Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Tử Cấm Thành vững như bàn thạch dù hứng chịu động đất cấp 10, bí mật kỳ diệu nằm ở đâu?

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  
Trong suốt lịch sử gần 600 năm, Tử Cấm Thành đã phải gánh chịu nhiều trận động đất lớn. Nhưng công trình ấy vẫn có thể trụ vững như bàn thạch. Bí mật nằm ở đâu?
Tử Cấm Thành còn gọi là Cố Cung, nằm ngay giữa trung tâm thành Bắc Kinh trước đây, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ của Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào năm thứ 4 đời Hoàng đế Vĩnh Lạc (năm 1406). Công trình vĩ đại này hoàn thành chỉ sau đó đúng 14 năm (tức năm 1420). 
Vào thời cổ đại, các Hoàng đế tự coi mình là Thiên tử (con Trời), thay Trời trị vì muôn dân. Cung điện của Hoàng đế ở mặt đất cũng phải là “bản sao” của Thiên cung trên trời, nơi các vị thần sinh sống. Đó là nơi thiêng liêng, cấm địa, người dân thường khó mà lui tới, bởi vậy mới có cái tên Tử Cấm Thành.
Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên trên trời là nơi ở của Thượng đế. Vua là con Trời nên nơi ở cũng gọi là “Tử”. “Cấm Thành” là khu thành cấm dân thường ra vào. 
Từ xưa đến nay, Tử Cấm Thành vốn luôn ẩn chứa vô vàn bí mật, kích thích trí tò mò của biết bao lớp người, bao lớp chuyên gia cả trong và ngoài Trung Quốc. Gần đây, Đài truyền hình Anh quốc có phát một tập phim tài liệu với tựa đề “Bí mật Tử Cấm Thành” (Secrets of China’s Forbidden City), tiết lộ nhiều bí mật về tòa kiến trúc vĩ đại này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. 
Tử Cấm Thành. Ảnh dẫn theo dulichcongvu.com
Rạng sáng 28/7/1976, vỏn vẹn trong vòng 23 giây, trận động đất ở Đường Sơn đã khiến Đường Sơn tỉnh Hà Bắc bị san phẳng thành bình địa. Cự ly tâm chấn mặc dù cách Bắc Kinh 150km nhưng cũng làm lung lay, sụp đổ một số tòa nhà khiến cư dân vô cùng kinh sợ. Bất ngờ thay, lúc ấy duy chỉ có Tử Cấm Thành là không hề chịu bất kỳ tổn thất nào, vẫn đứng đó trầm mặc, uy nghi như suốt 6 thế kỷ qua.  
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Tử Cấm Thành đã chứng kiến hơn 200 trận động đất lớn có tính hủy diệt, nhưng mỗi lần trải qua đều bình an vô sự. Qua bao cuộc bể dâu như thế, Tử Cấm Thành vẫn vững chắc như bàn thạch, sừng sững giữa thành Bắc Kinh. 
Để giải khai những bí ẩn này, người ta đã mời một chuyên gia về đồ gỗ tên là Richard tới tiến hành một cuộc thí nghiệm.
Richard – Chuyên gia về đồ gỗ. (Ảnh dẫn theo soundofhope.org)
Chịu được động đất cấp 10
Những người thợ mộc chuyên nghiệp đã xây dựng một mô hình thu nhỏ mô phỏng cấu trúc của Tử Cấm Thành. Để tạo ra mô hình Tử Cấm Thành chính xác nhất, các chuyên gia đã phải sử dụng kỹ thuật và công cụ nghề mộc truyền thống. 
Theo đó, tỷ lệ mô phỏng là 1/5 so với kích thước nguyên gốc. Các kỹ sư xây tòa nhà này trên một chiếc bàn rung, mô phỏng lực của động đất rồi hiệu chỉnh tần số rung lắc. Người ta phát hiện rằng những chiếc xà và cột chính là cấu trúc cốt lõi của tất cả các công trình bên trong Tử Cấm Thành.
Những “đấu củng” (kết cấu chịu lực đỡ mái) được ghép với nhau rất phức tạp, chống đỡ cho phần mái hiên và mái nhà. Chúng thường nằm ở vị trí các xà lớn, được chống đỡ nhờ những cột cao. Tuy nhiên, các cột này không được thiết kế chìm vào trong đất mà đứng “tự do”. Toàn bộ những kết cấu trên đều chịu được sức nặng của phần mái nhà. 
(Ảnh dẫn theo soundofhope)
Mô hình Tử Cấm Thành được thử thách ở các độ rung lắc tương đương với động đất 4 hoặc 4,5 và 5 độ richter. Mỗi lần thử nghiệm liên tục trong vòng 30 giây. Mặc dù kết cấu các đấu củng bắt đầu bị lực kéo đẩy nhưng toàn bộ mô hình chỉ hơi lắc lư nhẹ. Tiếp tục với độ rung tương đương động đất 7,5 độ richter, hai bức tường bên trái và bên phải không chống đỡ được và ầm ầm đổ xuống.
Cuối cùng là thử nghiệm với độ rung tương đương với trận động đất 9,5 độ richter. Đây cũng chính là mức chấn động cao nhất người ta đo được từ một trận động đất. Lực rung lắc lần này tương đương với sức công phá của 2 triệu tấn thuốc nổ TNT, mức độ tàn phá là cực kỳ mãnh liệt. Cho tới mức chấn động tương đương 10,1 độ richter tưởng như không công trình kiến trúc nào có thể chịu nổi. Thế nhưng thật kỳ lạ, mô hình Tử Cấm Thành vẫn ổn định, vững vàng, đứng nguyên tại chỗ, chỉ hơi dịch chuyển nhẹ. 
Richard đã phải dốc hết sức bình sinh để lắp ráp thành công mô hình phức tạp của “đấu củng” chống đỡ mái của Tử Cấm Thành. Đây là một kết cấu giá đỡ vô cùng tinh xảo với những đầu gỗ hình vòm, hình vuông giao thoa, xếp chồng tầng tầng lên nhau, thậm chí không cần dùng đến một cái đinh, một giọt keo dính nào.
Richard còn phát hiện rằng, kết cấu đấu củng của Tử Cấm Thành tựa như bộ giảm xóc của ô tô. Với các khối gỗ được kết hợp kiên cố, mỗi tầng lại có không gian co giãn lỏng. Sự ma sát và chuyển động của các đầu gỗ bên trong đấu củng có tác dụng triệt tiêu những cú va chạm mạnh do động đất sinh ra, từ đó giữ nguyên được hình dáng, cấu trúc công trình. 
Ngoài những đấu củng được thiết kế tinh xảo khả năng chống động đất của Tử Cấm Thành còn nằm ở chiếc cột trụ huyền thoại. Cột trụ bình thường khác đều được chôn sâu xuống nền nhà. Gặp các đợt rung chấn, cột sẽ trực tiếp bị gãy từ giữa. Ngược lại, cột trụ trong Tử Cấm Thành có khoảng không xê dịch nhất định, không bị cố định một chỗ, vì thế tránh được việc bị gãy ở giữa dẫn tới toàn bộ kết cấu bị đổ sụp. Cho dù gặp phải rung chấn mạnh tới mức nào, các cột trụ cũng chỉ hơi xê dịch vị trí một chút. Đây thực sự là điều kỳ diệu. 
Richard nói rằng, mình chỉ biết dùng một từ để miêu tả về sự huyền bí trong cách mà Tử Cấm Thành đã chống chịu qua hàng trăm trận động đất lớn nhỏ, đó là: flexibility (dẻo dai, linh hoạt).
Ông cho hay, đây chính là loại kiến trúc nổi bật theo nguyên lý“Trong nhu có cương”, khiến Tử Cấm Thành trường tồn với thời gian. 
“Đấu củng” (kết cấu chịu lực đỡ mái) được ghép với nhau rất phức tạp, chống đỡ cho phần mái hiên và mái nhà. Ảnh dẫn theo baomoi.com
Những nguyên liệu đặc biệt xây dựng Tử Cấm Thành
Nguyên vật liệu để cung ứng cho công trình kiến trúc đồ sộ này cũng vô cùng đặc biệt. Nó được tập hợp từ khắp đất nước rồi vận chuyển về Bắc Kinh. Hơn 100 nghìn cây gỗ lim được vận chuyển từ phía tây nam, cách Bắc Kinh 1.800 km. Loại “gạch vàng” lát nền được chuyển đến từ phía nam cách nơi đây 1.000 km. Hơn 80 triệu phiến đá, mỗi phiến có trọng lượng 24kg, giấy thếp tráng kim đến từ Nam Kinh. Tử Cấm Thành chính là một khu tổ hợp các công trình cổ với nhiều hiện vật quý hiếm. Tổng cộng tòa thành này có tới 9.999 căn phòng.
Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho Hoàng đế. Vì vậy Tử Cấm Thành có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Chín cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy. Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
Gỗ được dùng để xây cung điện đều được lấy từ một dãy núi sâu ở Tứ Xuyên. Người Trung Hoa xưa đã lợi dụng sức nước để đưa những cây gỗ lớn này tới Bắc Kinh bằng cách thả chúng trôi sông. Sau khi gỗ được chặt ở Tứ Xuyên, người ta sẽ vận chuyển chúng dọc theo sông Kim Sa (đoạn thượng du của sông Trường Giang) và sông Trường Giang xuống phía nam, sau đó lại thông qua những dòng sông lớn ở Bắc Kinh ngược lên phía bắc và đưa vào cung. 
Ở đây còn có rất nhiều những tảng đá khổng lồ, được chạm khắc hình hoa văn tỉ mỉ. Trong đó có những tảng đá nặng hơn 220 tấn, thậm chí còn có tảng hơn 330 tấn. Đá này được lấy từ một mỏ đá cách xa nơi xây Tử Cấm Thành đến 70 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng những tảng đá khổng lồ như vậy được vận chuyển tới nơi xây dựng bằng bánh xe có nan hoa, một kỹ thuật đã được người Trung Quốc sử dụng rộng rãi từ 1.500 TCN. 
Tuy nhiên, thông qua một tài liệu cổ có niên đại 500 năm, Jiang Li, kỹ sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh đã phát hiện ra điều hoàn toàn khác. Theo đó, một khối đá nặng 123 tấn và dài 9,5m được chuyển vào Tử Cấm Thành trên một chiếc xe trượt không bánh do các phu xe kéo trong suốt hơn 28 ngày vào mùa đông năm 1557. 
Đồng thời tài liệu cổ còn tiết lộ, sau mỗi 500 mét các phu xây dựng thường đào các miệng giếng để lấy nước đổ xuống đường, bôi trơn cho những chiếc xe trượt chở đá di chuyển được dễ dàng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, kéo một hòn đá nặng 123 tấn bằng xe trượt có thể đạt tốc độ trung bình là 8cm/giây. Đồng thời để kéo hòn đá nặng như vậy đến Tử Cấm Thành chỉ cần khoảng 50 người, ít hơn nhiều so với 1.500 người nếu kéo đá trên đường khô không có băng nước trượt. 
Đá để xây dựng Tử Cấm Thành được lấy từ một nơi cách xa 70km, sau đó được phu xe kéo về. Ảnh dẫn theo rongbay.com
Kiến trúc ghi dấu tên tuổi một người Việt
Công trình đồ sộ nổi tiếng bậc nhất thế giới này có đóng góp không nhỏ của một người Việt tên là Nguyễn An. Theo nhiều ghi chép khác nhau, Nguyễn An (1381-1453) là người vùng Hà Đông, nay là địa phận thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông từng tham gia vào công cuộc xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông, nhà Trần. Khi đó, Nguyễn An mới gần 16 tuổi.
Năm 1407, khi nhà Minh đem quân đánh nhà Hồ và thiết lập lại nền đô hộ của các vương triều phương Bắc trên đất Việt, Nguyễn An cũng như nhiều nhân tài, thanh niên trai tráng khác được đưa về phương bắc phục dịch trong cung điện nhà Minh.
Ở đất bắc, chẳng ngờ tên tuổi ông đã nổi danh thiên hạ. Ông chính là “Tổng đốc công”, tổng công trình sư của Tử Cấm Thành. Những kết cấu “đấu củng” và cột trụ di động chính là thiết kế thiên tài của Nguyễn An.
Ngày nay, khi đến thăm Bắc Kinh, bạn có thể ra vào Tử Cấm Thành dễ dàng hơn nhiều so với 600 năm trước. Cái tên Tử Cấm Thành vẫn còn đó nhưng nó đã không còn là cấm địa bất khả xâm phạm nữa. Du khách có thể đi bộ chầm chậm men theo những bức tường vây đỏ thắm, ngước mắt ngắm nhìn những mái ngói lưu li tuyệt mỹ, rồi đi qua tầng tầng mái hiên trùng điệp cong vút, ngồi xuống nghỉ chân ở những thềm đá và mơ màng tưởng tượng lại những câu chuyện lịch sử của một thời hào hùng xa xăm…
Kiên Định
Xem thêm:

Nga-TQ rầm rộ đưa tên lửa áp hạt nhân áp sát nhau làm gì?

Thứ Tư, ngày 16/08/2017, 17:55

Vùng đất lạnh giá giáp biên giới Nga-Trung Quốc đang trở thành điểm nóng bởi sự xuất hiện của các tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân của hai nước.

 
 nga-tq ram ro dua ten lua ap hat nhan ap sat nhau lam gi? hinh anh 1
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M của nga.
Theo National Interest, hồi tháng 6, Nga đã điều lữ đoàn thứ 4 trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M đến khu vực Viễn Đông, giáp biên giới Trung Quốc.
Số lượng tên lửa đủ có thể gắn đầu đạn hạt nhân của Nga hiện diện gần biên giới Trung Quốc lớn gấp đôi so với bất cứ quân khu chiến lược nào khác. Các tên lửa Iskander-M có tầm bắn 400 – 500km, đặt nhiều mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc vào tầm ngắm.
Ngược lại, Trung Quốc được cho là đã đưa Dongfeng-41(DF-41) đến khu vực phía đông bắc của nước này. DF-41 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện đại nhất của Trung Quốc với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nga và Trung Quốc ngày nay giống như hai đồng minh thân cận, thường xuyên tập trận chung trên đất liền và trên biển. Nhưng trong quá khứ, vùng Viễn Đông luôn là điểm nóng xung đột Nga-Trung.
Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc suýt nữa đã phát động chiến tranh sau những cuộc đụng độ quân sự trong khu vực.
Giới phân tích cho rằng, Moscow đưa tiểu đoàn Iskander-M áp sát Trung Quốc nhằm “nắn gân” người hàng xóm phía nam.
 nga-tq ram ro dua ten lua ap hat nhan ap sat nhau lam gi? hinh anh 2
Binh sĩ Nga lắp đặt đạn tên lửa Iskander-M.
Theo số liệu thống kê, khu vực biên giới phía đông lạnh giá của Nga có số người Trung Quốc sinh sống vượt trội so với người Nga. Ít nhất 5 triệu người nhập cư Trung Quốc đã vượt qua biên giới trong những năm qua, dấy lên nhiều lo ngại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng, các trẻ em Nga một ngày nào đó lớn lên sẽ nói tiếng Trung Quốc. Đa số khu vực xung quanh biên giới Nga-Trung ngày nay đều từng thuộc về Trung Quốc. Khu vực này trở thành địa điểm phù hợp để đặt các nhà máy công nghiệp.
Toàn bộ lượng kim cương , một phần ba lượng vàng và số lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, kim loại của Nga đều tập trung ở vùng Viễn Đông.

Theo National Interest, hoạt động điều quân của Nga và Trung Quốc có thể được hiểu theo cách phô trương sức mạnh quân sự, chứ chưa hẳn là dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh.
Trên lý thuyết, sự xuất hiện của tên lửa DF-41 sát biên giới Nga sẽ chỉ khiến tên lửa này bị giới hạn các mục tiêu có thể tấn công trên đất Nga, vì quỹ đạo bay cần khoảng cách lớn.
Nhưng vì sao Nga lại đưa tên lửa áp sát biên giới Trung Quốc? Theo National Interest, hoạt động gia tăng quân sự trong khu vực chính là di sản còn sót lại từ thời căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc, chiến lược Chiến tranh Lạnh và sự thiếu hụt ngân sách để Nga xây dựng cơ sở quân sự mới.
Trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc những năm 1960, Bắc Kinh lo ngại người Nga có thể tấn công từ Mông Cổ và khu vực biên giới phía đông bắc.
Không thể đấu lại được với sức mạnh quân sự Liên Xô, Trung Quốc xây dựng nhiều cứ điểm phòng thủ và đưa quân hiện diện thường trực ở biên giới.
 nga-tq ram ro dua ten lua ap hat nhan ap sat nhau lam gi? hinh anh 3
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.
Đó là lúc mà Liên Xô lo ngại khả năng Trung Quốc tấn công, nên tính đến việc rải mìn hạt nhân dọc biên giới hay sẵn sàng cho khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu
Hàng thập kỷ trôi qua, nguy cơ chiến tranh dần qua đi nhưng các cơ sở quân sự thì vẫn còn đó. Năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cải tổ toàn diện quân đội và Bắc Kinh không còn coi biên giới Nga-Trung là mối đe dọa an ninh hàng đầu nữa.
“Lý do Nga đưa vũ khí đến sát Trung Quốc là vì yếu tố lịch sử, sau khi Liên Xô sụp đổ”, Vasily Kashin, nhà phân tích quân sự Nga nói.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đặt các lữ đoàn thiện chiến ở Đông Đức và Đông Âu. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến các đơn vị quân đội này được điều sang đối phó với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông.
Nga thiếu nguồn lực để xây dựng cơ sở quân sự mới, như căn cứ, sân bay và nhà kho. Vậy nên Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng từ thời Liên Xô, ông Kashin giải thích.
Đó là lý do 4 lữ đoàn Iskander-M đóng quân ở đúng những nơi đề phòng nguy cơ Trung Quốc tấn công. Một lữ đoàn ở Mông Cổ, một lữ đoàn khác gần Nội Mông và hai lữ đoàn còn lại ở sát biên giới tây bắc với Trung Quốc.
Đăng Nguyễn - N

RFI: Trung Quốc đẩy nhanh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông; VOA: VN đơn độc trong khi TQ đẩy mạnh chiến dịch ve vãn ASEAN?


Thanh Phương


mediaẢnh minh họa : Một mô hình nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn nhà nước Trung Quốc - CNNC được trưng bày ở bắc Kinh, ngày 19/04/2017.Reuters
Để tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trên biển, Trung Quốc vừa loan báo thành lập một công ty liên doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ở vùng Biển Đông.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Quốc, thành lập một công ty liên doanh mới để xây các nhà máy điện hạt nhân nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở điện hạt nhân trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.
Theo thông cáo của CNNP, công ty liên doanh mới sẽ giúp nâng cao khả năng sản xuất điện hạt nhân của Trung Quốc và phù hợp với tham vọng của nước này là trở thành một "cường quốc biển".
Thông cáo của CNNP không nói rõ là các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được xây như thế nào và đặt ở đâu, nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng các cơ sở này sẽ được triển khai ở những vùng như Biển Đông.
Vào đầu năm nay, một lãnh đạo của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng đã tuyên bố với báo chí rằng việc tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân là một phần quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020) của Trung Quốc. Ông cũng cho biết là Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển để hỗ trợ cho các hoạt động dầu khí ngoài khơi cũng như củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.
Trong Sách Trắng được công bố năm ngoái, chính phủ Bắc Kinh cũng đã nói đến kế hoạch phát triển các nhà máy điện nguyên tử nổi để hỗ trợ việc khai thác các nguồn tài nguyên biển. Cũng vào năm ngoái, báo chí chính thức của Trung Quốc đã loan báo là nước này dự kiến xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo đó và tăng cường tuần tra trên biển để khẳng định chủ quyền của họ ở vùng biển này.
Theo các chuyên gia, ngoài việc sản xuất điện cho các cơ sở của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, các nhà máy điện hạt nhân nổi còn giúp giải quyết các vấn đề về cung cấp nước, nhờ các thiết bị khử muối nước biển. Như vậy, các nhân viên dân sự và các binh lính sống trên các đảo xa có thể tự cung tự cấp tốt hơn , tức là sẽ sống ở đây lâu hơn, củng cố sự hiện diện thường trực của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nói cách khác, Bắc Kinh xem việc phát triển công nghệ điện hạt nhân trên biển là biểu hiện cho tư thế một cường quốc biển, củng cố thêm những đòi hỏi chủ quyền của họ và dĩ nhiên là nếu cầu họ sẳn sàng sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ cho những cơ sở hạt nhân thiết yếu này. Như vậy, nguy cơ nổ ra xung đột ở Biển Đông sẽ càng gia tăng cùng với đà triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc.

VN đơn độc trong khi TQ đẩy mạnh chiến dịch ve vãn ASEAN?

16/08/2017
Nơi diễn ra hội nghị của các nước ASEAN tại Manila, Philippines.
Trung Quốc đang sử dụng các công cụ quân sự, tài chính, thương mại và ngoại giao để gây chia rẽ trong khối ASEAN, khiến cho Việt Nam trở nên đơn độc hơn trước các hành động thể hiện chính sách bành trướng ngày một lộ liễu hơn của nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc sẵn sàng mở hầu bao và áp dụng chiến dịch vừa áp lực vừa lấy lòng các nước ASEAN theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” đã chứng tỏ là hiệu quả, một số nước láng giềng Việt Nam đã có dấu hiệu thần phục, hoặc ít ra, hòa hoãn hơn nhiều với Trung Quốc trong khi Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi ‘giấc mơ Trung Hoa’ trên Biển Đông và xa hơn nữa. Truyền thông khu vực và giới quan sát nói gì về lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam liên quan tới Biển Đông và bộ Quy tắc Ứng xử đang được thương lượng giữa Trung Quốc và ASEAN?
Một bài báo đăng trên tờ Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 13/8 nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam bị cô lập khi giữ lập trường và công khai chỉ trích Trung Quốc về những hành động lấn át trong Biển Đông.
Tờ báo chỉ ra rằng Malaysia và Brunei gần đây đã ‘dịu giọng’ giữa lúc hai nước hy vọng có thể trông cậy vào sự rộng lượng của Bắc Kinh cho các dự án phát triển.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận định:
“Dùng tài chính, tức là tiền bạc, để thu nhân tâm, đó là cái cách của người Hán từ đó đến nay, tôi nghĩ họ vẫn đang sử dụng như vậy. Ngày nay họ sử dụng không những thương mại, mà còn sức mạnh quân sự. Họ đã đi xuống được Biển Đông chứ hồi xưa chưa có sức mạnh về quân sự như thủy quân và hải quân như hiện nay.
Vừa dụ dỗ, vừa cung cấp viện trợ, vừa áp lực… tôi nghĩ đấy là cái cách mà Trung cộng ngày nay đang sử dụng.
. Rất nhiều nước Đông Nam Á lo ngại đụng độ với Trung Quốc về mặt quân sự, vì vậy mà họ phải rất là nhân nhượng.”
Bài báo của SCMP đề cập tới thái độ cứng rắn của Việt Nam tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN hồi đầu tháng 8 vừa rồi, nói rằng Hà nội một lần nữa lại là tiếng nói đơn độc trong ASEAN, thách thức chính sách bành trướng của Trung Quốc. Tác giả bài báo Bhavan Jaipragas nói các nhà ngoại giao Việt Nam đã khởi động một vụ đối đầu mới với phía Trung Quốc sau khi Việt Nam thất bại, không thuyết phục được các nước ASEAN ghi vào thông cáo chung rằng một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển đang trong vòng thương lượng giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, phải có tính ràng buộc pháp lý.
Tàu khu trục Mỹ USS McCain tuần tra Biển Đông.
Tàu khu trục Mỹ USS McCain tuần tra Biển Đông.
Tuyên bố cuối cùng không có điều khoản này, và những vận động ở hậu trường của Việt Nam đã làm Trung Quốc giận dữ, khiến một cuộc gặp gỡ giữa hai vị ngoại trưởng bị hủy bỏ.
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc nói Việt Nam đang tìm cách “gieo mầm mống bất đồng” trong khối; và Xinhua, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc mô tả Hà nội là “vừa ăn cướp vừa la làng”, nói rằng Việt Nam cũng đã thực hiện các công trình xây cất trong vùng tranh chấp từ thập niên 1980.
Một nhà phân tích làm việc cho công ty đánh giá rủi ro Verisk Maplecroft của Anh ở Singapore, Eufracia Taylor, nói những bước hành động của Việt Nam tại thượng đỉnh ASEAN cho thấy Hà nội đã tìm cách lấp đầy khoảng trống do Philippines để lại khi nước này quay ngược 180 độ để tuân phục Trung Quốc.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:
“Trung Quốc đang mua chuộc những quốc gia khác như Lào, Campuchia, là những nước mà Trung Quốc có thể dễ thao túng để chia rẽ giữa Miên, Lào với Việt Nam trước, rồi sử dụng những nước này để tạo ra những bất đồng trong khối ASEAN, thì đấy là cái khó cho Việt Nam trong tình thế hiện nay.”
Dưới thời Tổng thống Benigno Aquino, Philippines là tiếng nói kiên cường trong khu vực chống chính sách bá quyền Trung Quốc. Philippines đã đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa án Trọng tài quốc tế và trong một phán quyết lịch sử, tòa án quốc tế hồi năm ngoái bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là hoàn toàn “vô căn cứ”. Thay vì khai thác triệt để phán quyết trao phần thắng về mình, Philippines bây giờ hầu như buông xuôi và chấp nhận ‘chia sẻ’ chủ quyền để cùng khai thác tài nguyên với Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, ngay cả trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Nhà phân tích Taylor nói thay vào đó Manila đã “chọn một lập trường chủ bại và hòa hoãn với Trung Quốc” sau khi ông Duterte lên nắm quyền. Theo nhà phân tích thì sự phân tâm của Washington, đang tập trung giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, cũng là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam.
Hôm 11/8, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) cho biết Trung Quốc đang xây dựng các hầm trú tên lửa và các cơ sở truyền tin mới trên những hòn đảo tranh chấp, và đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa khu vực, đi ngược với tuyên bố của họ.
Một số nhà quan sát cho rằng các hành động của Việt Nam tại hội nghị ASEAN là để trả đũa Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa tấn công Việt Nam để buộc Hà nội đình chỉ dự án khoan tìm khí đốt với công ty Repsol của Tây Ban Nha tại một địa điểm mà Hà nội cho là thuộc lãnh hải của mình.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về Việt Nam của Viện nghiên cứu Yusof Ishak (ISEAS) ở Singapore, nói:
“Sự cố Repsol cho thấy Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là ít nhất phải lên tiếng chống Trung Quốc, nếu muốn bảo vệ các lợi ích của mình trong Biển Đông.”
Đài truyền hình CNN cũng nhắc đến vụ việc Repsol, và cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam “hẳn cảm thấy vô cùng cô đơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông”.
Hãng Repsol của Tây Ban Nha.
Hãng Repsol của Tây Ban Nha.
Một chương trình đặc biệt về Biển Đông trên đài CNN đặt câu hỏi, các nước láng giềng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế phản ứng như thế nào trước hành động ỷ lớn hiếp bé của Trung Quốc trong vụ Repsol? Câu trả lời là “im lặng rợn người.”
CNN nói ngay cả Singapore, từ trước tới nay vẫn hoài nghi các ý đồ lâu dài của Trung Quốc, cũng cúi đầu khuất phục sau khi trở thành mục tiêu của một chiến dịch tấn công ngoại giao dữ dội của Trung Quốc, vì được cho là ủng hộ Philippines thắng kiện ở tòa án trọng tài quốc tế vào tháng 7 năm ngoái.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở Biển Đông, hay trong khu vực.
“Trung Quốc cái ý đồ của nó thì xa dài lắm, kể cả về quân sự lẫn dân sự, nó cơi nới ra rồi cho dân đến ở, rồi biến nó thành những cái đảo có thể đưa du lịch đến được, không những là chỉ 7 cái đảo mà họ đã chiếm đóng mà họ còn mở cái con đường tơ lụa mới di qua Biển Đông và đi xuống, vòng qua Ấn Độ dương và sang bên Âu Châu, thành ra cái ý đồ của Trung Quốc thì bây giờ đã quá rõ, cả thế giới đều thấy, đều biết, chứ không phải riêng Biển Đông hay là Đông Nam Á.”
Các hành động của Trung Quốc có tác dụng đẩy Việt Nam vào vòng tay của các nước cạnh tranh với Trung Quốc như Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Ngũ Giác Ðài hôm 8/8 vừa rồi, hai bên đồng ý củng cố hợp tác quốc phòng, gia tăng chia sẻ thông tin và hợp tác hải quân, kể cả chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới quân cảng Cam Ranh của Việt Nam trong năm tới, lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ tới thăm Việt Nam, kể từ sau chiến tranh Việt Nam năm 1975.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Đội đặc nhiệm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang bị truy nã khắp Liên minh châu Âu (EU)

 16.08.2017 11:34  26978

 
 Share 
Trong tờ Süddeutsche Zeitung, nhật báo lớn và có uy tín hàng đầu nước Đức, số ra hôm qua Thứ Hai 15/08/2017 có đăng một bài báo mang tựa đề "Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Dấu vết dẫn đến cơ quan nhà nước Đức".
Đội đặc nhiệm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang bị truy nã khắp Liên minh châu Âu (EU)
Ảnh chụp bài báo của tờ Süddeutsche Zeitung, số ra ngày 15/08/2017
Bài báo chủ yếu nói về ông Hồ Ngọc Thắng, một công chức của Cục Liên bang về Nhập cư và Người Tị nạn (Bamf) (viết tắt là BAMF), bị lọt vào tầm ngắm của các cơ quan điều tra Liên bang Đức vì bị tình nghi làm gián điệp. Ông Thắng làm việc từ 26 năm nay ở Bamf với chức vụ là người quyết định các đơn xin tỵ nạn, Nơi ông làm việc là chi nhánh của BAMF ở Jena-Hermsdorf thuộc bang Thüringen miền Đông nước Đức (Đông Đức cũ). Với công việc này ông Thắng có quyền truy cập vào hệ thống trung tâm của Sở ngoại kiều (lưu trữ dữ liệu đăng ký người nước ngoài) và hệ thống lưu trữ của BAMF về các đơn xin tỵ nạn. Ông Thắng bị tình nghi lấy những dữ liệu về Trịnh Xuân Thanh trong 2 hệ thống lưu trữ điện tử này cung cấp cho nhà nước Việt Nam.
Sau một thời gian Công tố viện (giống như Viện kiểm sát của Việt Nam) bang Berlin cùng với Sở cảnh sát hình sự bang Berlin đảm trách cuộc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì nay cuộc điều tra này đã được nâng lên một bình diện cao hơn, cấp Liên bang quốc gia, vì qua điều tra tất cả các chỉ dấu và chứng cớ thu thập được cho thấy rõ ràng đây là vụ gián điệp. Như vậy Sở cảnh sát hình sự Liên bang (BKA) và Cục tình báo Liên bang (BND) đã vào cuộc.
Bài báo của tờ Süddeutsche Zeitung cho biết, chiếc xe dùng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một ô tô bảy chỗ ngồi, thuê ở Praha. Chi tiết này đã được báo chí tiếng Việt ở hải ngoại đưa tin trong tuần qua, ông Bùi Quang Hiếu (Chủ nhân văn phòng dịch vụ cho thuê xe Hiếu Bùi trong chợ Sapa Praha 4 của người Việt) cho biết chiếc xe của ông bị cảnh sát tạm thu giữ và đưa về Đức "là chiếc Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ ngồi, màu ánh bạc, biển số 2AB-3140, được cho mượn vào ngày 20/7, họ đem trả vào ngày 24/7, trùng vào thời điểm xảy ra vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cho nên giới chức đặt nghi vấn".
Chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140
Thông cáo báo chí của Công tố viện Liên bang nói rõ, theo kết quả điều tra cho đến nay, hôm Chủ nhật 23.07.2017 Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng đã bị xô đẩy lên một chiếc xe chuyên chở ở giữa đường phố Berlin. Những nạn nhân bị đưa đến trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin và từ nơi này bị đưa về Việt Nam. 
Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin - Trịnh Xuân bị bắt cóc đưa về đây, trước khi bị đưa về nước
Theo nguồn tin riêng của nhật báo Süddeutsche Zeitung, hồi tháng 7 một đội đặc nhiệm của mật vụ Việt Nam gồm nhiều thành viên đã được đưa từ Việt Nam sang Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đội đặc nhiệm này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens, một cửa hàng bách hóa thuộc hạng sang trọng bậc nhất châu Âu, thường được gọi tắt là Ka De We.
Cửa hàng bách hóa Ka De We thuộc hạng sang trọng bậc nhất châu Âu, nơi gần khách sạn trú ngụ của đội đặc nhiệm mật vụ Việt Nam
Phương án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được mật vụ Việt Nam chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từng chi tiết một. Chọn địa điểm khách sạn gần cửa hàng bách hóa Ka De We cũng là một sự tính toán tối ưu. Thứ nhất địa điểm này nằm ở trung tâm Tây Berlin nơi hằng ngày tập trung rất nhiều du khách nước ngoài nên tránh được sự chú ý. Thứ hai địa điểm này chỉ cách khách sạn Shareton, nơi Trịnh Xuân Thanh thuê ở qua đêm trước khi bị bắt cóc, vọn vẹn 1 Km đường chim bay, và cách hiện trường (nơi xảy ra vụ bắt cóc) 1,2 Km.
Bản đồ những địa điểm liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Khách sạn Sheraton Berlin Grand Hotel Esplanade, nơi Trịnh Xuân Thanh thuê ở qua đêm
Hiện trường, nơi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - Công viên Tiergarten
Có lẽ không phải tất cả những thành viên của đội đặc nhiệm này đã về lại Việt Nam, có thể vẫn còn lẫn trốn trên nước Đức hoặc ở các nước châu Âu. Theo nguồn tin riêng của nhật báo Süddeutsche Zeitung, thì những thành viên của đội đặc nhiệm đang bị truy nã ráo riết ở khắp các nước thuộc Liên Minh châu Âu (EU).
Hiếu Berlin - Thoibao.de (Tổng hợp)

HÔM NAY 17/8/2017, ĐẠI HỘI HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VN SUY TÔN ÔNG TRẦN ĐẠI QUANG CHỦ TỊCH DANH DỰ CỦA HỘI KHÓA 2017-2012