Rất đau khi dân còn nghèo mà cán bộ thì xây biệt phủ
03/07/2017 11:47
(NLĐO) – Lãnh đạo ngành tuyên giáo TP HCM rất tâm tư khi nghe dân nói “Cán bộ chỉ cho dân cách làm giàu với".
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM còn đưa ra lý lẽ của người dân: "Sao tụi tôi cũng học, cũng hành, cũng lao động cật lực, tiết kiệm đủ kiểu nhưng mà không giàu được, trong khi anh cũng học như tôi đi làm cán bộ giàu vậy".
Sáng 3-7, Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội nghị cán bộ TP quán triệt và triển khai thực hiện kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Thân Thị Thư đã có nhiều chia sẻ và tâm tư trước việc nêu gương của lãnh đạo.
Bà nói: "Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Trong di chúc của Bác Hồ, Bác nói việc đầu tiên khi nắm chính quyền phải chỉnh đốn lại Đảng. Bác gạch dưới 4 chữ "chỉnh đốn lại Đảng". Thế nhưng, đến đại hội lần thứ 8, Đảng mới đưa nội dung này vào văn kiện, đó là chỉnh đốn lại Đảng"
Theo bà Thư, sau 10 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đánh giá đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Sau đại hội XII đề ra chỉ thị 05 về việc này. "Tôi muốn nói như vậy để thấy việc học tập và làm theo Bác chúng ta thực hiện với quyết tâm cao với việc triển khai chỉ thị 06, 03 và 05. Thế nhưng, kết quả đạt được chưa mong muốn" – bà Thư chia sẻ.
Theo bà Thư, nếu học tập và làm theo Bác mà mình không làm được thì khó có gương nào như Bác để mình học. "Tinh thần xuyên suốt của Trung ương 4 là học tập và làm theo Bác. Nếu mình thực hiện hiệu quả kém thì không biết Đảng ta đánh giá như thế nào: kết quả bước đầu hay kết quả bước đầu quan trọng… Đây là điều rất đáng suy nghĩ" – bà Thư nêu.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Thân Thị Thư phát biểu tại hội nghị
Bà Thư cho rằng đánh giá lại hết tất cả trong các nguyên nhân chưa thực hiện được thì có nguyên nhân của vai trò người đứng đầu.
Bà Thư nói: "Ai cũng nói rằng lãnh đạo phải nêu gương, làm gương, nói đi đôi với làm nhưng thực tế nêu gương của người đứng đầu nơi này nơi khác chưa có kết quả". Theo bà Thư, phương pháp mới của việc nêu gương là "trên trước dưới sau" nhưng bà thấy chưa được.
Bà Thư nêu ví dụ về các loại "chạy". Đó là kiểm điểm từ trung ương, rồi Bộ Chính trị, các bộ - ngành trung ương, rồi tỉnh - thành mà không thấy, xuống tiếp quận - huyện cũng không thấy. "Tôi nghĩ hay là nó nằm ở khu phố. Chắc cái chạy này nằm ở khu phố quá chứ sao kiểm điểm hết rồi vẫn không thấy. Ở trên không chỉ ra được sao ra được" – bà Thư tâm tư và khẳng định vai trò của người đứng đầu cực kỳ quan trọng, thành công hay không nằm ở chỗ này.
Bà Thư nói thêm vấn đề quan trọng hiện nay trong xây dựng Đảng đó lòng tin của nhân dân. Theo bà, tinh thần trước hết củng cố lòng tin, khôi phục lòng tin, cuối cùng là xây dựng lòng tin của dân đối với Đảng bởi nhân dân đang thiếu lòng tin, có nơi có lúc bị giảm sút. Bà nhấn mạnh "Rất quan trọng! Đây là những câu hỏi đặt ra và hơn ai hết người đứng đầu phải trả lời".
Bà đề nghị trên phải nêu gương, trên phải nói đi đôi với làm. "Các vụ xảy ra xung quanh công tác cán bộ, biên chế này nọ là do không làm gương. Làm gương coi vậy chứ khó lắm, phải phấn đấu để làm gương" – bà Thư trải lòng.
Bà cũng nêu một thực tế lãnh đạo nói không đi đôi với làm. Bà tâm sự: "Dân mình còn nghèo, trong khi mình lãnh đạo mà xây một biệt phủ thì thấy sao. Anh em mình ngồi đây làm công tác tư tưởng gì các đồng chí khi bản thân tư tưởng lãnh đạo không thông. Lãnh đạo như vậy nói ai. Tôi không dám nói rằng tài sản này từ đâu để xây biệt phủ nhưng tôi thấy mình ở trong dân nhưng khác biệt như vậy mà mình không nghĩ gì sao?".
Bà Thư rất buồn khi nghe dân nói "cán bộ chỉ cho dân cách làm giàu với. Sao tụi tôi cũng học, cũng hành, cũng lao động cật lực, cũng tiết kiệm đủ kiểu nhưng mà không giàu được, trong khi anh cũng học như tôi đi làm cán bộ giàu vậy". "Mình làm công tác tư tưởng gì được khi bản thân niềm tin của mình còn điều này điều kia. Do đó, tôi nghĩ vấn đề làm gương nêu gương, nói đi đôi với làm rất quan trọng" – bà Thư nói.
PHAN ANH
Xôn xao biệt phủ của “quan” về hưu
25/10/2017 15:48
(NLĐO) – Hai căn biệt phủ nằm ở vùng ven TP HCM có diện tích lên đến hàng ngàn m2 được xác định là của 2 quan chức về hưu
Dư luận đang xôn xao thông tin về 2 căn biệt phủ của 2 "quan" tại TP HCM.
Trong đó, một căn rộng gần 7.000m2, nằm cạnh bờ sông Sài Gòn, trước cảng An Sơn, thuộc xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP HCM. Căn này, được cho rằng thuộc sở hữu của một nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường. Xung quanh căn "biệt phủ" được thảm cỏ, cổng cao hơn 2m và cửa ra vào đối diện bờ sông.
Clip Flycam căn biệt thự ở Hóc Môn, TP HCM
Căn thứ hai, nằm trên đường Nguyễn Hữu Trí (huyện Bình Chánh), có quy mô rộng khoảng 3.000m2, được cho là của một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vừa về hưu.
Qua nguồn tin riêng, hồ sơ đất đai căn biệt thự tại Hóc Môn là do bà Trần Thị T. sở hữu từ năm 2013, gồm 5 thửa. Bà T. là vợ của 1 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Năm 2015, chủ khu đất xin giấy phép xây dựng và có chuyển mục đích sử dụng một phần đất, hoàn công, do nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường và vợ cùng đứng tên.
Về căn biệt thự tại Bình Chánh, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Phụng, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, cho biết qua báo cáo sơ bộ từ Thanh tra huyện và Phòng Quản lý đô thị UBND huyện, biệt thự này xây dựng đúng với giấy phép xây dựng và khu đất do con gái ông Th., nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sở hữu, tên là Nguyễn Phước Thiên A., SN 1995. "Tổng diện tích gần 3.000m2, nhưng trừ lộ giới còn 2.300m2" - ông Phụng nói.
LÊ PHONG - YÊN PHÚ
Mời xem Video: Từ 2 Phe chuyển sang 4 Nhóm: Chính trị VN phân hóa và biến động mạnh từ sau Hội nghị TW6?
Khi ông Trầm Bê bị bắt, người lo sợ nhiều nhất có lẽ là ông Nguyễn Phước Thanh - Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam - vừa mới về hưu vào 1/10. Vì sao có thông tin đồn phi vụ sáp nhập Ngân hàng Phương Nam - Sacombank, ông Nguyễn Phước Thanh được 70 tỷ đồng trị giá cổ phiếu?
Ông Nguyễn Phước Thanh |
Vì sao đa số người Việt đều phẫn nộ với cách mà các ngân hàng quốc doanh lớn của Việt Nam như Agribank, Vietcombank tổ chức tiệc tùng xa hoa ở khách sạn 5 sao Melia đắt nhất Hà Nội và ăn chơi ở nước ngoài để tiễn quan Nguyễn Phước Thanh về hưu? Trong khi chỉ một số ít cho đó là chuyện bình thường.
Nếu bây giờ lật lại vụ án Trầm Bê, giả dụ ông Trầm Bê chưa bị bắt, vẫn còn là thành viên HĐTV ngân hàng Sacombank, "ông chủ" của ngân hàng Phương Nam thì liệu ông Nguyễn Phước Thanh, với vai trò là phó thống đốc ngân hàng nhà nước, phụ trách lĩnh vực thanh tra giám sát, trách nhiệm của ông trong vụ Ngân hàng Phương Nam sáp nhập với ngân hàng Sacombank, có im lặng để cả hai ngân hàng này sáp nhập rồi không thể vực dậy một thời gian dài hay không? Hàng trăm cổ đông điêu đứng, uất nghẹn thiếu đường muốn khóc tại các kỳ họp cổ đông chỉ vì ông Trầm Bê mà sâu xa là sự vô trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng của ông Nguyễn Phước Thanh hay không? Hay ông Nguyễn Phước Thanh im lặng vì trị giá cổ phiếu lên đến 70 tỷ đồng như thông tin đồn đãi có cơ sở khi ông Tâm Havana từng khoe tại một tiệc nhậu "đang đứng tên" cho ông Nguyễn Phước Thanh qua phi vụ sáp nhập mối tình Phương Nam, Sacombank? Nếu ông Nguyễn Phước Thanh không "làm ngơ" thì liệu đại án VNCB có xảy ra, tiền nhà nước mà nói rõ ra là tiền thuế của nhân dân có bị thất thoát hàng nghìn tỷ đồng như thế hay không? Nếu ông Nguyễn Phước Thanh làm gắt, liệu có ngân hàng nào phải đau xót bán lại cho nhà nước 0 đồng để cổ đông phải mất sạch tiền hay không? Nếu ông Nguyễn Phước Thanh thanh tra, giám sát tốt mà không "ngó lơ" kiểu cho sống để có được điều gì đó thì liệu rất nhiều vụ án khác ở các ngân hàng có bóng dáng "quốc doanh" như vụ Huyền Như lừa đảo ở Vietinbank, vụ Ocean bank, nhiều vụ xảy ra tại Agribank mà cơ quan chức năng phanh phui tiêu cực, có xảy ra hay không? Nếu ông Nguyễn Phước Thanh không bao che cho tiêu cực, liệu hệ thống ngân hàng VN có quá khó khăn vì nợ xấu quá nhiều?
Thế nhưng, lạ một điều là có một số facebooker nổi tiếng được cộng đồng tôn vinh lâu nay lại bênh vực sự bình thường đó.
Bạn có thể bênh vực và ca ngợi ông Nguyễn Phước Thanh, có thể cho tiệc tùng xa hoa của Vietcombank với sự có mặt của hai ông Nghiêm Xuân Thành - chủ tịch Vietcombank và ông Phạm Quang Dũng - Tổng giám đốc Vietcombank - để chia tay ông Thanh về hưu là chuyện bình thường (Vì thật sự là nó không bình thường vì Agribank và Vietcombank là ngân hàng quốc doanh, vốn nhà nước chiếm đa số). Nhưng bạn đừng có vì một chút lợi ích được Vietcombank nhờ vả để cho rằng mọi chuyện như thế là bình thường, đừng biến mọi chuyện không bình thường của xã hội trở thành bình thường theo kiểu "bưng bô" cho ông Nguyễn Phước Thanh mà giày xéo trên nỗi uất ức của cộng đồng, đi ngược lại lợi ích của xã hội, của đất nước. Bạn phấn đấu cả đời, tâm bạn vì người dân, vì sự tiến bộ xã hội có lớn đến mấy đi chăng nữa, mọi người có tôn vinh bạn và yêu mến bạn dù chưa gặp bạn lần nào đi chăng nữa, nhưng nếu bỏ qua những giá trị phẩm giá lớn lao mà bạn đang hướng tới, thì bạn cũng đừng buồn, đừng trách vì trong thâm tâm mọi người sẽ nghĩ bạn là "người hai mặt"!
Ngọc Bảo Châu
(FB Ngọc Bảo Châu)
Sau tiệc chia tay để nghỉ hưu của ông Nguyễn Phước Thanh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư luận xôn xao đồn thổi “biệt phủ” ở đường Nguyễn Hữu Trí (Bình Chánh, TPHCM) là của ông Thanh. Tuy nhiên, điều này rất không chính xác bởi khối tài sản kếch sù trên là của một nữ sinh được xây dựng khi cô mới 19 tuổi.
Cụ thể, chủ sở hữu căn nhà là chị Nguyễn Phước Thiên Anh, sinh năm 1995, ngụ TPHCM. Chị Thiên Anh xây dựng căn nhà năm 2014, khi đang là sinh viên một trường quốc tế và vừa 19 tuổi. Khối nhà xấy trên mặt tiền là đường Nguyễn Hữu Trí dài khoảng 40 mét, kéo dài ra tận con sông chợ Đệm phía sau tạo thế “nhất cận lộ, nhị cận giang” vô giá.
Mặt tiền đường Nguyễn Hữu Trí, chủ nhân xây dựng hàng rào với bức tường cao gần 2 mét, phía trên được lắp thêm nhiều miếng tôn cũ kĩ để che khuất ánh nhìn của dân. Phía trong khuôn viên là hệ thống những căn nhà lớn nhỏ được gia chủ thiết kế hết sức độc đáo với khu nhà chính nằm chễm chệ chính giữa khuôn viên. Đây là căn phủ được thiết kết thành 7 gian với dấu ấn mặt trước là 8 cột gỗ. Phía trước gian nhà chính là khu nhà khách được kết cấu tổng thể là những loại gỗ có giá trị cao. Phía sau có thêm hai căn nhà khác cũng hoành tráng không kém…
Theo hồ sơ, diện tích đất chị sinh viên đứng tên là 2.951m2, đất được xây dựng là 2.300m2, mật độ xây dựng không quá 40%. Năm 2014, gia chủ xin xây dựng 700m2, qua 2015 xin xây dựng trên diện tích 870m2.
Khu nhà của nữ sinh viên cất khi 19 tuổi.
Theo lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh, từ đầu năm 2017 đến nay, thanh tra địa bàn có đến căn nhà này kiểm tra 3 lần nhưng gia chủ không đồng ý và yêu cầu “phải có thông báo thì chủ nhà mới tiếp”.
Nữ sinh Nguyễn Phước Thiên Anh là một trong những người con của ông Nguyễn Phước Thanh.
Hữu Danh
25/10/2017 19:58
(NLĐO) - Ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ Úc điện thoại đến Báo Người Lao Động phản hồi về thông tin ông sở hữu "biệt phủ" ở vùng ven TP HCM.
Tối 25-10, từ Úc, GS-TS Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), đã chủ động gọi điện thoại đến Báo Người Lao Động phản hồi về bản tin: "Xôn xao biệt phủ của "quan" về hưu".
Ông Tuyến nói: "Tôi đang qua nước ngoài để thăm con thì nghe thông tin mình sở hữu biệt phủ nên phải lên tiếng để dư luận hiểu rõ".
- Phóng viên: Vậy, căn nhà tại huyện Hóc Môn, TP HCM có thuộc sở hữu của ông?
Ông Bùi Cách Tuyến: Nói thật, lúc trước tôi làm giáo viên và giảng dạy, năm 2008 được mời ra Bộ TN-MT.
Hồi trước đến giờ, tôi đều lo làm việc Nhà nước, còn về kinh tế đều do vợ đảm trách.
Năm 2013, khi tôi còn làm tại Bộ TN-MT, vợ tôi mua khu đất ruộng 7.000 m2 ở vùng ven huyện Hóc Môn. Lúc đó có kê khai tài sản theo quy định pháp luật.
Năm 2015, tôi về hưu nên vào TP HCM tiếp tục công tác giảng dạy tại Trường ĐH Nông Lâm. Lúc này, vợ chồng tôi bắt đầu bỏ tiền ra xây dựng căn nhà. Nói thật, lúc bấy giờ là giáo viên thì không còn phải kê khai gì nữa.
* Ông có thể cho biết giá trị khu đất và căn nhà sở hữu xây dựng?
- Anh biết rồi đó, khu đất ấy là đất ruộng mà nằm ở tận Hóc Môn thì giá rẻ rồi. Về căn nhà tôi sở hữu chỉ rộng 120 m2, một trệt, một lầu thì giá đâu có nhiêu đâu.
Nếu không tin, có thể tìm Trường ĐH Nông Lâm hỏi sẽ rõ hồi tôi chưa làm hiệu phó, hiệu trưởng trường thì kinh tế gia đình tôi cũng đã khá rồi. Thật tình nếu dùng từ "biệt phủ" thì không đúng lắm.
"Tôi là người đàng hoàng"
* Căn nhà ông nằm trong khu đất đến 7.000 m2 là rất lớn. Gọi là "biệt phủ" cũng có căn cứ?
- Nó là đất ruộng ở sát bờ sông chứ đâu phải đất trong TP. Coi hình có thể thấy mà. Đất ruộng mà lập vườn lên thì có gì đâu. Trong miền Nam, bạn bè tôi cũng là người trong nhà nước mà còn mua vài chục hecta đất ở Long An để làm vườn mà.
Đất nhà tôi là đất vườn, ở góc ruộng lúa, tôi tôn tạo nó lên. Giờ trồng nấm linh chi để tăng thu nhập. Có chuồng nuôi gà nữa…
* Ông có thể cho biết giá đất mua hồi đó?
+ Cái đó là bà xã lo chứ tôi cũng không để ý vì tôi làm việc ở Hà Nội.
* Bà xã ông làm nghề gì?
- Bà xã tôi trước là nhân viên Trường ĐH Nông lâm TP HCM thôi.
* Vậy, ông có thể chia sẻ nguồn tài chính của gia đình ông khi ông có đủ sức mua lô đất đó?
- Tôi gốc là nhà giáo. Năm 1979, tôi tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP HCM rồi ở lại trường công tác. Sau đó, tôi là Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM đến hết năm 2007. Tôi có chuyên môn và cũng có nguyện vọng là đào tạo thế hệ trẻ sau này. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ TN-MT mời tôi ra bộ làm thì tôi có ra một thời gian rồi vô lại dạy học sau khi nghỉ hưu...
Tôi là thầy giáo đứng đắn, trước giờ ai cũng biết. Tôi tự lo mọi thứ ngay từ đầu, từ hồi mới ra trường, tức là năm 1979 đến giờ. Những chuyện này trong trường tôi người ta biết hết chứ có gì đâu. Hỏi nhân viên Bộ TN-MT thì người ta cũng biết tôi là người đàng hoàng trong các mặt về năng lực cũng như về đối nhân xử thế và công việc khác liên quan bên ngoài.
* Trước đây, ngoài dạy học, ông còn làm gì khác để có thu nhập?
- Nhiều lắm. Nhất là bà xã tôi. Làm để sinh sống từ năm 1979, rất nhiều thứ, "tay trái nuôi tay mặt", chứ không phải dựa vào đồng lương nhà nước đâu. Lăn lộn trong cuộc sống để có thể phục vụ cho nhà nước.
* Giờ về hưu, ông có làm gì khác?
- Tôi về hưu thì lại dạy học tại Trường ĐH Nông lâm TP HCM. Ngoài thời gian dạy học thì làm vườn.
Clip Flycam căn biệt thự ở Hóc Môn, TP HCM
LÊ PHONG - PHƯƠNG NHUNG thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét