Các hãng truyền thông lớn đã xác nhận 7 sự thật chấn động về vụ bê bối Uranium One, trong khi cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cho rằng các cáo buộc liên quan đến thương vụ Nga mua 20% trữ lượng uranium của Mỹ này là “trò vớ vẩn”.
Hôm 23/10, Hillary Clinton tuyên bố vụ bê bối Uranium One vốn nhấn chìm bản thân bà và chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bị “vạch trần” hết. “Đó vẫn là điều vớ vẩn mà họ đã bán rong trong nhiều năm, và không ai có bằng chứng đáng tin cậy nào”, bà Clinton nói.
Vấn đề là tại sao Bộ Ngoại giao của bà Clinton lại thông qua việc chuyển 20% trữ lượng uranium của Mỹ cho công ty nhà nước Nga, và tại sao 9 nhà đầu tư nước ngoài trong thương vụ này lại chuyển 145 triệu USD vào quỹ của Clinton.
Xa hơn cả “vạch trần”, một số hãng truyền thông chủ lưu đã xác nhận những sự thật chủ chốt liên quan đến vụ bê bối Uranium One – câu chuyện lần đầu tiên được khai mở bởi biên tập viên tin tức cao cấp của Breitbart News là Peter Schweizer trong cuốn sách bán chạy nhất theo xếp hạng của New York Times có tên chính thức: “Clinton Cash: The Uptold Story of How and Why Foreign Goverments and Businesses Helped Make Bill and Hillary Rich” (tạm dịch: Tiền của Clinton: Chuyện chưa kể về việc tại sao và làm thế nào những chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài giúp Bill và Hillary làm giàu).
1. Báo New York Times XÁC NHẬN: Cựu lãnh đạo của công ty uranium của Nga (Ian Telfer) đã bí mật quyên góp 4 lần cho Quỹ Clinton tổng cộng 2,35 triệu USD.
Tờ New York Times đưa tin: “Khi những người Nga đã dần dần nắm được quyền kiểm soát của Uranium One trong 3 giao dịch riêng rẽ từ năm 2009 đến năm 2013, những tài liệu của Canada cho thấy, một dòng tiền đã chảy vào Quỹ Clinton. Chủ tịch của Uranium One đã dùng quỹ của gia đình mình để quyên góp 4 lần tổng cộng 2,35 triệu USD. Những quyên góp này đã không được hai ông bà Clinton tiết lộ công khai, bất chấp một thỏa thuận mà Bà Clinton đã đạt được với Nhà Trắng dưới quyền ông Obama để công khai danh tính của tất cả những người quyên góp. Những người khác có quan hệ với công ty này cũng đã quyên góp”.
2. Tạp chí New Yorker XÁC NHẬN: Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bỏ túi 500.000 USD cho một bài phát biểu ở Moscow, do một ngân hàng được Điện Kremlin chống lưng chi trả.
“Tại sao Bill Clinton lại nhận tiền từ một ngân hàng có quan hệ với Điện Kremlin trong khi vợ ông là Ngoại trưởng?”, tờ New Yorker đặt câu hỏi.
Tương tự, New York Times cũng đã xác nhận rằng: “Ngay sau khi người Nga công bố ý định mua cổ phần chi phối ở Uranium One, ông Clinton đã nhận được 500.000 USD cho một bài phát biểu ở Moscow từ một ngân hàng đầu tư của Nga có quan hệ với Điện Kremlin vốn đang thúc đẩy cổ phiếu của Uranium One“.
3. Báo New York Times XÁC NHẬN: Bất chấp những tuyên bố ngược lại, trên thực tế Uranium One đã xuất khẩu “bánh vàng” ra khỏi Mỹ và “thường xuyên đóng gói vào các thùng và vận chuyển bằng xe tải đến một nhà máy xử lý ở Canada”.
Tờ New York Times đã xác nhận rằng: “Khi được hỏi về điều đó, hội đồng đã xác nhận rằng Uranium One trên thực tế đã vận chuyển ‘bánh vàng’ đến Canada mặc dù họ không có giấy phép xuất khẩu”.
4. Tờ The Hill XÁC NHẬN: FBI đã phát hiện ra “bằng chứng đáng kể rằng các quan chức ngành công nghiệp hạt nhân của Nga đã tham gia vào việc đút lót, hối lộ, tống tiền và rửa tiền”.
Báo The Hill đã xác nhận hồi tuần trước rằng, FBI đã phát hiện ra “bằng chứng đáng kể rằng các quan chức ngành công nghiệp hạt nhân của Nga đã tham gia vào việc đút lót, hối lộ, tống tiền và rửa tiền”.
5. Đài CNBC XÁC NHẬN: Người đóng góp “khủng” cho Quỹ Clinton, Frank Holmes, tuyên bố rằng ông này đã bán Uranium One trước khi Bộ Ngoại giao dưới quyền Hillary Clinton phê duyệt việc chuyển giao cho người Nga, nhưng những hồ sơ của chính công ty ông này trình lên Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) lại chứng minh điều ngược lại.
Trên đài CNBC, Frank Holmes tuyên bố rằng ông đã bán cổ phần của mình trong Uranium One trước khi Bộ Ngoại giao của bà Clinton thông qua thương vụ bán công ty khai khoáng Canada Uranium One cho công ty quốc doanh Nga Rosatom vào năm 2010, đồng nghĩa với việc chuyển giao 20% trữ lượng uranium của Mỹ cho Nga. Tuy nhiên, theo những hồ sơ nộp cho SEC vào năm 2011 của chính công ty ông này (U.S Global Investors), công ty này vẫn nắm giữ cổ phần của Uranium One, một điểm mà ông này sau đó đã thừa nhận.
6. Báo New York Times XÁC NHẬN: Trong khi 8 cơ quan khác đã phải ký phê duyệt việc chuyển giao 20% trữ lượng uranium của Mỹ cho Nga, Bộ Ngoại giao dưới quyền Hillary Clinton là cơ quan chính phủ duy nhất mà quỹ của gia đình quan chức đứng đầu (Hillary Clinton) nhận được 145 triệu USD từ những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thương vụ này.
Báo New York Times xác nhận rằng, trong bản xem xét tài chính của vụ giao dịch uranium này, 9 nhà đầu tư nước ngoài trong thương vụ này đã rót tổng cộng 145 triệu USD vào quỹ gia đình Clinton. Trong khi không một ai trong số 8 nhà lãnh đạo của các cơ quan còn lại nhận được đóng góp của nước ngoài cho các quỹ từ thiện của gia đình họ.
7. Tờ The Hill XÁC NHẬN: Các nhân viên FBI đã có một nhân chứng và các tài liệu để chứng minh cho những phần chấn động nhất của vụ Uranium One.
The Hill cho biết, các đặc vụ liên bang đã có được các bằng chứng chỉ ra rằng các quan chức hạt nhân Nga đã chuyển hàng triệu USD tới Mỹ, trực tiếp đem lại lợi ích cho quỹ từ thiện của cựu Tổng thống Bill Clinton trong suốt thời gian Ngoại trưởng Hillary Clinton tại nhiệm và đưa ra các quyết định có lợi cho Moscow.
Hạ viện và Thượng viện Mỹ hiện đã mở những cuộc điều tra chính thức đối với vụ bê bối Uranium One này.
TinhHoa, theo Breitbart
Nga can thiệp bầu cử Mỹ : Cựu giám đốc tranh cử của Donald Trump chính thức bị buộc tội
Ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, chính thức bị buộc tội. Ảnh chụp ngày 17/08/2016 tại tòa tháp Trump, New York.REUTERS/Carlo Allegri
Trong khuôn khổ điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016, công tố viên đặc biệt Robert Mueller thông báo : Cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của Donald Trump, ông Paul Manafort và cộng sự của ông là Rick Gates, đã bị buộc 12 tội danh, trong đó có tội chống lại đất nước và rửa tiền.
Theo Reuters, các cáo buộc nói trên, đã được bồi thẩm đoàn quyết định ngày 29/10/2017, còn nhắm tới các vi phạm luật liên bang về vận động hành lang và các hoạt động ngân hàng, theo thông cáo của văn phòng của ông Mueller.
Đây là những nhân vật đầu tiên bị buộc tội trong cuộc điều tra do công tố viên Robert Mueller lãnh đạo. Ông Mueller, cựu giám đốc FBI, hồi tháng 05/2017, được bổ nhiệm phụ trách điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ với sự thông đồng của một số quan chức Hoa Kỳ.
Sự vụ bắt đầu từ các cuộc điều tra do cơ quan tình báo Mỹ tiến hành đã kết luận hồi tháng Giêng 2017 là có sự can thiệp của Nga, tạo thuận lợi cho ứng viên Donald Trump trước ứng viên Hillary Clinton, vốn được coi là mối bất lợi cho lợi ích của Nga.
Tổng thống Mỹ đã phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc thông đồng với Nga. Tương tự, Kremlin cũng phủ nhận mọi can dự vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Ông Paul Manafort, 68 tuổi, đã lãnh đạo chiến dịch tranh cử của Donald Trump từ tháng 6 đến tháng 8/2016. Trước khi nhận nhiệm vụ này, ông từng làm việc với cựu tổng thống Ukraina thân Nga Viktor Ianoukovitch, bị lật đổ hồi 2014. Vào thời gian đó, nhiều bài báo khẳng định ông Manafort đã nhận hàng triệu đô la tiền lót tay từ đảng của ông Ianoukovitch.
Hôm 26/07/2017, theo lệnh của công tố viên Robert Mueller, nhà riêng của ông Manafort đã bị FBI khám xét vì liên quan đến nhiều vụ giao dịch tài chính và bất động sản trong thời kỳ làm tham vấn chính trị tại Ukraina.
Theo CNN, Manafort và Gates sẽ phải ra điều trần đầu giờ chiều 30/10 (17h30 GMT) trước các nhà điều tra Mỹ.
Nhóm điều tra của công tố viên Mueller còn điều tra Michael Flynn, cố vấn của ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống, sau đó đã trở thành cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống trong thời gian ngắn ngủi ba tuần trước khi phải từ chức vì những phát giác có liên hệ mờ ám với người Nga.
Mỹ : Tổng thống Trump phản công trước các buộc mới về vụ thông đồng với Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Dallas, Texas (Ảnh chụp ngày 25/10/2017)REUTERS/Kevin Lamarque
Diễn tiến của vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Theo nhiều hãng truyền thông Mỹ, nhóm điều tra vụ việc trên của thẩm phán đặc biệt Robert Mueller ngày 30/10/2017 có thể sẽ chính thức ra lệnh khởi tố một hoặc nhiều nhân vật trong chính quyền Trump bị tình nghi dính líu vào vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Trước những động thái có thể khiến vụ việc chuyển sang hướng nghiêm trọng, tổng thống Donald Trump ngày 29/10 đã tung một loạt thông điệp trên Twitter nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Thông tín viên Jean Louis Pourtet tại Washington cho biết thêm chi tiết :
« Tổng thống đã tung lên bốn bình luận trên Twitter lên án đây là cuộc truy sát tới cùng, đồng thời ông đề nghị truyền thông nên hướng chú ý tới vụ thông đồng thực sự với Nga của bà Hillary Clinton. Phe Cộng Hòa đã lôi lại một vụ việc cũ liên quan đến chuyện bán uranium cho Nga khi bà Clinton còn làm ngoại trưởng.
Luật sư của Nhà Trắng, Ty Cobb, nói rõ rằng các thông điệp trên Twitter của tổng thống không liên quan gì đến cuộc điều tra của thẩm phán đặc biệt Robert Mueller. Ông nói thêm là tổng thống đang hợp tác hoàn toàn với cuộc điều tra này.
Phủ kín các chương trình chính trị phát sóng hôm Chủ Nhật là chuyện truy tố. Ông Adam Schiff, dân biểu của đảng Dân Chủ thuộc tiểu bang California, một nhân vật đang nổi lên của đảng, trên đài ABC, đã nêu danh người có khả năng bị khởi tố là ông Paul Manafort, từng là lãnh đạo trong giai đoạn đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump và cũng là người đã có quan hệ làm ăn với Nga.
Ông Adam Schiff nói : « Ông Manafort đã cung cấp thông tin gì cho người Nga ? Tổng thống sẽ làm gì với các biện pháp trừng phạt (Nga), đó có thể sẽ là những thông tin quan trọng nhất mà Kremlin muốn biết ».
Thông báo khởi tố, nếu xảy ra, sẽ có nguy cơ che lấp việc Hạ Viện bỏ phiếu vào thứ Tư (01/11) thông qua chủ trương cắt giảm thuế, một điều có thể được coi như là một thành công của tổng thống Donald Trump ».
Vụ Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ : Nhà Trắng vẫn im lặng sau tiết lộ có nhiều người bị cáo buộc
Nhà Trắng vẫn im lặng sau các thông tin về những cáo buộc trong vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016.REUTERS
Sau khi đài truyền hình CNN tiết lộ là ngày 27/10, bồi thẩm đoàn liên bang đã thông qua nhiều cáo buộc trong cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các cáo buộc này sẽ được công bố vào thứ Hai, 30/10, Nhà Trắng vẫn im lặng.
Thế nhưng theo thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet, tại Washington, thì nhóm cố vấn pháp lý của tổng thống Donald Trump đang ráo riết lùng sục thông tin xem ai bị cáo buộc và vì những lý do gì ?
« Không hề có dòng twit nào của Donald Trump. Tổng thống Mỹ đã đi chơi golf hôm thứ Bẩy tại một trong những câu lạc bộ của ông, ở Virginia. Thế nhưng, nhóm luật gia của Nhà Trắng đã làm việc cả ngày cố tìm ra xem ai là người bị buộc tội và vì những lý do gì. Tên của những người bị cáo buộc được giữ bí mật cho đến thứ Hai, 30/10.
Theo tờ The Wall Street Journal, thì ít nhất là có một người bị cáo buộc. Có rất nhiều suy đoán. Hai nhân vật được nói đến nhiều nhất là Paul Manafort, người đã chỉ đạo chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ trong giai đoạn đầu và Michale Flynn, đã từng đảm nhiệm chức cố vấn an ninh quốc gia trong một thời gian ngắn ngủi.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trước đây là đã bất ngờ ra lệnh khám xét tư dinh của ông Manafort, người có quan hệ làm ăn với Ukraina và Nga. Ông Flynn cũng có liên hệ với Matxcơva và đã từng có các hoạt động vận động hành lang giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số chuyên gia cho rằng ông công tố muốn buộc tội Manafort và đề xuất cho nhân vật này nếu muốn tránh ngồi tù thì cung cấp các thông tin có thể dẫn đến việc buộc tội tổng thống ngăn cản tư pháp.
Tuy nhiên, theo Ty Cobb, luật sư của Nhà Trắng, thì ông Donald Trump không có gì phải lo ngại bởi vì ông cho rằng cả hai ông, Manafort và Flynn, không có các thông tin có thể có hại cho Donald Trump ».
Trong vụ này, ngay từ đầu, điện Kremlin đã bác bỏ mọi cáo buộc và thách thức Hoa Kỳ đưa ra các bằng chứng về sự can thiệp của Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên Jean Didier Revoin cho biết :
« Từ nhiều tháng qua, vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gây cười cho Matxcơva. Về mặt chính thức, chính quyền Nga đã luôn luôn phủ nhận là có dính líu dưới bất kỳ hình thức nào đến việc Donald Trump thắng cử. Đồng thời, Matxcơva cũng nhấn mạnh, khi nói rằng Nga đã giúp cho nhà tỷ phú được bầu vào Nhà Trắng có nghĩa là coi Nga có thể thao túng được cử tri Mỹ trong khi Matxcơva không hề có khả năng này.
Ngày 16/10 vừa qua, ngoại trưởng Nga vẫn còn mỉa mai về vụ này. Ông Serguei Lavrov một mặt nói đến sự cay đắng của đảng Dân Chủ sau khi ứng viên của họ thất cử, mặt khác, lãnh đạo ngoại giao Nga nêu ra sự chống đối của một bộ phận trong đảng Cộng Hòa mà theo ông Lavrov, chính những phần tử này đã tạo ra cơn cuồng loạn chống Nga tại Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Nga còn nhắc lại rằng sau khi cuộc điều tra đặc biệt được tiến hành, việc chỉ định một chưởng lý đặc biệt, các buổi điều trần của hàng chục người…thì không một thông tin được dò dỉ nào cũng như không có một sự việc nào mà Hoa Kỳ đưa ra khẳng định việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử.
Vậy thì, nếu như bồi thẩm đoàn liên bang ở Washington, hôm thứ Sáu, 27/10, thông qua những cáo buộc hiện vẫn còn được giữ kín và sắp tới sẽ được công bố, thì điện Kremlin có nguy cơ phải điều chỉnh lại chiến lược biện hộ. Nhưng Matxcơva sẽ điều chỉnh bằng cách nào ? Còn quá sớm để nói về việc này ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét