Đây là một trong những vấn đề được nêu ra tại ra tại Hội thảo chuyên đề “Phát huy mặt tích cực của hoạt động thi người đẹp, người mẫu góp phần quảng bá nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay” do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTT&DL) tổ chức ngày 20/10, tại Đà Nẵng.
Hiện nay, các cuộc thi người đẹp, người mẫu, hoa khôi đã trở nên quá quen thuộc đối với công chúng Việt Nam. Chính sự nở rộ tràn lan của các cuộc thi khiến khán giả phải “chóng mặt” khi nhìn cảnh người đẹp “nhảy” hết từ cuộc thi này sang cuộc thi khác. Ngoài ra, nhiều thí sinh lợi dụng dao kéo, phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM), một số thí sinh đi thi “chui”… khiến cho giá trị của những danh xưng từ các cuộc thi chính danh bị giảm đi…
Có nên bỏ điều khoản cấm phẫu thuật thẩm mỹ?
Bà Võ Thị Xuân Trang, Hiệu trưởng Jonh Robert Power, một ngôi trường chuyên đào tạo các người đẹp đi thi hoa hậu – nêu quan điểm: “Việc PTTM hiện nay đã rất phổ biến ở các cuộc thi sắc đẹp nhưng với cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam thì tiêu chí vẻ đẹp tự nhiên luôn được đặt lên hàng đầu và PTTM thì không được dự thi. Tuy nhiên, khi các người đẹp Việt Nam đi thi ở đấu trường quốc tế thì vẻ đẹp tự nhiên lại rất thiệt thòi”.

Bà võ Thị Xuân Trang, Hiệu trưởng Trường Jonh Robert Power
Bà Trang cũng cho biết, bà đã từng chứng kiến cô hoa hậu dù PTTM nhưng vẫn được lọt vào top 5 nên bà này cho rằng, quy định nên cho phép thí sinh PTTM nhưng ở một mức độ nào đó.
Ông Võ Việt Chung, GĐ Công ty TNHH MTV Võ Việt Chung – Đơn vị nắm bản quyền tổ chức cuộc thi Hoa hậu Đại dương tại Việt Nam đồng quan điểm trên, đồng thời cho rằng: việc PTTM đã rất phổ biến, nên chăng có thể nới rộng quy định cho phép PTTM để các người đẹp không thiệt thòi khi ra các đấu trường quốc tế, lại quảng bá được hình ảnh của Việt Nam?”
Ông Võ Việt Chung, GĐ Công ty TNHH MTV Võ Việt Chung
Trong khi đó, quan điểm của ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, nếu cho phép tất cả các thí sinh đều PTTM thì vô hình sẽ tạo ra một cuộc đua PTTM để đi thi từ đó sẽ tạo ra hiệu ứng trái chiều, đồng thời làm mất đi ý nghĩa tuyển chọn, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ Việt Nam.
Hoa hậu đã làm được gì cho nhân dân, đất nước?
Theo bà Võ Thị Xuân Trang, hiện nay gần như các thí sinh đi thi với tư cách cá nhân. Đơn cử như cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ có đến khoảng 70% là các thí sinh tự túc đi thi và 30% là thắng cuộc ở các cuộc thi cấp thấp được giới thiệu lên. Do đó, bà Trang cho rằng, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp trong quá trình tìm kiếm thí sinh cho các cuộc thi hơn là để tình trạng các thí sinh đơn phương đi thi, dẫn đến chất lượng kém, không được bồi dưỡng và định hướng phát triển, khi có sự cố nào đó họ cũng không được tổ chức nào đứng ra bảo vệ.

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp thực tế của các nhà tổ chức sự kiện và các sở ngành địa phương.
Vẫn theo bà Trang, hiện nay nhiều thí sinh chỉ biết tập trung vào vẻ đẹp bên ngoài chứ chưa chăm lo cho việc cập nhật kiến thức về văn hóa, ẩm thực, danh lam thắng cảnh của đất nước nên không làm tốt việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.
“Tôi đào tạo rất nhiều người đẹp đi thi hoa hậu, nhưng có lúc phải nghe những câu hỏi: Hoa hậu làm được gì mà tổ chức các cuộc thi hoa hậu nhiều như vậy? Thật sự bản thân tôi cũng không biết nhiều người đã làm được gì. Chúng ta nên đặt ra câu hỏi, các cô ấy sau khi là hoa hậu đã làm được gì cho nhân dân, đất nước? Từ đó nên có quy định những việc làm, hành động cụ thể cho họ trong quá trình đương nhiệm, để họ làm tròn trách nhiệm của mình” – Bà Trang nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Nhật, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn – đơn vị nắm bản quyền tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam có đề nghị phía Bộ VHTT&DL nên quy định lại rõ ràng về việc người đẹp đi thi các cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế và danh hiệu của các cuộc thi này khi về nước nằm ở cấp độ nào. Thay vì nhiều thí sinh đi thi “chui”, Bộ có nên cấp phép cho họ đi thi và quản lý sau khi đi thi để tránh tình trạng trên? Có nên giảm độ tuổi đi thi cho thí sinh?
Đặc biệt, đối với các đơn vị tổ chức, nên quy định về mức tài khoản tiền mặt hiện có cũng như kinh nghiệm. Như vậy sẽ tránh được tình trạng nhiều cuộc thi quy mô nhỏ được tổ chức tràn lan và đặc biệt tránh được tình trạng “mua bán” giải.
Thông qua Hội thảo, Bộ VHTT&DL cũng đang lấy ý kiến bổ sung cho Nghị định mới trong lĩnh vực tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu nhằm tận dụng tốt các cuộc thi để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Nguồn: 

Khủng hoảng ở Venezuela: Nhiều trí thức phải bán dâm kiếm cơm qua ngày

VTC 
Họ từng là giáo sư, tiến sĩ, hoặc những người có học thức trong xã hội Venezuela; nhưng giờ đây lại phải làm một công việc cực kỳ khác chuyên môn, vô cùng bẩn thỉu để kiếm miếng ăn qua ngày.
Gabriel Sanchez, chủ một nhà thổ ở Arauca, một thị trấn biên giới của Colombia và Venezuela chia sẻ về công việc của anh hiện tại như sau:
“Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, trong một môi trường mà từ bé, tôi chỉ thấy súng, ma tuý, gái điếm… Dù có lúc tôi muốn giã từ tất cả để sống một cách yên ấm với gia đình nhưng dường như đó là số phận của tôi…”.
Gabriel Sanchez là chủ một nhà thổ với hơn 20 nhân viên làm việc cho anh, và anh khẳng định rằng cả 20 người này đều đến từ Venezuela.
Khung hoang o Venezuela: Nhieu tri thuc phai ban dam kiem com qua ngay - Anh 1
Dayana và Gabriel Sanchez bên ngoài nhà thổ của Gabriel, thuộc thị trấn Arauca, biên giới Colombia - Venezuela. (Ảnh: El Nuevo Herald)
Rất nhiều người trong số họ từng là tiến sĩ, giáo sư, giáo viên, bác sĩ và có cả kỹ sư dầu khí. Họ tới đây với tấm bằng trên tay, hy vọng ở bên này biên giới họ sẽ kiếm được một công việc không khá hơn nhưng đủ để nuôi sống gia đình, vậy mà công việc duy nhất tìm tới họ lại là bán dâm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela cùng với những biện pháp trừng trị của Mỹ đã đưa quốc gia này đến bờ vực của sự diệt vong; đến mức mà người dân không có lương thực, không có việc làm, trộm cắp, giết cướp xảy ra nhan nhản, khắp mọi ngõ ngách ở đất nước này.
Theo một thống kê của Liên Hiệp Quốc, chỉ trong sáu năm trở lại đây, đã có hơn 1 triệu người Venezuela di cư sang các quốc gia láng giềng khác như Panama, Colombia, những người may mắn hơn có thể nhập cư vào Mỹ.
Riêng ở Colombia, tính đến tháng 8/2017, đã có hơn 400.000 người Venezuela. Họ tới đây chỉ với một mục đích: Kiếm tiền nuôi sống gia đình.
Tuy nhiên, để tìm được một việc làm phù hợp, đàng hoàng, ngày càng trở nên khó khăn, rất nhiều phụ nữ Venezuela còn trẻ và lớn tuổi nhất chỉ khoảng trên dưới 30 đã phải bán thân kiếm từng đồng gửi về cho gia đình ở bên kia biên giới.
Như trường hợp của chị Dayana, 30 tuổi và đã có 3 đứa con ở Venezuela; tình hình ngày càng khó khăn buộc chị phải sang Colombia để kiếm việc làm nhưng do không xin được giấy phép lao động nên chị phải hành nghề mại dâm ở thị trấn Arauca.
Khi còn ở Venezuela, Dayana từng là quản lý của một nhà máy xử lý thực phẩm bên ngoài thủ đô Caracas, nhưng kinh tế ngày càng khó khăn và chính phủ Venezuela đã quyết định đóng cửa nhà máy.
Cách đây 7 tháng, chị còn làm ở thủ đô Bogota nhưng để dễ dàng gửi thức ăn và tiền cho gia đình, chị đã chuyển tới thị trấn hiện tại, chỉ cách biên giới nửa tiếng đi ô tô.
Chị chia sẻ: “Tuần trước, em gái tôi từ Venezuela sang đây để lấy đồ ăn và tiền về, nó phải đi mất 18 tiếng xe bus mới tới nơi và phải quay về ngay, nếu không sẽ không kịp có đồ ăn cho bọn trẻ con đi học mất…”.
Nếu là một ngày may mắn, Dayana có thể kiếm từ 50 đến 100 USD trong khoảng 20 phút phục vụ khách nhưng cũng có ngày chỉ được 20 USD, thậm chí có ngày chẳng được đồng nào.
Video: Venezuela khủng hoảng: Đến quan tài cũng phải làm bằng bìa các tông
Biết rằng, nghề mại dâm chẳng tốt đẹp gì nhưng Dayana vẫn cảm thấy may mắn vì không như những người bị giết dọc đường vượt biên sang đây và hơn nữa chị có việc, một công việc chẳng mấy sạch sẽ gì nhưng lại giúp chị nuôi mấy đứa trẻ ở nhà.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ lạm phát ở Venezuela đã lên tới hơn 700%, đồng tiền bolivar đang rớt giá không phanh, người dân ở đây lâm vào cảnh khốn cùng về mọi mặt.
Sự thiếu thốn về lương thực, thuốc men đã trở thành một trong những nguyên nhân của các cuộc biểu tình bạo lực, những vụ cướp giết dã man xảy ra trên khắp cả nước.
Dayana kể về những ngày ở Venezuela như sau: “Mọi thứ đều thiếu thốn, không có bất kỳ mặt hàng nào ở chợ hay siêu thị, nhiều khi tôi phải xếp hàng 7-8 tiếng đồng hồ để mua một gói bột mì… Nhưng nếu may mắn thì tôi sẽ mua được, còn không thì sẽ phải mua ở chợ đen với giá cắt cổ, người dân đất nước tôi đang bị đói trầm trọng”.
Colombia là một trong số ít quốc gia đã hợp pháp hoá mại dâm, ở đây từ thành phố lớn tới những thị trấn chỉ vài chục nghìn người cũng có nhà thổ và tất cả đều hoạt động tự do.
Các nhà thổ chỉ bị kiểm tra khi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có lệnh bắt ai đó vào Colombia trái phép, hoặc có tiền án, tiền sự bất hảo.
Chị Marta Munoz, quản lý của một ngôi nhà từ thiện dành cho những phụ nữ cơ nhỡ cho biết; cảnh sát ở Colombia họ bận rộn đi bắt những người bán rong hoặc xử lý các loại tội phạm nhỏ lẻ khác, hơn là vào các nhà thổ để kiểm tra, và ở đây thường xuyên xảy ra các vụ đánh đập, hành hạ phụ nữ.
Rất nhiều phụ nữ may mắn đã trốn ra khỏi các nhà thổ này và tìm đến chị. Cùng nỗi lo với chị Marta, nhiều nhà hảo tâm cũng bày tỏ rằng, họ không thể bảo vệ hết những người phụ nữ kia nếu chính luật pháp không làm điều đó.
Ở Colombia, gái bán dâm người Venezuela rất được ưa chuộng, thứ nhất bởi nhan sắc, ngoại hình hấp dẫn và họ sẵn sàng bán dâm với giá rẻ hơn. Phải đến hơn 90% gái bán dâm ở Colombia là người Venezuela.
(Nguồn: El Nuevo Herald)
Phong Sơn