Từ khi nhậm chức vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay, khiến hơn 1 triệu quan chức bị kỷ luật.
Một nghiên cứu của BBC cho thấy hơn 170 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên đã bị bỏ tù dưới thời ông Tập. Những người này bị cáo buộc các tội như tham nhũng, có hành vi sai trái và vi phạm kỷ luật Đảng.
BBC cho biết nhiều người tin rằng chiến dịch này là một cuộc thanh lọc nội bộ khổng lồ, chưa từng thấy kể từ thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông.

Chiến dịch mở rộng đến mức nào?

Sự khác biệt đáng chú ý nhất là việc phá vỡ nhiều quy ước không chính thức của Đảng kể từ thời Mao. Việc truy tố rất nhiều quan chức cấp quốc gia đã gây chú ý, vì hàng chục năm qua các quan chức về hưu thường được cho là đã “hạ cánh an toàn”.
Nhưng trong 5 năm qua, 35 thành viên (chính thức và dự khuyết) của cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Ủy ban Trung ương, đã bị kỷ luật. Con số này ngang với cả giai đoạn từ năm 1949-2012 (63 năm).
Số quan chức Ủy ban Trung ương đảng bị hạ bệ trong 5 năm qua ngang với con số 63 năm từ 1949-2012 (Nguồn: BBC)

Ai bị nhắm mục tiêu?

Dựa trên số liệu chính thức, 1,34 triệu quan chức cấp cao và thấp (còn gọi là “hổ và ruồi”) đã bị hạ bệ do tham nhũng và vi phạm kỷ luật trong suốt 5 năm đầu làm Chủ tịch của ông Tập.
Không có “ranh giới đỏ” nào được vạch ra, những người bị nhắm tới bao gồm từ các trưởng thôn và quản lý nhà máy đến các bộ trưởng của chính phủ và tướng lĩnh của quân đội.
Cái gọi là “đại thanh lọc” nhắm thẳng vào những quan chức hàng đầu chính phủ. Quan chức cấp cao nhất bị hạ bệ cho đến nay từng là nhà lãnh đạo quyền uy hàng thứ ba đất nước, ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang). Ông này là người nắm trong tay cả bộ máy an ninh của cả đất nước rộng lớn cho đến khi ông nghỉ hưu.
Ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), người bị sa thải khỏi vị trí Bí thư Trùng Khánh, chỉ là thành viên Bộ Chính trị thứ tư bị đuổi ra khỏi ĐCSTQ. Được thăng chức trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Tôn, 54 tuổi, là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị và đã được cho là người đứng đầu.
Những vị trí cao nhất bị hạ bệ bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập bao gồm 5 “con hổ lớn”: Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua).
5 “con hổ lớn” bị chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập hạ bệ cho đến nay (Nguồn: BBC)
  • Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất bị hạ bệ cho đến nay. Cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2012, ông là nhà chính trị quyền uy thứ ba ở Trung Quốc. Vào năm 2015 ông bị tống giam vì hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước.
  • Bất ngờ bị bãi chức hồi tháng 7, ông Tôn Chính Tài là quan chức cao cấp nhất bị bắt trong chiến dịch của ông Tập. Tính đến nay, ông mới là ủy viên Bộ Chính trị đang tại nhiệm thứ tư bị đuổi ra khỏi Đảng.
  • Từ Tài Hậu là một trong số tướng lĩnh quân đội cao nhất cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2013. Ông bị điều tra trong một cuộc điều tra “dùng tiền mua chức” và cuối cùng bị trục xuất khỏi đảng và bị truy tố. Ông chết vì ung thư vào năm 2015.
  • Quách Bá Hùng phục vụ bên cạnh họ Từ. Tháng 7/2016, ông trở thành quan chức quân sự cao cấp nhất bị truy tố kể từ khi kết thúc cuộc cách mạng năm 1949. Ông bị kết án tù chung thân vì tội hối lộ.
  • Lệnh Kế Hoạch là một cố vấn tin cẩn của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng nhanh chóng bị hạ thấp dưới thời ông Tập. Sau vụ tai tiếng bắt đầu khi con trai ông qua đời trong một vụ tai nạn xe Ferrari, ông bị phạt tù vì tội hối lộ vào năm 2016.
Những người này đều là các phụ tá đắc lực của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân trong một di họa tai tiếng mà ông Giang để lại từ năm 1999: Cuộc đàn áp nhằm loại bỏ Pháp Luân Công, môn khí công ôn hòa từng thu hút 70-100 triệu người Trung Quốc theo tập chỉ vài năm sau khi được giới thiệu ra công chúng. Khi chứng kiến sự ưa chuộng của người dân với môn khí công có số người tập vượt quá số lượng Đảng viên, ông Giang cảm thấy đố kỵ và ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Gần 70% số thành viên Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ sẽ được thay thế bằng khuôn mặt mới tại đại hội vừa kết thúc ngày 24/10, tuy nhiên phần lớn trường hợp không phải do cáo buộc tham nhũng hoặc các vi phạm khác, mà do quy định về việc nghỉ hưu ở tuổi 68.

Quân đội có được “miễn tử kim bài”?

Dưới thời ông Tập, không có khu vực nào được tái cấu trúc triệt để hơn quân đội, nơi ông nhanh chóng thiết lập việc tái tổ chức và hiện đại hóa toàn diện.