HỒNG THỦY
(GDVN) - Thủ tướng Nhật Bản chờ cơ hội nhấn nút vào phút chót để tổng kết lại vấn đề Biển Đông, trước khi vị chủ tọa phát biểu bế mạc hội nghị, để tóm lược lại những...
Mâu thuẫn trong 5 đề xuất Trung Quốc đưa ra về Biển ĐôngSCMP: Các tỉ phú gốc Hoa kiểm soát một nửa nền kinh tế PhilippinesNguy cơ chiến tranh Biển Đông át cả khủng bố,10 tỉ đô Bắc Kinh hứa không che nổi
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 23/11 đưa tin, Trung Quốc đã bị nhiều nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á hôm Chủ Nhật lên án về các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Những tiếng nói lên án Trung Quốc xuất phát từ quan điểm bảo vệ tự do hàng hải trên vùng biển chiến lược này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc có cuộc tiếp xúc ngắn bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 tại Malaysia hôm Chủ Nhật 22/11. Ảnh: Lai Seng Sin/AP. |
Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn tinh thần phòng thủ chống lại những lời chỉ trích, nhưng Bắc Kinh bị mắc kẹt bởi chính lập trường tuyên bố công khai của ông Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc sẽ không quân sự hóa Biển Đông, những đảo nhân tạo (bất hợp pháp) mà nước này xây dựng sẽ được sử dụng cho mục đích hòa bình.
Nhiều nhà lãnh đạo các nước tham dự hội nghị đã kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, không có bất cứ hành động nào có thể làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Kêu gọi này không chỉ đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, 2 nước đã thể hiện rất rõ lập trường từ trước khi diễn ra hội nghị, mà còn có nhiều quốc gia khác.
Theo các nguồn tin ngoại giao, chỉ có Thủ tướng Nga, Thủ tướng Lào và Thủ tướng Campuchia là ba nước có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc là tránh không nói gì đến vấn đề Biển Đông. Đáp lại những chỉ trích, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lặp đi lặp lại những tuyên bố quen thuộc của Trung Quốc trước đó: "Không có vấn đề gì về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông".
Ông bảo vệ việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) là "hữu ích cho việc bả vệ tự do hàng hải, đối phó với các thảm họa hàng hải". Đồng thời Thủ tướng Trung Quốc đưa ra đề xuất 5 điểm với mục đích ông cho là nhằm giảm căng thẳng Biển Đông, tuy nhiên không có lãnh đạo một quốc gia nào có mặt tại hội nghị ủng hộ hay đồng ý với đề xuất của ông Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh các nước nên hạn chế sử dụng vũ lực, các biện pháp cưỡng ép để theo đuổi yêu sách của mình. "Tự do hàng hải, hàng không cần được bảo vệ như quyền cơ bản", ông Shinzo Abe nói.
Theo nguồn tin tháp tùng Thủ tướng Abe, cuộc họp thượng đỉnh Đông Á được thiết lập để các nhà lãnh đạo có thể nhấn nút để tự do phát biểu. Dự đoán ban đầu là không lãnh đạo nước nào đề cập đến Biển Đông nên ông Shinzo Abe đã chuẩn bị sẵn những phát biểu ngay từ đầu phiên họp. Tuy nhiên lãnh đạo các nước tham dự hội nghị đã chủ động đưa Biển Đông ra bàn hội nghị.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á hôm 22/11, ảnh: Telesurtv.net |
Thủ tướng Nhật Bản chờ cơ hội nhấn nút vào phút chót để tổng kết lại vấn đề Biển Đông, trước khi vị chủ tọa phát biểu bế mạc hội nghị, để tóm lược lại những vi phạm của phía Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên Thủ tướng Trung Quốc đã "nhanh tay" hơn, nhấn nút phát biểu trước ông Shinzo Abe, nguồn tin chứng kiến phiên thảo luận nói với Yomiuri Shimbun.
Trong những nỗ lực tranh luận về tuyên bố của Chủ tịch hội nghị, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tranh cãi quyết liệt sau hội trường về ngôn từ, nội dung đề cập đến Biển Đông trong tuyên bố. Mỹ kiên quyết đòi đưa cụm từ "phi quân sự hóa Biển Đông" vào trong tuyên bố chung với lập luận, đây chính là phát biểu, cam kết của ông Tập Cận Bình khi thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9 vừa qua.
Bắc Kinh phản đối gay gắt việc sử dụng cụm từ "phi quân sự hóa" trong tuyên bố chung. Các cuộc đàm phán, tranh cãi về cụm từ này diễn ra suốt đêm Chủ Nhật. Đến cuối ngày 23/11, tuyên bố của Chủ tịch hội nghị thượng đỉnh Đông Á vẫn chưa được công bố trên trang Asean.org.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét