Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

DỐT KHÔNG BAO GIỜ NGUY HIỂM-CHỈ NGUY HIỂM KHI NÓ CÓ QUYỀN, CÓ CHỨC, CÓ SÚNG...NÓ SẴN SÀNG BẮN CẢ VÀO ĐẦU BỐ NÓ VÌ NGU DỐT

Đôi lời nói lại với đại úy Nguyễn Văn Minh-( kẻ không dốt nhưng nguy hiểm), tác giả của bài:"Ông Phạm Viết Bừa đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm!"


Cái bài viết của Phạm Viết Đào:

"" bài viết mà đại úy Nguyễn Văn Minh bình: "đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm" được đưa lên mạng và tháng 5/2013, sau khi P.V.Đ đã nghỉ hưu 6/2012...
Ẩn ý của bài viết là muốn ám chỉ Nghị quyết TW 4 và góp ý với Tổng Trọng: Thù thắng X, muốn hạ bệ thằng X. thì việc gì phải ban hành cả một đống nghị quyết cho tốn giấy mực, công sức, tiền của...
Điều này cũng giống như Võ Nguyên Giáp đánh trận Điện Biên Phủ: Việc gì mà phải đánh công kiên vào Đồi A1 cho nó tốn xương máu. Sao không đào một đường hào cho quân lẻn vào trung tâm tóm sống Tướng DE CASTRIE là xong trận...
"HỐT LUÔN, KHÔNG NÓI NHIỀU", KHÔNG ĐÁNH TỨ TUNG TỐN ĐẠN VÀ XƯƠNG MÁU...
Đồng chí Bá Thanh chẳng đã tuyên bố như thế! Nếu Bá Thanh còn chắc sẽ làm thế và không quá hệ lụy vào Nghị quyết...
Tóm được X-De Castrie là xong trận, " xong phim"; Đỡ tốn đạn, tốn xương máu vì Đồi A1 có phải là điểm cao khống chế, nếu không chiếm được nó không đột kích được vào sở chỉ huy của De Castrie đâu ?!
Để trị Lâm Bưu, Mao cho mời Lâm đến ăn tiệc gân hổ; cho quân mai phục, chờ khi Lâm ăn xong về thì đòm cho 1 phát B 41 rồi dựng lên 1 vụ tai nạn máy bay ở Mông Cổ là xong...
Rứa đó, đại úy Nguyễn Văn Minh ạ.

Kết quả hình ảnh cho Đại úy Nguyễn Văn Minh

Ông Phạm Viết Bừa đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm!

Đại úy NGUYỄN VĂN MINH

Ông Phạm Viết Bừa đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm!
NVM FB – Dù ngày 7-5 đã trôi qua nhưng quả thực không thể không nhắc lại chuyện ông Phạm Viết Đào hồn nhiên “chém gió” khi “xét lại” sự kiện đánh đồi A1.

         Dựa trên những thông tin từ trang Bách khoa thư mở Wikipedia, ông Đào suy luận rồi viết: “Là một người ngoại đạo về quân sự, khi đứng trên ngọn đồi này tôi đã tự hỏi: Tại sao hồi đó quân ta cứ quyết tâm đánh cho được Đồi A 1 để mà chịu tổn thất lớn; Sao không để một lực lượng nhỏ đủ để khống chế quân Pháp tại đây, sau đó đào chiến hào luồn vào sở chỉ huy bắt sống De Castrie là xong không ?”.
         Xem bài viết của ông Đào, tôi thấy có vài điều cần nói:
1/ Ông Đào tự nhận ngoại đạo về quân sự, cũng không đánh giá được hết cơ sở chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của sự kiện, tình hình hai phía lúc bấy giờ nên chỉ “phán bừa”. Nếu làm được như ông, bớt hi sinh xương máu cho bộ đội và nhân dân thì Cụ Võ Nguyên Giáp và bộ tham mưu đã chẳng dại gì chọn cách đánh đó. Ông bàn chuyện chiến tranh, mà lại là một trận quyết chiến chiến lược mà cứ như trẻ con chơi trận giả. “Đào hầm luồn vào tận sở chỉ huy Đờ Cát” ư? Ông định xui trẻ con ăn cứt gà sát à? Ông tưởng hệ thống phòng vệ của nó chỉ có chó mực với dây chuối sao? Việc này một bạn đọc đã viết:Không biết ông Đào đã là lính ngày nào chưa mà viết bài như vậy? Theo thời gian thì đồi A1 thấp đi nhiều.Nếu không chiếm đồi A1 thì sự mất mát của quân ta còn lớn như thế nào.Ông Đào không biết gì về quân sự nhưng lại hay viết về đề tài chiến tranh ! àng nói càng tòi ra cái dốt, chiến dịch HCM, quân VNCH tử thủ Xuân Lộc, quân ta đánh vòng để giải phóng các vùng lân cận, còn chỉ khi Xuân Lộc thất thủ, quân ta mới thẳng hướng tiến vào SG được.
Vả lại SG là thành phố lớn, nhiều cửa ngõ để vào, Hầm Đờ cát chỉ là một cứ điểm với A1 là đường vào chính diện và trong phạm vi rất gần, chỉ vài trăm mét, vòng qua A1 vào hầm Đờ cát để giơ lưng cho nó bắn à”.

Đó là chưa kể trong chiến tranh, thắng bại nhiều khi quan trọng nhất là chớp được thời cơ. Vấn đề này ông nên hỏi các nhà quân sự chứ hỏi một ông đại tá ngày đó cũng là chiến sĩ, nên có thể ông ấy khiêm tốn mà không nói, mà cũng có thể ông ấy cũng chả dại gì mà nói để bị ném đá khi “dây vào” những kẻ “viết bừa” như ông!
2/ Xin nhắc lại với ông, trang Wikipedia dù rất nhiều thông tin hay nhưng chỉ là một trang bách khoa thư mở, ai cũng có thể đưa, bổ sung thông tin vào đó nên có rất nhiều thông tin chưa chuẩn xác; không phải là khuôn vàng thước ngọc để ông đối chiếu, rồi dựa vào đó mà phán.
3/ Thời các cụ xả thân, đổ máu trên đồi A1, chắc ông Đào còn cởi truồng ở đâu đó. Không có sự hi sinh của các cụ, chắc gì ông có được điều kiện để mà khôn lớn, ăn học, rồi  trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa – Thông tin, Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Cụ Hồ từng nói về cái loại cây không có gốc, vô dụng lại có hại. Tôi ngẫm mà buồn cho cách nghĩ, cách viết của ông. Cha ông ta cũng có câu “trứng khôn hơn rận”, “sinh con rồi mới sinh cha/ Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”. Trường hợp của ông, đúng như lời một bạn đọc: “Trẻ con nó gọi là đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm”!





 

Phạm Viết Đào.


Phamvietdao.net: Cuối năm 2011, chủ blog có dịp lên thăm di tích lịch sử Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hiện đang được bảo toàn giữ lại nhiều di tích quan trọng; Chủ blog đã dừng lại rất lâu tại Đồi A 1, là cứ điểm quan trọng cuối cùng bị triệt hạ đêm 6 rạng ngày 7/5/1954, mở đường cho quân ta vào bắt sống toàn bộ sở chỉ huy quân đội Pháp trong đó có tướng De Castries…
Khi dừng chân trên ngọn đồi A 1 cao bằng ngôi nhà độ 4 tầng, khoảng 30-40 m; Đây là điều bất ngờ đối với tôi, bởi khi chưa lên Điện Biên, qua tài liệu tôi cứ nghĩ ngọn đồi này chắc cao lắm, án ngữ con đường huyết mạch vào sở chỉ huy quân đội Pháp? Nhưng khi đến thì thấy nó chỉ là ngọn đồi nằm giữa đồng bằng…
Bách khoa thư WikiPedia đã viết về kết cục trận đánh này như sau:”Với việc chiếm được A1, trung tâm đề kháng Eliane phía đông tập đoàn cứ điểm đã hoàn toàn sụp đổ, QĐNDVN gần như đã nắm chắc phần thắng vì chỉ còn cách sở chỉ huy cứ điểm (Hầm Đờ Cát) vài trăm mét. Chỉ 1 ngày sau họ đã có thể dễ dàng thọc sâu tiêu diệt sở chỉ huy Pháp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ…”
Khi dừng chân trên Đồi A 1, sau đó tới thăm Sở chỉ huy của De Castrie thì thấy không đúng như bách khoa thư mô tả; Sở chỉ huy cách ngọn đồi A 1 khoảng gần 2 km và nằm giữa cánh đồng Mường Thanh…
Điều làm cho tôi suy nghĩ lại tại sao hồi đó quân ta cứ quyết chiến đánh cho được Đồi A1; với trận quyết chiến này theo WikiPedia viết:” Về phía QĐNDVN, tổng số thương vong của cả 36 ngày đêm, chủ yếu là ở các đợt tiến công từ 30 tháng 3 - 3 tháng 4 là 2.516 người (hy sinh 1.004, bị thương 1.512), trong đó của Trung đoàn 174 là 1.620 người, Trung đoàn 102 là 890 người. Tổn thất về vũ khí cũng khá lớn: 8 khẩu súng cối các loại, 22 khẩu ba-dô-ca, ĐKZ 57mm, 8 khẩu đại liên và trọng liên, 32 khẩu trung liên, 326 khẩu tiểu liên, 460 khẩu súng trường. Đây là trận đánh mà QĐNDVN chịu thiệt hại lớn nhất…”
Là một người ngoại đạo về quân sự, khi đứng trên ngọn đồi này tôi đã tự hỏi: Tại sao hồi đó quân ta cứ quyết tâm đánh cho được Đồi A 1 để mà chịu tổn thất lớn; Sao không để một lực lượng nhỏ đủ để khống chế quân Pháp tại đây, sau đó đào chiến hào luồn vào sở chỉ huy bắt sống De Castrie là xong không ?
Tôi đã đem chuyện này hỏi Đại tá Phạm Xuân Phương, ông từng tham gia đánh trận Điện Biên Phủ; ông cho biết, hồi đó ông cũng chỉ là sĩ quan cấp thấp; theo Đại tá Phạm Xuân Phương, những ngày đầu hồi đó cả mặt trận Điện Biên chờ tiếng nổ của khối bộc phá để làm hiệu lệnh tổng tấn công, nhưng tiếng nổ ông nghe được khi nổ không to lắm, không có uy lắm…
Tôi có hỏi tại sao không bỏ qua A 1 mà đào hào luồn sâu bắt sống De Castrie là xong và đỡ tốn xương máu ? Đại tá Phạm Xuân Phương đã không trả lời tôi được câu này ?
Đây là “ ngu ý “ của một người chỉ mới được bắn mấy viên CKC hồi học phổ thông trong những giờ tập quân sự, chưa bao giờ sờ tới khẩu AK; Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc cao nhân, nhất là các cựu chiến binh Điện Biên Phủ giải thích vì sao cứ phải đánh Đồi A1 ? Quân ta có thể bắt được De Castrie bằng cách khác không để chấm dứt chiến dịch lịch sử này không ?
Nhắc lại bài học lịch sử này để muốn đề cập tới cuộc chiến chỉnh đốn Đảng hiện đang bế tắc giống như những ngày tháng 4/1954, quân ta chịu quá nhiều tổn thất, hao binh tổn tướng vào việc đánh cho được đồi A1?

Bải liên quan:

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo ...

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../chien-dich-nem-pham-viet-ao-ha-minh.html

>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang... ( bài 8)


>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên Hà Giang( bài 7 )


>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:

"Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên Hà Giang? ( bài 6 )


>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành:Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào...( bài 5 )


>Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 4 )


>Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào...( bài 3 )


>Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 2 )-


>Trở lại chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: " Sự ngụy tạo tinh vi của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 1 );


>Trở lại trận 12/7/1984: Lính Trung Quốc sát hại thương binh VN; pháo binh ta bắn vào đội hình của D2, F 356...




Không có nhận xét nào: