6/8Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ở Manila ngày 6/8

Trung Quốc cho rằng Việt Nam là nước đã vận động đưa từ ngữ này vào bản thông cáo.
Bản thông cáo nói một số ngoại trưởng trong nhóm ASEAN bày tỏ quan ngại về "bồi đắp lấn biển" và "các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực."
Theo Bloomberg, một người phát ngôn trong phái đoàn Trung Quốc nói cuộc họp riêng giữa hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc không phải là cơ hội duy nhất cho hai bên thảo luận.
Cả hai ngoại trưởng đều tham gia vào các cuộc gặp đa phương khác tại Manila, trong đó có cuộc họp giữa Trung Quốc và 10 ngoại trưởng ASEAN, vẫn theo Bloomberg.
Xu Liping, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói Bắc Kinh phật lòng vì thái độ của Việt Nam.
"Việc hủy gặp có thể xem là cảnh báo cho Việt Nam," người này nói.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của Asean là "đầu độc" tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam không hoàn toàn cô độc ở biển Đông

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (trái) và Ngoại trưởng Philippines Cayetano, tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (trái) và Ngoại trưởng Philippines Cayetano, tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50.
 AFP
Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 50 của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra được một thông cáo chung, trong đó có lời lẽ khá mạnh mẽ của Việt Nam kêu gọi không quân sự hóa biển Đông
ASEAN và Trung Quốc cũng đạt được một thỏa thuận khung về soạn thảo qui tắc ứng xử (COC) trên biển Đông, tuy nhiên không có nói đến tính ràng buộc pháp lý của COC trong tương lai, như Việt Nam mong muốn.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia quan hệ quốc tế, hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore có những nhận định về kết quả của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN 50 lần này. Đầu tiên ông đưa ra lý do tại sau một năm trước đây tại Lào, trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN 49 lại không có những lời lẽ khá mạnh mẽ như trong ASEAN 50 lần này.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Sau phán quyết của tòa trọng tài vào năm 2016, Trung Quốc có những hành động ngoại giao có thể gọi là lôi kéo các nước ASEAN về phía họ. Trong bối cảnh đấy thì không khí chung của ASEAN cũng không muốn tạo ra căng thẳng đối đầu với Trung Quốc. Những yếu tố ấy tạo ra cái môi trường bất lợi cho Việt Nam, và có lợi cho Trung Quốc.
Trung Quốc muốn có một COC không bị ràng buộc pháp lý để có nhiều tự do hành động.
-Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Trong Hội nghị lần này thì theo tôi có những yếu tố thay đổi, ví dụ như là chính sách của chính quyền Trump của Hoa Kỳ dường như rõ ràng hơn, thể hiện nhiều sự tiếp nối hơn là thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm của ông Obama, việc Trung Quốc đe doạ Việt Nam ở lô 136-3,… cho thấy nếu Việt nam cứ tiếp tục mềm mỏng thì khó có thể lật ngược được tình thế trong thời gian tới. Và Việt Nam cần có tiếng nói cương quyết hơn. Nếu Việt Nam muốn đạt một hay hai điểm thì Việt Nam phải cương quyết trên 3, 4 điểm, để từ đó có thể có thế mặc cả với các nước ASEAN khác để đạt được một cái ngưỡng thỏa hiệp.
Việt Nam là một thành viên ASEAN và có quyền phủ quyết. Trong khi các nước như Cam Pu Chia hay Lào muốn có một ngôn ngữ mềm mỏng hơn với Trung Quốc, thì Việt Nam cũng có quyền yêu cầu có một ngôn ngữ mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nếu không thì Việt Nam có quyền phủ quyết, sẽ dẫn đến đổ vỡ về mặt ngoại giao, những bế tắc trong các cuộc họp ASEAN, một điều mà không ai mong muốn. Nếu Việt Nam cứng rắn, mạnh mẽ hơn, thì nếu không đạt được toàn bộ ý nguyện của mình, thì ít nhất cũng bảo vệ được một phần. Còn nếu như Việt Nam không lên tiếng, không đưa ra các lập trường cứng rắn thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị thiệt thòi.
Kính Hòa RFA: Theo một số nhà quan sát thì Việt Nam và một số quốc gia ASEAN mong muốn COC mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng Trung Quốc sẽ không để chuyện đó xảy ra. Theo ông tại sao Trung Quốc không muốn điều này?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Rất dễ hiểu vì Trung Quốc là quốc gia chiếm ưu thế trên biển Đông, và họ muốn mở rộng sức mạnh hải quân, sức mạnh trên biển Đông, chính vì vậy họ không muốn ràng buộc hành động, bởi các văn kiện pháp lý. Họ muốn có quyền tự do hành động lớn hơn. Chính vì vậy Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để làm cho COC, nếu như được thông qua, sẽ ít có giá trị, ràng buộc pháp lý, để họ có thể có quyền tự do hành động một cách tự do trên biển Đông.
Kính Hòa RFA: Gần đây có một số nhà quan sát cho rằng việc đấu tranh của Việt Nam, cũng như một số quốc gia phương Tây có quyền lợi ở biển Đông, là làm sao ở biển Đông có những ràng buộc về pháp lý, chứ không phải là yêu cầu giữ nguyên trạng như trước đây. Nhận xét đó có đúng không, và có vẻ như là Trung Quốc thích sự thỏa thuận nguyên trạng?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Có lẽ là do Trung Quốc, trong thời gian vừa rồi đã có những hành động thay đổi nguyên trạng trên biển Đông như việc họ xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Điều đấy có nghĩa là các nước đấu tranh để duy trì nguyên trạng làm điều vô ích vì không ai có thể ngăn cản được Trung Quốc tiến hành thay đổi nguyên trạng trên biển Đông, nếu như họ không sẳn sàng đối đầu quân sự, vũ trang với Trung Quốc trên biển Đông.
Chính điều đó chỉ ra một lổ hổng là mặt dù các nước này muốn duy trì nguyên trạng nhưng họ lại không có các cơ chế, các công cụ để duy trì nguyên trạng đấy. Đố là lổ hổng về mặt pháp lý, không có các ràng buộc, không có các hiệp định để mà ngăn cản hành động thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc, từ đó có các cơ sở để lên án hay đưa ra các biện pháp trừng phạt Trung Quốc chẳng hạn.
Xuất phát từ thực tiễn đấy, không có các công cụ để ngăn cản Trung Quốc thay đổi nguyên trạng, thì bước đầu tiên để thay đổi tình trạng đó là tạo ra các công cụ pháp lý, mang tính chất ràng buộc cao để có thể ngăn cản Trung Quốc thay đổi nguyên trạng.
Có lẽ đây là lý do tại sao Việt Nam nhấn mạnh tính chất pháp lý ràng buộc, trong bản COC mà hai bên sẽ tiến hành đàm phán trong tương lai.
Những quan điểm lập trường như chúng ta vừa nêu vẫn có thể thay đổi trong tương lai, tùy thuộc vào tính toán lợi ích của các bên, nhưng tôi tin rằng Việt Nam không hoàn toàn đơn độc trong cuộc chiến về COC.
-Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Kính Hòa RFA: Trong bản tin mới của Reuters, có nói một vài quốc gia ASEAN, không nêu tên, ủng hộ Việt Nam đưa COC trở thành một ràng buộc pháp lý. Theo ông quốc gia nào có khả năng ủng hộ Việt Nam trong chuyện đó?
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Theo tôi thì hiện tại có một số quốc gia ASEAN, trong bảng tuyên bố chung, họ không muốn đưa vào ngay cái cụm từ là phấn đấu đưa COC thành ràng buộc pháp lý, tại vì nó có mang tính ràng buộc pháp lý hay không thì nó vẫn còn là một câu hỏi mở để thảo luận, đàm phán giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, sau khi mà hai bên tiến hành đàm phán về thực chất của nội dung COC này. Cho nên bây giờ nếu nói phấn đấu đưa COC có tính ràng buộc pháp lý hay không thì nó vẫn chưa có ý nghĩa thực sự bằng việc tiến hành đàm phán trên thực tế.
Vì vậy có những bất ngờ, chẳng hạn có thông tin nói Singapore chẳng hạn, không ủng hộ việc đưa vào tuyên bố chung rằng COC mang tính ràng buộc pháp lý, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Singapore và những nước liên quan không ủng hộ một bản COC mang tính ràng buộc pháp lý.
Còn trả lời câu hỏi của ông, dựa trên suy luận và quan sát của tôi thì có thể có các nước như Singapore, Indonesia, ủng hộ quan điểm của Việt Nam là có một COC mang tính ràng buộc pháp lý. Một số nước khác thì không có quan điểm rõ ràng, còn Cam Pu Chia thì chúng ta biết rằng họ nghiêng về quan điểm của Trung Quốc là COC không mang tính ràng buộc pháp lý.
Những quan điểm lập trường như chúng ta vừa nêu vẫn có thể thay đổi trong tương lai, tùy thuộc vào tính toán lợi ích của các bên, nhưng tôi tin rằng Việt Nam không hoàn toàn đơn độc trong cuộc chiến về COC, vì có những quốc gia trong khu vực chia sẻ lợi ích của Việt Nam, trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực biển Đông.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Vương Nghị tại Manila

07/08/2017 23:47 GMT+7
TTo - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Manila, theo xác nhận của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Vương Nghị tại Manila
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN
Một số hãng tin nước ngoài đã đưa tin cho biết ông Vương Nghị, vào phút chót, đã hủy cuộc họp dự kiến với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong ngày 7-8.
Báo South China Morning Post của Hong Kong trích lời một quan chức Trung Quốc giấu tên khẳng định cuộc gặp đã không diễn ra như dự kiến.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ cũng trích dẫn một số nguồn cho biết Trung Quốc được cho là "phật lòng vì từ ngữ về Biển Đông trong bản thông cáo chung của các Ngoại trưởng ASEAN".
Nhưng theo xác nhận mới nhất vào tối nay (7-8) của một nguồn tin ngoại giao với Tuổi Trẻ Online, cuộc gặp trên vẫn diễn ra dưới hình thức là một cuộc gặp "pull aside", tức là hai bên gặp mặt và có trao đổi nội dung.
Ngoài ra, trong tối 7-8, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và các đối tác, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh còn gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Ngoại trưởng New Zealand Gerry Brownlee, và Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh Châu Âu (EU) Federica Mogherini.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Vương Nghị tại Manila
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Mình (phải) gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN
Trong các tiếp xúc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và các đối tác đã trao đổi về các nội dung hợp tác song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Việt Nam thống nhất cùng các nước và EU đưa hợp tác đi vào chiều sâu, duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, tăng cường giao lưu nhân dân, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác.
Phó thủ tướng đề nghị các nước tạo điều kiện cho hàng hoá, đặc biêt là nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường của các nước.
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Việt Nam và các nước cũng như EU khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như chống khủng bố, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Biển Đông trên cơ sở Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố Ứng xử giữ các bên trên Biển Đông (DOC), ủng hộ ASEAN và Trung Quốc sớm đàm phán thực chất Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC).
Ngoại trưởng các nước Trung Quốc, Mỹ và New Zealand cũng khẳng định phối hợp tổ chức năm APEC Việt Nam 2017 và hướng tới thành công Tuần lễ cấp cao tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
QUỲNH TRUNG

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Bài viết đã bị gỡ khỏi trang mạng TQ: Bắc Kinh, thành phố có 20 triệu người đang giả vờ sống

Bởi
 AdminTD
 -

Thành Đô
5-8-2017
Ngày 23/7, một blogger Trung Quốc tên Trương Quốc Thần (bút danh: Trương Ngũ Mao) đã đăng một bài viết có tiêu đề “Tại Bắc Kinh, 20 triệu người đang giả vờ sống” công khai trên WeChat. Sáng hôm sau, bài viết đã thu hút 7 triệu lượt xem và 20.000 lượt bình luận. Tuy nhiên bài viết này đã bị rút xuống ngay buổi chiều ngày hôm đó và tác giả còn đăng một bài xin lỗi.
Bài viết nói về công nghiệp hoá, di cư và chi phí sinh hoạt leo thang đã khiến nhiều người trong tại thủ đô phải chạy vạy duy trì một cuộc sống vật vờ qua ngày và hoàn toàn không tồn tại một cuộc sống đúng nghĩa.
Sau khi bài viết bị gỡ xuống, tác giả Trương Quốc Thần đã đăng một lời xin lỗi lên mạng. Nhiều người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc cho rằng anh ta đã bị gây sức ép để làm như vậy. Trong khi đó truyền thông Trung Quốc bắt đầu đưa các bản tin nhấn mạnh vào “ưu điểm của cuộc sống tại thủ đô”, để phê phán bài viết của Trương.
Trương Quốc Thần, 23 tuổi, được biết đến với những bài viết vừa hài hước vừa sâu sắc. Anh từng viết về câu chuyện di cư lên các thành phố lớn tại Trung Quốc và trải nghiệm của người trong cuộc. Bài viết mới nhất của anh viết thẳng thừng về mặt trái của cuộc sống của những lao động tại tỉnh lẻ tới Bắc Kinh và cả những người Bắc Kinh bản xứ, những người lưu lạc trên chính thành phố của mình.
Bắc Kinh không có hơi ấm tình người… nó thuộc về những kẻ ngoại lai, và là nơi rất nhiều người đang giả vờ sống”. 
 “Bắc Kinh là một khối u, không ai có thể kiểm soát được tốc độ phát triển của nó”, bài blog viết.
Theo trang Sohu News, hơn 7 triệu người đã đọc bài blog trước khi nó bị xoá khỏi tài khoản WeChat. Khi người dùng cố gắng truy cập vào bài viết nhận được thông báo bài viết “không thể hiển thị vì vi phạm quy định nội dung”.  Trung Quốc cấm các mạng xã hội lớn trên thế giới như Facebook, Twitter và Youtube. Các phiên bảng mạng xã hội quốc nội như WeChat, Weibo được phép tồn tại và đặt đưới sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ.
Dưới đây là toàn văn bản dịch bài blog của Trương Ngũ Mao:

“Bắc Kinh không có hơi ấm tính người

Tôi thường hay bị bạn bè tỉnh khác chế nhạo: Người Bắc Kinh nhiều tiền, giả vờ không nhiệt tình. Đều đến một thành phố, vì sao lại không tụ tập cùng nhau? Bạn bè mấy chục năm sao không đưa tôi ra sân bay? Trên thực tế, người Bắc Kinh rất khó nhiệt tình như người tỉnh khác — đi lại đón đưa, theo bạn suốt hành trình, người Bắc Kinh thực sự rất khó làm được.
Người Bắc Kinh rất bận, bận đến 11 giờ đêm còn bị tắc đường; đi lại ở Bắc Kinh quá mất thời gian, đến nỗi từ Thạch Cảnh Sơn đến Thông Châu ăn cơm, còn không nhanh bằng đi Thiên Tân; Bắc Kinh thực sự quá lớn, lớn đến nỗi không giống như một thành phố.
Rốt cuộc thì Bắc Kinh lớn ngần nào? Nó tương đương với 2,5 lần Thượng Hải; 8,4 lần Thẩm Quyến; 15 lần Hồng Kông; 21 lần New York; 27 lần Seoul. Năm 2006, Trương tiên sinh (tôi đây) đến Bắc Kinh, đường sắt chỉ có tuyến số 1, số 2, số 13, hiện giờ đường sắt ở Bắc Kinh có bao nhiêu tuyến, nếu không dùng Baidu (phiên bản google Trung Quốc) thì thực sự không nhớ được. 10 năm trước tôi đi tìm việc, mà từ chối đi phỏng vấn những công ty ngoài vành đai số 4. Hiện giờ, những công ty lớn như Baidu, Tengxun, Kinh Đông đều ở ngoài vành đai số 5.
Bạn bè tỉnh ngoài đến Bắc Kinh, cho rằng chúng tôi ở rất gần nhau, thực ra chúng tôi không ở trong cùng 1 thành phố, chúng tôi có thể là ở vài thành phố khác nhau, chúng là Hải Điến – Trung Quốc, Quốc Hoa – Trung Quốc, Thông Châu – Trung Quốc, Thạch Cảnh Sơn – Trung Quốc (các địa danh này đều là các quận của Bắc Kinh, nhưng vì diện tích quá lớn nên người ta thường coi là các thành phố riêng biệt trực thuộc trung ương)…. Nếu như lấy thời gian làm thước đo, thì người Thông Châu và Thạch Cảnh Sơn mà nói chuyện yêu đương thì là yêu người ở vùng khác rồi. Từ vành đai số 5 của Bắc Kinh mà đi Diệc Trang thì có thể nói là đi công tác rồi.
Trong 10 năm, Bắc Kinh vẫn luôn kiểm soát nhà ở, kiểm soát xe hơi, và kiểm soát nhân khẩu. Nhưng cái bánh này ngày càng mở rộng, cho đến mức bạn bè ở Tây An mà gọi điện cho tôi, thì cũng nói mình đang ở Bắc Kinh, tôi hỏi anh ấy là ở chỗ nào của Bắc Kinh, thì anh ấy nói tôi ở vành đai số 13 của Bắc Kinh.
Bắc Kinh là một cái khối u, không có ai có thể khống chế tốc độ phát triển của nó; Bắc Kinh là một con sông, mà không ai có thể phân rõ biên giới của nó. Bắc Kinh là một tội đồ, mà chỉ có Hùng An có thể siêu độ. [Hùng An là một trung tâm phát triển cấp quốc gia mới được thành lập gần tỉnh Hà Bắc]
Tình người Bắc Kinh đạm bạc không chỉ là đối với bạn bè tỉnh ngoài, mà ngay cả đối với người cùng ở Bắc Kinh thì cũng thực dụng như thế. Mỗi lần có bạn học tỉnh ngoài đến Bắc Kinh, lúc tụ hội thì bạn bè tỉnh ngoài nói, các bạn ở Bắc Kinh thì chắc là gặp mặt thường xuyên nhỉ? Tôi nói, chúng tôi mỗi năm đến Bắc Kinh vài lần, mỗi năm chúng tôi tụ tập vài lần.
Ở Bắc Kinh, từng trao đổi danh thiếp thì coi như là quen biết; mỗi năm mà gọi vài cuộc điện thoại cho nhau thì coi như là bạn thân; nếu như còn có người đồng ý đi từ phía Đông sang phía Tây, ăn một bữa cơm không bàn công việc với bạn, thì có thể nói là bạn bè sinh tử rồi; còn nếu như ngày nào cũng gặp, ngày nào cũng ăn cơm thịt bò với bạn, thì chỉ có thể là đồng nghiệp.

Bắc Kinh thực ra là Bắc Kinh của người tỉnh ngoài

Nếu như để người Trung Quốc bình chọn một thành phố mà nhất định phải đi trong đời, tôi tin rằng đại đa số sẽ chọn Bắc Kinh. Bởi vì đây là thủ đô, ở đây có Thiên An Môn, có Cố Cung, có Trường Thành, có vài trăm cái nhà hát lớn nhỏ. Kịch nói, ca kịch, hí kịch truyền thống, tiểu phẩm Tân Thanh, cho dù bạn là Dương Xuân Bạch Tuyết (tác phẩm xuất sắc) hay là cây nhà lá vườn, đều có thể tìm thấy món ăn tinh thần cho mình ở Bắc Kinh. Nhưng những thứ này kỳ thực không có nhiều liên quan với người Bắc Kinh.
Trong những người đi vào các kịch viện lớn ở Bắc Kinh, trong 10 người thì có 6 người là người tỉnh khác với giọng nói khác biệt, còn có 3 người là mới đến Bắc Kinh, là thanh niên chưa biết thưởng thức văn nghệ, cuối cùng còn thừa lại một người ngồi ở góc nghịch điện thoại giết thời gian, là người hướng dẫn du lịch Bắc Kinh.
Đến Bắc Kinh 11 năm, tôi đã đi trường thành 11 lần, đi cố cung 12 lần, 9 lần đi Di Hòa Viên, 20 lần đi sân vận động Tổ Chim. Tôi hoàn toàn vô cảm với cái Bắc Kinh lịch sử lâu đời, kiến trúc tuyệt đẹp này. Leo lên trường thành, chỉ nhớ đến Mạnh Khương Nữ (truyền thuyết Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành), rất khó để có thể lại khơi dậy tinh thần dân tộc kỳ tích thế giới; đi vào trong Cố Cung, chỉ thấy những cái phòng trống liên tiếp nhau, còn không có hứng thú bằng cái chuồng heo ở quê tôi.
Rất nhiều người hễ nhắc đến Bắc Kinh, đầu tiên là nhớ đến tòa nhà Hậu Hải 798 ở Cố cung, là một tòa nhà cao tầng có văn hóa có lịch sử. Những cái này có tốt không? Có đáng tự hào không? Tự hào chứ! Nhưng những thứ này không thể dùng làm cơm ăn. Điều mà người Bắc Kinh cảm thấy sâu sắc hơn là giá nhà cao hỗn loạn, là điều mà ra ngoài không thể động tới, ở nhà không thể hít thở.

Bắc Kinh rốt cuộc vẫn là Bắc Kinh của người Bắc Kinh

Nếu như nói Bắc Kinh còn có một chút vị khói lửa, thì cái vị khói lửa ấy là thuộc về những người già ở Bắc Kinh mà tổ tiên ba đời đã ở thành phố này. Cái vị khói lửa này là từ những cái lồng chim của những người già ở Bắc Kinh chui ra, là từ cái quạt lá cọ sau bữa cơm chiều mà quạt ra, là từ giọng nói ngạo mạn của tài xế taxi mà kéo ra…
Những người già ở Bắc Kinh đang nỗ lực để bảo lưu một chút hơi thở còn sót lại của thành phố này, để cho cái thành phố này nhìn còn giống một nơi mà con người sinh sống.
Chút hơi thở cuộc sống của những người già ở Bắc Kinh là được truyền lại từ trong gen, cũng là từ 5 cái phòng nhỏ dưới cái mông mà dâng lên. Khi các cán bộ tài chính ở phía tây thành đắm chìm trong niềm vui của tiền thưởng cuối năm, thì những cường hào (những người giàu có, địa chủ từ thế hệ trước) ở phía nam Bắc Kinh nhàn nhã nói, tôi có 5 cái phòng. Khi những lập trình viên ở Hải Điến gõ xong một chuỗi code, xem thấm ảnh chụp, huyễn tưởng bản thân mình sẽ trở thành một Lưu Cường Đông, thì những cường hào ở nam thành Bắc Kinh bình tĩnh nói, tôi có 5 cái nhà. Khi những nhân tài truyền thông ở Triều Dương ký xong một hợp đồng lớn, đứng ở cửa trước cửa sổ nhìn về đời người, thì vẫn lại nghe thấy cường hào ở phía nam bình tĩnh nói: tôi có 5 cái nhà.
Không có 5 cái nhà, thì bạn dựa vào cái gì mà bình tĩnh an nhàn đây? Dựa vào cái gì mà cảm thụ hơi thở của cuộc sống? Dựa vào gì mà như các đại gia Bắc Kinh chơi chim đánh cờ, uống trà đóng kịch?
Ở Bắc Kinh, không có sản nghiệp của tổ tiên, thì cả đời sẽ khổ về nhà cửa. Mười mấy năm phấn đấu mua một cái phòng to như cái lồng chim; tốn thêm vài chục năm nữa đổi được một cái phòng nữa lớn hơn, nếu như phát triển nhanh, thì chúc mừng bạn, có thể xem xét làm phòng học.
Dường như có phòng học rồi, thì con cái có thể vào Đại Học Thanh Hoa, vào Đại Học Bắc Kinh, nhưng những đứa trẻ tốt nghiệp Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh cũng vẫn không mua nổi nhà. Lúc đó, nếu như mấy đứa trẻ chen chúc cùng chúng ta ở trong những cái phòng cũ này, vậy là lại quay lại từ đầu, lại phấn đấu vì một cái nhà.
Năm 2015, bộ phim “lão bào nhi” rất là hot, trong các bạn bè có rất nhiều người nhạo báng cái chất Bắc Kinh của ông sáu trong phim. Tôi thì thấy đồng cảm rất sâu sắc.
Đến Bắc Kinh hơn 10 năm, tôi không muốn xem đấu thể thao tại ở sân vận động “5 cây tùng”, không muốn đi xem ở sân vận động Công Nhân, bởi vì không phải là bản thân yêu thích, cũng không học nổi cách nói tục của tiếng Bắc Kinh cổ. Nhưng ở Bắc Kinh lâu rồi, thì bạn sẽ đạt tới mức độ hòa giải nào đó với người ở Bắc Kinh lâu. Sẽ có lý giải toàn diện hơn về họ, sẽ không chỉ dán nhãn cho họ một cách đơn giản.
Trên thực tế, không phải là tất cả người Bắc Kinh đều bài xích người tỉnh ngoài, tôi quen rất nhiều người gốc Bắc Kinh rất hữu hảo; cũng không phải là tất cả thanh niên Bắc Kinh đều không cầu thăng tiến, ngồi không hưởng lộc, đại bộ phận thanh niên Bắc Kinh cũng chăm chỉ cần cù như chúng ta.
Bạn có thể không thích “lão bào nhi”, không thích cái tự cao tự đại của người Bắc Kinh, nhưng bạn phải hiểu họ, cũng giống như tôn trọng việc người Đông Bắc đeo dây chuyền vàng, tôn trọng người Sơn Đông ăn hành tây vậy, đây chính là văn hóa và tập quán của họ, nếu không thể nhập gia tùy tục, thì ít nhất cũng phải “đứng xa mà trông”.
Có một lần bắt xe đến đường Lâm Tụy, sợ rằng lái xe không nhận ra đường, tôi bèn hướng dẫn lái xe tìm ra đường. Lái xe nói không cần chỉ dẫn, nơi đó tôi biết, 30 năm trước đó là một xưởng bột mì, 10 năm trước thì xưởng bột mì phá đi rồi, xây một đồn công an. Tôi hỏi vì sao ông biết rõ vậy? Ông lái xe buồn rầu đầy mặt nói đó là nhà cũ của tôi.
Từ trong lời của lái xe tôi có thể nghe ra một số nỗi nhớ quê và oán hận, Bắc Kinh đối với người dân di cư từ bên ngoài thì là nơi không thể ở lại; đối với người dân của Bắc Kinh thì lại là cố hương mà không thể quay trở về.
Những người đến từ bên ngoài như chúng ta vừa chê bai Bắc Kinh lại vừa hoài niệm cố hương. Trên thực tế, cố hương của chúng ta cũng chẳng về được. Nó vẫn luôn tồn tại, chỉ là ngày càng lạc hậu, chúng ta đã không thể thích ứng nữa rồi. Nhưng đối với người dân lâu đời ở Bắc Kinh mà nói, thì cố hương của họ mới thực sự là không quay về được rồi, cố hương của họ đúng là đang phát sinh những cải biến về mặt vật lý mà chưa từng có từ trước đến nay, chúng ta còn có thể tìm về căn nhà của ông nội năm xưa, nhưng đa số người Bắc Kinh, chỉ có thể thông qua kinh, vĩ độ trên quả địa cầu mà tìm đến cố hương của mình.
Có người nói, là những người ngoại tỉnh chúng ta đã kiến thiết Bắc Kinh, không có người ngoại tỉnh thì người Bắc Kinh cũng chẳng có bữa sáng mà ăn; là bởi vì một lượng lớn nhân khẩu từ bên ngoài đã nâng cao giá nhà ở Bắc Kinh, tạo thành sự phồn hoa của Bắc Kinh. Nhưng các bạn đã từng nghĩ chưa? Người dân lâu năm ở Bắc Kinh cũng có thể không cần cái phồn hoa này, cũng không cần chúng ta đến nâng cao giá phòng. Họ cũng giống như chúng ta vậy, chỉ cần một quê hương có dòng trước trong mát, không đông xe đông người.
Năm nay, hạch tâm khu nội thành Bắc Kinh bắt đầu xử lý mở tưởng đào động, ngày càng có nhiều tiểu thương, các quán cơm nhỏ, khách sạn nhỏ bị bắt phải đóng cửa, ngày càng có nhiều người làm các nghề cấp thấp bị bắt rời đi, cái phương thức cởi bỏ y phục để giảm cân này khiến cho con đường của những ngành nghề cao cấp ở Bắc Kinh mở ra băng băng thuận lợi, nhưng nó cách thủ đô sinh hoạt tiện lợi ngày càng xa hơn, cách tinh thần của thành thị tự do bao dung ngày càng xa.
Những người thành công theo đuổi mộng đang dần đi hết, họ đi châu Úc, đi New Zeland, Canada, đến bờ tây nước Mỹ. Những người thất bại trong việc theo đuổi giấc mộng cũng đang bỏ trốn, họ trở về Hà Bắc, Đông Bắc và quê cũ.
Còn lại 20 triệu người ở lại cái thành phố này, vật vờ tồn tại, giả vờ sống. Trên thực thế, tòa thành này căn bản không có sự sống. Ở đây chỉ có mộng tưởng của một nhóm thiểu số người và công việc của một nhóm đa số người.”
Bình Luận từ Facebook

10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử

Lão Tử là người sáng lập Đạo giáo và được coi là một trong những triết gia hàng đầu của Trung Quốc. Tư tưởng của ông được thể hiện chỉ trong khoảng 5.000 từ của Đạo Đức Kinh, nhưng đã gây biết bao ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ từ trước tới nay.

Đạo giáo, tu tuong, Lão Tử,
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh – cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. (Ảnh: Mycotopia)
Lão Tử (600 – 500 TCN) là nhà tư tưởng, người sáng lập Đạo giáo thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tên chữ là Bá Dương, là người làng Khúc Nhân, xã Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông đã làm quan sử, giữ kho sách của nhà Chu, sau này ông từ chức về ở ẩn.
Lão Tử dùng “Đạo” để giải thích về sự phát triển biến hóa của vạn vật trong vũ trụ. Ông cho rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”, ý rằng người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Đạo là quy luật tự nhiên khách quan, đồng thời lại sẵn có ý nghĩa: “Độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi”, tạm dịch: Đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không mỏi.
Trong các cuốn sách của Lão Tử, bao gồm rất nhiều những quan điểm biện chứng: Tất cả mọi sự vật đều là có hai mặt chính và phản, cũng có thể do đối lập mà chuyển hóa như: “Thiện phục yêu”, “trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Đồng thời trong thế gian còn có “hữu” (có) và “vô” (không) cùng ở trong một thể thống nhất như câu: “Dân bất úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi?”, tạm dịch: Khi dân không sợ chết, sao lấy cái chết làm cho họ sợ được?
Dưới đây là 10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử:
1. Biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì
Lão Tử viết: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Nghĩa là biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Trái lại, một người mà không biết đủ thì sẽ luôn luôn cảm thấy thiếu thốn.
Một người thiện tâm có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng anh ta biết thế nào là đủ thì sẽ vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
2. Đạo của thánh nhân: Làm mà không tranh giành
Lão Tử viết: “Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh. Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”, tức là Đạo của bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành, cho nên thiên hạ không ai tranh giành với mình. Lão Tử viết: Nguyên tắc làm việc của người lãnh đạo là làm mà không tranh đoạt. Chính vì không tranh đoạt cho nên thiên hạ cũng không có ai tới tranh đoạt với mình.
Cũng giống như Lão Tử viết: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo”, là có ý nói: Cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước. Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất.
Người không tranh giành, ngược lại, lại thắng được người khác là bởi vì mỗi việc làm của họ đều là phù hợp với bản tính con người, lợi người chứ không hại người.
3. Biết lúc nào nên dừng thì không nguy mà có thể sống lâu
Lão Tử viết: “Tri chỉ khả dĩ bất đãi”. Ý tứ chính là một người mà biết dừng lại đúng lúc thì có thể không bị nguy hiểm.
Lão Tử viết: Biết dừng lại đúng lúc thì có thể không lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Bởi vì không đạt đến mức cuối cùng cho nên có thể tái sinh. Sự vật gì khi đạt đến mức cuối cùng thì đều sẽ đi về xu hướng suy yếu tử vong.
4. Biết người là trí, biết mình là minh
Lão Tử giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường”. Tức là, kẻ biết người được gọi là trí, tự biết mình được gọi là minh. Thắng người là người có sức mạnh, thắng mình là người mạnh.
Một người thành công phải tự biết mình và thắng được bản thân mình. Một người quản lý nếu như thiếu khả năng này sẽ rất khó để quản lý hữu hiệu.
Đạo giáo, tu tuong, Lão Tử,
Càng nói nhiều, càng không sao nói hết được, thà là giữ lấy cái Trung. (Ảnh: Pinterest)
5. Không làm gì mà không gì là không làm
Lão Tử giảng: “Vô vi nhi vô bất vi”, không làm gì mà không gì là không làm. Lão Tử viết: Không trái với quy luật, thì không gì là không thể làm được. Lão Tử còn viết: ‘Thượng sĩ nghe Đạo cần nhi hành chi” ý nói, bậc thượng sĩ nghe Đạo liền nỗ lực thực hành theo.
Rốt cuộc, Lão Tử muốn khuyên rằng cần nắm chắc quy luật và dùng nó để chỉ đạo thực tế mà không phải là nói suông. Lão Tử cũng viết rằng: Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Vô vi, cuối cùng chính là tuân theo quy luật tự nhiên để làm việc, cũng chính là thuận theo tự nhiên.
6. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung
Lão Tử giảng: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung”. Càng nói nhiều, càng không sao nói hết được, thà là giữ lấy cái Trung.
Lão Tử viết rằng, nói nhiều thì 5 lần 7 lượt sẽ gặp lúc lúng túng không nói gì, chẳng thà tuân thủ đạo trung dung (trung là không ngả về một thái cực nào, dung là dung hòa, thích hợp với hoàn cảnh). Đặc biệt là lời nói suông, trống rỗng thì càng không nên nói.
7. Con người khi mới sinh thì mềm mại, mà khi chết thì cứng ngạnh
Lão Tử viết: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử giả kiên cường”. Con người khi mới sinh thì ai cũng mềm yếu, mà khi chết thì cứng ngạnh.
Lão Tử cũng viết: Vạn vật cây cỏ mới sinh thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo. Bởi vậy, cứng và mạnh là bạn của chết, mềm và yếu là bạn của sự sống.
Cho nên binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì ắt sẽ dễ bị gãy. Cứng và mạnh ở bậc dưới còn mềm và yếu là ở bậc trên, cũng giống như “lấy nhu khắc cương”, “lấy mềm mại nhu hòa thắng cứng ngạnh”.
8. Lấy ngay thẳng trị nước, lấy biến hóa dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ
Lão Tử giảng: “Dĩ chính trì quốc, dĩ kỳ dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ”, chính là đạo lấy ngay thẳng để trị nước, lấy biến hoá để dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ.
Theo tư tưởng của Lão Tử: Thiên hạ càng nhiều kỵ húy, thì dân càng nghèo. Dân càng lắm lợi khí, thì quốc gia càng tối tăm. Dân càng tài khéo, vật lạ càng nẩy sinh, pháp lệnh càng rõ rệt, trộm cướp càng sinh ra nhiều. Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta ưa tĩnh mà dân tự chính. Ta không làm mà dân giàu. Ta không có dục vọng mà dân tự động trở nên chất phác.
9. Giỏi dùng người là biết hạ mình dưới người
Lão Tử giảng: “Thiện dụng nhân giả vi chi hạ”, tức là người giỏi dùng người là người phải biết hạ mình ở dưới người.
Lão Tử cũng viết rằng: Người lãnh đạo giỏi dùng người là phải đặt mình ở dưới người. Còn nếu như chỉ cân nhắc tư lợi cho bản thân mình, không tôn trọng người khác, không thiện với người làm cho mình thì chính là đang đặt mình ở “vị thế cao”.
Người mà một khi đã đặt mình ở vị thế cao, người khác ở vị thế thấp thì sao có thể lấy được lòng người?
10. Trị người thờ trời, không gì bằng tiết độ
Lão Tử giảng: “Trì nhân sự thiên mạc nhược sắc”. Theo Lão Tử, việc quản lý thống trị dân chúng là có liên quan mật thiết với Trời và Đất. Biện pháp tốt nhất chính là không gì bằng nông canh. Cũng chính là nói đến việc phải thuận theo quy luật sinh trưởng và thu hoạch của cây trồng, đừng cưỡng ép nó. Thuận theo yêu cầu cần phát triển của nó mà chăm sóc, tưới nước cho nó. Làm được như vậy thì cây trồng tất nhiên sẽ phát triển tốt và cho mùa màng bội thu.
Tương tự như vậy, người cai trị khi dẫn dắt dân chúng hoàn thành đại nghiệp cũng phải thuận theo nguyên tắc thì mới có thể thu được thành quả to lớn.
Theo Trithucvn

Bộ trưởng Quốc phòng đi Mỹ, VN mong đạt được gì?

Tướng Ngô Xuân Lịch trong chuyến công du đầu tiên tới Hoa Kỳ với cương vụ Bộ trưởng Quốc phòng, 7-10/8/2017, được trông đợi sẽ có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Tướng Ngô Xuân Lịch
Tướng Ngô Xuân Lịch và Tướng James Mattis sẽ gặp nhau trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng VN tới Hoa Kỳ, từ 7-10/8
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam không giành được nhiều ủng hộ về vấn đề Biển Đông tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Philippines, còn quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang căng thẳng liên quan tới hoạt động thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.

Từ Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) hôm 6/8 nói với BBC rằng chuyến đi của Tướng Lịch là điều "Việt Nam đã mong muốn từ lâu", tuy nhiên thời điểm diễn ra lại không mấy thuận lợi cho Hà Nội.

"Chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump đối với Á châu, đặc biệt là với Việt Nam chưa có gì rõ nét," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói, trong lúc quan hệ quốc phòng đã chuyển từ "ngày càng tiến triển mạnh" dưới thời ông Obama sang thái độ "ngập ngừng, không có gì rõ rệt" kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.

Chủ đề Biển Đông

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam, từ Học viện Quân sự Úc đưa ra một số phỏng đoán về nội dung thảo luận giữa hai đại diện quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ.
Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN

"Cuộc họp này sẽ nối tiếp cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump hồi tháng Năm," ông Thayer nói với BBC hôm 4/8.

"Họ sẽ thảo luận về Biển Đông và làm thế nào Hoa Kỳ có thể làm trung gian cân bằng cho sự hung hăng của Trung Quốc vào thời điểm này."

Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập
Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, theo ảnh chụp từ vệ tinh hôm 3/2017, cho thấy Bắc Kinh sẽ có khả năng triển khai máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác từ đảo nhân tạo này
Đánh giá về mối quan hệ với Trung Quốc, Giáo sư Thayer cho rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ tham gia một cách chừng mực, trong bối cảnh Washington đang rất cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc kiềm chế Bắc Hàn.

"Hoa Kỳ đang bận rộn chuyện Bắc Hàn và đang cần Trung Quốc kiểm soát Bắc Hàn, họ không thể đồng thời chống lại Trung Quốc ở Biển Đông."

"Hoa Kỳ sẽ chỉ hỗ trợ Việt Nam bằng cách bán cho Việt Nam các loại vũ khí và công nghệ hàng hải."
Hoa Kỳ trên thực tế "không có gì nhiều để mất cho Hoa Kỳ trong cuộc chơi [Biển Đông] này cả," giáo sư Thayer giải thích thêm.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng hiện khó có thể nói liệu Hoa Kỳ sẽ nhiệt tình hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này hay không.

"Quan trọng nhất là ông Lịch sẽ thăm dò tính khả tín trong các cam kết của Mỹ: Mỹ có can dự [vào chuyện Biển Đông] hay không, và nếu có, thì can dự tới mức độ nào, Việt Nam với Mỹ có thể thỏa thuận như thế nào để Việt Nam có thể tăng khả năng quốc phòng của mình để chống lại những bất trắc có thể xảy ra."

"Đây là thế rất khó của ông Lịch, và đây sẽ là chuyến đi có tính thăm dò nhiều hơn," Giáo sư Hùng bình luận. "Ông Lịch sang để thảo luận với những nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ, để xem quan hệ quốc phòng đó có thể đi đến đâu."

Tuy nhiên, Wendell Minnick, cây viết chuyên về Á châu của Shephardmedia, tạp chí chuyên về phân tích chiến lược quân sự quốc phòng có cái nhìn khác.

"Những người mà tôi đã trao đổi ở Ngũ Giác đài đều rất thích Việt Nam. Việt Nam có một vị trí rất chiến lược và tôi tin Mỹ luôn muốn phát triển quan hệ đối tác, đặc biệt về mảng quân sự với Việt Nam," ông nói với BBC hôm 4/8.

"Điều Việt Nam cần làm bây giờ là phải chứng tỏ mình là một lợi thế cần thiết đáng tin cậy của Hoa Kỳ tại khu vực."

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch theo kế hoạch chính thức có chuyến thăm Hoa Kỳ trong thời gian 7-10/8/2017.

Thông tấn xã Việt Nam nói mục đích chuyến đi nhằm "góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước; tích cực chủ động triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng".

(BBC)