Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Nước đun sôi để nguội có thể sinh ra chất gây ung thư?

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter Chia sẻ lên google-plus In trang này
“Ăn chín, uống sôi” từ lâu đã là nguyên tắc hằng đầu trong việc đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ hằng ngày. Tuy vậy, gần đây có những thông tin cho rằng, nước đun sôi để nguội có thể sinh ra những chất độc hại gây ung thư, hay có thể tích tụ vi khuẩn. Vậy có nên đun sôi nước để uống hay đầu tư vào những biện pháp xử lý nước khác? Bài viết sẽ làm rõ những ý trên.
Nuoc-dun-soi-de-nguoi-co-the-sinh-ra-chat-gay-ung-thu-fea.jpg

1) Nước đun sôi để nguội có thể bị “thiu”?

– Có ý kiến cho rằng nước đun sôi để nguội để qua đêm có thể bị “thiu”, và do hấp thụ khí CO2, biến đổi thành axit carbonic (H2CO3) khiến nước có vị chua[1].
Câu trả lời đơn giản là sai.
Độ hấp thụ của khí CO2 (carbon dioxide) vào nước phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường, độ “cứng” hay nồng độ ion carbonic trong nước (bicarbonate hoặc carbonate) và áp suất. Ở nhiệt độ cao, ion carbonic ở trong nước sẽ chuyển thành khí CO2 và khuếch tán ra ngoài. Khi để nguội, nước lại hấp thụ lại khí carbonic và cân bằng lại nồng độ ion carbonic giống như trước khi đun sôi và không hấp thụ thêm CO2 trừ phi có sự thay đổi lớn về áp suất hay nhiệt độ. Do đó, nước đun sôi để nguội qua đêm về cơ bản không thay đổi về độ pH hay tính axit trừ phi bị nhiễm thêm tạp chất từ bên ngoài, và điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình bảo quản và trữ nước, không liên quan đến quá trình đun sôi nước. Tóm lại, quá trình đun nước không làm nước bị chua đi, và do đó cũng không làm “thiu” nước theo cách này.
Nuoc-dun-soi-de-nguoi-co-the-sinh-ra-chat-gay-ung-thu-1.jpg
– Nước đun sôi để nguội để qua đêm còn có thể bị “thiu” vì khi đun sôi, vi sinh vật trong nước bị tiêu diệt nhưng cũng bị phân rã tạo thành chất hữu cơ, trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho những sinh vật ở ngoài. Lúc này, nguy cơ tái nhiễm rất lớn khiến nước bị thiu và do đó, vi khuẩn tăng lên gấp bội.
Câu trả lời là đúng và không đúng.
Khi nước để trong thời gian lâu, cả đun sôi để nguội lẫn chưa đun sôi để nguội đều có nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn, nhất là khi để gần những nơi không hợp vệ sinh, nước không đựơc che đậy cẩn thận.
Sau khi đun sôi, nếu nguồn nước ban đầu cực kì ô nhiễm (nước ao hồ tù đọng) sẽ để lại nhiều xác hữu cơ cho các sinh vật ở ngoài, và đúng, đây có thể là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn tái nhiễm sau này. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình trong thành phố đều sử dụng nước máy, vốn là nguồn nứơc không bị ô nhiễm với nhiều vi sinh vật, việc đun sôi nước rồi để nguội hầu như không để lại nguồn dinh dưỡng gì cho vi khuẩn tái nhiễm. Tóm lại, vấn đề nước bị thiu cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước ban đầu và cách lưu trữ hơn là quy trình xử lý như đun sôi để nguội.
Ngược lại, nghiên cứu tổng hợp về các kĩ thuật khử trùng nước uống đưa ra lời khuyên rằng đun sôi nước là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ tất cả các vi khuẩn, virus, bào tử vi khuẩn và bào tử đơn bào có hại cho cơ thể như Giardia, Cryptosporidium, và  Shigella; virus viêm gan siêu vi A; virus gây bệnh đường ruột, vi khuẩn E.Coli và một số virus khác. Do hầu hết các loại vi khuẩn, virus này đều bị vô hiệu hoá ở nhiệt độ 60-70 độ C, quá trình đun sôi tới 100 độ C trong vòng 10p đảm bảo việc tiêu diệt tất cả những vi sinh vật này. Một số bào tử vi khuẩn như của Clostridium có khả năng kháng nhiệt và có thể tồn tại với nhiệt độ trên 100 độ C, nhưng chúng thường không có và không sinh sôi trong môi trường nước nên không đáng lo ngại.  Biện pháp khác như sử dụng khí clo có thể vô hiệu đối với một số vi sinh vật gây hại quan trọng như bào tử đơn bào của Cryptosporidium và Giadia. Các biện pháp lọc nước có thể loại ra một số vi khuẩn, tuỳ vào kích thước của màng lọc nhưng không thể loại bỏ hết các vi sinh vật có hại nên vẫn cần đun sôi khi sử dụng nước uống cá nhân và hộ gia đình [2] [3] [4] [5].

2) Sau khi đun sôi, trong nước đun sôi để nguội có thể sinh ra chất gây ung thư?

Một ý kiến đánh giá về rủi ro của nứơc đun sôi cho rằng, trong quá trình sôi, nước sẽ bốc hơi không ngừng khiến nồng độ của một số chất có hại cho cơ thể như nitrate, arsen và kim loại nặng trở nên đậm đặc hơn và có thể gây ung thư nếu tiếp xúc lâu dài ở người. Không chỉ vậy, theo thời gian, lượng nitrat cũng sẽ tự sản sinh thêm trong nước.
Một lần nữa, ý kiến này là không chính xác. Việc nồng độ các chất có hại cho cơ thể người có ở nước đun sôi để nguội hay không phụ thuộc vào nguồn nước và nồng độ các chất có hại ban đầu nhiều hơn là phụ thuộc vào quy trình xử lý nước.
Thứ nhất, khi đun sôi nước, phần lớn các dụng cụ đun sôi ở hộ gia đình hiện tại đều có chỉ tiêu bốc hơi của nước tối đa là 6-8% trong 1h đun sôi. Như vậy, trong vòng 10p đun sôi (thời gian nước đạt nhiệt độ sôi vào khoảng 3-5p tuỳ thuộc vào dụng cụ đun), lượng nước bay hơi chỉ khoảng 1% so với lượng nước ban đầu. Như vậy nồng độ của các chất hoá học có sẵn trong nước sẽ chỉ tăng khoảng 1% cho một lần đun. Nếu nước đựơc bảo quản đúng cách và đậy kín sau khi đun, để nồng độ của một chất hoá học tăng tới mức gây độc hại cho cơ thể, có lẽ phải đun đi đun lại 90 lần! [4]
Hãy lấy muối nitrate làm ví dụ cụ thể. Theo tiêu chuẩn về nước của EPA (Sở tài nguyên môi trường Hoa Kì), nồng độ tối đa an toàn cho cơ thể người của muối nitrate là 50mg/L [6]. Nghiên cứu của WHO về nồng độ nitrate trong nước cho thấy phần lớn nước trên bề mặt và nước ngầm có lượng muối nitrate vào khoảng 4mg/L tại Hoa Kì khi chưa qua xử lý trở thành nước uống. Nước đã qua xử lý thường có nồng độ dưới 0.1mg/L[7]. Nếu theo tính toán trên, để vượt quá mức an toàn là 50mg/L (gấp 500 lần nồng độ gốc) thì cần đun đi đun lại khoảng 600 lần!
Như vậy, nếu nguồn nước có nồng độ các chất hoá học đựơc đảm bảo thì việc đun nước sôi để nguội để uống là hoàn toàn an toàn. Kể cả khi đun lại 1-2 lần, nước vẫn đựơc xem là an toàn cho sức khoẻ con người. Việc nồng độ các chất độc hại như arsen, nitrat hay chì cao phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn gốc của nước và cách bảo quản nước. Do vậy, ý kiến cho rằng nước đun sôi để nguội có thể gây ung thư có thể xem như không hợp lý.

3) Nước sau khi đun sôi bị “thay đổi cấu trúc” và mất đi nhiều khoáng chất.

Nước khi đun sôi có thể bị thay đổi cấu trúc và mất đi lượng Oxy hoà tan trong nước, gây cản trở cho vi sinh vật đường ruột phát triển.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần nhớ rằng cấu trúc của nước là hợp chất hoá học của 1 nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hydro (hình). Các phân tử nứơc liên kết với nhau qua liên kết yếu nên các phân tử nước chỉ liên kết với nhau trong một phần nhỏ của giây và sau đó lại tách ra để liên kết với phân tử nước khác. Ở 100 độ C (nhiệt độ sôi), cấu trúc của phân tử nước không bị thay đổi mà chỉ thay đổi ở sự liên kết giữa phân tử nước này với phân tử nước khác. Do vậy, nếu nói nước đun sôi có thể bị thay đổi cấu trúc là không đúng về mặt khoa học.
Hình 1: Trong quá trình đun sôi, các phân tử nước (màu đỏ: Oxygen, màu trắng: Hydrogen) không thay đổi cấu trúc mà chỉ thay đổi về liên kết và bay hơi ra khỏi mặt chất lỏng. Nguồn:http://chemistry.elmhurst.edu/vchembook/163boilingpt.html
Trên thực tế, đúng là khi đun sôi, khí Oxy trong nước sẽ mất đi nhưng sau khi nguội, nồng độ Oxy sẽ trở lại như ban đầu do sự khuếch tán của Oxy là tự nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ[1] [2] .
Ý kiến cho rằng trong quá trình đun sôi, nước có thể mất đi một số khoáng chất hay các nguyên tố vi lượng thực ra là sai về mặt khoa học. Để bay hơi trong quá trình đun nước, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất vô cơ tồn tại trong nước như ion Natri, Canxi, Magnesium, Sắt, Đồng, Kẽm cần được cung cấp một nhiệt lượng cao hơn rất nhiều lần so với nhiệt lượng cần để đun sôi nước. Do đó, khi nước sôi, các nguyên tố vi lượng này sẽ không bay hơi theo nước mà vẫn ở lại trong nước trong ấm và không bị mất đi. Các chất hữu cơ như vitamin B3, vitamin C có thể bị phân hủy khi nước đun sôi nhưng các vitamin này không tồn tại đủ nhiều trong nước uống tự nhiên[8]. Không nên nhầm lẫn giữa việc nấu ăn và việc đun nước uống. Hơn thế nữa, nước không phải là nguồn cung cấp nguyên tố vi lượng chính cho cơ thể. Nguồn cung cấp vi lượng chính cho cơ thể là từ nguồn thức ăn đưa vào cơ thể hàng ngày.

4) Nên xử lý và sử dụng nước uống như thế nào?

Nước chiếm từ 50-75% trọng lượng cơ thể và rất quan trọng cho tất cả các quy trình sinh lý, sinh hoá và cân bằng nội môi. Do đó, câu hỏi nên sử dụng và xử lý nứơc uống như thế nào hằng ngày là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi xin đưa ra kết lụân như sau.
Ở quy mô rộng, đun sôi khi xử lý nước đựơc cho có hiệu quả tưởng đương và nhanh hơn nhiều so với các phương pháp khác như xử lý bằng Clo, tia UV, hay dùng dây bạc/đồng. Tuy nhiên, vì những lo ngại về tốn nhiên liệu trong quá trình đã khiến cho phương pháp này không đựơc ưu tiên khi xử lý diện rộng[9]. Tuy nhiên, ở mức độ hộ gia đình, đun sôi nước, theo WHO đựơc cho là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất trong việc tiệt trùng so với tất cả các biện pháp khác do nó có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật gây mầm bệnh [5][9].
Như vậy, chất lượng nước uống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước. Ở các hộ thành phố, nguồn nước sinh hoạt và ăn uống trong gia đình hầu như đến từ nước máy do các công ty cấp nước cung cấp. Về mặt pháp lý, nhiệm vụ của công ty nước là phải đảm bảo được chất lượng nước cung cấp cho người sử dụng. Theo thông tư số 50/2015 của bộ Y Tế, các công ty nước phải thực hiện hoạt động nội kiểm để kiểm định chất lượng nước ít nhất 1 lần/1 tuần và các hoạt động ngoại kiểm sẽ đựơc thực hiện bởi các cơ sở đạt chuẩn  ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước ít nhất 1 lần/1 năm. Chi tiết về thông tư, bảng đánh giá có thể truy cập tại Thuvienphapluat.vn. Các chỉ tiêu này bao gồm tính chất lý hoá như độ màu, mùi, độ cứng, pH, hàm lượng các hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ (nitrate, nitrit, sunphat) và các kim loại nặng như Sắt, Mangan, hàm lượng vi sinh vật như Coliform, E.Coli , etc.. và đều phải đạt mức dưới nồng độ an toàn tối đa với cơ thể người theo tiêu chuẩn của WHO [10][11].
Bảng 1: Một số chỉ tiêu cụ thể về chất lượng nước nước được kiểm định tại TPHCM trong tháng 3/2017 so với tiêu chuẩn của WHO
Tên chỉ tiêuMCL theo WHO(Nồng độ tối đa cho phép để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người)Tiêu chuẩn của Việt NamKết quả xét nghiệm (TPHCM tháng 3/2017)
Coliform tổng số000
E.coli hoặc Coliform chịu
nhiệt
000
Nitrate50 mg/L50 mg/Lkhông phát hiện
Chì0.01 mg/L0.01 mg/Lkhông phát hiện
Arsenic0.01 mg/L0.01 mg/L
Sắt0.3 mg/L0.3 mg/L0.008 mg/L
Đồng2 mg/L1 mg/L
Mangan0.5 mg/L0.3 mg/L0.02 mg/L
Sulphate250 mg/L250 mg/L0
Flo1.5 mg/L1.5 mg/L
pH6.5-8.56.5-8.57.1
Độ cứng100-300 mg/L300 mg/L19 mg/L
Lấy ví dụ ở TPHCM, trên trang website của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn đều có đăng báo cáo chi tiết hằng tuần về chất lượng nước của từng công ty con ở các khu vực quận huyện cũng như báo cáo tổng kết toàn thành phố[12]. Bảng báo cáo liệt kê đầy đủ chi tiết về hàm lượng các thành phần cần kiểm tra trong nước. Người dân đều có thể truy cập vào website này để đựơc thông tin rõ hơn về tình hình chất lượng nước sinh hoạt tại nơi mình sinh sống. Có thể thấy, theo các bảng báo cáo này thì chất lượng nước máy ở TPHCM hiện tại đều đạt tiêu chuẩn an toàn theo WHO, với nồng độ các chất hoá học dưới mức cho phép cao nhất nhiều lần. Do vậy, nếu đúng theo các tiêu chuẩn trên, việc đun sôi để nguội nước máy để uống là an toàn và sử dụng máy lọc nước là không cần thiết. Nếu hộ nào muốn cẩn thận hơn thì có thể lấy nước máy tại nhà đem kiểm tra một lần nữa nếu sợ có trục trặc trong giai đoạn chuyện nước từ nhà máy đi đến nhà dân. Trong trường hợp sử dụng nước sông hồ, hay nước giếng, việc kiểm tra chất lượng nước là cần thiết. Nên lưu ý là nếu tự kiểm tra chất lượng nước, hãy chọn các cơ sở và phòng thí nghiệm đựợc cấp phép bởi Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Ở TPHCM có thể đến viện Pasteur để tiến hành những kiểm định này.Ở Hà Nội, có thể tới Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội hay Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật và Y Tế Dự Phòng để tiến hành.
Như vậy, nếu sử dụng nước máy thì phần lớn đun sôi để nguội là biện pháp đầy đủ và an toàn. Việc sử dụng máy lọc nước là tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình. Lưu ý dù sử dụng máy lọc nước vẫn cần đun sôi nước trước khi sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, vì lọc nước không thể loại bỏ hết các loại vi sinh vật có hại cho cơ thể như đã nói ở trên. Bộ lọc nước cũng cần phải thay định kì, bởi vì thời gian sử dụng càng lâu chức năng lọc sẽ dần mất đi tính hiệu quả.  Và nhất là việc vệ sinh máy lọc cũng phải đựơc đảm bảo để đảm bảo vệ sinh của nguồn nước vì sau thời gian, bản thân máy lọc cũng có thể tích tụ vi khuẩn và trong trường hợp này sẽ làm nước bẩn hơn cả trước khi lọc.
Ở một số trường hợp nguồn nước đã bị ô nhiễm chất hoá học khác như kim loại nặng, đun sôi nước không thể xử lý đựơc. Ví dụ như khảo sát của bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với UNICEF từ năm 1998 tới 2001 cho thấy một số nguồn nước ngầm ở Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng khá cao và arsen[13].  Trong trường hợp này, có thể sử dụng một số máy lọc theo công nghệ Ro; với khe hở của màng Ro là 0,0001 μm trong khi kích thước của Asen là 0,00037 μm vậy nên Asen sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nước. Tuy nhiên, cũng cần biết rõ là nguồn nước của hộ gia đình bị ô nhiễm chất gì trước khi sử dụng máy lọc để đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả.
Sau khi xử lý nước, quá trình lưu trữ nước uống cũng cần đảm bảo vệ sinh. Nước đun sôi để nguội muốn để qua ngày cần được đựng trong bình kín, nơi lưu trữ hợp vệ sinh, tránh ánh sáng trực tiếp. Bình đựng nước phải đựơc vệ sinh thường xuyên. Nên sử dụng bình đựng nước có chất liệu thích hợp như thuỷ tinh thay vì dùng bình nhựa và nếu có dùng bình nhựa thì hãy chọn chất liệu nhựa phù hợp. (Xem thêm tại: Đồ nhựa và Ung thư - Kỳ 2: Loại nhựa nào tốt nhất để đựng thực phẩm?)

Chú thích

  1. ↑ Nhảy lên tới:1,0 1,1 Phượng, T. Ung thư vì uống nước đun sôi để nguội lâu ngày? 2016 [cited 2017 June 16th]; Available from:http://soha.vn/ung-thu-vi-uong-nuoc-dun-soi-de-nguoi-lau-ngay-20160629162545027.htm.
  2. ↑ Nhảy lên tới:2,0 2,1 Pankaj Kumar Roy, D.K., M. Ghosh & A. Majumder, Disinfection of water by various techniques – comparison based on experimental investigations. Desalination and Water Treatment, 2016. 57(58): p. 28141-28150.
  3. Nhảy lên Clasen, T., et al., Microbiological effectiveness and cost of disinfecting water by boiling in semi-urban India. Am J Trop Med Hyg, 2008. 79(3): p. 407-13.
  4. ↑ Nhảy lên tới:4,0 4,1 Lewis, A., The Homebrewer’s Answer Book: Solutions to Every Problem, Answers to Every Question, 1, Editor 2007, Storey Pub.
  5. ↑ Nhảy lên tới:5,0 5,1 Clasen, T.F., Household water treatment and the millennium development goals: keeping the focus on health. Environ Sci Technol, 2010. 44(19): p. 7357-60.
  6. Nhảy lên National primary drinking water regulations: Long Term 1 Enhanced Surface Water Treatment Rule. Final rule. Fed Regist, 2002. 67(9): p. 1811-44.
  7. Nhảy lên WHO, Nitrate and nitrite in drinking-water, 2011.
  8. Nhảy lên Subramanian, S., Fact or Fiction: Raw Veggies are Healthier than Cooked Ones , Scientific American, 2009. Available from:https://www.scientificamerican.com/article/raw-veggies-are-healthier/
  9. ↑ Nhảy lên tới:9,0 9,1 Backer, H., Water disinfection for international and wilderness travelers. Clin Infect Dis, 2002. 34(3): p. 355-64.
  10. Nhảy lên WHO. Guidelines for Drinking-water Quality. 2006 [cited 2017 June 17th]; Available from:http://www.who.int/water_sanitation_health/dwq/gdwq0506.pdf.
  11. Nhảy lên Quy chuẩn nước ăn uống Việt Nam. [cited 2017 June 17th]; Available fromhttp://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/QCVN-TCVN-HDKT/Pages/Tiêu-chuẩn-Việt-Nam-về-chất-lượng-nguồn-nước–nước-cấp-sinh-hoạt.aspx
  12. Nhảy lên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn. Bảng công bố Thông tin Nội kiểm Chất lượng nước thành phẩm tháng 03/2017. Available from:https://goo.gl/Gd5Ger.
  13. Nhảy lên Lan, H. Khử Arsen trong nước sinh hoạt: Giải pháp đã có, vẫn khó triển khai! 2016 [cited 2017 June 17th]; Available from:http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Khu-Arsen-trong-nuoc-sinh-hoat-Giai-phap-da-co-van-kho-trien-khai-10183.

Tác giả

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Phương
  • Cố vấn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Vũ, TS. Nguyễn Ngọc Hoàn, ThS Nguyễn Cao Luân.

Nguồn

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Từ một khai quốc công thần, vì sao Tiêu Hà phải nhận kết cục nghiệt ngã cuối đời?

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  
Tiêu Hà là thừa tướng khai quốc của nhà Hán. Ngày nay, sau hơn 2.000 năm, cái tên Tiêu Hà vẫn được người người biết tới. Có một câu nói rất nổi tiếng liên quan đến ông: “Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà”. Xuất xứ của câu nói ấy thực ra là một câu chuyện dài… 
Cuộc đời Tiêu Hà được ghi chép lại trong “Sử ký” và lưu truyền ở “Hán thư”. Năm 202 TCN, sau khi chiến thắng Hạng Vũ, thiên hạ bắt đầu an định, Lưu Bang đại phong công thần. Khi ấy, ở Nam Cung Lạc Dương xảy ra một cuộc bàn cãi tranh công.
Kết quả, nói về công lao, Tiêu Hà đứng đầu. Xếp thứ bậc quan tước, lại là Tiêu Hà số một. Cuối cùng, Tiêu Hà không chỉ được phong làm Tán hầu, thực ấp 8 nghìn hộ, còn được hưởng vinh dự cực đỉnh là đeo kiếm lên điện, đường hoàng vào triều.
Tiêu Hà xuất thân văn lại, không chút công lao chiến trường, Lưu Bang lại khăng khăng đem Tiêu Hà xếp trên các võ tướng mặc giáp cầm binh, vào sinh ra tử. Quan nội hầu Ngạc Quân thấy các tướng không phục, bèn đứng lên nói rằng Tiêu Hà là công lao vạn thế, mà các võ tướng chỉ là công lao một ngày. Lời nói này tuy có chút khoa trương, cũng không có gì không hợp với ý của Lưu Bang, nhưng luận về công lao khai cơ dựng nên nhà Hán, Tiêu Hà thực sự công quả không phai mờ.
Chế định luật pháp 9 chương cho nhà Hán
Sử chép, Tiêu Hà sinh ra do cảm ứng Mão tinh. Mão tinh, chủ về chuyện ngục sự. Sao Mão tinh sáng thì thiên hạ tố tụng, ngục tù công bằng. Sao Mão tinh tối thì thiên hạ hình phạt lạm dụng bừa bãi. Thời Tần, Tiêu Hà làm Đao bút lại, thời Hán làm Thừa tướng. Ông căn cứ theo luật nhà Tần, đặt ra luật pháp 9 chương cho nhà Hán, giải quyết các sự việc tố tụng, ngục tù trong thiên hạ, thực sự ứng với điềm báo của sao Mão tinh.
Năm 209 TCN, Lưu Bang khởi binh ở huyện Bái, Tiêu Hà dốc sức giúp Lưu Bang làm Bái Công. Tiêu Hà đi theo Lưu Bang cũng chẳng phải đơn thương độc mã, mà đem theo mấy chục người họ hàng thân quyến. Sau này hai quân Hán Sở đối đầu, lúc quân Hán nguy cấp, Tiêu Hà huy động tất cả con cháu, anh em mình, hễ ai có thể tòng quân được đều đưa ra tiền tuyến, có thể nói lòng trung sáng soi.
Tháng 10 năm 207 TCN, Lưu Bang đánh vào Hàm Dương. Tần vương Tử Anh xin hàng. Các tướng vào đến cung Hàm Dương, nhao nhao chạy đến các phủ khố cất giữ tài sản, vàng lụa, bận rộn cướp đồ quý báu trong cung Tần. Tiêu Hà lại vội vàng vận chuyển luật lệnh, bản đồ, sách ở phủ Thừa tướng và Ngự sử nước Tần. 
Sau khi Hạng Vũ vào quan, Lưu Bang đem hết các báu vật trong cung Tần kê biên niêm phong lại, để lại hết cho Hạng Vũ. Nhưng ông lại đem hết thư tịch, bản đồ mà Tiêu Hà thu được về Hán Trung, trong đó không chỉ có luật pháp nước Tần còn có sách của Bách gia, “Kinh thi”, “Thượng thư” vốn đã bị đốt sạch ở dân gian. Ngoài ra còn có nhiều tư liệu quan trọng liên quan đến địa hình, quan ải, quận huyện, hộ khẩu, dân sinh, kinh tế trong thiên hạ. Đó chính là nguồn tư liệu cực kỳ quan trọng để sau này quân Hán tiến về phía đông tranh thiên hạ cùng quân Sở. 
Sau khi quân Hán bình định Tam Tần, Lưu Bang và chư hầu tiến về phía đông đánh Sở. Tiêu Hà ở lại giữ Quan Trung, phò tá Thái tử, cai quản Lịch Dương. Ông dựng tông miếu xã tắc, đặt ra luật pháp điều lệnh, xây dựng cung thất, quản lý huyện ấp, vỗ yên bách tính, ổn định hậu phương. Điều ấy khiến cho quân Hán tuy ở trong thời gian dài ở yếu thế nhưng quân lương không đứt, nguồn binh sĩ không gián đoạn. Cuối cùng, lại nhờ tài năng trác tuyệt của Hàn Tín ở tiền tuyến, quân Hán lấy yếu thắng mạnh, giành được thắng lợi cuối cùng trước một Hạng Vũ thiên hạ vô địch.
Những việc ấy có thể nói lao khổ công cao nhưng sở dĩ nói “Thành cũng Tiêu Hà” chính là bởi Tiêu Hà đã vì triều Hán mà tiến cử Hàn Tín, danh tướng kiệt xuất, người duy nhất khi ấy có thể đánh bại Hạng Vũ, giành về thiên hạ cho Lưu Bang. 
Tiêu Hà dưới trăng đuổi theo Hàn Tín.
Tiến cử quốc sĩ, dưới trăng đuổi Hàn Tín 
Năm 206 TCN, Lưu Bang được phong làm Hán vương, dẫn mấy vạn quân Hán, theo đường Tử Ngưu vào Hán Trung. Trong quân Hán phần nhiều có người đất Sở. Quân sĩ nửa đường đào ngũ bỏ trốn rất đông. Đại quân đến Nam Trịnh, có người đến báo cho Tiêu Hà, Trị túc đô úy Hàn Tín cũng đã tự bỏ đi. Tiêu Hà nghe báo, không kịp hỏi ý kiến Lưu Bang, vội vàng đuổi theo.
Hàn Tín vốn có chí lớn, mưu cao mà Lưu Bang không nhìn ra. Điểm này cũng không trách Lưu Bang được. Nó giống như lấy tầm nhìn của chim yến, chim sẻ vốn chỉ ở trong bụi rậm mà đo chí chim hồng, chim hộc tung cánh giữa trời cao vậy. Do đó, tuy ban đầu đã có Đằng Công, sau lại có Tiêu Hà dốc sức tiến cử, Lưu Bang vẫn chỉ cho Hàn Tín làm Trị túc đô úy, hỗ trợ Tiêu Hà xử lý việc quân lương. Hàn Tín tự thấy ở lại trong quân Hán thì không thể thi triển chí mình, nên mới quyết định bỏ đi.
Tiêu Hà đuổi kịp mời Hàn Tín quay trở lại, lập tức đi gặp Lưu Bang. Lưu Bang lúc đó tuy không thể nhìn ra hùng tài của Hàn Tín nhưng lại coi Tiêu Hà là cánh tay của mình, không thể rời xa một khắc. Thế là đối với can gián của Tiêu Hà, nói là nghe theo. Tiêu Hà nói Hàn Tín là bậc quốc sĩ vô song, Lưu Bang lập tức tỏ ý bái Hàn Tín làm tướng. Tiêu Hà nói, bái làm tướng thì quá nhỏ, muốn bái thì phải bái làm Đại tướng, Lưu Bang lập tức tìm Hàn Tín bái làm Đại tướng.
Tiêu Hà nói, bái Đại tướng không phải trò trẻ con, cần lập đàn, trai giới, chọn ngày, làm lễ. Lưu Bang vốn rất ghét sự phiền nhiễu của lễ nghi phép tắc, lại bất ngờ cười to đáp ứng. Cho đến ngày bái tướng, Hàn Tín đem sách lược lớn lên phía bắc bình định Tam Tần, tiến sang đông tranh thiên hạ đưa ra, Lưu Bang mới hết sức mừng rỡ và hối hận. Mừng rỡ vì có được bậc quốc sĩ vô song này, hối hận vì suýt mất một Đại tướng hùng tài.
Do đó nhìn lại nửa đời trước của Tiêu Hà, thực sự đã lập công lao hiển hách cho triều Hán, cuối cùng địa vị cao tột đỉnh của kẻ bề tôi, danh thành công toại. Chỉ đáng tiếc, Tiêu Hà không giữ được “Thành” cho đến trọn đời, mà lại để “Bại cũng Tiêu Hà” trở thành chân dung cuối đời của mình.
Tiêu Hà tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang. Ảnh dẫn theo lishixinjie.com
Cúi đầu trước Lã Hậu, lừa Hàn Tín vào cung
Năm 196 TCN, Triệu tướng quốc Trần Hy khởi binh tạo phản ở đất Đại, Lưu Bang đi chinh phạt. Một hôm, Lã Hậu triệu Tiêu Hà vào cung, nói với ông ta rằng Hàn Tín và gia thần âm mưu, làm nội ứng cho Trần Hy, mưu hại Lã Hậu và Thái tử. Đoạn, lệnh cho Tiêu Hà lừa Hàn Tín vào cung Trường Lạc  để giết. 
Tiêu Hà nghe lệnh, cảm thấy thật khó xử. Ông vốn biết Hàn Tín, cái ơn một bát cơm còn đem nghìn vàng báo đáp, cái nhục chui háng còn lấy đức báo. Làm người như vậy tất không có lòng làm phản. Lùi một bước mà luận, Hàn Tín lúc đó giữ binh đất Tề, quyền thiên hạ trong tay, nếu nói mưu phản, thì dễ như trở bàn tay.
Nhưng Hàn Tín lại kiên trì cho rằng, bội tín sẽ mang lại điềm xấu, nên không nghe theo lời can gián của Vũ Thiệp, Khoái Triệt, không mưu đồ tam phân thiên hạ. Cớ sao sau khi Lưu Bang nhất thống giang sơn, thiên hạ đại định, lại có thể làm phản cơ chứ? Lại lùi thêm một bước mà xét, đầu thời Hán, Hàn Tín được phong làm Sở Vương, ở đất Sở quê nhà, chính là hùm thiêng ở chốn sơn lâm.
Nếu làm phản, sao không nhân lúc đó liên kết với Hoài Nam vương Anh Bố, Lương vương Bành Việt mà mưu sự. Cớ gì Hàn Tín lại phải đợi đến lúc ở Trường An, bị giam lỏng, cáo bệnh không vào triều đã 6 năm để mưu phản đây? Chưa kể, kẻ ngoại ứng khi ấy chỉ là một viên tướng xoàng ở mãi đất Đại xa xôi, trong ứng ngoài hợp làm sao nổi? Do đó lời nói của Lã Hậu, cả về tình, về lý đều không thông. 
Nhưng lúc này, Tiêu Hà lại không thể nói giúp cho Hàn Tín một câu. Tiêu Hà biết rõ cái họa của Hàn Tín thực sự là do công cao mà bị Lưu Bang, Lã Hậu nghi kỵ. Ngay từ 6 năm trước, Lưu Bang theo kế Trần Bình, khi giả du ngoạn Vân Mộng đã nảy ý giết Hàn Tín. Cuối cùng việc không thành là do Lưu Bang sợ uy vọng của Hàn Tín lớn, do dự mãi không quyết.
Nhưng Lã Hậu độc đoán chuyên chế, so với Lưu Bang thì nham hiểm vượt xa nhiều. Tiêu Hà tự liệu rằng, nếu không nghe lệnh bà ta e sẽ có mối lo về tính mạng. Cuối cùng, Thừa tướng nhà Hán uy thế lẫy lừng đã phải chịu khuất phục trước cái uy, cái độc ác của Lã Hậu, cắn răng mà lừa Hàn Tín vào cung.
Tiêu Hà vờ nói Trần Hy đã bị tiêu diệt, Lưu Bang khải hoàn, muốn Hàn Tín dù mang bệnh cũng vào chúc mừng. Hàn Tín tuy giỏi binh thiện chiến, nhưng lòng dạ quang minh lỗi lạc, không nghĩ đến Tiêu Hà sẽ lừa dối mình. Nhưng sau khi Hàn Tín vào trong nhà chuông ở cung Trường Lạc thì đã không còn trở ra nữa. Lã Hậu không chỉ giết Hàn Tín, mà còn tàn độc tột bậc, chu di tam tộc ông. 
Tiêu Hà bị Lã Hậu cho vào tròng, đã mưa hại Hàn Tín, người mà Lưu Bang ngày đêm “sợ tài năng của hắn”. Nhưng Tiêu Hà tuy có hiền năng tiến cử nhân tài, có cơ trí nhận biết thời cuộc, tuy có tài năng trị quốc nhưng lần này lại không thể dự tính chu toàn được. Cái chết của Hàn Tín cũng là bước ngoặt cuộc đời ông. 
Tiêu Hà bị Lã Hậu cho vào tròng, đã lừa Hàn Tín vào cung khiến cho Lã Hậu hại chết Hàn Tín. Ảnh dẫn theo Ydvn.net
Bị Lưu Bang nghi kỵ
Lưu Bang nhanh chóng biết tin. Khi ấy vẫn chưa kết thúc chiến sự đất Đại, liền sai người biểu dương công lớn Tiêu Hà, không chỉ gia phong thêm 5 nghìn hộ, còn bái làm Tướng quốc và phái 1 đô úy cùng 500 binh sĩ ngày đêm bảo vệ phủ Tướng quốc. Đúng lúc Tiêu Hà đang ở phủ mở đại yến đãi khách, thì Triệu Bình một mình đến thăm viếng. 
Triệu Bình là Đông Lăng hầu của nước Tần. Tần vong, Bình lưu lạc thành kẻ áo vải, ở phía đông thành Trường An trồng dưa sinh sống. Triệu Bình nói với Tiêu Hà đại họa sẽ bắt đầu từ đây. Phong thưởng của vua không phải là ân sủng, mà là vỗ yên. Nha binh phái thêm, không phải là bảo vệ, thực tế là giám sát.
Cái chết của Hoài Âm hầu Hàn Tín, không làm cho Tiêu Hà được Lưu Bang tin tưởng hơn mà càng gây thêm sự nghi kỵ cho Lưu Bang. Cái đạo tránh họa bây giờ, chỉ có khước từ phong thưởng, đồng thời hiến hết tải sản cá nhân trong nhà, tất cả đều đem cho quân sử dụng. Tiêu Hà y theo kế hành sự, tuy gia tài tiêu tán hết những đã bảo được cái mạng nhất thời yên ổn.
Nhưng không bao lâu sau, tháng 7 năm đó, Hoài Nam vương Anh Bố khởi binh. Lưu Bang lại xuất binh thảo phạt. Trong thời gian đó mấy lầm sai người nghe ngóng Tướng quốc Tiêu Hà đang làm gì. Có mưu sĩ nói với Tiêu Hà rằng: “E là không lâu nữa ngài sẽ phải chịu cái họa diệt tộc. Địa vị ngài làm đến Tướng quốc, đã là tột bậc của kẻ bề tôi, không thể tăng thêm nữa. Mà ngài thay vua xử lý việc quốc gia, mười mấy năm đến nay, rất được lòng dân.
Ngày nay vua đã nhiều lần nghe ngóng tình hình của ngài, là lo lắng ngài ra lệnh một tiếng, sẽ nghiêng ngả Quan Trung, mà thiên hạ sẽ không còn của họ Lưu nữa. Kế sách hiện nay, ngài chỉ có tự làm ô uế thanh danh, cưỡng ép mua rẻ ruộng bách tính, Hoàng đế mới có thể yên tâm. Tiêu Hà y theo kế hành sự, Lưu Bang quả nhiên mừng lắm, cho là Tiêu Hà không đáng lo nữa”. 
Tiêu hà tự làm ô uế thanh danh, Lưu Bang cảm thấy Tiêu Hà không còn đáng lo nữa. Ảnh dẫn theo roll.sohu.com
Rất mau chóng, Lưu Bang tiêu diệt phản quân của Anh Bố, trở lại Trường An. Quả nhiên thấy bách tính đầy đường kêu oan, tố cáo Tướng quốc cưỡng ép mua rẻ ruộng của bách tính. Sau khi Lưu Bang hồi cung, đem tất cả các tố cáo ném cho Tiêu Hà để ông tự giải thích với bách tính, mà trong lòng Lưu Bang lại thấy dễ chịu kỳ lạ.
Điều này không qua được mắt Tiêu Hà. Tiêu Hà biết Lưu Bang thấy uy vọng của ông đã mất, trong lòng sẽ vô cùng vui vẻ, Mà bản thân Tiêu Hà cũng thở phào nhẹ nhõm, thoạt nghĩ nên nhân lúc Lưu Bang trong lòng vui vẻ nên nói mấy lời. Thế là Tiêu Hà bước đến gần Lưu Bang nói, lấy đất trống ở Thượng lâm uyển chia cho một số bách tính làm đất ruộng. 
Nhưng lời nói chưa dứt, họa từ miệng mà ra. Lưu Bang nghe thấy Tiêu Hà lại xin cho dân, nghi kỵ bỗng nảy sinh. Ông cho rằng Tiêu Hà lại muốn dùng đất của Hoàng gia để giành lòng dân. Lưu Bang mắng Tiêu Hà tại sao nhận hối lộ của thương nhân, muốn lấy đất ở vườn thượng uyển của Hoàng gia để mưu lợi cá nhân. Đoạn giao Tiêu Hà cho Đình úy, đeo gông cùm, nhốt trong đại lao.
Sau đó, trong triều có người khuyên gián Lưu Bang nói, Tiêu Hà nhiều năm trấn thủ Quan Trung, bệ hạ nhiều năm chinh chiến bên ngoài. Tiêu Hà nếu làm phản thì Quan Tây đã không phải của bệ hạ từ lâu rồi! Lưu Bang nghe lời đó, tuy trong lòng không vui, cuối cùng thấy giam Tiêu Hà trong đại lao có phần không thuyết phục, thế là lại phóng thích Tiêu Hà. 
Lúc đó Tiêu Hà đã ở tuổi hoa giáp (60 tuổi). Tuy đại nạn không chết nhưng lòng còn run sợ. Từ đó về sau, Tiêu Hà tuy vẫn tiếp tục ở trong triều làm Thừa tướng nhưng lặng lẽ ít nói, chỉ còn biết cung kính cẩn thận tự bảo vệ mình, run rẩy lẩy bẩy, không còn phách lực năm xưa. Không lâu sau, Lưu Bang chết.
Hơn một năm sau, Tiêu Hà cũng hấp hối trên giường bệnh. Hiếu Huệ Đế đến hỏi Tiêu Hà sau khi trăm tuổi thì ai có thể làm Thừa tướng mà Tiêu Hà dường như vẫn còn run sợ, không dám nói nhiều. Cho đến khi Hiếu Huệ Đế tự nói ra tên Tào Tham, Tiêu Hà mới gật đầu tỏ ý tán đồng. 
Kinh thi có câu: “Mị bất hữu sơ, tiển khắc hữu chung” (Ban đầu không tốt, hiếm mà có hậu). Cổ nhân cho rằng người và vật đều cần phải có thủy, có chung, khởi đầu tốt mà kết thúc cũng phải có hậu, trước sau như một. Nhưng con người sống trên đời có mấy ai trải qua hết phong ba bão táp mà vẫn kiên trì giữ được thiện tín trong lòng đây, mà không biến đổi đây?
Ví như Tiêu Hà, công lớn như thế, dựng mở cơ nghiệp giúp đế mệnh, lo cho quốc gia phụng sự việc công, mà lại tỏ ra u tối trong mỗi lần đứng trước khúc rẽ đường đời. Ông thực đã khiến bản thân gần tới điểm cuối cuộc đời viên mãn bỗng quay ngoắt rơi thẳng xuống vực sâu ân hận. Tiêu Hà trong những năm tàn sau kiếp nạn, vác gánh nặng này, cũng làm cho bản thân mình trở thành kẻ câm điếc. “Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà” chính là một lời than thở ngàn năm, đến nay truyền miệng ngàn đời, có sức cảnh tỉnh con người.
Có bài thơ rằng:
Thành cũng Tiêu HàBại cũng Tiêu HàDẫn đường chỉ lốiKhai quốc công thầnGiỏi dụng hiền tàiCung đình hoàn thiệnĐặt luật chín chươngHậu thế noi gươngTiếc thay Mão tinhNhất thời mê muộiNhầm giúp Lã HậuHại chết lương tàiBảo trọng chưa xongLại gây họa mớiTán tài từ phongÔ danh tự rớtGiả dối chốn đâuNhư ngồi vạc dầuĐạo nghĩa chẳng giữSao gọi hiền minh?Chẳng như ban đầuKhó mà có hậuThành cũng Tiêu HàBại cũng Tiêu Hà
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng TrungNam Phương biên dịch 
Xem thêm: 

Đằng sau chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự

Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình"

QĐND - Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch thường áp dụng khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” là “chính trị hóa” các vụ án hình sự. Từ những vụ án đơn lẻ, các thế lực thù địch thổi phồng, xuyên tạc, suy diễn lái vụ việc sang hướng khác rồi quy kết thành những vấn đề chính trị của từng quốc gia. Tình hình chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam thời gian gần đây càng cho thấy rõ điều đó.

Một điều chúng ta không khó để nhận ra trong thời gian qua là các thế lực thù địch cùng những phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước đã “chính trị hóa” một số vụ án hình sự bằng cách đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, suy diễn, cắt khúc, gán ghép các tình tiết trong vụ án với những vấn đề chính trị hệ trọng của đất nước, nhất là những vấn đề nóng, nhạy cảm trong xã hội để lợi dụng kích động, chống phá. Chẳng hạn như sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143, Bộ luật Hình sự. Đây thực chất chỉ là một vụ án hình sự đơn lẻ, nhưng những kẻ “ăn không nói có” đã lượm lặt thông tin trên internet để nhào nặn rồi phán bừa rằng “vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”... Rõ ràng họ đã lợi dụng vụ án hình sự đơn thuần để đơm đặt rồi lái sang câu chuyện “đoàn kết nội bộ” trong Đảng, trong chính quyền... Mục tiêu sâu xa mà các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động hướng tới không gì khác là gây ra sự hoài nghi trong nội bộ, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân.
Hay từ sự việc một số phần tử xấu ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh... núp dưới vỏ bọc “tôn giáo” lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung kích động, lôi kéo một bộ phận giáo dân tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự... Xét thấy có những yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng các địa phương đã khởi tố vụ án để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Thực chất đây chỉ là vụ án hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”... Thế nhưng thông qua một số trang mạng ở nước ngoài, các thế lực thù địch, những phần tử phản động đã "chính trị hóa" vụ việc này rồi lái câu chuyện sang vấn đề "dân chủ, nhân quyền" và cho rằng “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo”...
Ảnh minh họa/qdnd.vn 
Tương tự mới đây là vụ Lê Duy Phong, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản", theo Điều 280, Bộ luật Hình sự... Thế nhưng trên một vài trang mạng, một số phần tử phản động, có tư tưởng thù địch đã xuyên tạc, suy diễn, quy chụp theo kiểu lấy cái cụ thể để đánh giá, kết luận về cái tổng thể và cho rằng "Việt Nam vi phạm tự do báo chí", chính quyền Việt Nam "gài bẫy" để đưa các nhà báo chống tham nhũng vào vòng lao lý. Hơn thế, từ sự việc này họ còn suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Đảng ta về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: “Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”; có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng” của cấp ủy, chính quyền các cấp.... Nguy hiểm hơn, họ còn chụp mũ cho rằng tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là hệ quả của cơ chế lãnh đạo độc tôn.
Cần khẳng định một vài vụ việc nêu ra trên đây chỉ là những vụ án hình sự bình thường. Tuy nhiên, thông qua những bài viết trên một số trang mạng của những người có tư tưởng cực đoan, phản động đã xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo làm sai lệch bản chất vấn đề, hướng lái dư luận sang những vấn đề chính trị, xã hội hệ trọng khác như: Tự do tôn giáo, tự do báo chí, đoàn kết nội bộ... hòng triệt để khoét sâu từng vụ việc từ đó chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục tiêu sâu xa của họ vẫn là nhằm phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực, vẽ ra bức tranh méo mó về xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó gieo rắc sự hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng; về khả năng quản lý, điều hành của chính quyền, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, để rồi thừa cơ xúi giục, kích động những người dân nhẹ dạ, cả tin đứng lên chống lại chính quyền, đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi chuyển xã hội ta sang một xã hội “đa nguyên, đa đảng”.
Từ những vấn đề lý luận chỉ ra và thực tiễn kiểm chứng, rõ ràng chúng ta không thể lấy hiện tượng để quy kết thành bản chất, không thể dùng cái đơn lẻ để quy thành hệ thống. Ấy vậy mà từ những vụ án hình sự đơn lẻ, các thế lực thù địch sẵn sàng suy diễn, gán ghép, quy chụp để từ đó đưa ra những nhận định về những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chúng ta không lạ gì với chiêu trò này, bởi suy diễn, quy kết chủ quan, phiến diện trở thành thói quen, trở thành "căn bệnh" của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động. Mọi sự việc, mọi vấn đề họ đều có thể suy diễn, chụp mũ miễn sao đạt được mục tiêu tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, bên cạnh những thành tựu, không một quốc gia, dân tộc nào không có những vấn đề phức tạp nảy sinh. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước, bên cạnh những thành quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam không phủ nhận trong xã hội đã và đang tồn tại những vấn đề nổi cộm. Để giải quyết những vấn đề đó nhằm củng cố niềm tin trong nhân dân, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt; đồng thời cũng kiên quyết lên án, đấu tranh không để các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề ấy để tiến hành các chiêu trò nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.
Bản chất của chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch ngày càng hiện rõ. Thực tế cho thấy các thế lực thù địch luôn tận dụng triệt để mọi cơ hội có thể để thực hiện chiêu trò "chính trị hóa" các vụ án hình sự. Cho dù chiêu trò đó phần nào chứng tỏ sự bất lực của các thế lực thù địch trước thực tiễn sinh động của đất nước Việt Nam, nhưng cần phải thấy rõ đây là một âm mưu chính trị và hoạt động chống phá hết sức nguy hiểm. Mỗi người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước cần nhận thức rõ về chiêu trò này và kiên quyết lật tẩy, đấu tranh, phản bác. Mặt khác mọi người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không ngộ nhận trước chiêu trò ấy, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cơ hội chính trị, phản động cực đoan; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
KIM THANH

Nhận định về Hồ Ngọc Thắng dưới mắt một cựu sĩ quan tình báo VNCH

Thạch Đạt Lang
13-8-2017
Ông Hồ Ngọc Thắng (phải). Ảnh: Facebook.
Một người bạn – đúng hơn là một người anh, cựu sĩ quan tình báo VNCH trước năm 1975 – sau khi đọc bài viết của tôi: “Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc”, đăng trên báo Tiếng Dân ngày 11.08.2017, đã gửi cho tôi một email, nội dung phân tích vai trò của Hồ Ngọc Thắng.
Được sự cho phép của anh, tôi xin phổ biến nội dung email đó để độc giả có cái nhìn và nhận định đúng hơn về nhân vật Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Mở đầu anh viết: “Đồng ý với bài viết của chú gần như hoàn toàn, chỉ có một điểm duy nhất tôi thấy không, đó là chú đề cao Hồ Ngọc Thắng quá đáng, thành một Kẻ Nằm Vùng. Không! Hồ Ngọc Thắng không xứng đáng để chú gọi là Kẻ Nằm Vùng, hắn chỉ là một tên chỉ điểm, dây máu ăn phần”.
Là một sĩ quan tình báo nhiều năm kinh nghiệm trong quân đội VNCH, được đào tạo tại Virginia Mỹ, Okinawa, Nhật… anh phân tích tiếp:
Rất khó lòng phát hiện những tên gián điệp nằm vùng. Họ hoạt động tuyệt đối kín đáo, không bao giờ lộ mặt, ngay cả người thân thiết nhất như vợ con, cha mẹ… nhiều khi cũng không hề biết được những hành vi, công tác, mạng lưới nhân viên, liên lạc của họ… Khi hành sự thâu lượm tin tức, hoạt động phá hoại… không bao giờ họ để lại dấu vết, bằng chứng để có thể bắt giữ, kết tội họ. Chỉ bằng những phân tích, tổng hợp, suy luận trong một thời gian dài cộng với may mắn mới có khả năng phát giác ra họ.
Không một tên nằm vùng nào hoạt động ở hải ngoại lại ngu dốt đến độ tự làm nổi mình lên như Hồ Ngọc Thắng, vào facebook bình luận vụ Trịnh Xuân Thanh, khuyên bảo chế độ CSVN tạm thời án binh bất động, chờ mọi việc lắng xuống, đồng thời chỉ trích chính phủ CHLB Đức. Kẻ Nằm Vùng phải là một con người trầm lặng nhất, không ai biết, không ai để ý, đi không ai rõ, đến không ai hay.
Nếu là người có suy nghĩ bình thường, sống ở Đức một thời gian, giao tiếp, hội nhập vào một xã hội dân chủ, tự do như xã hội Đức, chắc chắn Thắng nhận ra sự bất cập của chế độ Hà Nội với hệ thống cai trị độc tài, độc đảng, cũng như sư hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Huênh hoang, khoác lác như Thắng chỉ biểu lộ tâm thức bệnh hoạn của một con người có chút thành công về tài chánh sau khi tha phương cầu thực ở xứ người, nhìn lại đám bạn bè đồng trang lứa, Thắng cảm thấy cần sự nổi bật, được biểu dương, khen tặng, công nhận như một tấm gương thành công như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Xuân Thanh…
Tuy nhiên, khác với Trịnh Xuân Thanh là con Trịnh Xuân Giới, thuộc loại cộng sản nòi, đỏ từ trong trứng hay như Phạm Nhật Vượng về nước bằng các xe tải đô la Mỹ, đủ sức đốt cháy các lãnh đạo đảng CSVN, Thắng không có thế lực đỡ đầu, chống lưng như Thanh, túi không nặng như Vượng. Thân cô, thế cô, Thắng phải tìm cách đi lên bằng các bài viết bài ca tụng chế độ hay cộng tác chỉ điểm cho Hà Nội khi có cơ hội.
Với công việc của một nhân viên di trú và tị nạn liên bang, không bị giới hạn khi truy cập dữ kiện, tình trạng hồ sơ của người đứng đơn, cộng với tâm thức của một tên chỉ điểm, chắc chắn Thắng đã cung cấp cho tòa đại sứ CS Hà Nội ở Berlin về tình trạng cứu xét đơn xin tị nạn, địa chỉ cư trú của Trịnh Xuân Thanh. Việc tình báo của CS Hà Nội ra tay chỉ một ngày trước khi Thanh được phỏng vấn để kết thúc hồ sơ tị nạn, đúng như chú nhận định, là một giả thuyết xác xuất rất cao về sự rò rỉ thông tin của Thanh từ Thắng.
Chưa thể biết có tìm được bằng chứng về những liên hệ giữa Hồ Ngọc Thắng và vụ bắt cóc Thanh hay không, nhưng nếu việc truy cập dữ kiện trong máy chủ (server) của Sở Di Trú và Tị Nạn Liên Bang còn lưu lại ngày giờ truy cập và password của từng nhân viên, thì cảnh sát hình sự Đức có thể tìm ra.
Thắng cũng không phải là kẻ Cuồng Cộng, Cuồng Hồ. Bởi nếu là kẻ Cuồng Cộng, Cuồng Hồ, Thắng đã ở lại Việt Nam để theo đuổi lý tưởng của mình cho dù khổ cực, gian truân đến cỡ nào. Thắng không chịu nổi được nghèo đói, gian khổ, khó khăn, không thể sống được trong một môi trường giáo dục nhồi sọ mà Thắng thấy rõ toàn lừa dối, gian trá, lưu manh, tàn độc,… gần như được đưa lên làm quốc sách cai trị”.
Thắng chỉ là một chiến binh CS loại tép riu, chạy qua Đức theo diện tị nạn kinh tế vì không thể sống nổi nơi quê nhà. Sống ở Đức một thời gian, nhờ tài luồn lách, ma đạo, lưu manh, Thắng chui được vào Sở Di Dân và Tị Nạn Liên Bang BAMF làm việc. Trong bài viết của mình Tôi Gửi Gắm Niềm Tin Vào Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Thắng bộc lộ một sự lừa bịp ngu dốt qua câu: ‘Như một món quà cho lần gặp lại sau hơn một tháng tôi về thăm quê hương, một đồng nghiệp người Đức hồ hởi kể với tôi về một bài báo mà trang mạng của Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đã đăng ngày 29-4-2015’.
Chú từng sống ở Đức hơn 36 năm chắc đã rõ, làm gì có đài nào gọi là Đài Phát Thanh Đức Deutschlandfunk bởi chữ Deutschlandfunk tự nó đã sai về cấu trúc ngôn từ. Một người có đủ khả năng tiếng Đức vào đại học phải viết là Deutsche Runfunk, nếu có một đài phát thanh như vậy. Tất cả các đài phát thanh, truyền hình Đức đều ghi rõ tiểu bang, thành phố hay vùng phát sóng như ARD (Das Erste), ZDF (Das Zweite Deusche Fernsehen), SWR (Südwestrundfunk), BR (Baryerischer Rundfunk ) SR (Saarländischer Rundfunk)  WDR (Westdeutscher Rundfunk )…
Thắng không dám viết đúng tên bất cứ một đài phát thanh hay truyền hình nào của Đức trong bài viết tuyên truyền bịp bợm của mình, bởi dễ dàng bị phát giác, sẽ bị ra tòa về tội loan tin thất thiệt làm thiệt hại biểu tượng của truyền thông Đức.
Thắng tạo cho mình cái vỏ luật gia để dễ lòe, bịp chẳng những người Việt trong các cộng đồng phía đông và ngay cả cán bộ, đảng viên, lãnh đạo của chế độ CS , Thắng học luật nhưng có tốt nghiệp hay không, tốt nghiệp năm nào…? Có hành nghề liên quan đến luât pháp không, Thắng không hề tiết lộ. Cũng có thể Thắng có ghi danh học luật tại Friedrich-Schiller-Universität ở Jena vài lục cá nguyệt (semester) rồi ghi vào facebook là đã học luật tại đại học Jena, Thüringgen.
Nếu đã từng học luật ở đại học Jena, Thắng phải biết trong một vụ án hình sự là không thể kết án một bị cáo khi tòa án nghi ngờ về sự phạm tội của người đó (In dubio pro reo = Im Zweifel für den Angeklagten). Đây là điều căn bản nhất mà một một sinh viên luật nào cũng biết, nhưng tại sao Thắng vẫn ngang nhiên kết luận Thanh là kẻ tham nhũng trên facebook?
Hồ Ngọc Thắng giống như Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Hữu Liêm… nhưng nguy hiểm hơn nhiều vì không những chỉ làm công tác tuyền truyền cho chế độ CS mà còn chui vào được trong cơ quan công quyền của Đức và (có thể) đã hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được lên kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng từng chi tiết ngày, giờ, địa điểm hành động. Thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách ăn mặc, trang phục của Thanh trong một thời gian dài đã được tình báo theo dõi, báo cáo đầy đủ. (Có thể) với sự trợ giúp của chim mồi là người phụ nữ đi cùng Thanh và dụng cụ định vị GPS xác định Thanh đang ở đâu, việc bắt cóc Thanh xảy ra êm thắm, nhưng không ai ngờ chiếc cellphone của Thanh bị rớt lại trên thảm cỏ.
Cuối cùng, lưu ý chú rằng, trong các cộng đồng người Việt ra đi từ miền Bắc (Đông Berlin, Leipzig, Thüringen…) có nhiều người tự nguyện trở thành chỉ điểm viên như Hồ Ngọc Thắng, làm việc (không công) cho tòa đại sứ CSVN ở Berlin chỉ để đổi lấy một chút ơn huệ nhỏ nhoi như được dễ dàng trong việc xin visa, làm hôn thú, thông hành…”

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

BẮT 1 NGƯỜI TQ MANG LẬU 1 TRIỆU USD VÀO ĐỂ MUA ĐẤT HAY MUA NGƯỜI ĐÂY ?

Lạng Sơn:

Bắt đối tượng người Trung Quốc vận chuyển gần 1 triệu USD qua biên giới

TPO - Cho 9.273 tờ USD, mệnh giá 100 USD/tờ vào trong ba lô; ông Lý Gia Kỳ (quốc tịch Trung Quốc) lén lút vận chuyển qua đường mòn Cốc Nam từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trên đường vận chuyển tới tỉnh Quảng Ninh thì bị lực lượng chức năng Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ.
Tang vật vụ án. Ảh: TL.
Tang vật vụ án. Ảh: TL.
Ngày 13/8, ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn sơ bộ kết luận số tiền, gồm 9.273 tờ USD mà Li Jia Qi (Lý Gia Kỳ, SN 1991, trú quán tại Quảng Đông, Trung Quốc) là tiền thật; đồng thời tạm giữ đối tượng này để điều tra về hành vi vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới.
Trước đó, đối tượng Kỳ giấu 9.273 tờ USD, mệnh giá 100 USD/tờ (tổng trị giá quy đổi ra tiền Việt Nam là trên 20 tỷ đồng) thành từng cọc, lèn chặt trong chiếc ba lô từ Khu Tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây đi theo đường mòn Cốc Nam (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn).
Sau khi ra khỏi đường biên, Kỳ lên chiếc xe bốn chỗ ngồi, biển kiểm soát  12A-077.25 theo theo hướng quốc lộ 1A vào sâu nội địa nước ta. 
Bắt đối tượng người Trung Quốc vận chuyển gần 1 triệu USD qua biên giới - ảnh 1Thực nghiệm điều tra đối tượng Kỳ mang ngoại tệ qua lối mòn Cốc Nam. Ảnh: TL.
Khi đến khu vực barie của Trạm KSLH Dốc Quýt (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) bị  tổ công tác liên ngành phát hiện, bắt giữ.
Đối tượng Kỳ khai nhận, vận chuyển số ngoại tệ trên về Quảng Ninh. Hiện vụ việc đang được công an tỉnh Lạng Sơn điều tra, mở rộng.