Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

5 kiểu người chỉ nên tránh xa mà không thể kết thân

Cổ nhân kết giao: 5 kiểu người chỉ nên tránh xa mà không thể kết thân

Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, chúng ta đều có thể bắt gặp những kẻ tiểu nhân hại người. Những người này, hành vi thay đổi thất thường, khiến người khác khó lòng hiểu và phòng bị được. Vậy làm sao để nhận ra họ? Thời xưa, cổ nhân rất coi trọng điều này.
gia cát lượng
(Hình minh họa: Qua u.8264.com)
Để hiểu được một người khác, kỳ thực là điều khó khăn nhất. Bởi vì mỗi người đều có lối suy nghĩ riêng của bản thân mình. Hơn nữa, lối suy nghĩ của họ lại bị chi phối, ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài như động cơ, tâm tình… Nó còn thuận theo sự biến hóa của những yếu tố bên ngoài mà biến hóa theo. Trong khi đó, hành vi và suy nghĩ của những kẻ tiểu nhân thường là kín đáo, không để cho người khác biết, lại thay đổi thất thường, khó lòng mà phòng bị.
Trong “Khổng Minh tâm thư”, Gia Cát Lượng đã viết một bộ binh thư, cũng là một bộ mưu lược nhận biết tiểu nhân và quân tử. Trong đó, Gia Cát Lượng đã liệt kê ra năm loại người được gọi là “tiểu nhân”, tuyệt đối không thể kết thân.
Đại ý mà Gia Cát Lượng muốn nói chính là, cho dù là trị quân hay là thống trị đất nước thì có năm loại người luôn phải chú ý không được kết thân. Họ là mầm tai họa khiến cho quốc gia bình an và quân đội vững mạnh phát sinh hỗn loạn, rối ren mà đi đến suy bại.
Năm loại người này bao gồm: Thứ nhất là người lôi kéo kết bè kết đảng, luôn gièm pha, đả kích người hiền lương tài đức.
Thứ hai là người luôn xa xỉ, hoang phí trên phương diện ăn mặc, trang phục của họ không giống kiểu cách những người bình thường khác.
Thứ ba là người luôn dùng lời nói khoe khoang, khoác lác, khuyếch đại những điều không có thật, dùng hoa ngôn xảo ngữ để làm mê hoặc lòng người, tạo ra những lời đồn để lừa gạt người khác.
Thứ tư là người chuyên thích bàn luận thị phi, xúi giục đôi bên gây rối để bản thân chiếm lợi.
Thứ năm là người chỉ chăm chăm để ý đến lợi ích của cá nhân mình, âm thầm vì lợi ích của bản thân mà cấu kết với cả kẻ địch của chủ nhân.
Gia Cát Lượng nhấn mạnh rằng, đối với năm loại người gian trá, có đạo đức bại hoại này chỉ có thể tránh xa chứ không thể kết giao hay thân cận.
5 loại người mà Gia Cát Lượng liệt kê thực chất là 5 loại hành vi và biểu hiện của kẻ tiểu nhân. Gia Cát Lượng gọi đó là “5 hại”. Trong một số tác phẩm của mình, Gia Cát Lượng cũng phân tích chi tiết về sự nguy hại, đặc trưng và cách đối phó với kẻ tiểu nhân như sau:

Sự nguy hại của tiểu nhân

gia cát lượng
(Hình minh họa: Qua read01)
Hành vi của kẻ tiểu nhân sẽ ảnh hưởng đến những quyết sách trọng yếu và khiến cho trọng tâm quyền lực của tập thể  bị mất đi sự cân bằng. Từ đó gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tiểu nhân có đặc điểm chung là luôn đặt mình ở trung tâm và có lòng ghen ghét đố kỵ người tài. Họ vốn không có tài năng và bản sự nhưng lại không chịu học hỏi điểm tốt từ người khác, không muốn chứng kiến người khác được trọng dụng, không muốn người khác mạnh hơn mình. Vì vậy, họ tận lực nghĩ ra các thủ đoạn, thông qua “đường ngang ngõ tắt” để làm nổi bật chính mình. Những thủ đoạn ấy chủ yếu là bàn lộng thị phi, tà thuyết mê hoặc người, khiến nhiều người không phân biệt được phải trái. Từ đó, lợi dụng những điều ấy để đạt được mục đích của mình. Đây là sự nguy hại vô cùng lớn.
Triệu Cao triều nhà Tần là một ví dụ điển hình. Tháng 7 năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng bị chết trên đường đi tuần du. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao đã giả mạo chỉ dụ của Vua, sửa lập Hồ Hợi kế vị, giết chết con trai cả là Doanh Phù Tô, 12 công tử, 10 công chúa và đại tướng quân Mông Điềm, Hữu thừa tướng Phùng Khứ Tật.
Khi Hồ Hợi làm vua, Triệu Cao lại hãm hại giết chết thừa tướng Lý Tư rồi lên làm Thừa tướng. Triệu Cao vượt quyền trong việc triều chính, sát hại hoàng tộc, đại thần, trắng trợn bịa đặt tội danh cho người đối lập với mình rồi hãm hại. Hơn nữa, Triệu Cao còn trước mặt Nhị Thế Hồ Hợi mà “chỉ hươu bảo ngựa”.
Bởi vậy, theo Gia Cát Lượng, người càng làm tướng lớn thì càng phải nhận biết và hiểu rõ sự nguy hại của kẻ tiểu nhân.

Đặc trưng của kẻ tiểu nhân

gia cát lượng
(Hình minh họa: Qua zixundingzhi.com)
Tiểu nhân là tương phản với người quân tử. Chúng ta thường nói, người quân tử vô tư, thẳng thắn còn kẻ tiểu nhân thì thường suy nghĩ ưu tư. Kẻ tiểu nhân làm việc luôn lén lút vụng trộm khiến người khác cảm thấy họ vừa đáng thương lại đáng khinh thường.
Bản lĩnh của kẻ tiểu nhân chỉ thể hiện ở ngoài miệng, bởi vì thực chất họ không có năng lực thực sự. Họ chỉ có thể dùng lời nói “gió chiều nào xoay chiều ấy” để đạt được mục đích của mình.
Gia Cát Lượng đã chỉ ra một biểu hiện đặc thù bên ngoài của tiểu nhân, chính là thích phô trương, lãng phí không có tiết chế điều độ, ăn mặc kỳ dị. Đương nhiên, đây là Gia Cát Lượng dùng chuẩn mực lễ tiết của người cổ đại để chỉ ra biểu hiện bề ngoài của tiểu nhân. Bởi vì, thời cổ đại, mọi lễ nghi đều rất nghiêm khắc, từ cách ăn mặc cũng phản ánh ra phẩm chất đạo đức của một người. Ngày nay, trang phục và cách ăn mặc đã thay đổi nhiều, nhưng từ cách ăn mặc vẫn có thể biểu lộ ra phần nào phẩm chất của một người là cao hay thấp.
Gia Cát Lượng cũng chỉ ra một đặc thù khác của tiểu nhân, chính là luôn khoe khoang bản thân, theo đuổi lợi ích cá nhân và hư vinh. Những người này sẽ bất chấp tất cả, chỉ cần đạt được lợi ích bản thân thì không cần suy xét đến lợi ích tập thể. Theo Gia Cát Lượng, một người theo đuổi hư vinh càng lớn thì không thể trông cậy vào sự cống hiến của họ. Bởi vì hư vinh là đối lập với trách nhiệm, hư vinh càng nặng thì trách nhiệm càng kém, nói gì đến sự chuyên chú làm việc?

Làm sao để đối phó với kẻ tiểu nhân?

gia cát lượng
(Hình minh họa: Qua kknews.com)
Từ xưa đến nay, bên cạnh một người nắm giữ những trọng trách lớn thì luôn có người quân tử chân thành và kẻ tiểu nhân dối trá. Đến một mức độ nào đó, ở bên cạnh những người lãnh đạo càng lớn thì kẻ tiểu nhân sẽ càng nhiều, bởi vì họ luôn muốn lợi dụng sức mạnh của người quyền chức lớn để bài xích người khác, nhằm đạt được lợi ích của mình.
Ở bề ngoài, tiểu nhân luôn thể hiện mình bận rộn, vì lợi ích chung của tập thể nhưng trong lòng lại có suy tính khác. Cho nên, trong cách đối đãi với tiểu nhân, Gia Cát Lượng khuyên rằng “chỉ có thể tránh xa mà không thể thân cận”, nếu không “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”.
Trong “Xuất sư biểu”, Gia Cát Lượng cũng từng nói: ““Thân cận hiền thần, xa rời tiểu nhân, đây là nguyên nhân khiến Tiên Hán hưng thịnh. Thân cận tiểu nhân, xa rời hiền thần, đây là nguyên nhân khiến Hậu Hán suy bại.”Câu nói của Gia Cát Lượng cũng chỉ rõ sự nguy hại của tiểu nhân đối với sự hưng thịnh của quốc gia.
Kỳ thực, không riêng Tiên Hán và Hậu Hán, mà trong lịch sử có rất nhiều triều đại đã minh chứng cho điều này. Rất nhiều vị quân sư tài giỏi trong lịch sử đều chỉ ra rằng, một người lãnh đạo thành công không phải chỉ là người có tài cầm quyền, hay là một người có tài dùng quyền, mà phải là người có tài, có bản lĩnh nhìn người, nhận biết người.
Bởi vậy, thông qua thực tế nhiều năm, kết hợp với kinh nghiệm lựa chọn nhân tài của cổ nhân, Gia Cát Lượng đã liệt kê ra năm loại người không nên kết giao ở bên trên. Các triều đại sau, đều xem đây là bài học kinh nghiệm quý báu để trị quốc, kết giao bạn bè.
An Hòa (dịch và t/h)
Xem thêm:

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO QUÁCH HẢI LƯỢNG:TỚI 17/2/1979, TUYÊN GIÁO VẪN ĐI "TUYÊN TRUYỂN", CHO KẸO TRUNG QUỐC CŨNG KHÔNG ĐÁNH VIỆT NAM ?

Phạm Viết Đào.



Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tuổi, đã qua nhiều trường lớp quân sự; Từng là Tiểu đoàn trưởng Bộ đội tên lửa; Từng là Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ( 1981-1986)-thời điểm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh làm Đại sứ...
Những năm cuối cùng trong quân ngũ, Đại tá Quách Hải Lượng về Viện chiến lược, trở thành một chuyên gia về Trung Quốc...
Sau đây blog Phạm Viết Đào đưa lại cuộc trò chuyện với ông được ghi lại vào thời điểm tháng 6/2012; Một năm sau thì ông qua đời vì bạo bệnh

Đại tá Quách Hải Lượng:
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc bắt đầu từ lúc nào? Nói như Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyên Cơ Thạch: cuộc chiến tranh này bắt đầu từ khi Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam...
Khi họ đang bắt tay với mình thì họ đã coi Liên Xô là đại bá và Việt Nam là tiểu bá...
Vào năm 1967, một tác giả người Ấn Độ viết: Les amis inamicals ( Những người bạn thù địch ) chứ không phải bạn trăm phần trăm...
Trước khi bước qua cuộc chiến tranh nóng từ năm 1979, Trung Quốc đã dùng quân đội Pol Pot đánh ta ở mặt trận Tây Nam từ 1/5/1975; Chiến tranh qua tay người khác...
Trung Quốc đã đưa nhiều sĩ quan chỉ huy điều khiển những loại pháo hạng nặng; Trung Quốc đã nhúng tay vào cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam.
Ta đánh thắng Pol Pot tức ta đã đánh thắng Trung Quốc...Ta đã đánh bại mộ hình XHCN kiểu Pol Pot, mô hình Maoist thí điểm ở Cămpuchia. Ta đã phá tan được bàn đạp chiến lược của Trung Quốc định đi vào Đông Nam Á.
Trung Quốc thất bại tại Cămpuchia nên phát động chiến tranh biên giới phía bắc nước ta.
Trong Nghị quyết của Quân ủy TW Trung Quốc đã ghi: Đây là một cuộc chiến tranh hạn chế. Hạn chế là thế nào ? Hạn chế về thời gian hay hạn chế về lãnh thổ nó cũng chưa rõ lắm? Nhưng mục tiêu chính đã được Tướng Lưu Á Châu vạch rõ sau này: Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam để bắt tay với Mỹ...
Sau khi đánh Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đã có được 10 năm "trăng mật" và sự giúp đỡ ào ạt của Mỹ giúp Trung Quốc tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa. Tất cả vì lợi ích của Trung Quốc...
Trở về thời gian xa xưa, Trung Quốc đã có âm mưu này từ lâu; Ngay từ Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phải thốt lên rằng: Trung Quốc có mặt tại hội nghị này là một mối hiểm họa cho chúng tôi; Trung Quốc đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện...
Thời điểm đó chúng ta cần cả Liên Xô và Trung Quốc nên đành phải làm xiếc trên giây...Sự phản bội rõ ràng nhất là Tuyên bố Thượng Hải...
Trung Quốc phát động chiến tranh thật đánh ta từ  1984-1988 ở khu vực Vị Xuyên Hà Giang; 2 bên đã có những cuộc đấu pháo lớn. Thời điểm đó, tôi làm tùy viên quân sự ở Bắc Kinh, một tùy viên quân sự của Mỹ, Phó đô đốc Hạm đội 7 hỏi tôi: Trung Quốc có dạy Việt Nam bài học thứ 2 không ?
-Tôi nghĩ rằng câu này đáng ra tôi phải hỏi ông mới đúng! Trung Quốc có dạy Việt Nam bài học thứ 2 hay không họ phải thỏa thuận với Mỹ trước...Mỹ phải biết trước chúng tôi.
Tôi xin lỗi ông, ông là Phó đô đốc Hạm đội 7, bây giờ ông là Tùy viên quân sự tại Trung Quốc, ông thừa biết người Việt Nam đã chiến đấu như thế nào...Chúng tôi đã sẵn sàng như thế nào để đánh lại mọi quân đội xâm lược. Tủy viên quân sự Mỹ đã im...
Ông Nguyễn Cơ Thạch đã nói: Trung Quốc mở một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện, mọi mặt với Việt nam cho đến tận bây giờ.

PV.ĐÔng là Trưởng Phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không, Trước khi Trung Quốc đánh ta, ông đã có được những thông tìn gì và đã có những phương án đối phó với cuộc chiến tranh với Trung Quốc ?
Đại tá Quách Hải Lượng: Cái đầu tiên để nói việc phát hiện Trung Quốc có đánh ta không, tôi hết sưc cảm ơn đồng chí Lê Duẩn, một con người sắc sảo, phát hiện sớm vấn đề này ?
Khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã làm Trưởng phòng tác chiến, được lên nghe tại Học viện Quân sự cấp cao, bây giò gọi là Học viện quốc phòng. Lúc đó tôi đeo lon Trung tá.
Tôi đến đó nghe đ/c Lê Duẩn nói chuyện. Tháng 8/1978 là lúc bế mạc lớp đào tạo cán bộ cao cấp. Đến nơi thì đ/c Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ lại; mọi thứ không được để trên mặt bàn; Không một ai được ghi âm...
Đ/c Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn định trả lời câu hỏi của các đồng chí đây. Tại sao các đ/c là cán bộ quân sự cao cấp mà không hỏi TBT về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về kinh tế. Đành rằng các đ/c có quyền góp ý kiến với TBT về kinh tế, nhưng cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, trong đây không có. Hôm nay tôi không trả lời những câu hỏi của các đ/c trong này...Nói xong ông vứt tập giấy ra một bên.

Chúng ta chuẩn bị đánh nhau với 1,5 triệu quân Trung Quốc xâm lược ta. Tất cả đều sững sờ. Sau khi ra về Quân chủng phòng không đã chấp hành lệnh đó, chuẩn bị các phương án tác chiến theo hưởng chống không quân Trung Quốc.
Sau buổi nói chuyện của ông Lê Duẩn, tôi được phân công viết bài cho đồng chí Văn Tiến Dũng đến nói chuyện với Quân chủng Phòng không về mô hình tác chiến của quân chủng Phòng Không. Đồng chí sử dụng bài chuẩn bị của tôi, phút cuối đồng chí nói: Tại sao đồng chí lại bố trị như vậy ? Các đồng chí không nghĩ Trung Quốc sẽ tốt với mình ư ? Tôi giật bắn mình ? Như vậy là đ/c Ba Duẩn không trao đổi với đồng chí BT Bộ Quốc phòng ?
Tháng 2/1979 sau tết, chúng ta chuẩn bị chiến đấu hết sức căng thẳng; quân ta trên biên giới hêt sức mệt mỏi, đồng chí Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động xuống cấp 2. Đối với Quân chủng Phòng Không, về cấp 2 tức được đi phép, không sẵn sàng chiến đấu nữa...

Hôm 16/2/1979 tôi được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính ủy Quân chủng lúc bấy giờ bảo tôi: Phổ biến cho anh em để anh em chấp hành. Tôi trả lời: Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...
Lệnh của Đại tướng anh không chấp hành không được. Anh phải làn thế nào chứ ! Tôi trả lời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu: Báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc cách ta có 7 phút bay, nếu ta cho Quân chủng hạ cấp báo động thì không chống kịp Trung Quốc. Với tư cách Trưởng Phòng tác chiến, tôi không chấp hành.
Đồng chí Mậu bảo tôi hỏi lên Cục Tác chiến, mấy anh em trực ban trên đó đều là bạn cũ...nói: Mày  có chấp hành lệnh của Đại tướng không ? Tôi trả lời không chấp hành. Tôi đề nghị cho gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng...
Tội được báo lại: Đại tướng hạ lệnh xong đi Cămpuchia rồi.Tôi sững sờ ! Tại sao hạ mộ cái lệnh ghê gớm như thế xong bỏ đi Cămpuchia. Tôi không gặp được ai để khiếu nại...
Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng sang gặp tôi, anh Phạm Hồng Liên bảo tôi: ông Lượng ơi, ông phải viết cái lệnh cho anh em nghỉ ngơi chứ, để tôi cho anh me đi phép. Bên kia anh Đào Đình Luyện đã cho anh em phi công đi phép rồi. Tôi trả lời: kệ anh Luyện...Ta không về cấp 2, phải sẵn sáng chiến đấu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là một người chín chắn, kin kẽ nói: Thôi, Lượng nói miệng với anh em không được viết thành lệnh, tình hình như thế nên cho anh em nghỉ ngơi tại trận địa...
Đó là buổi chiều 16/2/1979. Sáng hôm sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến, đồng chí Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu và Tư lệnh Hoàng Văn Khánh đi khoe với toàn quân: Chỉ có Quân chủng Phòng không không về cấp 2...
Trong lòng tôi vẫn còn thắc mắc cho tới tận bây giờ, tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động xuống cấp 2 xong lại đi Cămpuchia ngay ? Trước đó mấy tháng, tất cả súng ống phát cho quân du kích, bộ đội địa phương bị thu hồi về cất kho, cái đó tôi chưa được giải đáp?

Trước khi nổ súng 17/2/1979, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh về thông tin, một cuộc chiến tranh về tâm lý khiến cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật. Đó là bài học cao nhất.
Bài học nữa: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm tuyến phỏng thủ Sông Cầu, theo lệnh của ông Cố Duẩn. Bài học gì ? Không được thống nhất trong Bộ Chỉ huy và lãnh đạo cao nhất
 Đồng chí Duẩn quyết tâm như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng không phát triển ?'
-Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể, người ở cương vị cao nhất không bị bất ngờ; Thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ.
-Bài học thứ 4: Trung Quốc đã đánh ta ruỗng về tinh thần rồi mà không hề biết. Đến nỗi hôm trước 16/2/1979, đ/c Thượng tướng Đàm Quang Trung, còn đứng ở xã Quang Long ở Cao Bằng tuyên bố: Có cho kẹo, Trung Quốc không dám đánh ta...Không đánh được ta đâu...
Tôi phải trực ban tác chiến sáng 17/2/1979, đến buổi trưa về nhà ăn cơm, bà vợ tôi đi nghe Tuyên giáo nói chuyện thời sự về muộn. Khi bà về, tôi hỏi đi đâu về đấy ? Vợ tôi bảo đi nghe Tuyên giáo nói chuyện! Tôi hỏi: Tuyên giáo nói chuyện gì ? Tuyên giáo nói, cho kẹo Trung Quốc không dám đánh ta. Tôi cười nói: Thưa bà chị, Trung Quốc đánh bọn em từ sáng rồi đấy...
Ta bị thiệt hại về tinh thần trước những thiệt hại về vật chất.
P.V.Đ: Thời điểm đó ( 1978-1979) Trung Quốc đã dùng kinh tế để khống chế chúng ta chưa ?
Q.H.L: Từ năm 1973 họ đã không viện trợ cho ta nữa; những dấu hiệu Trung Quốc bắt tay với Mỹ, coi Liên Xô là kẻ thù, Việt Nam là tiểu bá mà ta không cảnh giác...
Khi Đặng Tiểu Bình gặp TT Mỹ Carter nói sẽ đánh Việt Nam; Carter đùa: Trung Quốc đánh Việt Nam không sợ trời sập à ? Đặng Tiểu Bình trả lời: Sợ gì, ông cao hơn tôi, trời sập ông chết trước...
Carter khuyên: Ông nên tranh thủ sự đồng tình của Nhật Bản...Đặng Tiểu Bình bay về Nhật ngay.
Một ông Cục phó Cục 2 cấp trên có tài liệu này nhưng không cho tôi, thông tin này cho biết: Khi qua Nhật, tranh thủ sự đồng tình, Đặng Tiểu Bình cúi xuống hôn lá cớ Nhật...Đó là tư liệu lịch sử.
Trước khi xảy ra chiến tranh tôi thấy ở vùng biên giới đã bị ruỗng nát về tinh thần. Nhân dân không biết gì về chiến lược giữ nước của ta hàng ngày sử dụng đài do Trung Quốc cho và chỉ thấy nghe đồn: Vua Đặng sắp sang ! Tôi về báo cáo rằng tình hình này nguy hiểm lăm rồi...
Vào Huế gặp một số trí thức, họ đều nói: Ông Thiệu quay về chúng tôi còn xem xét; Còn Trung Quốc sang nhất định phải đánh...Lòng người dân quyết chống Trung Quốc xâm lược.
Tôi đã về báo cáo lại...

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử. Ảnh: internet

Nguyễn Nhật Huy - “Trở về từ Việt Nam cũng nhức nhối như chính cuộc chiến” –  Karl Marlantes, một cựu binh Mỹ mở đầu bộ sử thi truyền hình mới nhất của Ken Burns và Lynn Novick trình chiếu trên kênh PBS. Ở Mỹ, suốt nhiều năm sau chiến tranh, không ai nói về Việt Nam vì nó quá chia rẽ, giống như “sống trong một gia đình với ông bố nghiện rượu.” Cuộc chiến Việt Nam giống như một sang chấn tinh thần mà không ai muốn nhắc đến. Chỉ tới gần đây khi những người lính xưa đã trở thành ông bà thì “thế hệ babyboomers mới bắt đầu tự hỏi: điều gì đã xảy ra?”

Bộ phim sau đó chuyển sang những hình ảnh quen thuộc về Cuộc chiến Việt Nam nhưng được quay ngược lại: chiếc trực thăng nhô lên khỏi mặt biển và bay lên lại tàu sân bay, chiếc xe tăng của Giải phóng quân (GPQ) chạy lùi ra khỏi Dinh Độc Lập, bom bị hút từ mặt đất lên gầm máy bay, đám lửa từ mái nhà bị thu lại miếng ống, “Bé gái Napalm” – Phan Thị Kim Phúc – chạy giật lùi, viên đạn từ đầu Nguyễn Văn Lém bay lại về phía họng súng của Nguyễn Ngọc Loan.

Trường đoạn kết thúc với hình ảnh lính Pháp đi lùi trên cánh đồng của người nông dân Việt Nam. Năm phút đầu tiên của bộ phim chính là cách đạo diễn khẳng định lý do và mục đích của bộ phim, đóng vai trò như chiếc cần gạt nước cho hơn 50 năm chia rẽ và im lặng, hướng tới xây dựng lại toàn bộ những gì chúng ta hiểu về cuộc chiến. Và để thực sự hiểu thì phải quay lại xa, rất xa.

Trong tiếng đàn đá với giai điệu “Tình quân dân” thực hiện bởi dàn nhạc Con Đường Tơ Lụa, bộ phim đưa người xem trở lại Việt Nam giữa thế kỷ 19 với phong cảnh rừng vàng, biển bạc, những người nông dân gánh mạ nhấp nhô trên đồng trước khi tái hiện gần 150 năm lịch sử của người Việt Nam từ khi quân đội Napoleon III nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng năm 1858 tới khi Tổng thống Obama phát biểu ở Hà Nội “Một tương lai khác biệt là hoàn toàn khả dĩ nếu chúng ta từ chối làm tù nhân của quá khứ.”

18 giờ của “Cuộc chiến Việt Nam” tái hiện lại bản thiên anh hùng ca nhưng cũng là trang bi kịch lớn nhất thế kỷ 20 của hai dân tộc. Bộ phim lý giải vì sao hai quốc gia nằm cách nhau tới 8.500 dặm, vì nhiều lý do địa chính trị khác nhau, lại rơi vào một cuộc xung đột đẫm máu cướp đi sinh mạng của hơn ba triệu người. Kéo dài cả bộ phim là sự vật lộn của người Mỹ để thoát khỏi đầm lầy Việt Nam nhưng mỗi quyết định lại kéo họ lún sâu hơn. Những nhà lãnh đạo Mỹ, vì sợ bị quy chụp là “yếu đuối trước cộng sản,” đã hết lần này tới lần khác đổ mạng sống, khí tài của nước Mỹ vào hố đen Việt Nam. Từ chính quyền Truman chi trả tới 80% chiến phí cho người Pháp tái chiếm Đông Dương tới Eisenhower, Kennedy đặt hy vọng vào Ngô Đình Diệm và Johnson, Nixon đưa lính Mỹ vào Việt Nam, tất cả đều không tin mình có thể thắng nhưng liên tục lừa dối công chúng Mỹ và huỷ hoại Việt Nam.

“Cuộc chiến Việt Nam” vẫn được trình bày theo những dấu mốc quen thuộc của hai cuộc chiến tranh Đông Dương từ Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 tới Hiệp định Geneva, từ khi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) hình thành tới khi Mỹ đưa quân tham chiến tại Nam Việt Nam, từ khi Everett Alvarez bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội tới khi xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập. Nhưng Ken Burns và Lynn Novick đã áp dụng một cách kể chuyện khác: kết hợp lịch sử học thuật đúc kết từ những nghiên cứu sâu với lịch sử truyền miệng từ chính những nhân chứng đã thật sự chịu đựng và trải qua chiến tranh để tạo nên một bức tranh toàn diện, sống động về cuộc chiến.

Ngay từ những tập đầu tiên, phim đã tạo cho người xem ấn tượng thất bại của Mỹ và VNCH là không thể tránh khỏi. Về phía Mỹ, những quyết định sai lầm nối tiếp nhau, chi phối bởi nỗi sợ bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và nỗi lo thất cử của các tổng thống Mỹ. Người Mỹ không hiểu được rằng đối với người dân Việt Nam vào thời điểm đó, chủ nghĩa dân tộc mới là động lực chính của cuộc tranh đấu. Nhận định sai lầm cùng sự ngạo mạn đã cuốn quân đội Mỹ vào những trận đánh vô nghĩa nên mặc dù người Mỹ ít khi thua trong giao tranh nhưng lại kết thúc cuộc chiến trong thất bại.

Bộ phim đã đưa ra hình ảnh chính quyền VNCH với những lãnh đạo yếu đuối, bất tài, và tham nhũng trầm trọng. Ngay tới việc thu phục lòng dân của chính mình họ cũng uỷ thác cho người Mỹ. Trong khi ở miền Bắc, đội ngũ tuyên truyền đã xây dựng hình ảnh Hồ Chí Minh như một ông lão nông dân mặc áo nâu ngồi xổm câu cá thì ở miền Nam, Ngô Đình Diệm lại như một ông quan phong kiến bệ vệ, phải được kiệu qua chỗ nước ngập vì sợ ướt quần. Tới khi Trần Lệ Xuân gọi những vụ tự thiêu của giới Phật giáo miền Nam là “nướng thịt” lãng phí xăng nhập khẩu thì có lẽ ai cũng hiểu sự sụp đổ của miền Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nhưng không có nghĩa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) và lực lượng Giải phóng quân (GPQ) là những đội quân thiên thần. Phim khẳng định không có bên nào hoàn toàn vô tội bằng những hé lộ mà có thể là cú sốc đối với nhiều người. Lực lượng Việt Minh và sau này là GPQ cũng hành động tàn bạo với các vụ thanh trừng, ám sát, giết hại thường dân, những vụ chôn sống để “khỏi tốn đạn” hay tra tấn tù binh chiến tranh. Lần đầu tiên trên sóng truyền hình, hai cựu chiến binh miền Bắc đã xác nhận vụ thảm sát có hệ thống ít nhất 2.800 thường dân ở Huế năm 1968 bởi những người cộng sản trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em.

Có lẽ phim của Burns và Novick là bộ truyền hình đầu tiên đề cập tới nhân vật Lê Duẩn một cách tương đối đầy đủ với vai trò là kiến trúc sư trưởng của cỗ máy chiến tranh. Cùng các đồng minh chính trị, Lê Duẩn đã xây dựng một “nhà nước cảnh sát” ở miền Bắc để làm cơ sở cho chiến lược chiến tranh của mình ở miền Nam. Nắm quyền với quả đấm thép, ông đã loại bỏ dần Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi các vai trò quyết định và thanh trừng những người không đồng tình với chiến lược của mình.

Bộ phim cũng cung cấp bằng chứng Hà Nội khó có thể tồn tại và kéo dài cuộc chiến nếu không có sự hậu thuẫn của Liên Xô và Trung Quốc. Từ 6/1965 tới 3/1968 Mao Trạch Đông đã điều tổng cộng 320.000 lính Trung Quốc đóng quân ở miền Bắc Việt Nam làm các nhiệm vụ kỹ thuật để hỗ trợ quân đôi Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. 1.100 lính Trung Quốc đã chết và 4.200 lính bị thương trong khi đóng quân ở Việt Nam. Bắc Kinh ủng hộ VNDCCH đánh Mỹ nhưng cũng đánh tiếng với người Mỹ quân đội của Mao sẽ không tham chiến nếu Mỹ duy trì ở phía nam vĩ tuyến 17.

Điểm đáng chú ý và có lẽ là đáng xem nhất của bộ phim là ở cách tái hiện cuộc chiến ở nhiều khía cạnh nhất. Trên dưới 80 người được phỏng vấn đại diện cho rất nhiều phía: một bà mẹ người Mỹ có con bị tử trận ở Việt Nam, một cô thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh, các cựu binh miền Bắc, cựu binh miền Nam, biệt động Sài Gòn, lính thuỷ đánh bộ Mỹ, tù binh chiến tranh, nhà hoạt động phản chiến… Đặc biệt, trong việc mô tả các trận đánh tiêu biểu như trận Ấp Bắc, Bình Giã, Ia Drang, Burns và Novick đã tận dụng triệt để cách dựng phim mà Burns gọi là “triangulation” khi xen giữa những thước phim tư liệu là những đoạn phỏng vấn với chính những người tham gia trận đánh đó ở tất cả các phía Mỹ, VNCH và lực lượng cộng sản. Lời kể của các nhân chứng đã từng đối đầu trực tiếp chỉ cách nhau vài thước trên chiến trường cùng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh được dàn dựng công phu mang đến trải nghiệm thực tế rất kịch tích cho người xem.

Khi xem phim khán giả sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ: kinh hãi, ghê tởm, hoài nghi, sửng sốt, kinh nhạc, phấn chấn, tự hào. Có lẽ ít ai kìm được sự xúc động khi một cựu binh Mỹ nói về việc gần tự sát sau chiến tranh hay khi một cán bộ miền Bắc kể về trải nghiệm của cô trong ngôi nhà của người dân miền Nam bỏ lại với chiếc áo dài của người con gái còn đang vương trên máy khâu. Và người Việt Nam nói chung có lẽ sẽ cũng không khỏi cảm thấy tự hào khi một phi công Mỹ bày tỏ sự thán phục với các cô gái thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh trong khi ở Mỹ các cô gái “tuổi teen” chìm đắm trong cần sa và nhạc Rock N Roll ở Woodstock. “Cuộc chiến Việt Nam” từ chối gọi bất cứ ai là người hùng, trừ chính những người bình thường, ở tất cả các phía.

Khách quan là một khái niệm rất chủ quan và 18 giờ phim không bao giờ là đủ để nói hết về một cuộc chiến dài 30 năm. Mặc dù Ken Burns và Lynn Novick đã cố gắng để tạo nên một bộ phim “công bằng nhất có thể” nhưng khuynh hướng phản chiến và thái độ phê phán chính quyền Mỹ có phần lấn át trong phim. Bộ phim cũng chưa hoàn toàn công bằng và khách quan khi khắc hoạ chính quyền hai miền, thể hiện rõ ở việc mô tả Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm. Nếu như Hồ Chí Minh được ưu ái thời lượng, kể nhiều về quá trình bôn ba của ông thì có rất ít thông tin về Ngô Đình Diệm trước 1954. Một chi tiết không được nhắc đến trong phim là sau khi thành lập nước VNDCCH, Hồ Chí Minh đã gặp mặt Ngô Đình Diệm ở Hà Nội năm 1945. Nhận thấy phẩm cách của Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh đã mời ông làm Bộ trưởng Nội vụ nhưng vì bất đồng quan điểm cộng thêm việc Việt Minh sát hại anh trai và cháu ruột mình nên ông Diệm từ chối. Ngoài ra, phục vụ trong chính quyền và quân đội VNCH cũng có rất nhiều người yêu nước và can đảm, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lý tưởng của mình nhưng họ không được nhắc tới một cách xứng đáng trong phim.

18 giờ của “Cuộc chiến Việt Nam” cũng dài, ám ảnh và nhiều lúc mệt mỏi như chính cuộc chiến. Cây viết James Poniewozik của tờ Thời Báo New York cho rằng phim sẽ “làm tan vỡ trái tim và chinh phục khối óc của bạn” trong khi tờ Washington Post thì khẳng định đây là bộ sử thi “đáng xem đến từng phút.” “Cuộc chiến Việt Nam” được làm từ góc nhìn của người Mỹ và cho người Mỹ. Có lẽ đây sẽ là cố gắng cuối cùng để hiểu cuộc chiến và mang lại hoà giải cho một thế hệ người Mỹ nay đã là ông, bà. Những người trẻ Mỹ còn rất nhiều mối bận tâm khác như khủng bố 11/9, cuộc chiến Afghanistan, Iraq, Donald Trump. Nhưng trước khi người Việt Nam có thể làm một bộ phim cho chính mình thì bộ tài liệu của Burns và Novick là cơ hội tốt nhất để chúng ta, đặc biệt là người Việt trẻ, hiểu hơn về lịch sử viết bằng máu của dân tộc mình. Như Ken Burns đã nói “tiến bộ và hoà giải chỉ đến khi chúng ta ít quả quyết hơn về những gì mình biết,” hoà giải chỉ đến khi chúng ta dám thừa nhận những gì mình biết chỉ là khoảng trời gói gọn trong miệng giếng. Những nỗ lực như “Cuộc chiến Việt Nam” sẽ như nước mưa giải thoát chúng ta khỏi đáy giếng hiện thực của chính mình.

Nguyễn Nhật Huy
Nghiên cứu Quốc tế

80% sân bay VN hoạt động dưới 5% công suất

RFA

2017-10-04
Hành khách đang làm thủ tục lên máy bay ở sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 11/11/2014

Hành khách đang làm thủ tục lên máy bay ở sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 11/11/2014
 AFP
80% các sân bay Việt Nam hoạt động với công suất thấp hơn 5%, trong đó có đến 8% các sân bay làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các cụm cảng biển đầu tư nhiều nhưng công suất sử dụng dưới 2%.
Đó là các số liệu được đưa ra tại buổi Công bố Báo cáo đánh giá chi tiêu công tại Việt Nam, diễn ra vào sáng ngày 3 tháng 10.
Chuyên gia giao thông cao cấp của Ngân hàng Thế giới-World Bank, bà Jung Euth Oh chỉ ra rằng Việt Nam sẽ có hệ thống cảng nước sâu và hệ thống sân bay nhiều nhất thế giới so với quy mô của nền kinh tế, trong trường hợp bao gồm tất cả các dự án sân bay và cảng nước sâu được phê duyệt.
Tuy nhiên dựa theo các số liệu báo cáo, bà Oh cho là hiệu quả đầu tư trong lãnh vực này không đạt yêu cầu, chưa kết nối tốt với hệ thống giao thông nội địa cũng như ngân sách cho duy tu bảo dưỡng còn thấp. Đặc biệt, quỹ bảo trì đường bộ chỉ đạt 50% yêu cầu cần thiết.
Báo cáo cũng cho biết chi tiêu giao thông của Việt Nam chiếm 23% chi tiêu của Chính phủ, chiếm 8% ngân sách và tổng nhu cầu đầu tư cho giao thông của Việt Nam là 8 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Ngân hàng Thế giới đề nghị Việt Nam trong thời gian tới cần đầu tư vốn cho các lĩnh vực giao thông có chiến lược, đặc biệt là đầu tư công.
Một dự án đang được dư luận quan tâm là kế hoạch xây dựng Sân Bay Long Thành. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là việc làm không cần thiết, vì nếu mở rộng Sân Bay Tân Sơn Nhất hiện nay vẫn có thể đáp ứng nhu cầu.

Thời Vượng xưng vương

Quyền lực của Vượng (Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch đồng quản trị Tập đoàn Vingroup, người được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú Dollar giàu nhất Việt Nam) đang bao trùm cả Việt Nam. Chẳng những thao túng được cả báo chí, ông này còn có thể tác động được cả chính quyền để mang về những thỏa thuận nhằm đem lại lợi ích cho mình. Mới đây, một số phụ huynh chỉ vì lên tiếng phản đối việc Vinschool (trường học do Vingroup thành lập) tăng giá học phí lên gấp đôi liền bị công an Hà Nội “mời” lên làm việc. Việc làm này của công an và của Tập đoàn Vingroup đã bị dư luận lên án mạnh mẽ.

Phạm Nhật Vượng trên báo. Ảnh: Vietq
Sự việc bắt đầu từ ngày 22/9, trường Phổ thông liên cấp Vinschool Times city ở Hà Nội gửi thông báo cho phụ huynh về lộ trình tăng học phí trong những năm học tiếp theo với mức tăng lên rất cao. Quá bất ngờ trước việc tăng học phí của Vinschool, các bà mẹ có con học tại đây đã lên tiếng phản đối. Họ đăng những lời phản đối của mình lên trên những Fanpage, trên trang cá nhân Facebook của mình. Từ đó đã dấy lên làn sóng phản đối và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cư dân mạng.

Chỉ một vài ngày kể từ khi làn sóng phản đối nổi lên, hàng chục phụ huynh liền bị PC50 (Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) của công an thành phố Hà Nội “mời” lên làm việc. Lối hành xử này của công an chẳng những dập tắt được làn sóng phản đối, mà nó như dầu đổ vào lửa, lại càng làm bùng lên nỗi bất bình của người dân.

Những phụ huynh có con đang học tại Vinschool cho rằng, Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã dùng tiền của mình để mua chuộc công an, sai khiến lực lượng này trấn áp các phụ huynh để dập tắt làn sóng phản đối việc Vinshool tăng học phí, nhằm không để ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn.

Hình ảnh của tờ giấy mời đã được lan truyền trên Internet với tốc độ chóng mặt, cùng với đó là những lời bình lên án lực lượng công an Hà Nội và trường học Vinschool, cũng như Tập đoàn Vingroup. Trước sự việc trên, đại tá CSVN Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50 của công an Hà Nội đã phải lên tiếng thanh minh. Ông Sơn khẳng định:

“Không có chuyện cơ quan công an mời phụ huynh có ý kiến phản đối việc tăng học phí của trường Vinschool lên làm việc”

Theo ông Sơn, việc mời các phụ huynh là để làm rõ một số người sử dụng việc phản đối tăng học phí để nói xấu cá nhân Phạm Nhật Vượng. Điều này đã được phía trường Vinschool và những người liên quan đề nghị công an phải làm rõ.

Những thanh minh của đại tá Lê Hồng Sơn không làm thỏa mãn dư luận, khi mà rất nhiều lần trong quá khứ, mỗi khi có sự việc ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn, Vingroup đều dùng tiền để mua chuộc báo chí và cả công an để dập tắt những tiếng nói làm bất lợi cho mình.

Phải nói rằng, chưa bao giờ trong lịch sử nền báo chí “cách mạng Việt Nam” lại dễ dàng bị thao túng bởi một tập đoàn tư nhân như Vingroup đến như vậy. Cho dù báo chí trong nước vẫn là công cụ phục phụ cho việc tuyên truyền, mị dân của đảng CSVN. Rất nhiều sự kiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh Vingroup không được báo chí trong nước đăng tin, mà chỉ có cư dân mạng truyền tải trên Internet thông qua Facebook và những kênh truyền thông khác.

Giấy mời của PC50 công an Hà Nội gửi đến phụ huynh học sinh lên tiếng phản đối tăng học phí. Ảnh: Internet
Việc thao túng báo chí của Vingroup rất đơn giản, không rắc rối như chúng ta tưởng. Tập đoàn này chỉ cần bỏ ra một số tiền lớn để mua quảng cáo, đến dịp lễ Tết lại có quà cáp cho các tờ báo có lượng độc giả cao…Từ đó, những tờ báo này sẽ không đăng bất cứ tin tức gì làm ảnh hưởng, gây bất lợi cho Tập đoàn Vingroup. Ngược lại, chỉ đăng những gì có lợi cho tập đoàn này và hình ảnh, nội dung bài báo trước khi đăng đã được Vingroup kiểm duyệt.

Cách dùng tiền để kiểm soát báo chí của Vingroup từ xưa đến nay vô cùng chặt chẽ. Chưa bao giờ trên báo chí người ta thấy hình ảnh của một Phạm Nhật Vượng xấu xí, ngay cả những tờ báo lá cải cũng không hề có bất cứ tin tức gì liên quan đến gia đình, vợ con của ông này. Lối dùng tiền kiểm soát báo chí còn chặt hơn cả cách quản lý của Bộ Thông tin-Truyền thông. Vì với tiền, Phạm Nhật Vượng điều khiển được cả Tổng biên tập tờ báo, buộc họ phải gỡ xuống những bài báo gây bất lợi cho Vingroup.

Không chỉ thao túng được báo chí, Phạm Nhật Vượng còn lũng đoạn được cả chính quyền. Trong khi những tập đoàn, công ty khác giàu lên bằng việc cướp đất của người dân do có sự tiếp tay của chính quyền, từ đó tiếng ta thán rền vang khắp nơi, thì Phạm Nhật Vượng lại không làm như vậy. Mặc dù cũng giàu lên nhờ bất động sản, nhưng bằng việc móc nối với những lãnh đạo ở tầng cấp thượng tầng, ông có được những thỏa thuận, hợp đồng để lấy đi những phần đất vàng từ các công ty, tập đoàn làm ăn không hiệu quả. Từ đó, biến những vùng đất vàng thành các khu chung cư, trung tâm thương mại, bịnh viện, trường học…và giàu lên nhanh chóng. Vượng chẳng những không bị người dân oán than, mà lại còn được nhiều người yêu mến.

Bên cạnh việc thao túng truyền thông, Phạm Nhật Vượng còn điều khiển được cả lực lượng công an để áp chế những người tung ra các tin tức gây bất lợi cho cá nhân và cho tập đoàn Vingroup. Điều đó được thể hiện qua việc PC50 của công an Hà Nội cho mời một loạt phụ huynh học sinh trường Vinschool lên làm việc.

Phạm Nhật Vượng là một nhà tư bản giàu lên trong thời kỳ trước và sau khi khối Cộng sản ở Đông Âu sụp đổ. Tại Ukraine, Vượng sản xuất mì tôm và phất lên bằng nghề này. Với số tiền có được, Vượng mang về Việt Nam, bắt tay với một số lãnh đạo trong nước mở ra một số khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, xây chung cư để bán…Từ đó trở thành tỷ phú giàu nhất tại Việt Nam hiện nay.

(Cali Today)

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

HỘI NGHỊ TW 6: BỔ SUNG BCT, QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN NGUYỄN XUÂN ANH, ĐINH LA THĂNG; ÔNG TRỌNG KHÔNG NGHỈ GIỮA NHIỆM KỲ

Tổng Bí thư: Đổi mới không được nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia

Dân trí Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6, nói về việc đổi mới hệ thống chính trị, bộ máy các cơ quan nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý cần bảo đảm tính đổi mới tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia…
 >> Khai mạc Hội nghị Trung ương 6: Bàn việc tinh giản các cơ quan trong Đảng

Sáng nay, 4/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII trọng thể khai mạc Hội nghị lần thứ sáu. Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở, lưu ý, nhấn mạnh một số vấn đề, đề nghị Trung ương quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Hội nghị Trung ương 6 khai mạc sáng nay, 4/10 (ảnh: TTXVN).
Hội nghị Trung ương 6 khai mạc sáng nay, 4/10 (ảnh: TTXVN).
Làm ngay những việc đã “chín”
Về tình hình kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách năm 2017, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán tài chính - ngân sách năm 2018, Tổng Bí thư nêu rõ, đây là nội dung làm việc thường kỳ hàng năm tại các hội nghị cuối năm của Ban Chấp hành Trung ương nhằm rà soát lại tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách của đất nước, thấy rõ những ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cả hệ thống chính trị; từ đó phát huy mặt tốt, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa tốt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm đã đề ra. Do đó, nội dung này có ý nghĩa rất thiết thực.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu kỹ Tờ trình, Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ và xuất phát từ tình hình thực tế trong nước, quốc tế cũng như các ngành, lĩnh vực, địa bàn nơi công tác để thảo luận, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm. Chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhất là những yếu tố tích cực mới xuất hiện, những vấn đề nổi cộm mới phát sinh.
Tổng Bí thư lưu ý các cơ quan đối chiếu kết quả đạt được với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện 3 đột phá chiến lược; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế...
“Đặc biệt, cần chỉ rõ nguyên nhân vì sao một số việc chưa làm được, một số chỉ tiêu đạt thấp hoặc chưa đạt trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện mặc dù tình hình trong nước và quốc tế năm 2017 nhìn chung thuận lợi hơn so với năm 2016” - Tổng Bí thư nhắc.
Trên cơ sở đó dự báo các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua, đặc biệt là những khó khăn, thách thức trong việc khắc phục những hạn chế, yếu kém vốn có, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế; những rủi ro về tài chính - tiền tệ, nhất là khi nợ công, nợ xấu còn cao, nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ.
Xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2018; đề ra các chính sách, biện pháp có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, kiểm soát nợ công; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư công, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6.
Liên quan đến một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư cho rằng, tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết và phạm vi của đề án “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bộ Chính trị nhận định, đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng nhưng cũng rất khó, rất phức tạp và nhạy cảm, vì nó liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả…
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung nghiên cứu, đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Đồng thời, từ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý nơi công tác; nghiên cứu, vận dụng các bài học được rút ra từ tổng kết lý luận, thực tiễn qua 30 năm đổi mới, tập trung đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, bổ sung hoàn thiện quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
“Phải chăng cần đặc biệt chú ý bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng nêu yêu cầu, các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị.
Người lãnh đạo đứng đầu Đảng gợi ý: “Phải chăng những việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay; việc nào chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tích cực nghiên cứu, mạnh dạn cho làm thí điểm rồi tổng kết, mở rộng dần?”.
Đánh giá toàn diện hệ thống 2,5 triệu viên chức
Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo Tổng Bí thư, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng và tích cực lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, gây bức xúc xã hội và không ít những khó khăn, thách thức phải vượt qua, nhất là trong việc tổ chức lại và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát huy tốt hơn trí tuệ và sự cống hiến của đông đảo đội ngũ trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học và lao động kỹ thuật chất lượng cao trong lĩnh vực này, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; đồng thời góp phần giải quyết vấn đề tổ chức, biên chế, cải cách chế độ tiền lương của toàn hệ thống chính trị.
Cho đến nay, chưa kể đến tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước, cả nước đã có khoảng 58 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập với 2,5 triệu biên chế; giữ vai trò chủ đạo, cung cấp hầu hết dịch vụ sự nghiệp công, liên quan đến mọi người, mọi nhà và toàn xã hội như: Dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao... Vì vậy, việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân văn hết sức sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng XHCN, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Chú ý phân tích sâu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cần được tiến hành đồng bộ, quyết liệt nhưng thận trọng, vững chắc và đặt trong tổng thể tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sự cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công (xã hội hóa nhưng không thương mại hóa), phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với bảo đảm ổn định chính trị, xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thể nói riêng. Chú ý kế thừa, phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được; căn cứ vào thực tế và trình độ phát triển của nước ta để rà soát, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách, có tính khả thi cao, nhất là các cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá.
Tổng Bí thư khẳng định, nội dung chương trình của Hội nghị Trung ương lần này đề cập nhiều vấn đề rộng lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tất cả đều là những vấn đề quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đến đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và kỳ vọng.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định cùng với một số vấn đề quan trọng khác vào cuối kỳ họp.
P.T

Trung ương Đảng bàn việc đổi mới, tinh gọn bộ máy

Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn là một trong các chuyên đề của Hội nghị Trung ương lần này.

Khai mạc sáng nay 4/10, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu, khóa XII, sẽ thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trung ương cũng sẽ bàn về tình hình kinh tế-xã hội và tài chính-ngân sách năm 2017, dự kiến kế hoạch năm tới; về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và dân số trong tình hình mới; việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập... 
trung-uong-dang-ban-viec-doi-moi-tinh-gon-bo-may
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, chương trình Hội nghị lần này đề cập nhiều vấn đề rộng lớn, vừa cơ bản, vừa cấp bách, liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội hằng năm, đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Theo Tổng bí thư, đây đều là các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, đến đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và kỳ vọng.
Tổng bí thư đề nghị Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, cùng với một số vấn đề quan trọng khác, và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp
Tổng bí thư cho biết sắp tới Trung ương sẽ họp một chuyên đề về công tác cán bộ
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến Hội nghị Trung ương bàn chuyên đề tổ chức bộ máy, trong cuộc tiếp xúc cử tri tháng 5/2017. Video: Hoàng Thuỳ
Yêu cầu báo cáo về tổ chức bộ máy và chi ngân sách
Mười tháng trước, vào ngày 28/11/2016, Ban bí thư đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Cùng với đó, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng... được yêu cầu tiến hành tổng kết đánh giá nghị quyết, văn bản pháp luật về nội dung liên quan.
Ban chỉ đạo nêu rõ, quá trình tổng kết phải được tiến hành từ cơ sở đến Trung ương, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá khách quan, phân tích sâu sắc".
Qua tổng kết, các đơn vị đề xuất với Trung ương những nhiệm vụ, giải pháp cần thiết; tập trung làm rõ nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị; nêu định hướng đổi mới tổ chức bộ máy trong thời gian tới.
Ngoài việc tổng kết và báo cáo chung của các đơn vị, Ban chỉ đạo còn đề nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương tổng kết các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động hệ thống chính trị.
Đồng thời, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính tổng hợp tình hình tổ chức bộ máy, số lượng công chức, viên chức, người lao động các đơn vị liên quan; tình hình chi ngân sách thường xuyên cho các tổ chức trong hệ thống chính trị (lương, phụ cấp, chi hoạt động của bộ máy…).
Với Ban cán sự đảng bộ, cơ quan ngang bộ, Ban chỉ đạo gợi ý nêu đề xuất xung quanh năm nhóm vấn đề. Đầu tiên, về đổi mới nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức đảng, đảng viên đối với cấp này.
Tiếp đó là chủ trương, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong lĩnh vực quản lý; tổ chức lại mô hình ban cán sự đảng và đảng ủy cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ bảo đảm lãnh đạo toàn diện, xuyên suốt, có hiệu quả; đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công thuộc bộ.
Với Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban chỉ đạo gợi ý báo cáo nội dung như các ban cán sự đảng bộ, cơ quan ngang bộ; đồng thời, báo cáo sâu thêm một số nội dung khác, trong đó có việc bảo đảm cơ chế lãnh đạo và chấp hành sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội và Công an...
Ban chỉ đạo cũng gợi ý đánh giá thực trạng về hệ thống tổ chức đảng, tổ chức quần chúng và kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy trong lực lượng vũ trang; sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với các cấp ủy quân đội và cấp ủy công an địa phương; về công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trực thuộc và việc thực hiện chủ trương một số nhiệm vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có đủ điều kiện dân sự hóa thì chuyển cho các bộ không thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quản lý (Nghị quyết số 17 ngày 1/8/2007).
Ngoài nội dung nêu trên, tại kỳ họp thứ 18 ngày 29/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy) theo thẩm quyền.

Võ Văn Thành