Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

“BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI 19” DẪN 1 ĐIỂN TÍCH THỜI TAM QUỐC- TBT TẬP CẬN BÌNH VÍ MÌNH VỚI “BẠI TƯỚNG” QUAN VŨ SAO ?; Uy lực độc tôn của Tập Cận Bình ở Trung Quốc và tác động đến thế giới

                                                         Phạm Viết Đào.

 

                                    Xem bài cùng chủ đề của P.V.Đ:


Kết quả hình ảnh cho Đại hội Đảng CS TRung Quốc 19

Trong “Phần II. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI”… của Báo cáo chính trị do ông Tập Cận Bình đọc hơn 3 tiếng rưỡi hôm khai mạc 18/10/2017 có 1 điển tích thời Tam Quốc được viễn dẫn:
 “Lịch sử đã và sẽ chứng minh, không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phục hưng dân tộc chắc chắn là không tưởng. Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn là lực lượng tiên phong của thời đại, giường cột của dân tộc; luôn là Đảng cầm quyền theo chủ nghĩa Marx-Lenin, bản thân Đảng phải luôn luôn vững vàng. Toàn Đảng cần tự giác hơn nữa kiên trì nguyên tắc tính Đảng, dũng cảm đối mặt trực tiếp với các vấn đề, dám “nạo xương trị độc”, xóa bỏ mọi nhân tố làm tổn hại đến tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng, loại bỏ tất cả những mầm bệnh gặm nhấm cơ thể mạnh khỏe của Đảng; không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo chính trị, năng lực dẫn dắt tư tưởng, năng lực tổ chức quần chúng, năng lực hiệu triệu xã hội của Đảng; bảo đảm Đảng Cộng sản Trung Quốc mãi mãi tràn đầy sức sống và sức chiến đấu mạnh mẽ…”
 Điều khiến cho dư luận băn khoăn, chả nhẽ ông Tập Cận Bình, người đứng đầu một nước Trung Hoa tự cho là hùng cường lại sử dụng tới cái điển tích “ nạo xương trị độc”, một trong 3 điển tích gắn với  sự  nghiệp chiến chinh được suy tôn là “người hùng- bại tướng” Quan Vũ ?
Quan Vũ bị giết chết trên chiến trường trong trận chiến bảo vệ Kinh Châu bởi Lục Tốn-Lã Mông; Cả gia đình Quan Vũ bị Bàng Minh con trai Bàng Đức vào giết sạch sau khi quân Ngụy vào “giải phóng Thành Đô”, hậu chủ Lưu Thiện quy hàng...
Sau cái cái kết cục bi thảm của bại tướng Quan Vũ cùng với gia đình ông ta, hậu thế hiện đã lưu truyền lại 3 điển tích gắn với sự nghiệp chiến chinh của ông ta: Đuốc sáng thâu đêm (Minh chúc đạt đán): Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng cho 2 chị dâu ngủ; Một đao đến hội (Đơn đao phó hội ), một mình mang đại đao tới Đông Ngô uống rượu…
Điển tích thứ 3 được ông Tập Cận Bình viễn dẫn trong Báo cáo chính trị khi nói về sứ mạng chỉnh đốn Đảng CS Trung Quốc, phục hưng một nước Trung Hoa mới, thực hiện giấc mộng Trung Hoa, đó là điển tích “Nạo xương trị độc”…
Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa, đề nghị cho trói tay và gây mê ông để khỏi nhìn cảnh Hoa Đà khoét thịt cạo độc trong xương. Nhưng Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương trong lúc Hoa Đà chữa tay, máu chyar ròng ròng. Chính Hoa Đà phải khâm phục dũng khí của ông, còn quân sĩ thì xanh lè mắt...
Cuộc đời, sự nghiệp chiến chinh của  bại tướng ngu trung Quan Vũ, viên tướng được đích danh  Tào Tháo  tâu vua Hán sắc phong cho cái chức danh “ Hán thọ đình hầu”; Được Tào Tháo ba ngày tổ chức 1 đài tiệc nhỏ, 5 ngày 1 đãi tiệc lớn và thường xuyên quà cáp; Cuối cùng nhận cái chết thê thảm trên chiến trường?
Mặc dù, Quan Vũ và sự nghiệp chiến chinh của ông thời Tam Quốc đã được lưu danh trong hậu thế suốt 2 ngàn năm qua; Quan Vũ đã được lập đền thờ tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam để suy tôn ông, sử dụng làm biểu tượng của  tinh thần trượng nghĩa, quả cảm xả thân cho sự phục hưng nhà Hán…
Còn trong con mắt của các sử gia Trung Quốc cùng thời như Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí, sống sau Qua Vũ 70 năm đã có đánh giá được ghi nhận là công bằng, chính xác:
“Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy…”

Các sử gia Trung Quốc đời sau cũng đã đánh giá  chính xác bại tướng Quan Vũ cùng với cái chết cay đắng, bi thảm là do bởi hệ lụy củaTính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân…”

Có 4 đặc điểm của ông Tập Cận Bình qua Đại hội 19 và nhiệm kỳ 5 năm vừa qua khiến cho rất nhiều các nhà “ Tam Quốc học” nhận thấy: mặc dù Tập Cận Bình TBT-Chủ tịch nước ( vua) nhưng lại có những nét thiên tư gần với “bại tướng” Quan Vũ…

Điểm thứ nhất: Thắng lợi của chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi” trong nhiệm kỳ đầu, bắt bỏ tù, nghiêm tri, kỷ luật hàng loạt đảng viên trong đó có những chiến tướng như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch…những chiến công khiến cho nhiều người liên tưởng tới việc Quan Vũ trong nháy mắt lấy đầu của Nhan Lương, Văn Sú; qua 5 cửa quan giết 8 tướng giữ ải của Tào Tháo, dám cản bước ông ta quay trở về với người anh kết nghĩa Lưu Bị, thực thi tư tưởng ngu trung nhà Hán của ông…

Điểm thứ 2: Việc ông Tập Cận Bình “ nghiến răng” đọc 1 bản báo cáo chính trị dài giang đại hại hơn 3 tiếng rưỡi đông hồ; Còn cử tọa thì nhắm mắt để nghe mà thán phục mặc dù không hiểu hết điều ông Tập nói ?
Việc làm này khiến người ta nhớ tới việc, khi thấy Qua Vũ bị trúng tên độc, cánh tay ông bị tê liệt, Quan Bình thấy cha bị thương nặng, bèn bàn với chư tướng đưa Quan công về Kinh Châu dưỡng bệnh.Quan Công thấy thế mắng rằng:- Phàn Thành nay đã nguy ngập. Thành ấy ta đã lấy được trước mặt rồi, há vì vết thương nhỏ này mà lui binh sao ?”
Tình hình nội bộ Đảng CS nguy ngập giống như Qua Vũ trong trận Phàn Thành, tuy đã bắt sống được Bàng Đức-Vu Cầm; Tỉnh táo ra, Quan Vũ-Tập Cận Bình nên nghe Quan Bình: tìm cách lui binh để củng cố thế trận lòng dân, nhưng Quan Vũ vẫn tỏ ra ta đây vẫn gây gổ tứ tung.
Hành động đọc bài diễn văn ba tiếng rưỡi, mang đầy tính chất duy ý chí khác gì Quan Vũ không để Hoa Đà trói tay, không chịu tiêm thuốc mê mà ngồi uống rượu đánh cờ, mặc cho Hoa Đà “ nạo xương trị độc”…

Điểm thứ 3:Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc do bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân…”
Bản Báo cáo chính trị do Tập Cận Bình đọc tại phiên khai mạc Đại hộ Đảng 19 cũng đậm đặc khẩu khí ngạo mạn, kiêu căng, tinh tướng, coi đất, trời, biển của thiên hạ như “cái vung” của nhà mình kiểu khẩu khí, tính cách của Quan Vũ.
Quan Vũ-Tập Cận Bình coi các  anh tài thế giới như Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thượng tướng Phan Văn Giang...bẳng nửa con mắt, bất quá như cái đầu của “Nhan Lương, Văn Sú”; như mấy viên tướng giữ ải của Tào Tháo, Quan Vũ- Tập Cận Bình muốn sờ vào đầu kẻ nào là lấy được, muốn mượn cáo nào là xong ngay, cò gì mà phải lăn tăn...
Về bản chất, Tập Cận Bình khác Quan Vũ: Ông không phải là người bị cầm tù bởi tư tưởng ngu trung Marx-Lê-Mao và 3 đại diện giống như Quan Vũ ngu trung phò nhà Hán…
Trong thâm tâm Tập Cận Bình muốn sử dụng Đảng CS Trung Quốc cùng với những thứ lý thuyết nhảm nhí, cóp nhặt, chắp vá để lừa bịp, cầm tù cả dân tộc Trung Hoa…
Quan Vũ là kẻ ngu trung chân thành với nhà Hán; Tập Cận Bình không phải là kẻ ngu trung mà là chính khách lừa bịp có tính toán và cơ mưu. Tập Cận Bình nhận thức được một điều, một giữ được cho ông ta cái quyền lực tuyệt đối đứng trên 1,3 tỷ dân không chỉ 2 nhiệm kỳ mà “ nhiều nhiệm kỳ” thì phải trương, dựng cái bảo bối nêu trên…Chỉ cái “thế chế giăng đèn”-“Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đó mới giúp ông yên vị mà làm vua một nước 1,3 tỷ dân nhiều nhiệm kỳ.
Để thực hiện mục tiêu này, phải triệt để hò hét, phô trương, lợi dụng cái đứng tín ngu trung cảu cả tỷ dân Trung Hoa được di truyền từ thời Tam Quốc. Tập Cận Bình biết thừa cái thể chế đó chỉ có thể sản sinh ra loại người “ giá áo túi cơm” như đã có lần ông phát biểu về các đồng chí của mình, nhưng kệ…
Sự bịp bợm sử dụng cái “lồng ngu trung” với chủ nghĩa Marx-Lê-Tư tưởng Mao để gom nhốt đức tin của cả 1, 3 tỷ dân Trung Quốc đó chính là cái họa sát thân; Cái họa này giống như của Quan Vũ thời Tam Quốc. Có thể do Tập Cận Bình “ngáo đá” về quyền lực chính trị nên không nghĩ tới cái họa sát thân; Hoặc nghĩ tới nhưng bất chấp như Quan Vũ, biết mình đã trọng thương rồi vẫn gượng cầm quân, ra oai với quân sĩ, nghiến răng đánh cờ để cho Hoa Đà “ nạo xương trị độc”, đánh đến chết thì thôi…
Kết cục cuối cùng thì xôi hỏng bỏng không: Phàn Thành không chiếm được mà Kinh Châu lại bị mất về tay Đông Ngô. Nếu nghe theo lời khuyên của Quan Bình, tạm lui binh, náu mình chờ thời, không đánh Phàn Thành nữa thì biết đâu vừa giữ được Kinh Châu, bảo toàn được mạng sống…
Người giành được thiên hạ thời Tam Quốc đó là cha con Tư Mã Ý vì biết náu mình, chờ thời mặc dù võ nghệ, uy danh kém xa Quan Vũ và đám tướng lĩnh nhà Ngụy…
Nếu Tập Cận Bình máu lên cái tiểu khí kiểu Quan Vũ, gây sự trên Biển Đông, Hoa Đông, gây chiến với Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước ASEAN thì coi chừng không “nạo xương trị độc” được đâu, thậm chí không còn mảnh giáp,không còn chỗ dung thân tại đất nước Trung Hoa…
Ông Tập Cận Bình vẫn tỏ ra cứng cỏi và đầy khí thế khi đọc một bản báo cáo chính trị
Thực chất là lối khoe sức mạnh cơ bắp mang chiêu trò “tiểu khí” của Quan Vũ…
Điểm thứ 4: Trong đại lễ “xuất quân, tế cờ” ông Tập Cận Bình đã gặp vướng phải 2 điều đại kỵ, xui xẻo…
Đại hội 19, bế mạc vào ngày nguyệt kỵ, mồng 5 tháng 9 ( âm lịch): Mồng năm, mười bốn, hai ba.Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì;Thứ 2: dẫn một điển tích gắn với sự nghiệp chiến chinh của một bại tướng thời Tam Quốc là Quan Vũ, một kẻ vũ dũng vô mưu, dám lấy sở đoản để đương đầu với sở trường thiên hạ…
Các chiến tướng thời Tam Quốc mỗi khi xuất trận mà gặp phải điềm báo, thiên tượng xui xẻo nào đó thường lui quân, hoãn binh, tìm kế khác…Kẻ nào bất chấp, để ngoài tai coi thường thiên tượng và lòng người thì chuốc lấy tai họa…
Trước khi xuất quân đánh Đông Ngô, Lưu Bị đã được một bậc cao sĩ đến khuyên răn bằng việc vẽ ra 40 doanh trại rồi xé nát xong bỏ đi; Lưu Bị coi là cử chỉ của đám cuồng sĩ không nghe; kết cục 40 doanh trại của Lưu Bị đã bị Lục Tốn đốt sạch trong trận Hào Đình…
Hãy ghìm cương ngựa trước vực thẳm- Lời khuyên thường nghe báo chí Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông viết ám chỉ những thế lực đang tranh bá đồ vương với Mao Trạch Đông…
Hãy phá bỏ những ngục tù ngu trung đang giam nhốt cả tỷ dân Trung Hoa, xóa bỏ những giải pháp lựa mị, vô tích sự, tiểu khỉ kiểu Quan Vũ, cốt để duy trì uy danh của mình, nếu muốn phục hưng một Trung Hoa hùng cường..
Nhân ông Tập Cận Bình sử dụng  cái điển tích “ Nạo xương trị độc”, điển tích gắn với sự nghiệp chiến chinh của bại tướng Quan Vũ thời Tam Quôc, củng cố Đảng CS Trung Quốc để thực hiện “giấc mơ phục hưng nước Trung Hoa mới”; xin  gửi tặng Tập Chủ tịch 1 ca khúc được viết theo dòng nhạc bolero đó là bài “Duyên kiếp” của nhạc sĩ Lam Phương, bài hát được mở đầu mấy câu sau:

Anh ơi nếu mộng không thành thì sao 
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm 
Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu 
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu 


P.V.Đ



Uy lực độc tôn của Tập Cận Bình ở Trung Quốc và tác động đến thế giới


mediaÔng Tập Cận Bình (Xi Jinping) sau bài diễn văn bế mạc Đại Hội 19, ngày 25/10/2017.REUTERS/Jason Lee
Sau khi Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 bế mạc, giới quan sát hầu như đều nhất trí cho rằng ông Tập Cận Bình đã trở thành một lãnh đạo có uy lực độc tôn tại Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là sự kiện đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến phần còn lại của thế giới ? Nhìn chung, các nhà phân tích đều tỏ ý quan ngại, khi điểm lại quá trình thâu tóm quyền lực của nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc hiện nay.





Với những quyết định vừa qua tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có thể cầm quyền trong cả chục năm nữa mà không có người giám sát hay cạnh tranh, lại nắm trong tay một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cùng với một quân đội được cho là mạnh nhất từ trước đến nay.
Quyền lực của ông lại được xem là rất ổn định, trong khi lãnh đạo các nước được cho là có thể là đối thủ của ông như tổng thống Mỹ Donald Trump hay thủ tướng Đức Angela Merkel thì vẫn vấp phải đối lập trong nước. Ngay cả tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không có được một căn bản ổn định cả về chính trị lẫn kinh tế như lãnh đạo Trung Quốc.
Đối với thế giới, vấn đề tuy nhiên lại là những lập luận mà ông Tập Cận Bình đã khai thác để vươn lên đỉnh cao quyền lực trong thời gian qua. Phát biểu với đài truyền hình Mỹ CNN, ông James McGregor, tác giả một tập biên khảo về chủ nghĩa chuyên chế tại Trung Quốc, đã tóm tắt lập luận của ông Tập Cận Bình trong công thức « Trung Quốc vốn vĩ đại, đã bị ngoại bang hủy hoại, và được Đảng khôi phục ».
Nền tảng lập luận của ông Tập Cận Bình được gói trong khái niệm « Giấc Mơ Trung Hoa ». Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới đây, Viện Lowy Institute của Úc đã nhận ra rằng : « Dưới một vỏ bọc vô hại là khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa”, việc ông Tập Cận Bình củng cố đảng Cộng Sản ở trong nước và kiên quyết thúc đẩy các yêu sách của Bắc Kinh ở ngoài nước, đang tác động sâu sắc đến Trung Quốc, các láng giềng của Trung Quốc, và đến phần còn lại của thế giới. »
Theo ghi nhận của CNN, ở ngoài nước, dấu ấn của Tập Cận Bình được thấy rõ rệt nhất trong lãnh vực ngoại giao và quân sự, như tại Biển Đông nơi Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp và quân sự hóa các thực thể địa lý, bất chấp phán quyết bất đồng tình của một tòa án quốc tế. Bị nhiều nước phản đối, Trung Quốc vẫn thản nhiên và coi như đã thắng thế vì không một nước tranh chấp nào dám thách thức Bắc Kinh về quân sự, trong lúc đối với chính quyền Trump, Biển Đông không còn là một vấn đề lớn nữa.
Báo cáo của Viện Lowy nhận định : « Hơn cả những người tiền nhiệm của ông, Tập Cận Bình đã tìm cách dùng sức mạnh ngoại giao và quân sự của Trung Quốc để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông… ».
Về quân sự, mới đây, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân Đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trên quyền lãnh đạo của Đảng và nhu cầu cải cách để « sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải của đất nước ».
Tuy nhiên, theo CNN, cách hành xử của Bắc Kinh trong thời gian qua, đặc biệt là các động thái quân sự và kinh tế hung hăng có thể quật ngược trở lại Trung Quốc, điều mà nhiều cường quốc trước đây đã vấp phải, khi cố xuất khẩu ảnh hưởng ra nước ngoài.
Đối với ông McGregor, dù được hưởng lợi từ chính sách Nước Mỹ Trên Hết của ông Donald Trump, và những khủng hoảng tại châu Âu, nhưng Trung Quốc « hiện không có nhiều bạn bè ». Đối với chuyên gia này, « khi thúc đẩy cho đất nước mạnh lên, Trung Quốc có thể là đã không nghĩ đến tác động của điều đó đối với thế giới, và đối với cách thế giới nhìn nhận Trung Quốc ».

Đại Hội 19 : Trung Quốc tự khẳng định vị thế cường quốc

mediaNơi diễn ra Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19, Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 23/10/2017.REUTERS/Jason Lee
Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 đã bế mạc ngày 23/10/2017, nhưng các báo Pháp vẫn có nhiều bài bình luận, phân tích. Trong bài xã luận mang tựa đề « Sức mạnh thầm lặng của Bác Tập », báo Le Monde giải mã sự kiện này : Trung Quốc muốn khẳng định sức mạnh, trọng lượng của mình trên thế giới.
Theo tờ báo, sự hoành tráng và lễ nghi lỗi thời phù phiếm của đại hội này có ý nghĩa của nó. Việc ông Tập Cận Bình tiếp tục làm nhiệm kỳ thứ hai và tư tưởng của ông được đưa vào Điều Lệ Đảng cũng vậy. Thế nhưng, để hiểu được những sự kiện này thì cần phải vượt qua cái nhìn thông thường của phương Tây, coi đó chỉ là những điều kỳ thú vô bổ.
Trước tiên, trong cái nghi lễ cứng nhắc và hơi lỗi thời một chút, Đại Hội 19 đánh dấu một thời điểm : đó là Trung Quốc tự khẳng định mình là một cường quốc lớn của thời đại, ngang hàng với phương Tây. Trung Quốc không chỉ là một người khổng lồ về kinh tế, mà còn cả về chiến lược và tư tưởng. Đó là điều cần hiểu trong chuỗi diễn văn tràng giang đại hải ở đại hội này.
Kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất, Tập Cận Bình, năm nay 64 tuổi, muốn là hiện thân của hiện tượng chủ chốt trong thế kỷ 21 : đó là nước Trung Hoa mới. Ông ta sẽ là người thực hiện sự « phục sinh một nước Trung Hoa », một nước Trung Quốc quay trở lại vị trí vốn có của nó - đế chế ở trung tâm và chấm dứt một thế kỷ bị làm nhục, từ thời chiến tranh thuốc phiện đến lúc thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Chính vì thế, đối với Tập Cận Bình, cần chấm dứt thái độ e dè, thận trọng trên sân khấu chính trị quốc tế. Nước Trung Hoa của Tập Cận Bình tràn trề sự tự tin vì sức mạnh kinh tế và công nghệ và đề ra mục tiêu là trong vòng 20 năm tới, sẽ cạnh tranh được với phương Tây trong 5 hoặc 6 lĩnh vực, như thông minh nhân tạo, người máy, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học…
Trong thời đại mới của Tập Cận Bình, Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế và tài chính để phục vụ cho chiến lược bành trướng mà một trong những dự án chính là Con Đường Tơ Lụa Mới. Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng thông qua mạng lưới dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở vùng Âu-Á, trên biển và đặc biệt là ở Ấn Độ Dương.
Đồng thời, Tập Cận Bình còn tiến hành thường trực một cuộc chiến tranh về tư tưởng chống lại những « ảnh hưởng độc hại của phương Tây », đề ra mô hình Trung Quốc cho các nước ở châu Á và châu Phi noi theo. Có thể nói, với Đại Hội 19, Bắc Kinh muốn cạnh tranh với phương Tây trong lĩnh vực tư tưởng.
Trong toàn cảnh bức tranh Trung Quốc, còn có nhiều điểm đen, thậm chí rất đen và đó là những điểm yếu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Le Mond kết luận, điều mà Đại Hội 19 cho thấy rõ, đó là sức nặng của Trung Quốc trên thế giới.
Mô hình của Tập
Cũng về Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19, báo Le Monde có bài bình luận của nhà báo Sylvie Kauffmann về « Mô hình Tập Cận Bình ».
Trong Đại Hội, qua các diễn văn chính thức, thì đối với ông Tập Cận Bình, giấc mơ đã đổi bên : không còn « giấc mơ Mỹ » nữa mà giờ đây là « giấc mơ Trung Hoa ». Thừa thắng sốc tới, Tập Cận Bình chỉ thừa nhận hai tiền bối có tầm cỡ như ông, đó là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Khẩu hiệu của ông, xây dựng « chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc » được đưa lên hàng tư tưởng. Một mình thâu tóm mọi quyền lực, Tập Cận Bình hứa hẹn với 1,4 tỷ đồng bào của mình là sẽ đưa Trung Quốc phát triển theo giai đoạn : từ nay đến 2035, Trung Quốc hoàn tất quá trình hiện đại hóa và đến năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đất nước này sẽ trở thành cường quốc lãnh đạo toàn cầu, có quân đội đứng đầu thế giới.
Với Đại Hội 19, Bắc Kinh chính thức khẳng định tham vọng coi mô hình « chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Hoa » là mô hình thay thế và có thể xuất khẩu được. Nhưng cho dù Trung Quốc đi vào « thời kỳ mới », mô hình tập trung quyền lực trong tay một người và đảng của ông ta, không phải là mới, thậm chí là quen thuộc. Và mô hình này có tên gọi là độc tài. Nhà báo Sylvie Kauffmann mỉa mai, sự thành công của mô hình độc tài này phải chăng mới thực sự là một phát minh.
Ngoài xã luận và bình luận về Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Tập Cận Bình, Le Monde còn có bài nói về những nhân vật được cho là thân cận với Tập Cận Bình vừa được bổ nhiệm vào Thường Vụ Bộ Chính Trị : « Tập Cận Bình bố trí các nhân vật trung thành để có được quyền lực tuyệt đối ». Theo tờ báo, tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không bổ nhiệm một người nào có khả năng kế nhiệm ông, vào Thường Vụ Bộ Chính Trị.
Theo cùng hướng này, Le Figaro chạy tựa : « Tập Cận Bình và ý định nắm giữ quyền lực trọn đời ». Còn Les Echos thì ghi nhận : « Tập Cận Bình cực mạnh và không có người kế vị ».

Không có nhận xét nào: