Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Wikileaks tiết lộ: Tập Cận Bình rất tin vào năng lực siêu nhiên của Phật gia

Wikileaks mới đây đã công bố những tài liệu rất đặc biệt về ông Tập Cận Bình. Trong đó miêu tả tường tận về tính cách cũng như những trải nghiệm của ông Tập, gồm cả việc ông Tập rất tin vào khí công và những năng lực siêu nhiên của Phật gia.

tín ngưỡng Phật gia, Tap Can Binh, khổ sai,
Wikileaks đã tiết lộ, ông Tập Cận Bình rất tin vào năng lực siêu nhiên của Phật gia. (Ảnh: Chinanews)
Ngày 30/08/2011, Wikileaks đã công bố một điện báo cơ mật mà đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh gửi đến Washington ngày 16/11/2009. Điện báo này có mã số 09BEIJING3128, cấp độ bảo mật là cơ mật.
Tiêu đề của điện báo là “Chân dung Phó Chủ tịch Tập Cận Bình: Tham vọng sống sót trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa” (Portrait of Vice Prrsident Xi Jinping: ‘Ambitious Survivor’ of the Cultural Revolution).
Điện báo cho biết, những thông tin này được tiết lộ trực tiếp bởi người bạn thân trước đây của ông Tập Cận Bình, một giáo sư có mối quan hệ lâu năm với Đại sứ quán Mỹ. Ông này đã chia sẻ về bối cảnh gia đình, quá trình trưởng thành, thời kỳ thanh thiếu niên, sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình, cũng như ấn tượng và đánh giá của ông về ông Tập.
Quan viên của Đại sứ quan Mỹ phải thông qua rất nhiều lần nói chuyện từ năm 2007-2009 mới thu thập được nội dung như trong điện báo. Khi Wikileaks công bố điện báo này, đã ẩn danh tính của vị giáo sư này đi, nội dung điện báo tập trung miêu tả về tính cách và sở thích của ông Tập Cận Bình.
Tin tưởng năng lực siêu nhiên của Phật gia
Trong điện báo, vị giáo sư đã tiết lộ, ông Tập Cận Bình trong giai đoạn đầu sự nghiệp chính trị, đã rất tin tưởng vào năng lực siêu nhiên của Phật gia. Trong khoảng thời gian ông Tập công tác ở Hạ Môn, lúc nói chuyện với vị giáo sư này, ông Tập thường bày tỏ nhận xét của mình rằng, khí công, võ thuật và những thứ khác của Phật gia có khả năng trợ giúp sức khỏe một cách thần bí, và cho biết mình rất thích thánh địa Ngũ Đài Sơn của Phật giáo.
Vị giáo sư này nói, ông không rõ ông Tập có tín ngưỡng tôn giáo hay không, hay chỉ là tìm kiếm một phương pháp rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Nhưng bất kể thế nào, việc ông Tập rất am hiểu về tâm linh khiến ông không khỏi ngạc nhiên.
Không nói chuyện về mỹ nữ, không quan tâm tiền tài
Vị giáo sư này hình dung ông Tập Cận Bình là người cương quyết, lạnh lùng, “rất khó hiểu”, “ý chí mãnh liệt”,“biết thời biết thế”“ngay từ đầu đã không dùng thủ đoạn”. Ông Tập Cận Bình không giống như những người mà ông thường thấy, ông Tập không nói chuyện về mỹ nữ, điện ảnh, không uống rượu, không dùng những chất gây nghiện v.v.
Vị giáo sư này nói, ông Tập Cận Bình không “tinh ranh” như những quan chức khác mà ông từng tiếp xúc, hoàn toàn không quan tâm tiền tài, không tham ô, nhưng ông Tập có thể “bị quyền lực ăn mòn”.
Vô cùng am hiểu phương Tây
tín ngưỡng Phật gia, Tap Can Binh, khổ sai,
Ông Tập Cận Bình và ông Tập Trọng Huân. (Ảnh: RFA)
Vị giáo sư còn chỉ ra, ông Tập Cận Bình rất am hiểu về phương Tây. Chị gái của ông Tập sống ở Canada, ông Tập còn có rất nhiều bạn sống ở nước ngoài, ông là người duy nhất trong gia tộc mình sống ở Trung Quốc. Vị giáo sư này nói tiếp, bởi vì ông Tập Cận Bình hiểu rằng, nếu như ông ấy ra nước ngoài sống thì sẽ chỉ là một người bình thường.
Trải nghiệm cuộc sống của ông Tập Cận Bình
Cha ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân, là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc sáng lập ra căn cứ địa Thiểm Bắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, ông Tập Trong Huân từng đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương, Phó ủy viên trưởng Đại hội Đại điểu nhân dân toàn quốc.
Nhưng trong những năm 1960, bởi vì tiểu thuyết “Lưu Chí Đan” bị liệt vào phản đảng, nên ông Tập Trọng Huân và nhiều quan chức địa phương khác bị ảnh hưởng, vì thế trong Cách mạng Văn hóa ông đã bị bức hại, thẩm tra, giam giữ và phải ở trong tù 16 năm. Sau Cách mạng Văn hóa ông được phục chức làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.
Trong sự kiện đại thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ông Tập Trọng Huân là người đồng tình với Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, lên tiếng phản đối xuất binh trấn áp sinh viên. Ngày 24/05/2002 ông Tập Trọng Huân qua đời tại Bắc Kinh, hưởng thọ 89 tuổi.
Trong khoảng thời gian ông Tập Trọng Huân bị đả đảo trong Cách mạng Văn hóa, thì ông Tập Cận Bình cũng bị liệt vào phần tử phản đảng. Năm 1969 năm Tập Cận Bình bị đày đến thôn Lương Gia Hà huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, ông Tập đã phải lao động cực khổ ở đây 7 năm.
Ông Tập Cận Bình nhớ rõ về thời thanh niên của mình khi ông lên tàu từ Bắc Kinh về vùng nông thôn “cả đoàn tàu đều khóc chỉ tôi là cười”, khi đó ông Tập Cận Bình còn chưa tròn 16 tuổi.
Năm 2004, khi ông Tập Cận Bình tiếp nhận phỏng vấn của đài truyền hình Diên An, đã nói rằng: “Tôi không đi thì mới đáng khóc, nếu ở đây thì tôi chưa chắc đã giữ được mạng”.
Thời đó thanh niên trí thức “bị chuyển về vùng nông thôn lao động sản xuất” được xem là “biến tướng của lao động cải tạo”. Từ năm 1974-1979 đã có 25.690 thanh niên trí thức tử vong, trong đó 60% bị chết bất thường.
Ông Tập Cận Bình cũng nhiều lần nói rằng, trải nhiệm trong “7 năm lao động khổ sai ở vùng nông thôn” đã ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến ông.
Lê Hiếu biên dịch

Không có nhận xét nào: