Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

TƯ TƯỞNG TẬP CẬN BÌNH CÓ GÌ " DỊ THƯỜNG" KHÔNG ?; Trung Quốc : Ba cựu lãnh đạo bị cáo buộc âm mưu tạo phản; Giấc mơ Tân uy quyền của Vương Hỗ Ninh

Xem thêm: Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền 

của Thương Ưởng-Tầng Thủy Hoàng-Lý Tư ... - Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../tap-can-binh-vuong-ho-ninh-sao-chep-chu.h...

Tư tưởng Tập Cận Bình có gì khác thường không?

Bùi Quang Vơm
Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết thúc một cách thất vọng. Người ta đã háo hức chờ đợi, vừa tò mò lo sợ, vừa hy vọng một sự thay đổi lịch sử, nhưng cuối cùng thì chẳng có gì. Con tàu khổng lồ rầm rập đến, nhưng đi qua một cách lặng lẽ. Sự vĩ đại của con tàu khiến người ta nghĩ tới một sự bí ẩn đang được che đậy.
Giấc mơ Trung Hoa với mục tiêu trở thành «quốc gia hùng cường và tươi đẹp» vào giữa thế kỷ XXI được xem như phương châm cai trị của Tập. Nó là động lực quy tụ mọi sức mạnh của một quốc gia 1,3 tỷ dân và cung cấp chính danh cho mọi thủ đoạn và kỹ thuật cai trị, từ tiêu trừ tham nhũng cho đến các chính sách cải cách kinh tế xã hội. Tuy nhiên, giấc mơ này, dù hấp dẫn bằng ý tưởng, có lẽ chưa được ông Tập cùng các cộng sự của ông giải phẫu chi tiết.
Tư tưởng lãnh tụ và khát vọng vĩ nhân
Lịch sử Trung Quốc luôn được đánh dấu gắn liền với tên tuổi một nhân vật xuất chúng. Các triều đại vĩ đại đều gắn với tên tuổi vị Hoàng đế. Vinh quang thuộc về cá nhân lãnh tụ là tập quán ý thức hệ của người Trung Quốc. Công cuộc cách mạng phụ thuộc lãnh tụ. Tuân phục lãnh tụ có quy tắc như luật của Hội kín. Lòng trung thành thể hiện bằng niềm tin bất di bất dịch và hy sinh vô điều kiện cho lãnh tụ.
Tư tưởng của Tập một khi đã đạt đến cấp độ chi phối mọi hoạt động, tự động trở thành kim chỉ nam và tiêu chuẩn thử thách và sàng lọc bộ máy. Khác các tập đoàn lãnh đạo các quốc gia khác, ở Trung Quốc, việc xây dựng một cá nhân thành một lãnh tụ là việc làm có ý thức. Nó trở thành một thể thức trong các sách lược cai trị. Tập thể các nhà lãnh đạo Quốc gia luôn tìm kiếm cá nhân xuất chúng để gây dựng thành lãnh tụ, vừa như để tạo dựng xương sống của chế độ vừa là phương sách tìm kiếm vinh quang cho đất nước. Tập đang trở thành một trong hai lãnh tụ vĩ đại nhất thời hiện đại, sau Mao Trạch Đông, không chỉ do ước vọng cá nhân mà còn là quyết tâm của tập thể lãnh đạo, trước hết là Ban thường vụ Bộ chính trị.
Giấc mơ Trung Hoa của Tập là giấc mơ quay trở lại thời huy hoàng trong quá khứ. Nhắc lại con số chiếm giữ 58 % tổng thu nhập thế giới của thời nhà Đường, thế kỷ thứ 7, Tập Cận Bình muốn ngầm ý, Trung Quốc thời đại hiện nay sẽ quay trở lại là quốc gia lớn nhất và hùng mạnh nhất thế giới. Lãnh thổ nhà Đường bao trùm phía bắc hết lãnh thổ Mông Cổ, phía Nam chiếm một phần Việt Nam và phía Tây hầu hết khu vực Trung Á, tới giáp Kazakhstan. Với 80 triệu dân, khi đó, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Con đường tơ lụa ra đời chính trong thời kỳ này là bằng chứng cho sự thịnh vượng và phát triển huy hoàng của nền kinh tế và văn minh Trung Hoa.
Cũng có nghĩa là Tập Cận Bình có ý đặt mình vào vị trí tương tự Đường Thái Tông Lý Thế Dân, vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong số các Đại Đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc, gồm Tần Thuỷ Hoàng, Hán Cao Tổ, Đường Tông và Tống Tổ.
Đây chính là linh hồn, là xương sống của tư tưởng Tập Cận Bình: Cai trị bằng khát vọng vinh quang và khát vọng giàu có. Là sản phẩm của Tập, nhưng có thể đã trở thành tư tưởng của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc, thậm chí của cả giới tinh hoa Trung Hoa.
Tập luôn nhấn mạnh con đường tới vinh quang là chắc chắn nhưng là con đường không ngắn và không dễ dàng. Nhưng Tập lại không chỉ định người kế cận vào đầu nhiệm kỳ thứ hai như thông lệ, trong khi tất cả 5 vị trong Ban thường vụ Bộ chính trị đều quá tuổi ứng viên Tổng bí thư khi vào nhiệm kỳ 20. Đây có thể là ý đồ của riêng Tập Cận Bình, nhằm tập trung quyền lực, vì khi chỉ định người kế cận, lực hút quyền lực sẽ có hướng thoát khỏi Tập. Sự nhất quán có vẻ dễ dàng trong việc bầu ra Ban thường vụ quá tuổi, trong khi trước đó dư luận cho rằng Tập sẽ giải tán và huỷ bỏ cơ chế thường vụ, cho thấy việc dọn đường để Tập có cơ hội thực thi tới cùng kế hoạch của Tập, không phải chỉ là ý đồ của riêng Tập, mà có thể là tư tưởng của cả Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoài những gì có thể công khai, người ta biết chắc Tập đã báo cáo các nhân vật quan trọng nhất những kế hoạch tuyệt mật, và sự thuyết phục chính nằm ở những điều tuyệt mật đó.
Với lối tư duy triều đại, một khi đã xác lập, Tập Cận Bình sẽ không bị quy tắc nhiệm kỳ cản trở. Đặng Tiểu Bình chỉ là nhà cải cách, nhưng ở đỉnh quyền lực 20 năm cho đến năm 1989, lúc 85 tuổi, do nhu cầu của công cuộc cải cách. Mao Trạch Đông trị vì nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho đến lúc chết, vì là chủ nhân ông triều đại. Nếu làm được như Đường Thái Tông, Lý Thế Dân, thì Tập còn vĩ đại hơn cả Mao, đứng cùng hàng với Tứ Đại Hoàng Đế Trung Hoa.
Nhưng sự vĩ đại mà Tập đang dụng tâm lôi kéo 1,3 tỷ dân Trung Quốc, cùng ước vọng làm kinh ngạc thế giới không thấy được ông mô tả ở đâu. Đại Dự án «một vành đai một con đường» và «đường tơ lụa trên biển » lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa thời nhà Đường vừa biểu lộ sự thèm khát vinh quang của quá khứ, vừa phản ánh lối tư duy lạc hậu của Tập và lãnh đạo Trung Quốc. Ở thời đại mà cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ tư đang diễn ra từng ngày, kinh tế tri thức đang chiếm ngôi hoàng đế các ngành công nghiệp, một cá nhân có thể kinh doanh toàn cầu từ một căn phòng, tư duy khuếch trương lãnh thổ và chinh phục thế giới bằng những con đường vận chuyển hàng hoá, là loại tư duy trung cổ. Tập và Trung Quốc sẽ thất bại, hoặc ít nhất, tiền của của Trung Quốc sẽ trở nên vô dụng.
Trung Quốc sẽ đứng ở đâu khi trở thành “hùng cường và tươi đẹp”
Giấc mơ Trung Hoa được Tập Cận Bình diễn giải bằng một báo cáo 32000 từ, dài nhất trong lịch sử các báo cáo chính trị đại hội đảng cộng sản Trung Quốc từ trước tới nay, gấp đôi báo cáo cũng đã dài nhất trước đó của Hồ Cẩm Đào. Bản báo cáo đề cập tất cả, không bỏ sót một lĩnh vực nào, cho thấy Tập cố thể hiện mình như một chủ nhân ông, một tác gia của chế độ. “Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc bước vào Thời đại mới và sẽ trở thành một quốc gia hùng cường và tươi đẹp vào giữa thế kỷ XXI”. Tuy vậy, hình hài của quốc gia hùng cường và tươi đẹp đó không thấy được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể.
Báo cáo của ông viết: «Thời kỳ nhà Đường (618-907) là giai đoạn thịnh trị của Trung Quốc. GDP của Trung Quốc thời kỳ này có thời điểm chiếm tới 58% tổng GDP của thế giới, vượt xa Ấn Độ, Anh hay Pháp.
Nhưng vài thế kỷ sau, Trung Quốc đã không theo kịp các nước phương Tây và cả Nhật Bản trong quá trình hiện đại hóa, điển hình là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh”.
Ông Tập nhắc tới 58% tổng thu nhập thế giới từ thời nhà Đường, và một con số khác được ông chỉ ra là thu nhập đầu người Trung Quốc đạt khoảng 30.000 USD vào năm 2035, ngang với Italy, quốc gia công nghiệp đứng thứ 7 trong nghóm G7 hiện nay. Đây có lẽ là bằng chứng định hình giấc mơ của ông Tập. Thử xem Trung Hoa đã có hình thù như thế nào trong đầu ông.
Theo công thức tính tăng trưởng: An = Ao(1+i)^n
Trong đó:
Ao = Thu nhập đầu người/năm khởi tính
i = tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm
n= số năm tính từ năm khởi tính.
1- Với mức thu nhập hiện tại 8.800 USD/người/năm(theo Statista), nếu ông Tập muốn Trung Quốc có một thu nhập 30,000 USD/ đầu người/năm vào năm 2035, thì bắt buộc trong suốt 18 năm tới, Trung Quốc phải duy trì một tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu bằng 7,1%. Đây là một khả năng không thể thực hiện, từ năm 2014, suy giảm tăng trưởng là xu thế không thể đảo ngược, trong khi tài nguyên đã cạn kiệt, môi trường đã bị ô nhiễm ở mức tối đa, tỷ trọng thu nhập vẫn chủ yếu từ sản xuất công nghiệp trong khi không còn lao động giá rẻ và thị trường xuất khẩu co lại cùng với mọi loại rào cản bảo hộ trên toàn cầu. Trung Quốc đang buộc phải thay đổi lại cơ cấu nền kinh tế, dựa chủ yếu vào thị trường nội địa và kinh tế dịch vụ thay cho sản xuất công nghiệp và tăng trưởng bằng tăng cường vốn đầu tư. Ngân hàng thế giới dự báo nền kinh tế Trung Quốc giảm dần từ 6% xuống dưới mức 4%. Mục tiêu 30.000 USD/đầu người/năm vào năm 2035 là một mục tiêu không có khả năng hiện thực.
2- Năm 2015, thu nhập đầu người của Trung Quốc chỉ mới đạt 8.800 USD/năm(world bank group), tới năm 2050, tức trong khoảng 33 năm nữa, Trung Quốc với mức tăng trưởng giả định là 4,0%, thu nhập đầu người khi đó sẽ là: 32.000USD/năm, trong khi Mỹ, nếu tăng trưởng bình quân đạt 3,0%, vào năm 2050, thu nhập đầu người sẽ là 154.000 USD/năm. Châu Âu, với bình quân tăng trưởng 2,0%, thì năm 2050, sẽ đạt thu nhập đầu người 57.000/năm, Malaysia với chỉ 3,0 % cũng đạt 62.000 USD/người /năm. Như vậy TQ vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập vào hạng trung bình thấp (Việt Nam, nếu duy trì được mức 6,5%, sẽ có thu nhập : 24000 USD/người/năm).
Nhìn vào thu nhập đầu người, năm 2050, Trung Quốc chưa phải là nước giàu, mức sống của dân Trung Quốc chỉ vào loại trung bình thế giới, vì vậy chưa thể gọi là một quốc gia “sung túc và tươi đẹp” xét về mức sống chung hay sức mua của người dân trong tương quan với thế giới.
Tuy nhiên, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không dân chủ hoá theo mô hình chung của các nước phát triển trên thế giới mà tiếp tục đường lối độc đảng kiểm soát nền cai trị quốc gia, chênh lệch giàu nghèo sẽ không có khả năng thu hẹp. Nếu giả định khoảng ¼ dân số chiếm đoạt ¾ tổng tài sản quốc gia, số dân này sẽ có mức sống cao vượt hẳn số còn lại. Khi đó, khoảng 400 triệu người Trung Quốc sẽ có thu nhập đầu người bình quân vào khoảng : (1,5 tỷ x 51000)x3/4)/400triệu =143.340 USD, đứng thứ hai sau Mỹ.
3- Thu nhập toàn cầu năm 2013= 86.500 ỷ USD. Cũng theo Statista, năm 2013, tổng thu nhập GDP của Trung Quốc là 11.200 tỷ Mỹ kim= 13%, trong khi Mỹ là: 18.558 tỷ USD =21% tổng thu nhập toàn cầu.
Tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu năm 2016= 3,154%, nếu bình quân 3% (ước tính của Ngân hàng thế giới) thì đến năm 2050, Tổng thu nhập toàn cầu sẽ là: 86.500 (1,0354)^37= 313.341 tỷ UDS. Trung Quốc, với 76.500 tỷ USD sẽ chiếm khoảng 76500/313341= 24% và Mỹ (416 triệu dân năm 2050), có Tổng thu nhập bằng 154000x 416 triệu= 64.064 tỷ USD chiếm 20%. Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, nhưng chỉ chiếm 24%.
Theo ước mơ của Tập Cận Bình, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ lập lại kỷ lục của Đại Đường chiếm 58% tổng tài sản toàn cầu, thì khi đó, Tổng GDP của Trung Quốc phải là 181.737 tỷ USD. Muốn đạt được thu nhập này, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm bắt buộc phải đạt 7,3% trong suốt 37 năm. Đó là điều không tưởng. Như phân tích ở trên, kể từ sau năm 2030, tăng trưởng bình quân của nền kinh tế Trung Quốc chỉ khoảng 3-4%.
Nói tóm lại, cả về thu nhập đầu người lẫn quy mô nền kinh tế, vào giữa thế kỷ XXI, lúc mà Tập cho rằng Trung Quốc hoàn thành giấc mộng Trung Hoa, dù lớn nhất thế giới, Trung Quốc chỉ chiếm 24% tổng thu nhập toàn cầu, cách xa con số 58% của nhà Đường. Thu nhập đầu người chỉ đạt 32.000 USD/năm, trong khi Mỹ là 154.000 USD đầu người /năm, Malaysia 62.000 USD/năm. Dân Trung Quốc không nghèo nhưng cũng không giàu.
Tập không có gì phi thường, và giấc mơ của ông vẫn chỉ là giấc mơ, chưa kể, hàng nghìn tỷ đô có thể theo ông ta chìm xuống biển cùng với các con đường tơ lụa rải ra trên toàn cầu.
Chủ quyền và Biển Đông
Tập Cận Bình tuyên bố «Trung Quốc trở thành hùng cường không đe doạ bất kỳ quốc gia nào», nhưng «Trung Quốc là một nước lớn», Trung Quốc «phải tập để có một tư duy thích ứng, đảm bảo quốc tế phải biết đến ý muốn của Trung Quốc». Và «đừng có ai tin rằng Trung Quốc sẽ bỏ qua một tấc đất chủ quyền của mình, chúng ta sẽ không dung thứ cho bất cứ ai, bằng cách nào, vào thời điểm nào, muốn tách một tấc đất ra khỏi Trung Quốc”». Biển Hoa Đông, đảo Sekaku tranh chấp với Nhật. Hàng ngàn km biên giới Tây Nam với Ấn Độ, Biển Đông với đường lưỡi bò vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước ASEAN. Với những tuyên bố này, kể cả vào giữa thế kỷ XXI, nếu các nước không chịu khuất phục, các vấn đề tranh chấp và nguy cơ chiến tranh sẽ vẫn còn nguyên. Có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ không có bình yên và đem lại một cảm giác bất an cho láng giềng và hoà bình thế giới. Hình ảnh một Trung Quốc tham lam, nham hiểm và bần tiện sẽ không thể bị xoá với bất cứ một lãnh tụ tiếp tục lối tư duy như vậy.
Một Trung Quốc vẫn phi dân chủ chứa đựng những hiểm hoạ muôn thưở. Các quốc gia lớn có trách nhiệm với thế giới không thể không tìm kiếm cách che chắn tự vệ. Đó là phản ứng tự nhiên, là sản phẩm tất yếu. Tứ giác kim cương gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia sẽ là một chiến lược lá chắn mà Trung Quốc không thể một mình đối phó. Con đường vượt qua lưới bao vây đó chỉ có thể là giải pháp đồng nhất hoá lợi ích với thế giới, đồng nhất hoá hệ thống giá trị tổng quát, nghĩa là từ bỏ Đặc sắc Trung Hoa, không tìm kiếm giá trị riêng cho riêng người Trung Hoa.
Còn chuyên chế, còn độc đảng, Trung Quốc còn chứa đựng nguy cơ chiến tranh. Chỉ bằng con dường dân chủ hoá, Trung Quốc mới thoát được vòng vây cảnh giác và thù địch của thế giới.
Có một giải pháp được che đậy?
Người Trung Quốc không bao giờ đi một nước cờ chỉ nhằm tới một mục đích. Tập quyền và lãnh tụ hoá hệ thống cai trị, vừa có mục tiêu nhằm hiệu quả hoá hiệu lực lãnh đạo, nhưng đồng thời cũng nhằm vô hiệu hoá mọi phản kháng trong trường hợp một cải cách có ý nghĩa cách mạng ngược chiều.
Ngoài Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường, 5 vị trong Ban thường vụ đều quá tuổi vào nhiệm kỳ tới, trong khi hai nhân vật được dư luận xem là triển vọng kế vị là Hồ Mẫn Chi và Hồ Xuân Hoa vẫn bị bỏ ngỏ. Nếu hai vị này vào được Ban thường vụ vào nhiệm kỳ tới thì để được bầu vào chức Tổng bí thư cũng phải chờ tới nhiệm kỳ 21, có nghĩa là Tập phải còn đứng đấy ít nhất 15 năm nữa. Việc này để lộ ý đồ dọn đường cho một triều đại 25 năm. Cần một thể chế tập quyền có một chiều dài bấy nhiêu năm, có phải chỉ để tận diệt tham nhũng của phe cánh khác và tự biến thành tham nhũng nếu tiếp tục cùng một con đường?
Ông Tưởng Kiến Quốc, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nói rằng Đại hội đảng lần thứ 19 sẽ không chỉ đặt ra nhiệm vụ cho 5 năm tới mà cả hai đến ba thập niên tới. Hai, ba thập niên tới không rõ người kế tục, có nghĩa rằng quyền lực vào một chỗ sẽ còn kéo dài.
Có một công thức: độc tài kết hợp với kinh tế tư bản sẽ sinh ra dân chủ: Đài Loan, Sigapore, Nam Hàn, có thể giống như Italy, Đức Hít-le và Nhật bản. Độc tài cộng với tự do kinh tế cho phép một tốc độ khác thường của Kinh tế, nhưng sự khác thường của thành quả kinh tế đem lại nhu cầu cân bằng nhân phẩm, và sự giác ngộ về hệ thống giá trị căn bản.
Lịch sử hiện đại cũng cho thấy, cách mạng dân chủ chỉ có thể thành công bằng chính tập đoàn cầm quyền, và tập đoàn cầm quyền chỉ có thể thực hành cải cách khi tuyệt đối tập quyền, tức là ở vị thế của nhà độc tài.
Trong một đất nước rộng lớn, đông dân, nhiều sắc tộc, nhiều bè cánh, với tập quán tư duy «thiên hạ cứ tan lâu lại hợp, hợp lâu khắc tan», chia cắt cát cứ và sứ quân như một tất yếu, việc tập quyền tuyệt đối có thể là cần thiết. Nhưng Tập Quyền phản lại chủ trương mở cửa rộng rãi ra bên ngoài và cùng với nó là mở rộng quyền công dân là dân chủ hoá sinh hoạt xã hội. Nếu không tập trung quyền lực đủ mạnh, bất kỳ một cuộc thay đổi cách mạng nào cũng có thể tạo ra tan vỡ và sụp đổ quốc gia.
Một nhân vật được coi là trí tuệ số một của một dân tộc 1,3 tỷ người, ông ta không thể không hiểu Trung Quốc đứng ở đâu, nhân loại sẽ có hình dạng thế nào, quan hệ giữa các quốc gia sẽ ra sao, văn minh thế giới về đâu vào giữa thế kỷ này.
Trong một hội nghị quốc tế tại Singapore cuối năm 2015, có mặt tham dự của Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Australia đã phát biểu: Trung Quốc không thể dẫn dắt khu vực, vì Trung Quốc không phải là quốc gia dân chủ. Lời phát biểu của vị Bộ trưởng này đã làm Tập Cận Bình bối rối. Là một người tham vọng vĩ nhân, ông Tập không thể không suy nghĩ về lời phát biểu giản dị nhưng đúng hoàn toàn đó. Trung Quốc có thể nào trở thành khổng lồ, ở trung tâm của thế giới, nếu tiếp tục là một trong bốn quốc gia phi dân chủ còn lại trên trái đất?
Học giả Ngô Tộ Lai, một cán bộ cũ của Viện Nghệ thuật Trung Quốc đã chia sẻ:“Nếu ông ta tiếp tục theo con đường này, có nghĩa sẽ trở thành nhà chính trị thất bại”, “nếu như dám làm cuộc cách mạng thay đổi thể chế, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách. Hiện nay ông Tập đang đối diện cuộc chiến trong nội bộ nên chưa thay đổi được hệ thống Tư pháp hủ bại, cục diện kinh tế thì khó khăn. Trong tình cảnh rối loạn này chúng ta chưa thể biết được ông ta muốn đi như thế nào. Chỉ khi loại bỏ được đối thủ trong hệ thống xong, lúc đó chúng ta mới có thể biết ông ấy muốn quay về xã hội truyền thống hay thực hiện chế độ văn minh hiện đại”.
“Đài Loan nhờ có Hiến pháp dân chủ cộng thêm sự kế thừa văn minh Trung Hoa nên đã hòa nhập vào thế giới, đây là con đường cần phải đi, kế thừa văn hóa đa dạng của văn minh Trung Hoa nhưng kết cấu chính trị phải theo chuẩn mực của văn minh thế giới”.
Tân Hoa xã ngày 19/10 cho biết, trong 19 điều của bản báo cáo dài kỷ lục của Chủ tịch Tập Cận Bình được dư luận Trung Quốc đánh giá là tâm đắc có ba điều úp mở tới một xã hội dân chủ:
«9- Cánh cửa lớn mở cửa của Trung Quốc sẽ không bao giờ khép lại, chỉ có mở rộng thêm.
10- Có việc dễ thương lượng, sự việc của quần chúng để quần chúng thương lượng, để nhân dân thực sự nói lên tiếng nói chân thành dân chủ.
11- Đặt lợi ích của nhân dân lên vị trí tối cao».
Từ vài năm nay, Trung Quốc lan truyền một câu chuyện vào năm 80 của thế kỷ trước, khi còn chưa ai biết Giang Trạch Dân là ai. Một cao nhân trong chốn dân gian khi được hỏi ĐCS Trung Quốc ở ngôi bao nhiêu lâu, đã trả lời: Giang, Hồ, Tập, Vô. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình đã ứng nghiệm. Nhưng sau Tập, không có người họ Vô. Vậy «vô» là không, không còn gì. Tập là triều đại cộng sản cuối cùng.
Ở Trung Quốc, các sự kiện chính trị lớn thường được chuẩn bị trước bằng các điềm báo bí ẩn, các bài đồng dao, các chuyện thần thoại truyền khẩu. Ai là người phát tán câu chuyện truyền khẩu này?
Hiện nay ở Trung Quốc có nhiều người đề nghị chuyển sang “chế độ tổng thống”, cho rằng Tập Cận Bình sau khi đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, sẽ đề nghị soạn thảo Hiến pháp, để đảm nhiệm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên thêm 5 năm nữa.
Ông La Vũ, con trai của cố Đại tướng La Thụy Khanh, từng nói: “Tập Cận Bình có thể phá bỏ cái gọi là bố cục truyền thống, không làm Đại hội 19, Đại hội 20 gì cả, cũng không làm chủ tịch đảng gì đó, chủ tịch quân ủy gì đó, cũng không làm cái này, làm cái kia, chính là bầu chọn tổng thống, ai trúng tuyển thì người đó làm”.
Ngày 30/8, trong chuyên mục của đài phát thanh VOA của Mỹ, ông Ngô Tộ Lai – học giả Trung Quốc hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ cho rằng, Tập Cận Bình có thể cân nhắc sau khi đảm nhiệm thêm một hai khóa Tổng bí thư, rồi chuyển sang đảm nhiệm Ủy viên trưởng của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đồng thời chuyển giao quân quyền sang Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Từ đó khiến cho quân đội và quốc gia đều thuộc về Đại hội Đại biểu Nhân dân.
Ông Trần Phá Không, bình luận viên chính trị của Mỹ cũng bày tỏ quan điểm trong quyển sách mới “Mưu kế của Tập Cận Bình, cái chết của ĐCS Trung Quốc” tiên đoán một lộ trình dân chủ hoá Trung Quốc bắt đầu từ nhiệm kỳ 19.
Không ai biết được điều gì chắc chắn có thể xảy ra. Với người Trung Quốc thì càng không thể đoán biết trước. Khói ở phía Đông, nhưng lửa sẽ bốc lên từ phía Tây. Nếu lửa và khói xuất hiện ở cùng một chỗ, thì cái chỗ ấy dứt khoát không phải đất Trung Quốc.
Có gì khác thương không
Đai hội với những bí ẩn chờ đợi được giải đáp đã kết thúc chẳng gây một ấn tượng nào. Tư tưởng của Tập cuối cùng cũng được giải mã. Chẳng có gì đặc sắc. Chẳng có gì khác thường. Điều mà thiên hạ biết về người Trung Quốc và lối mòn tư duy nuối tiếc quá khứ vẫn là nét đặc trưng của tư duy chính trị Trung Hoa. Chỉ khác nhau là ở chỗ này hay chỗ khác gắn với ít hay với nhiều sự hằn học. Ở Mao người ta đã chứng kiến một thứ tình cảm lẫn lộn giữa tiếc nuối và cay cú như một thứ hận, một thứ hận mà người Trung Quốc có bổn phận phải trả. Ông ta đã từng nói «Các nước đế quốc sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…», «tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông Trung Quốc đưa quân xuống Đông Nam châu Á».
Tập Cận Bình tự ý thức mình đứng ngang hàng với Mao, thậm chí với Tứ Đại Hoàng Đế, Tập có bổn phận giành lại sự vĩ đại của dân tộc. «Hùng cường không đe doạ ai, nhưng không một ai có thể làm cho Trung Quốc từ bỏ chủ quyền của mình». Xung đột sẽ tồn tại mãi mãi như mồi lửa ủ sẵn cho cuộc chiến khi Trung Quốc sẵn sàng. Đó là một Trung Quốc của quá khứ, trong hiện tại và sẽ còn lâu trong tương lai, nếu một nền dân chủ đích thực không được xác lập để thay đổi não trạng và lối mòn tư duy của giới tinh hoa Trung Quốc hết thế hệ này tới thế hệ khác.
Tập có vĩ đaị không? Có thể có và có thể không. Lập lại một Trung Hoa chiếm 58% tài sản thế giới, vạch ra những con đường trên bộ, trên biển, và trên không để chia rẽ thế giới, lấn chiếm thế giới bằng thủ đoạn và sức mạnh bạo lực, Tập sẽ chỉ là một tên đồ tể, ngay cả với lịch sử chân chính của Trung Quốc.
Nhưng nếu Tập Cận Bình bằng cách tập trung tuyệt đối quyền lực để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng dân chủ đích thực và triệt để, thì cùng với 1,35 tỷ dân, Tập sẽ đem lại cơ hội loài người thực sự là chủ nhân thực thụ cho số phận của mình và quyết định vận mệnh của Hành Tinh. Đó là một công trình vĩ đại vượt xa mọi đại hoàng đế Trung Hoa. Tập nếu thật sự vĩ đại, ông ta không thể không biết tới điều đó. Đó mới thật là giấc mộng Trung Hoa, và nên phải là giấc mơ của ông.
29/10/2017
B.Q.V.
Tác giả gửi BVN



Trung Quốc : Ba cựu lãnh đạo bị cáo buộc âm mưu tạo phản


mediaÔng Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu bí thư Trùng Khánh, là một trong ba cựu lãnh đạo cao cấp có "âm mưu tạo phản".Wikipedia
Tối 29/10/2017, Tân Hoa Xã loan tin là Bắc Kinh đã phá vỡ một « âm mưu tạo phản » của ba cựu lãnh đạo cao cấp, vài ngày sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 kết thúc với việc tăng cường quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình.




Một báo cáo do Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc đệ trình lên Đại Hội cáo buộc ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu bí thư Trùng Khánh, đã tham gia vào âm mưu này. Ông Tôn Chính Tài đã bị cách chức bí thư vào tháng 07/2017, với lý do chính thức là phạm tội tham nhũng. Theo báo cáo nói trên, tham gia âm mưu này còn có ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu bộ trưởng Công An và ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), nguyên là chánh văn phòng cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Các ông Chu và Lệnh đã bị kết án tù vì tham nhũng trong hai năm qua.
Báo cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật khẳng định là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã « phát hiện kịp thời, giải quyết triệt để và diệt trừ » ba cựu lãnh đạo tham gia âm mưu tạo phản. Báo cáo còn tố cáo những « nhóm lợi ích » đã « gây phương hại nặng nề » cho an ninh chính trị của Đảng và của đất nước.
Kể từ khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012 cho đến nay, chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, nhưng lãnh đạo họ Tập bị nghi ngờ là lợi dụng chống tham nhũng để gạt bỏ các đối thủ chính trị của ông.
Tư tưởng Tập Cập Bình được dạy ở đại học
Theo hãng tin AFP ngày 30/10/2017, Tư Tưởng Tập Cận Bình sẽ được giảng dạy, nghiên cứu và đề cao ở các trường đại học ở khắp Trung Quốc, để bảo đảm là chủ thuyết của lãnh đạo Trung Quốc thấm nhuần vào « đầu óc và con tim » của các sinh viên.
Ít nhất 20 trường đại học đã lập các viện nghiên cứu về Tư Tưởng Tập Cận Bình, vừa được ghi vào cương lĩnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc nhân Đại Hội lần thứ 19. Như vậy là kể từ nay, « Tư Tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc cho một thời đại mới » chính thức được đặt ngang hàng với Tư Tưởng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Giấc mơ Tân uy quyền của Vương Hỗ Ninh

Jude Blanchette
Nguyễn Quang A dịch
Cuối tháng Bảy 1994, Vương Hỗ Ninh đã đến gần sự kết thúc một sự nghiệp sang chói – và tương đối ngắn – như một nhà khoa học chính trị tại Đại học Phúc Đán Thượng Hải. Mùa hè đó, ông đã ở khu nghỉ ven biển, Bắc Đới Hà, 300 km phía Đông Bắc Kinh, để cùng giới tinh hoa lãnh đạo Trung Quốc cho cuộc họp kín bên biển hàng năm của họ.
Theo các mục tạp chí của Vương từ cuộc đi đó, chủ đề quan chức tham nhũng đã làm học giả 39 tuổi này bận tâm, đặc biệt là cái ông gọi là “siêu-tham nhũng”, một hiện tượng đưa ra một thách thức rõ rệt đối với ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc). “Tham nhũng cấp cao là hiếm”, ông đã viết, “nhưng nếu nó xảy ra, ảnh hưởng của nó vượt xa tham nhũng vặt, và như thế nó phải là tiêu điểm của công việc chống tham nhũng”.
clip_image002
Với đám cháy kép lớn của sự đàn áp thẳng tay tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 rõ rệt không có sự nghi ngờ nào trong đầu óc ông, điều suy nghĩ này về bản chất độc hại của tham nhũng có lẽ đã không làm ngạc nhiên. Vương, tuy vậy, đã tập trung vào chủ đề ở một mức sâu hơn đa số rất nhiều. “Sự tin cậy vào chính quyền là gì?” ông đã viết trong nhật ký của mình chỉ vài tháng trước chuyến đi của ông tới Bắc Đới Hà. “Sự tin cậy vào chính quyền có nghĩa rằng một chính quyền có thể thực hiện lời hứa của nó để cai quản nhân dân”, ông đã viết. Kết luận của ông đã rõ ràng – không có một nền tảng của sự tin cậy, hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương đối với cùng các lực của sự thay đổi mà đã xé tan đế chế Soviet.
Bây giờ, hơn hai mươi năm sau, Vương Hỗ Ninh ở nhóm cốt lõi của bộ máy ra quyết định mà, trong con mắt nhiều người, cuối cùng đang xoá bỏ sự tham nhũng cấp cao, và bằng cách đó giữ gìn sự tin cậy trong Nhà nước-đảng.  Kể từ khi được Tổng bí thư khi đó, Giang Trạch Dân, triệu về Bắc Kinh trong năm 1995, trên thực tế chấm dứt sự nghiệp học thuật của mình, Vương đã trở thành “cây bút” của ĐCSTQ, lực thúc đẩy đằng sau các khẩu hiệu ý thức hệ chính của các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc, từ “Ba Đại diện” của Giang Trạch Dân, đến lý luận “Phát triển Khoa học” của Hồ Cẩm Đào, và “Giấc mộng Trung Hoa” gần đây của Tập Cận Bình. Với tư cách người đứng đầu think tank cấp cao nhất của ĐCSTQ, Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, ông cũng đã trở thành một trong những bạn tâm giao thân cận nhất của Tổng bí thư Tập Cận Bình.
Trước khi chuyển về thủ đô, thành tích học thuật của Vương Hỗ Ninh đầy phong phú. Ông đã là tác giả của chí ít một tá sách, và đã công bố hơn 50 bài báo học thuật. Kể từ 1995, và việc ông chuyển đến Bắc Kinh, con số này đã sụt xuống gần zero, một nạn nhân của “hộp đen” làm cho hoạt động chính trị Trung Quốc là một sự quay cuồng của sự bí ẩn và tin đồn đối với những người ngoài chúng ta. Trong khi chúng ta không biết nhiều về cuộc tranh luận xảy ra bên trong các bức tường Trung Nam Hải, may mắn thay, chúng ta có dấu vết trên giấy do Vương Hỗ Ninh để lại trước khi ông về thủ đô.
Không chú ý tới các triển vọng sự nghiệp tương lai của Vương Hỗ Ninh, một thứ là rõ: nếu chúng ta muốn hiểu phong trào chính trị siêu-bảo thủ của Trung Quốc hiện nay, chúng ta cần hiểu lý luận của Vương Hỗ Ninh về “chủ nghĩa tân uy quyền [cũng được gọi là chủ nghĩa độc đoán mới] – neo-authoritarianism”, mà ông đã giúp để phát triển trong các năm trước khi ông biến mất vào trong Đảng.
Sinh ra ở Thượng Hải năm 1955, sức khoẻ yếu phần lớn đã giữ ông cô lập khỏi cao trào Chủ nghĩa Mao của Cách mạng Văn hoá (1966-1976), mà, trong một phỏng vấn, Vương lên án như “một tai hoạ chính trị chưa từng có”. Là một trong những sinh viên đầu tiên tận dụng được các đại học mở cửa lại sau cái chết của Mao Trạch Đông trong 1976, Vương đã vào khoa chính trị quốc tế của Đại học Phúc Đán trong 1978, tốt nghiệp sau ba năm với một bằng Thạc sĩ. Ông đã ở Phúc Đán 14 năm tiếp theo, làm tác giả các sách và các bài báo về chính trị học so sánh và về cai quản (governance).
Vào giữa các năm 1980, Vương bắt đầu tập trung vào mối quan hệ giữa chính phủ trung ương ở Bắc Kinh và các chính quyền địa phương mà trên danh nghĩa chúng tuân theo nó. Một cách cụ thể, ông đã quan tâm đến các chính sách “cải cách và mở cửa” đã đóng góp thế nào cho sự khoét rỗng sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các vùng lãnh thổ trải rộng bao la của nó.
Kể từ cái chết của Mao Trạch Đông trong 1976 và sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình trong 1978, sự tự trị tương đối của các nhà chức trách địa phương đã tăng lên cùng với sự dỡ bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá. Tính linh hoạt và tính dễ dãi mới được tìm thấy đã giúp thúc đẩy một sự tăng lên nhanh chóng về mức sống khi nông dân rời khỏi nền kinh tế tập thể vào canh tác trang trại do cá nhân quản lý và nền kinh tế thị trường non nớt.  Tuy nhiên từ viễn cảnh của Bắc Kinh, sự phi tập trung hoá kinh tế và chính trị đã có những khuyết điểm. Khi sự kiểm soát được nới lỏng, thiên hướng của các chính quyền địa phương để bảo vệ các lợi ích của chúng làm tổn hại đến chính sách được Bắc Kinh-ra lệnh đã tăng lên, một hiện tượng bị các quan lại Đảng chế giễu như “chính sách bên trên vấp phải các biện pháp đối phó bên dưới”.
clip_image004
Động học này đã được thâu tóm trong một phân tích năm 1984 của CIA: “Mặc dù Đặng [Tiểu Bình] và các đồng minh của ông đã đặt những người ủng hộ vào các vị trí then chốt ở trung ương và địa phương, các cải cách chính trị và kinh tế của họ vẫn gây tranh cãi và được thực hiện một cách thất thường. Trong phân tích của Bắc Kinh, nơi chống cự chính là các mức hành chính cấp trung và thấp. Thông qua các mối quan hệ chính trị và nhiệm kỳ dài, không bị xáo trộn trong chức vụ, nhiều quan chức địa phương được miễn dịch với kỷ luật trung ương; vì thế, họ thường coi thường Bắc Kinh mà không sợ sự trừng phạt. Trừ phi các quan chức địa phương hoàn toàn chắc chắn rằng ban lãnh đạo quốc gia là vô cùng thống nhất, họ thường phản ứng với các sáng kiến trung ương theo những cách phù hợp với các lợi ích cá nhân riêng của họ”.
Quân đội Nhân dân (PLA), được dùng như một cái gai kiên định trong phe của các nhà cải cách suốt các năm 1980, đã cũng không nhiệt tình về các tác động phụ của các cải cách kinh tế. Khi các cơ hội ở miền quê tăng lên, nhiều bộ đội tại ngũ đã muốn về quê để giúp gia đình họ làm ruộng. Tương tự, tuyển lính mới đã trở nên khó khăn hơn khi các cơ hội kinh tế mở rộng. Các hộ gia đình có con phục vụ trong quân đội cũng bị thiệt thòi so với các hộ không có ai tại ngũ, và như thế áp lực lên những người lính để họ bỏ PLA trả lương thấp đã gia tăng. Như một chính trị viên PLA đã lưu ý trong năm 1980, “chính sách nông thôn mới đã gây ra sự kinh hoàng trong quân ngũ”.
Khi ông theo dõi sự teo uy quyền của Bắc Kinh tăng lên cùng với các cải cách, Vương Hỗ Ninh lo rằng nếu sự tản quyền tiếp tục nhanh chóng, nó sẽ dẫn đến một sự quay lại một “nền kinh tế phong kiến”, với chủ nghĩa địa phương và sự vô chính phủ thuộc loại mà đã là điển hình của “thời quân phiệt” của các năm 1920 và 30. Trong một bài báo tháng Tám 1988, ông đã cảnh báo về Trung Quốc đang bị chia tách thành “30 tước công, với khoảng 2.000 lãnh địa của một ông hoàng kình địch nhau” vì sự tản quyền tiếp sau cải cách. Trong khi cải cách nền kinh tế không nghi ngờ gì là cần thiết, ông lập luận, nó đã tạo ra một thế lưỡng nan cho các nhà cai trị Trung Quốc. Theo Vương, “Nếu quyền lực không được chuyển cho mức thấp hơn, thì sẽ là không thể để chấn hưng nền kinh tế và đưa nó theo hướng hiện đại hoá; nhưng việc chuyển quyền cho mức thấp hơn mang theo nó những khó khăn to lớn cho việc điều tiết và kiểm soát của hệ thống chính trị”.
Đấy không phải là một hiện tượng mới, tất nhiên. Như một châm ngôn thời nhà Nguyên (thế kỷ thứ 13-14) lưu ý “Hoàng đế thì xa như trời cao”. Nhưng sau sự mất trật tự và sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hoá, nhiều người ở Trung Quốc, kể cả Vương Hỗ Ninh, đã quyết tâm để cuối cùng kéo Hoàng đế đến gần hơn nhiều.
Điều này đã trở thành một trong những vấn đề trung tâm cho ĐCSTQ khi nó lèo lái thời kỳ sau-Mao của nó: làm sao để cân bằng sự cởi mở (của các ý tưởng, các hàng hoá, và nhân dân) với sự kiểm soát chính trị tất yếu cần để đảm bảo sự ổn định và, quan trọng nhất, sự độc quyền quyền lực của ĐCSTQ. Vương đã quyết tâm để tìm ra một sự cân bằng, và trong một loạt bài báo trong các tạp chí học thuật ít người đọc và các báo bình dân, ông đã bắt đầu gỡ mối một khung khổ cai quản mới, mà đã cho phép tính linh hoạt cần thiết cho sáng kiến từ dưới lên với sự bắt buộc đối với sự giám sát và can thiệp cần thiết của một chính quyền trung ương để đảm bảo sự ổn định kinh tế và chính trị gắn với quyền uy và sự thống nhất chính trị.
Để bắt đầu, Vương lập luận, ta cần nhìn qua tâm tính thời cải cách về xem cuộc đấu tranh nguyên tắc như một cuộc giữa một bên là chính phủ và bên kia là thị trường (hay doanh nghiệp, xí nghiệp – 企业). Như ông đã nói trong một phỏng vấn năm 1995 với tạp chí Thăm dò và các Quan điểm Tự do (Thám sách dữ tranh minh – 探索与争鸣), bởi vì Trung ương đã bỏ rất nhiều sự can thiệp trược tiếp của nó vào công việc chính quyền địa phương và sự quản lý nền kinh tế, “mặc dù đã không có kế hoạch thực tế nào để mở rộng vai trò của các chính quyền địa phương, các hoạt động của chính quyền địa phương đã dẫn đến sự mở rộng de facto của các vai trò của chúng, và thậm chí ‘sự lạm phát vai trò’ địa phương”. Các chính quyền địa phương đã được trao quyền theo liền ngay sau sự rút lui của Bắc Kinh khỏi đời sống địa phương, một kết quả mà đã gây khó khăn hơn cho các nhà kế hoạch của chính phủ trung ương để đẩy chính sách mức quốc gia xuống hệ thống. Đấy đã không chỉ là vấn đề về thực hiện chính sách. “Sự thống nhất của ban lãnh đạo là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của bất cứ nước nào”, Vương đã lập luận trong cùng bài phỏng vấn, “Nơi không có uy quyền trung ương hay nơi uy quyền trung ương sa sút, quốc gia sẽ ở trong trạng thái bị chia cắt và hỗn loạn”.
Các bài viết trong các năm 1980 của Vương đã thiết lập nền tảng cho cái biết đến như “chủ nghĩa uy quyền mới: neo-authoritarianism” (Tân uy quyền chủ nghĩa – 新权威主义). Học thuyết cho rằng sự ổn định chính trị đã cung cấp cấu trúc cho sự phát triển kinh tế, và rằng các cân nhắc như dân chủ và tự do cá nhân sẽ đến muộn hơn, khi có các điều kiện thích hợp. Như Vương đã viết trong một bài báo năm 1993 có tựa đề, “Những yêu cầu chính trị cho nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” (Xã hội chủ nghĩa thị trường kinh tế đích chính trị yêu cầu – 社会主义市场经济的政治要求) “Sự hình thành các định chế dân chủ đòi hỏi sự tồn tại của các điều kiện lịch sử, xã hội, và văn hoá cụ thể. Cho đến khi các điều kiện này chin muồi, quyền lực chính trị phải được hướng tới sự phát triển của các điều kiện này”.
Những người khác đã gia nhập cùng Vương trong việc làm cho lý thuyết nhà nước-mạnh về cai quản này có da có thịt. Một trong những người chủ trương mạnh mẽ nhất đã là Wu Jiaxiang (Ngô Giá Tường [吴稼祥]), một kinh tế gia tại Văn Phòng Tổng hợp Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ. “Trước khi dân chủ và tự do ‘kết hôn’với nhau,” ông nhận xét, “có một ‘giai đoạn tán tỉnh’ giữa chế độ chuyên quyền và tự do. Nếu người ta nói dân chủ là đối tác trọn đời của tự do, thì chế độ chuyên quyền có thể được xem như ‘người yêu’ của tự do trước cuộc hôn nhân”. Viết trong Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, một cơ quan quan trọng của chủ nghĩa uy quyền mới, Liu Liqun, một nhà nghiên cứu tại một think tank Hội đồng Nhà nước, đã lập luận, “Không có trật tự xã hội, không thể có tự do và dân chủ. Nếu ta theo đuổi tự do và dân chủ mà không thiết lập trật tự đầu tiên, thì xã hội sẽ thụt lùi.” Thậm chí những trí thức cấp tiến hơn, như nhà nhân văn Marxist Su Shaozhi, đã biện hộ cho sự lãnh đạo mạnh mẽ, dù là sự lãnh đạo tạo không gian cho sự thử nghiệm trí tuệ. Như ông đã bảo Robert Sullivan trong 1986, “Cái Trung Quốc cần ngày nay là một nhà lãnh đạo mạnh khai phóng”.
Một nguồn hứng khởi cho các nhà uy quyền chủ nghĩa mới đã là các quốc gia Đông Á đang phát triển khác (Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, và Hong Kong), mà có vẻ đã chứng tỏ rằng sự hiện đại hoá kinh tế đã cần phải có (hay chí ít đã có thể cùng tồn tại với) một hệ thống chính trị có ý chí sắt đá. Chuyển sang một hệ thống như vậy đã không, các nhà tân uy quyền chủ nghĩa đã lập luận, là một sự quay lại quá khứ uy quyền [độc đoán] của Trung Quốc, mà đúng hơn đại diện cho một pha chuyển đổi, ở nơi một elite cai quản được khai sáng sẽ giám sát quá trình phát triển trong niềm tin rằng “quần chúng”, nếu được để tự họ, sẽ phá vỡ toàn bộ dự án. Nói cách khác sự hiện đại hoá cần sự ổn định và trật tự, nhưng tất cả đều nhân danh sự cai quản tốt (good governance) và, cuối cùng, hình thức nào đó của dân chủ.
Vào đầu hè 1989, chủ nghĩa tân uy quyền đã là một trong các xu hướng trí tuệ nóng bỏng nhất khi nhiều người đi đến nghi ngờ chiều hướng và tốc độ của các cải cách kinh tế. (Một thăm dò dư luận từ 1988 đã báo cáo rằng 60% người trả lời đã cảm thấy các cải cách đi “quá nhanh”, tăng từ 20% trong 1987) Người dân đã thèm khát các câu trả lời trong tháng Tư 1989 đến mức gần 2. 000 sinh viên, trí thức và cán bộ giảng dạy đã nhồi nhét vào một giảng đường tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho một cuộc tranh luận bốn giờ về chủ đề này. Một tường thuật từ Hong Kong đã tường thuật rằng Triệu Tử Dương đã bảo Đặng Tiểu Bình tháng Ba 1989 rằng, “có một lý thuyết về chủ nghĩa uy quyền mới tại các nước ngoài, và bây giờ các giới lý luận trong nước đang thảo luận lý thuyết này”. Đặng đã đáp lại, “Đấy cũng là ý tưởng của tôi”.
Tuy vậy, sau sự đàn áp thẳng tay ngày 4 tháng Sáu và sự thanh trừng Triệu Tử Dương, chủ nghĩa uy quyền mới đã cần một sự đổi nhãn. Lời kêu gọi của nó cho một “chuyển đổi” sang một hình thức dân chủ hơn của hệ thống chính trị (dù được phác hoạ một cách mơ hồ) đã bị vứt bỏ, để lại chỉ lời kêu gọi cho leviathan (quái vật ~ nhà nước) mạnh và không bị phản đối dưới dạng của ĐCSTQ.  Chủ nghĩa uy quyền mới như thế đã sống tiếp, đã tái sinh như “chủ nghĩa bảo thủ mới”, mà đã vẫn là lực lượng ý thức hệ chi phối trong các năm 1990. Một người thúc đẩy có ảnh hưởng của ý thức hệ mới này đã là thái tử Chen Yuan – Trần Nguyên [陈元] (con trai của Trần Vân – Chen Yun [陈云]), người đã kêu gọi ĐCSTQ để từ bỏ chủ nghĩa Marx (mà ít người đã có vẻ còn tin dẫu sao đi nữa) và thay vào đó neo tính chính đáng của nó vào các lực căn bản hơn – chủ nghĩa dân tộc và trật tự chính trị. “Chúng ta là Đảng Cộng sản”, Chen đã nói một lần, “và chúng ta sẽ quyết định chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là gì”.
Di sản của chủ nghĩa uy quyền mới của Vương và em họ của nó, chủ nghĩa bảo thủ mới, tiếp tục sống ngày nay dưới triều Tập Cận bình. Nhìn vào 5 năm đầu của chính quyền Tập Cận Bình qua các lăng kính của chủ nghĩa uy quyền mới, và chúng ta thấy một chủ đề nhất quán: quắp lại quyền lực cho Bắc Kinh. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, mà trong nhiều trường hợp tự chúng đã trở thành các đế chế kinh tế, đã được kéo lại vào vòng tay của Đảng. Các công ty tư nhân nhiều tham vọng, như Anbang và Fosun, bây giờ chú ý đến các lệnh của Bắc Kinh. Bây giờ cán bộ khắp đất nước bày tỏ sự tôn kính đối với “hạt nhân” của Uỷ ban Trung ương Đảng, Tập Cận Bình.
Vương Hỗ Ninh đã không viết bất cứ gì về chủ nghĩa uy quyền mới trong hơn hai mươi năm, thế nhưng, vì sao ông ta lại cần viết? Trật tự và sự ổn định đã chiến thắng, và trong khi trời có thể vẫn cao, còn bây giờ Hoàng đế là gần hơn bao giờ hết.
J.B.
20-10-2017
Người dịch gửi BVN. Các chữ Hán đặt trong [ ] do BVN chú thêm.

Không có nhận xét nào: