Phạm Viết Đào.
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Ủy viên Bộ
chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung
Quốc Vương Hộ Ninh không phải là “hồng nhị đại” – hậu duệ của các nhà cách mạng
Trung Quốc hay “quan nhị đại” – con cháu của các quan chức nước này.
Ông Vương là điển hình của một phần tử
trí thức cao cấp, một học giả và là giáo sư. “Hay gọi theo cách khác, ông Vương
là một… tiên sinh”, Đa Chiều bình luận.
Trang này tiết lộ, dù là một quan chức
ít nổi bật, song Vương Hỗ Ninh lại được chính giới Trung Quốc ví như “quốc sư
ba triều” khi từng là “quân sư”, cố vấn cho các cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang
Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và là “người dẫn đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Lý luận của Vương Hộ Ninh có ảnh hưởng
rất lớn đến đường hướng phát triển toàn diện của Trung Quốc trong thời điểm
hiện tại và cả tương lai. Thậm chí có quan điểm đánh giá, “mô hình Trung Quốc”
chính là “mô hình Vương Hỗ Ninh”.
Tờ New York Times (Mỹ) hôm 30/9 cho
hay, Vương Hộ Ninh là thành viên thuộc nhóm tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung
Quốc. Ông từng là giáo sư chính trị học tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải,
nghiên cứu xã hội Mỹ.
Xem bài cùng tác giả:
- Trung Quốc dùng mẹo " gặt trộm lúa" thời Đông Chu để lấn chiếm Biển Đông ...
- Thử bàn về đối tác tác chiến lược của quân đội Việt Nam...
-
- Thăm VN, ông Vương Hộ Ninh ngổi bên tay phải, ông Lật Chiến Thư
- ngồi bên trái ông Tập Cận Bình; Kế Vương Hỗ Ninh là Dương Khiết Trì,
- Vương Nghị...cho thấy vị thế của ông Vương Hộ Ninh...
Giai đoạn 1988-1989, Vương Hỗ Ninh là chuyên
gia nghiên cứu tại Đại học Iowa và Đại học California-Berkeley, Mỹ. Trong quá
trình nghiên cứu, ông quen biết với nhiều học giả Mỹ.
Chủ thuyết “tập trung quyền lực” của
Vương Hỗ Ninh
Từ năm 1988, Vương Hỗ Ninh đã có bài
viết “Phân tích phương thức lãnh đạo chính trị trong tiến trình hiện đại hóa”,
đăng trên tờ “Phúc Đán học báo”, trong đó nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc nên
theo đuổi cơ chế lãnh đạo “tập quyền” chứ không phải “phân tán”.
Theo ông Vương, cơ chế “lãnh đạo thống
nhất” sẽ giúp Trung Quốc tránh được những xung đột không cần thiết giữa nhiều
đường lối và quan niệm đối lập.
“Mô hình này cho phép giới cầm quyền
phản ứng nhanh, mạnh với các vấn đề đột biến, ngăn chặn phân hóa và biến động
xã hội trong quá trình hiện đại hóa”, Vương Hỗ Ninh viết.
Vương Hỗ Ninh nhận định, Trung Quốc cần
mô hình lãnh đạo tập trung bởi điều này “giúp mở rộng chưa từng có phạm vi
quyết sách của lãnh đạo chính trị”.
Theo những thông tin ít ỏi
mà Đa Chiều cung cấp, căn cứ vào hàng loạt các chính sách của Trung Quốc được
ban hành những năm gần đây nhất là từ khi ông Tập Cận Bình lên chấp chính,
chúng ta thấy những chính sách này thấp thoáng bóng dáng của những chính sách
“tập quyền” mà Thừa tướng nhà Tần là Lý Tư và chủ trương đề cao pháp trị của Tả
Thứ trưởng Vệ Ưởng-những “ kiến trúc sư” của
nền chính trị triều Tần cuối thời Chiến quốc…
“Chủ thuyết tập quyền ” của Tập Cân Bình-Vương Hỗ Ninh sao chép
“ tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư
Theo WikiPedia:”Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN), còn gọi là Vệ Ưởng hay Công Tôn Ưởng là nhà
chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử
Trung Quốc.
Lý Tư là
học trò của Tuân Tử và là bạn học cùng Hàn Phi Tử, Theo WikiPedia: ”Vào năm 247 TCN, khi đến nước Tần, gặp lúc Trang
Tương Vương chết, Lý Tư bèn cầu xin làm môn hạ của Văn Tín Hầu Lã Bất Vi, thừa tướng nước Tần. Bất Vi cho là
người hiền dùng làm quan "Lang". Lý Tư nhờ vậy có cơ hội du thuyết,
Vua Tần Thủy Hoàng cho Tư làm trưởng sử, rồi khách khanh. Trong số 3000 người "khách" của Lã Bất Vi, Lý Tư nhanh chóng
trở thành người nổi trội nhất.”
Sử ký Tư Mã Thiên chép
việc Lý Tư hiến kế cho Tần Thủy Hoàng:
“- Cứ ngồi chờ đợi
nay lần mai lữa thì sẽ bỏ mất thời cơ.Làm nên công lớn là ở chỗ biết lợi dụng
chỗ sơ hở rồi mạnh dạn làm. Ngày xưa Tần Mục Công làm bá nhưng cuối cùng cũng
không đi về đông thâu tóm cả sáu nước là tại làm sao? Bởi vì lức bấy giờ chư
hầu còn đông, đức của nhà Chu chưa suy; cho nên Ngũ bá kế tiếp nhau nổi lên
nhưng cũng đều tôn nhà Chu …
Vua Tần bèn cho Tư
làm trưởng sử, nghe theo kế của Tư, ngầm sai mưu sĩ mang vàng bạc châu ngọc, đi
du thuyết chư hầu. Xem các danh sĩ ở chư hầu người nào có thể mua chuộc bằng
tiền thì cho tiền để liên kết với họ, còn người nào không nghe thì dùng kiếm
sắc đâm chết, cốt để ly gián vua tôi của họ. Sau đó vua Tần mới phái tướng giỏi
đem quân đến đánh.”
Theo kế của Lý Tư, sau 20 năm, năm 221 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt thời đại lịch sử “ Chiến quốc” kéo dài 300 năm…
Về chủ thuyết “ tập quyền” thời Tần, Sử ký Tư Mã Thiên viết:” Năm thứ ba mươi tư đời Thủy Hoàng (năm 213 trước Công nguyên), nhà vua sai đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương. Thuần Vu Việt người nước Tề tiến lên can:
- Thần nghe: nhà Ân, nhà Chu làm vua hơn nghìn năm, phong các con em, các công thần để cho họ làm phên dậu giúp đỡ mình. Nay bệ hạ giầu có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu; nếu đột nhiên xảy ra việc như bọn Điền Thường hay bọn lục khanh thì không ai giúp đỡ, làm sao có thể cứu nhau được. Trong công việc không bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài là điều chưa hề nghe nói...
Theo kế của Lý Tư, sau 20 năm, năm 221 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt thời đại lịch sử “ Chiến quốc” kéo dài 300 năm…
Về chủ thuyết “ tập quyền” thời Tần, Sử ký Tư Mã Thiên viết:” Năm thứ ba mươi tư đời Thủy Hoàng (năm 213 trước Công nguyên), nhà vua sai đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương. Thuần Vu Việt người nước Tề tiến lên can:
- Thần nghe: nhà Ân, nhà Chu làm vua hơn nghìn năm, phong các con em, các công thần để cho họ làm phên dậu giúp đỡ mình. Nay bệ hạ giầu có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu; nếu đột nhiên xảy ra việc như bọn Điền Thường hay bọn lục khanh thì không ai giúp đỡ, làm sao có thể cứu nhau được. Trong công việc không bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài là điều chưa hề nghe nói...
Thủy Hoàng đưa lời
bàn của ông ta xuống thừa tướng.Thừa tướng Lý Tư cho thuyết ấy là sai,bèn dâng
thư nói:
“Ngày xưa thiên hạ
rối loạn và phân tán, không ai thống nhất được. Do đó chư hầu tranh nhau; khi
nói, mọi người đều đem huyện đời xưa làm hại việc nay bày đặt nói những lời nói
suông để làm loạn việc thực. Mọi người đều lấy cái học riêng của mình để chê bai
những điều nhà vua làm.Nhưng nay hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt
trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Trái lại,những kẻ học theo
cái học riêng của mình cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta.
Khi nghe lệnh ban xuống tức thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn
tán.Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra ngoài đường thì xúm bàn trong ngõ,
chê vua để lấy tiếng, làm khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng.
Nếu cứ như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở
dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn.
Việc định ra pháp độ
rõ ràng, đặt luật lệ bắt đầu từ Thủy Hoàng.Thống nhất văn tự, xây các ly cung
và các biệt quán khắp trong thiên hạ. Năm sau lại đi tuần thú, bên ngoài thì
đánh dẹp từ di. Trong những việc này đều có công của Tư.”
Một
trong những cái lõi của chủ thuyết “ tập quyền” đó là bóp nghẹt tự do tư tưởng;
Tần Thủy Hoàng đã“ đốt sách, chôn nho”; về hành chính nhà Tần đặt chế độ quận,
huyện trực thuộc triều đình, không cắt đất phong vương cho họ hàng con cháu.
Còn “ Đả hổ diệt ruồi”, thiết lập ký cương ở Trung Quốc hiện nay là một chủ trương Tập Cận Bình học theo Vệ Ưởng, Lý Tư hiến kế với Tần Hiếu công, Tần Thủy Hoàng: "dĩ bạo trị quốc", tôn thờ biện pháp cai trị bằng vũ lực cả đối nội và đối ngoại…
“Biến pháp Thương Ưởng” chính là
"chuyên chế quân chủ" và "trung ương tập quyền" và nội dung
cụ thể của “Biến pháp” từng được Dịch Trung Thiên giới thiệu trong cuốn
"Từ Xuân Thu đến Chiến Quốc":
"Phế lĩnh chủ chế": Đưa thần dân vốn thuộc sở hữu của
quý tộc quy về trung ương, tức "dân là của vua".
"Phế phong kiến chế": Thái ấp của các quan Khanh đại phu bị
phân thành quận huyện, tức đất đai quy về sở hữu của vua.
"Phế thế tập chế": Tất cả quan chức thông qua trung
ương phân bổ, quyền lực nằm trong tay vua.
Với sự bãi bỏ chế độ lĩnh chủ, phong
kiến, thế tập như trên, cuộc cải cách của Thương Ưởng đã đưa đất đai, người dân
và quyền lực thâu tóm về tay quân chủ. Cuộc cải tổ tập quyền triệt này cũng là
mầm mống của sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của thể chế cộng sản ở Trung Quốc
sau này…
Tuy phát triển rực rỡ
nhưng Tần Thủy Hoàng đã không đạt được 2 giấc mơ: xây dựng và bảo vệ “ vạn thế
Tần triều”; Nhà Tần chỉ tồn tại đến đời thứ 2 thì bị diệt vong và tìm thuốc
trường sinh, kéo dài tuổi thọ cho mình; theo nhiều sử sách: Tần Thủy Hoảng chết
ở tuổi 49…
Sự
đoản mệnh của nhà Tần và của Tần Thủy Hoàng là “ hậu quả” của “cái nhân”- thiết
chế tập quyền bạo tàn, khắc bạc: “rải thây trăm họ làm công một người”; Thể chế
đó vừa đẻ ra những người ngu trung, khắc bạc, tôn thờ bạo quyền như Vệ Ưởng, Lý
Tư, như Bạch Khởi; (Bạch Khởi viên tướng đã ra lệnh chôn sống 400.000 hàng binh
của nước Triệu trong một đêm); đồng thời cũng lại đẻ ra những kẻ phản trắc, đào
mồ chôn chế độ như Triệu Cao, Kinh Kha và sau này là Lưu Bang, Hạng Vũ, Hàn Tín…
Cả Vệ Ưởng, Lý Tư, Triệu Cao và cả Tần Thủy Hoàng đều có kết
cục cuộc đời thảm khốc không phải bởi số phận mà do bởi cái guồng máy của thể
chế tập quyền do họ “ phát minh” ra…Sử ký Tư Mã Thiên ghi về lời nhận xét của
Thái sử công: “Thương Quân ( Vệ Ưởng ) là người thiên tư khắc bạc” và chính Vệ
Ưởng đã phái trả giá cho cái đó bằng chính cuộc đời mình…
Còn Tần Thủy Hoàng đột tử do bởi hoạn quan Triệu Cao
đầu độc; Đây là một giả thuyết có cơ sở tin cậy trong con mắt của hậu thế nếu
xem xét các dữ liệu liên quan…
Thể chế phân quyền, mô hình liên bang là cơ sở
đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền cho các thành viên, nhóm các nhóm cộng đồng
lớn nhỏ và cho đến nay chưa xuất hiện thể chế nào phát triển, hài hòa, bền vững
hơn; xã hội càng phát triển văn minh về cơ sở chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội
thì thế chế tập quyền càng trở thành chướng ngại cản trở khát vọng này của loài
người…
Đáng tiếc ông Tập Cận Bình ban lãnh đạo Trung Quốc
hiện tại đã có dấu hiệu bị “sơ nhiễm” căn bệnh hoang tưởng, say sưa với quyền
lực tập trung, điều này thể hiện qua những chuyện tỷ như có lúc “Tập Cận Bình
muốn bóng đá Trung Quốc vô địch World Cup”; Đá bóng ngỡ là môn thể thao
cơ bắp thế nhưng lại không thể duy ý chí phát triển nó giống như chiến dịch “
đả hổ, diệt ruồi”, “ đại cách mạng văn hoá vô sản “ hay đem mô hôi xương máu
của hàng vạn người ra xây đăp Vạn lý trường thành, toàn dân làm gang thép,
những việc từng xảy ra kinh thiên động địa ở Trung Quốc…
Trung Quốc được ghi nhận là quê hương của 4 phát minh
mang tính đột phá, cách mạng từ thời cố đại: la bàn, thuốc nổ, giấy viết và kỹ
thuật in ấn… Thế tại tại sao cái “đêm trung cổ” tại Trung Quốc kéo dài hơn tất
cả các quốc gia khác ở Âu châu…Trong khi nước Anh chỉ có 1 phát minh là máy hơi
nước mà đã làm cho cả châu Âu Phục Hưng, Khai sáng ?
Sự chậm lụt của Trung Quốc so với thế giới là do chủ
thuyết tập quyền hủ bại; chủ thuyết này được vũ trang bởi 2 chủ thuyết chính
trị thay nhau cai trị trên đất nước Trung Hoa: Nho gia và Pháp gia; hiện tại “
Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” là một tập hợp hổ lốn, chắp nhặt của
Nho-Pháp; mặc dù 2 phái này xung khắc nhau như nước với lửa nhưng có lõi đều
tôn thờ tập quyền…
Nuôi ảo tưởng “ Cầu đồng tồn dị”, buộc nước láng
giềng tiếp tục phải chịu sự chi phối, triều cống Trung Quốc là một ảo tưởng
tham vọng, bá quyền có từ thời chiến quốc?! Ảo tưởng đó xưa rồi…
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của văn minh
vật chất đã làm cho các quốc gia lệ thuộc vào nhau sâu sắc hơn; không chỉ nước
nhỏ lệ thuộc nước lớn mà trong nhiều trường hợp nước lớn cũng phải tùy thuộc
vào sự phát triển của nước nhỏ.
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét