Cổ nhân kết giao: 5 kiểu người chỉ nên tránh xa mà không thể kết thân
Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, chúng ta đều có thể bắt gặp những kẻ tiểu nhân hại người. Những người này, hành vi thay đổi thất thường, khiến người khác khó lòng hiểu và phòng bị được. Vậy làm sao để nhận ra họ? Thời xưa, cổ nhân rất coi trọng điều này.
Để hiểu được một người khác, kỳ thực là điều khó khăn nhất. Bởi vì mỗi người đều có lối suy nghĩ riêng của bản thân mình. Hơn nữa, lối suy nghĩ của họ lại bị chi phối, ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài như động cơ, tâm tình… Nó còn thuận theo sự biến hóa của những yếu tố bên ngoài mà biến hóa theo. Trong khi đó, hành vi và suy nghĩ của những kẻ tiểu nhân thường là kín đáo, không để cho người khác biết, lại thay đổi thất thường, khó lòng mà phòng bị.
Trong “Khổng Minh tâm thư”, Gia Cát Lượng đã viết một bộ binh thư, cũng là một bộ mưu lược nhận biết tiểu nhân và quân tử. Trong đó, Gia Cát Lượng đã liệt kê ra năm loại người được gọi là “tiểu nhân”, tuyệt đối không thể kết thân.
Đại ý mà Gia Cát Lượng muốn nói chính là, cho dù là trị quân hay là thống trị đất nước thì có năm loại người luôn phải chú ý không được kết thân. Họ là mầm tai họa khiến cho quốc gia bình an và quân đội vững mạnh phát sinh hỗn loạn, rối ren mà đi đến suy bại.
Năm loại người này bao gồm: Thứ nhất là người lôi kéo kết bè kết đảng, luôn gièm pha, đả kích người hiền lương tài đức.
Thứ hai là người luôn xa xỉ, hoang phí trên phương diện ăn mặc, trang phục của họ không giống kiểu cách những người bình thường khác.
Thứ ba là người luôn dùng lời nói khoe khoang, khoác lác, khuyếch đại những điều không có thật, dùng hoa ngôn xảo ngữ để làm mê hoặc lòng người, tạo ra những lời đồn để lừa gạt người khác.
Thứ tư là người chuyên thích bàn luận thị phi, xúi giục đôi bên gây rối để bản thân chiếm lợi.
Thứ năm là người chỉ chăm chăm để ý đến lợi ích của cá nhân mình, âm thầm vì lợi ích của bản thân mà cấu kết với cả kẻ địch của chủ nhân.
Gia Cát Lượng nhấn mạnh rằng, đối với năm loại người gian trá, có đạo đức bại hoại này chỉ có thể tránh xa chứ không thể kết giao hay thân cận.
5 loại người mà Gia Cát Lượng liệt kê thực chất là 5 loại hành vi và biểu hiện của kẻ tiểu nhân. Gia Cát Lượng gọi đó là “5 hại”. Trong một số tác phẩm của mình, Gia Cát Lượng cũng phân tích chi tiết về sự nguy hại, đặc trưng và cách đối phó với kẻ tiểu nhân như sau:
Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, chúng ta đều có thể bắt gặp những kẻ tiểu nhân hại người. Những người này, hành vi thay đổi thất thường, khiến người khác khó lòng hiểu và phòng bị được. Vậy làm sao để nhận ra họ? Thời xưa, cổ nhân rất coi trọng điều này.
Để hiểu được một người khác, kỳ thực là điều khó khăn nhất. Bởi vì mỗi người đều có lối suy nghĩ riêng của bản thân mình. Hơn nữa, lối suy nghĩ của họ lại bị chi phối, ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài như động cơ, tâm tình… Nó còn thuận theo sự biến hóa của những yếu tố bên ngoài mà biến hóa theo. Trong khi đó, hành vi và suy nghĩ của những kẻ tiểu nhân thường là kín đáo, không để cho người khác biết, lại thay đổi thất thường, khó lòng mà phòng bị.
Trong “Khổng Minh tâm thư”, Gia Cát Lượng đã viết một bộ binh thư, cũng là một bộ mưu lược nhận biết tiểu nhân và quân tử. Trong đó, Gia Cát Lượng đã liệt kê ra năm loại người được gọi là “tiểu nhân”, tuyệt đối không thể kết thân.
Đại ý mà Gia Cát Lượng muốn nói chính là, cho dù là trị quân hay là thống trị đất nước thì có năm loại người luôn phải chú ý không được kết thân. Họ là mầm tai họa khiến cho quốc gia bình an và quân đội vững mạnh phát sinh hỗn loạn, rối ren mà đi đến suy bại.
Năm loại người này bao gồm: Thứ nhất là người lôi kéo kết bè kết đảng, luôn gièm pha, đả kích người hiền lương tài đức.
Thứ hai là người luôn xa xỉ, hoang phí trên phương diện ăn mặc, trang phục của họ không giống kiểu cách những người bình thường khác.
Thứ ba là người luôn dùng lời nói khoe khoang, khoác lác, khuyếch đại những điều không có thật, dùng hoa ngôn xảo ngữ để làm mê hoặc lòng người, tạo ra những lời đồn để lừa gạt người khác.
Thứ tư là người chuyên thích bàn luận thị phi, xúi giục đôi bên gây rối để bản thân chiếm lợi.
Thứ năm là người chỉ chăm chăm để ý đến lợi ích của cá nhân mình, âm thầm vì lợi ích của bản thân mà cấu kết với cả kẻ địch của chủ nhân.
Gia Cát Lượng nhấn mạnh rằng, đối với năm loại người gian trá, có đạo đức bại hoại này chỉ có thể tránh xa chứ không thể kết giao hay thân cận.
5 loại người mà Gia Cát Lượng liệt kê thực chất là 5 loại hành vi và biểu hiện của kẻ tiểu nhân. Gia Cát Lượng gọi đó là “5 hại”. Trong một số tác phẩm của mình, Gia Cát Lượng cũng phân tích chi tiết về sự nguy hại, đặc trưng và cách đối phó với kẻ tiểu nhân như sau:
Sự nguy hại của tiểu nhân
Hành vi của kẻ tiểu nhân sẽ ảnh hưởng đến những quyết sách trọng yếu và khiến cho trọng tâm quyền lực của tập thể bị mất đi sự cân bằng. Từ đó gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tiểu nhân có đặc điểm chung là luôn đặt mình ở trung tâm và có lòng ghen ghét đố kỵ người tài. Họ vốn không có tài năng và bản sự nhưng lại không chịu học hỏi điểm tốt từ người khác, không muốn chứng kiến người khác được trọng dụng, không muốn người khác mạnh hơn mình. Vì vậy, họ tận lực nghĩ ra các thủ đoạn, thông qua “đường ngang ngõ tắt” để làm nổi bật chính mình. Những thủ đoạn ấy chủ yếu là bàn lộng thị phi, tà thuyết mê hoặc người, khiến nhiều người không phân biệt được phải trái. Từ đó, lợi dụng những điều ấy để đạt được mục đích của mình. Đây là sự nguy hại vô cùng lớn.
Triệu Cao triều nhà Tần là một ví dụ điển hình. Tháng 7 năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng bị chết trên đường đi tuần du. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao đã giả mạo chỉ dụ của Vua, sửa lập Hồ Hợi kế vị, giết chết con trai cả là Doanh Phù Tô, 12 công tử, 10 công chúa và đại tướng quân Mông Điềm, Hữu thừa tướng Phùng Khứ Tật.
Khi Hồ Hợi làm vua, Triệu Cao lại hãm hại giết chết thừa tướng Lý Tư rồi lên làm Thừa tướng. Triệu Cao vượt quyền trong việc triều chính, sát hại hoàng tộc, đại thần, trắng trợn bịa đặt tội danh cho người đối lập với mình rồi hãm hại. Hơn nữa, Triệu Cao còn trước mặt Nhị Thế Hồ Hợi mà “chỉ hươu bảo ngựa”.
Bởi vậy, theo Gia Cát Lượng, người càng làm tướng lớn thì càng phải nhận biết và hiểu rõ sự nguy hại của kẻ tiểu nhân.
Đặc trưng của kẻ tiểu nhân
Tiểu nhân là tương phản với người quân tử. Chúng ta thường nói, người quân tử vô tư, thẳng thắn còn kẻ tiểu nhân thì thường suy nghĩ ưu tư. Kẻ tiểu nhân làm việc luôn lén lút vụng trộm khiến người khác cảm thấy họ vừa đáng thương lại đáng khinh thường.
Bản lĩnh của kẻ tiểu nhân chỉ thể hiện ở ngoài miệng, bởi vì thực chất họ không có năng lực thực sự. Họ chỉ có thể dùng lời nói “gió chiều nào xoay chiều ấy” để đạt được mục đích của mình.
Gia Cát Lượng đã chỉ ra một biểu hiện đặc thù bên ngoài của tiểu nhân, chính là thích phô trương, lãng phí không có tiết chế điều độ, ăn mặc kỳ dị. Đương nhiên, đây là Gia Cát Lượng dùng chuẩn mực lễ tiết của người cổ đại để chỉ ra biểu hiện bề ngoài của tiểu nhân. Bởi vì, thời cổ đại, mọi lễ nghi đều rất nghiêm khắc, từ cách ăn mặc cũng phản ánh ra phẩm chất đạo đức của một người. Ngày nay, trang phục và cách ăn mặc đã thay đổi nhiều, nhưng từ cách ăn mặc vẫn có thể biểu lộ ra phần nào phẩm chất của một người là cao hay thấp.
Gia Cát Lượng cũng chỉ ra một đặc thù khác của tiểu nhân, chính là luôn khoe khoang bản thân, theo đuổi lợi ích cá nhân và hư vinh. Những người này sẽ bất chấp tất cả, chỉ cần đạt được lợi ích bản thân thì không cần suy xét đến lợi ích tập thể. Theo Gia Cát Lượng, một người theo đuổi hư vinh càng lớn thì không thể trông cậy vào sự cống hiến của họ. Bởi vì hư vinh là đối lập với trách nhiệm, hư vinh càng nặng thì trách nhiệm càng kém, nói gì đến sự chuyên chú làm việc?
Làm sao để đối phó với kẻ tiểu nhân?
Từ xưa đến nay, bên cạnh một người nắm giữ những trọng trách lớn thì luôn có người quân tử chân thành và kẻ tiểu nhân dối trá. Đến một mức độ nào đó, ở bên cạnh những người lãnh đạo càng lớn thì kẻ tiểu nhân sẽ càng nhiều, bởi vì họ luôn muốn lợi dụng sức mạnh của người quyền chức lớn để bài xích người khác, nhằm đạt được lợi ích của mình.
Ở bề ngoài, tiểu nhân luôn thể hiện mình bận rộn, vì lợi ích chung của tập thể nhưng trong lòng lại có suy tính khác. Cho nên, trong cách đối đãi với tiểu nhân, Gia Cát Lượng khuyên rằng “chỉ có thể tránh xa mà không thể thân cận”, nếu không “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”.
Trong “Xuất sư biểu”, Gia Cát Lượng cũng từng nói: ““Thân cận hiền thần, xa rời tiểu nhân, đây là nguyên nhân khiến Tiên Hán hưng thịnh. Thân cận tiểu nhân, xa rời hiền thần, đây là nguyên nhân khiến Hậu Hán suy bại.”Câu nói của Gia Cát Lượng cũng chỉ rõ sự nguy hại của tiểu nhân đối với sự hưng thịnh của quốc gia.
Kỳ thực, không riêng Tiên Hán và Hậu Hán, mà trong lịch sử có rất nhiều triều đại đã minh chứng cho điều này. Rất nhiều vị quân sư tài giỏi trong lịch sử đều chỉ ra rằng, một người lãnh đạo thành công không phải chỉ là người có tài cầm quyền, hay là một người có tài dùng quyền, mà phải là người có tài, có bản lĩnh nhìn người, nhận biết người.
Bởi vậy, thông qua thực tế nhiều năm, kết hợp với kinh nghiệm lựa chọn nhân tài của cổ nhân, Gia Cát Lượng đã liệt kê ra năm loại người không nên kết giao ở bên trên. Các triều đại sau, đều xem đây là bài học kinh nghiệm quý báu để trị quốc, kết giao bạn bè.
An Hòa (dịch và t/h)
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét