Phạm Viết Đào không hiểu hay cố tình không hiểu?
Cũng xin nói thêm rằng, ông Đào từng vào tù 15 tháng sau khi bị kết án theo điều 258 - BLHS ( Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ). Việc lặp lại những điều tương tự sẽ làm cho cánh cửa nhà tù thêm một lần mở ra để đón ông vào.
Chiềng Chạ
Ông Phạm Viết Đào lên BBC để nói về Vị Xuyên. Chưa biết các tư liệu được ông Đào đưa ra chính xác đến đâu nhưng theo một số nhà báo thì các nhân chứng sống trong trận đánh có tên Lão Sơn (Lão Sơn là tên chung mà phía Trung Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa bàn hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Việt Nam) giai đoạn từ 1983-1989 đã lên tiếng phản ứng đối gay gắt.
Ở Entry này Mõ không có ý phân tích hay gợi mở một điều gì đó để làm rõ chuyện đúng - sai trong mớ tư liệu được vị nhà văn này cung cấp. Chỉ xin được nói về một chi tiết được đề cập trong bài viết của ông Đào được đăng trên BBC Tiếng Việt (http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150718_phamvietdao_vixuyen_battle).
Tác giả Phạm Viết Đào (đầu tiên) thăm lại một địa điểm trên chiến trường cũ trận Vị Xuyên (Nguồn: Phạm Viết Đào).
Đó là chi tiết ông Đào nhắc về một người có tên là Hà Minh Thành và như ông Đào giới thiệu trong bài viết đó là "một Việt Kiều tại Nhật đã cùng tham gia đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản, làm bộ phim về chiến tranh biên giới Việt-Trung". Xin được trích nguyên đoạn ông Đào nói về thông tin được cung cấp từ người có tên là Hà Minh Thành này:
"Trong trận đánh bảo vệ 1509 những thương binh liệt sĩ ta không mang được ai về; chắc lính Trung Quốc đã 'chôn cất' anh em mình tại chỗ…Hà Minh Thành, nhân chứng.
Ông Hà Minh Thành đã lên quay phim trên Cao điểm 1509 vào năm 2009; đạo diễn Bành Trung Nghĩa, một đạo diễn người Trung Quốc, từng có em hy sinh tại Lão Sơn thực hiện bộ phim này.
Trong một bức thư gửi cho tác giả bài viết này, ông Hà Minh Thành cho hay ông đã nghe thấy một Cựu chiến binh Trung Quốc tên Vương Hoàn Hải trực tiếp kể lại câu chuyện.
Lá thư có đoạn: “Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh (Phạm Viết) Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái (2009).
“Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn.
“Ông Vương Hoàn Hải, một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó, đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó".Có lẽ tôi sẽ không quan tâm hoặc có bất cứ một sự hoài nghi nào về người có tên Hà Minh Thành kia nếu tôi không được tiếp cận hai bài báo trên báo Đất Việt (đăng ngày 28/4/2011 được Báo mới đăng lại - http://www.baomoi.com/Em-be-Nhat-cao-ca-hay-t…/…/6149328.epi) và trên báo infonet - http://infonet.vn/truyen-thong-viet-nam-bi-lua-trong-vu-ha-…). Điều đáng nói là cả ở hai bài báo dều bóc mẽ "câu chuyện cảm động về em bé chín tuổi Haruo Soma do "viên cảnh sát gốc Việt" Hà Minh Thành kể mà một số báo chí trong nước đăng tải hồi tháng 3 là bịa đặt" và thực tế không có một vị cảnh sát Nhật gốc Việt nào từng có một nghĩa cử đẹp đối với cậu bé 09 tuổi nạn nhân của thảm họa sóng thần tại Nhật Bản kia:
"Phóng viên R.Sanda của báo Yomiuri cũng đã cất công tìm hiểu danh sách các em bé mất cả cha lẫn mẹ, nhưng không có em nào tên là Soma và được cảnh sát gốc Việt tặng bánh mỳ. Do vậy mặc dù câu chuyện rất cảm động, nhưng P.Sanda không thể sử dụng được, trong khi đó, câu chuyện về một chú bé 9 tuổi khác là Toshihito Aisawa đi tìm cha mẹ ở tỉnh Miyagi lại được cả nước Nhật biết đến.
Đại sứ quán cũng đã nhờ cảnh sát Saitama xác minh và được biết là không có một viên cảnh sát gốc Việt hoặc gốc nước ngoài nào ở Saitama hoặc kể cả trên toàn nước Nhật. Ông Takahashi Noboru, trưởng khoa điều tra quốc tế, Ban điều tra tội phạm hình sự, Sở Cảnh sát Saitama khẳng định một người mới định cư ở Nhật 36 năm mà trở thành cảnh sát Nhạt là điều không thể có. "Theo quy định của ngành cảnh sát Nhật, người gốc nước ngoài chỉ được gia nhập lực lượng cảnh sát nếu ba đời (ông, cha và bản thân) đều có quốc tịch Nhật," ông cho biết. Ông Takahashi cũng nói Saitama là một trong những địa phương nằm gần khu vực bị động đất-sóng thần và sự cố hạt nhân nên có trách nhiệm đón nhận nhiều người từ khu vực thảm họa đến lánh nạn, nhưng không có ai trong số cán bộ, nhân viên của ông trực tiếp đi cứu hộ ở vùng thảm họa như Hà Minh Thành kể". (theo Infonet).
Đến giờ vẫn chưa thể khẳng định được rằng, ông Hà Minh Thành - một Việt kiều Nhật kia có phải là tay 'cảnh sát Nhật" tên Hà Minh Thành này không?. Tuy nhiên với những gì đã diễn ra ở năm 2011 và việc truyền thông Việt đã hứng chịu một cú lừa ngoạn mục thì chúng ta có quyền đặt ra một câu hỏi như thế. Bởi biết đâu sau gần 5 năm nhà văn Phạm Viết Đào của chúng ta những tưởng câu chuyện đã rơi vào quên lãng và không một ai chú ý đến nó nữa nên đã lặp lại một hành vi tương tự? Và nếu điều này là có thật thì xin thưa với Nhà văn rằng: Có thể người ta sẽ quên nếu tay "Cảnh sát Nhật' Hà Minh Thành kia là có thật nhưng đáng trách thay đó chỉ là một sự bịa đặt, đánh lừa công luận và nó đã bị bóc mẽ. Niềm tin một khi đã bị nghi ngờ thì xem chừng 5 năm không thể khiến người ta quên được câu chuyện. Có thể nhà văn đã có một sự tiên liệu nhất định về trí nhớ của công luận nhưng nó có thể đúng với số đông nhưng với một bộ phận có tính thiểu số vẫn còn quá ấn tượng với cái tên Hà Minh Thành.
Vậy nên, chắc chắn sau phát hiện này sẽ có người lên tiếng hỏi rõ hơn về ông Hà Minh Thành - Việt kiều Nhật kia? Cái gì đến sẽ đến, sẽ không một ai đủ tin tưởng và kiên nhẫn để nghe ông nói, BBC cũng sẽ 'cạch mặt" ông bởi với làm báo chuyên nghiệp họ không chấp nhận những điều dối trá!
Cũng xin nói thêm rằng, ông Đào từng vào tù 15 tháng sau khi bị kết án theo điều 258 - BLHS ( Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ). Việc lặp lại những điều tương tự sẽ làm cho cánh cửa nhà tù thêm một lần mở ra để đón ông vào.
Xin ông tự biết đường định liệu! Chúc Nhà văn may mắn.
Thủ tướng nhắn nhủ du học sinh: Hãy học hỏi người Nhật
TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ như vậy với các du học sinh và cộng đồng 200.000 người VN đang sinh sống tại Nhật Bản.
Nữ sư Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử VN tại Nhật Bản tặng Thủ tướng bài thơ, cầu mong đất nước hưng thịnh và mối quan hệ Việt - Nhật bền chặt - Ảnh: Lê Kiên |
Chiều tối 4-6, Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn cấp cao VN đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên đại sứ quán VN và cộng đồng người VN tại Nhật Bản.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã báo cáo với đoàn về tình hình công tác, làm ăn, học tập của người Việt tại đây.
Nhật Bản là đất nước từng phải hứng chịu nhiều thiên tai, thảm họa, nhưng người Nhật đã xây dựng nền văn hóa tuyệt vời giúp họ bền bỉ vượt qua và phát triển mạnh mẽ. Năm 2011 xảy ra động đất sóng thần ở Nhật, chúng ta thấy người dân Nhật xếp hàng trật tự thế nào, rồi hình ảnh em bé nhường phần ăn của mình cho người già rất cảm động” |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Hiện VN có khoảng 200.000 người đang sinh sống, làm ăn, học tập tại Nhật, trong đó số du học sinh đứng đầu thế giới với hơn 60.000 người.
“Đây giống như cuộc Đông du lần thứ hai” - GS Trần Văn Thọ ví von tại cuộc gặp mặt, ý muốn so sánh với cuộc Đông du lần thứ nhất do cụ Phan Bội Châu khởi xướng đầu thế kỷ 20.
GS Thọ - người vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời vào nhóm tư vấn của của Thủ tướng, chúc mừng thành công chuyến thăm Hoa Kỳ của đoàn cấp cao VN, tin tưởng rằng chuyến thăm Nhật lần này cũng sẽ thành công rực rỡ.
“Mong muốn của tôi là Mỹ và Nhật sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào VN, bởi họ là những quốc gia có nền khoa học, công nghệ rất mạnh” - ông Thọ bày tỏ.
Đáp lời, Thủ tướng thông báo kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo cao cấp của Mỹ đã vui vẻ trao đổi và được giải thích rõ hơn về lợi ích của quan hệ thương mại Việt - Mỹ.
“Chúng ta tìm thêm những cách làm mới, phương thức hợp tác mới, đôi bên cùng có lợi” - Thủ tướng cho biết.
Ông nói tiếp: “Còn chuyến thăm đến Nhật Bản lần này của chúng ta là 3 trong 1: vừa thăm chính thức, vừa tham dự và phát biểu tại hội nghị tương lai Châu Á, vừa tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư lớn nhất từ trước đến nay với 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp hai nước đã đăng ký tham gia”.
Thủ tướng nhấn mạnh đến mối quan hệ đối tác toàn diện sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, bày tỏ mong muốn đón làn sóng đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam.
“Trong hơn một năm làm Thủ tướng, tôi và Thủ tướng Nhật Abe đã 4 lần hội đàm tại các diễn đàn khác nhau. Nhà vua và hoàng hậu vừa thăm VN hồi đầu năm. Tháng 11 này Thủ tướng Abe sẽ dự Hội nghị APEC và thăm chính thức VN. Chúng ta và bạn đã xây dựng được mối quan hệ chính trị tin cậy” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Trước các du học sinh, Thủ tướng nhắn nhủ các em cố gắng học hỏi người Nhật, bởi bạn là đất nước có nền giáo dục, khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Không chỉ học về kiến thức, văn hóa của người Nhật rất đáng để chúng ta học hỏi.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng bắt đầu các hoạt động đầu tiên tại Nhật Bản bằng các cuộc tiếp và trao đổi với thống đốc tỉnh Ibaraki, giám đốc điều hành ngân hàng JBIC và Hạ nghị sỹ Tsuyoshi Yaguchi - Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét