TP - Ba người bị cho là “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trên Facebook, bị phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng cùng các hình thức kỷ luật khác. Luật sư Vi Văn A, Trưởng văn phòng luật sư số 7 (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho rằng, việc xử phạt trên không thuyết phục. Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng Luật sư Vạn Lý (Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ), nói rằng, kỷ luật họ cũng không đúng luật.
Cần nghĩ kỹ trước khi nhận xét tiêu cực về người khác trên Facebook. Ảnh: Hồng VĩnhCần nghĩ kỹ trước khi nhận xét tiêu cực về người khác trên Facebook. Ảnh: Hồng Vĩnh
Cô giáo Lê Thị Thùy Trang ở Trường THPT Long Xuyên, tải lên Facebook thông tin Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vì yếu kém trong quản lý đất, kèm lời bình “ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Luật sư nhận xét gì về câu bình?
Luật sư Nguyễn Trường Thành: Theo tôi, đó là câu nhận xét về người khác mà nội dung chính là góp ý phê bình, ở đây là ông Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.
Nhưng nhiều cơ quan và cán bộ ở tỉnh An Giang cho rằng, cô giáo Trang xúc phạm uy tín của ông Chủ tịch UBND tỉnh. Cô đã bị Sở TT&TT tỉnh An Giang xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng, căn cứ khoản G, mục 3, điều 66, Nghị định 174 ngày 13/11/2013 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số điện) có nội dung: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Ông thấy thế nào?
Cho rằng xúc phạm uy tín của ông Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhưng đến nay mới thấy cấp dưới của ông suy luận như thế chứ chưa có ý kiến của ông Chủ tịch và cũng chưa thấy ông yêu cầu gì cả. Trước khi xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính không?
Hiện mới chỉ có “Biên bản làm việc” của Đoàn Thanh tra Sở TT&TT với cô giáo Trang, không có biên bản vi phạm hành chính?
Nếu đúng như vậy thì không được. Không có biên bản vi phạm hành chính thì không được xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt là không đúng luật.
Nhưng cô giáo Trang còn bị nhà trường kỷ luật khiển trách?
Cũng không đúng luật. Nghị định 27, ngày 6/4/2012 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức; trong đó, điều 10 quy định 8 hành vi viên chức bị khiển trách, hành vi của cô giáo Trang không rơi vào trường hợp nào cả.
Trong vụ này, ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên điện lực) sử dụng tài khoản của vợ là bà Phan Thị Kim Nga (Phó văn phòng Sở Công thương) vào facebook “like” (thích); thì ông Phúc cũng bị Sở TT&TT phạt 5 triệu đồng, còn bà Nga bị cảnh cáo?
Phạt vi phạm hành chính ông Phúc 5 triệu đồng là không đúng luật như đã phân tích với cô giáo Trang. Còn kỷ luật cảnh cáo bà Nga cũng không đúng luật, bởi vì Nghị định 34, ngày 17/5/2011 về xử lý kỷ luật với công chức; trong đó, điều 10 quy định 8 hành vi công chức bị cảnh cáo, không có hành vi nào rơi vào trường hợp bà Nga.
Bí thư Đảng ủy khối Dân chính đảng tỉnh An Giang, ông Nguyễn Văn Xe, phát biểu với báo chí có cho rằng, kỷ luật 3 người vì làm ảnh hưởng đến uy tín Chủ tịch UBND tỉnh ở thời điểm trước thềm đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh?
Vụ 'nói xấu' chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật? - ảnh 1Luật sư Nguyễn Trường Thành
Kỷ luật viên chức, công chức và xử phạt vi phạm hành chính công dân phải căn cứ vào luật pháp, không thể căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương hay yêu  cầu của cơ quan Đảng.
Với hành vi của ba người trong vụ này, theo ông, xử lý thế nào là thích hợp?
Như tôi đã nói, câu bình luận có nội dung chính là góp ý phê bình, chứ không nhằm hạ thấp uy tín hay xúc phạm danh dự. Mà góp ý phê bình, công chức và viên chức nên trực tiếp hoặc thông qua hệ thống tổ chức. Khi góp ý trên Facebook, nếu thấy không thích hợp thì các cơ quan chức năng địa phương có thể nhắc nhở, đề nghị thay đổi. Viên chức, công chức có quyền góp ý phê bình Chủ tịch tỉnh. Ngược lại, ông Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng phải lắng nghe, tự kiểm điểm lại mình, nếu cấp dưới góp ý đúng thì phải rút kinh nghiệm.
Chưa thuyết phục
Luật sư Vi Văn A: Tôi cho rằng, đó là cách người ta “dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà”, xử lý quá nặng nề. Suy cho cùng, những lời nói thật thường khó nghe. Hơn nữa, ở cương vị là quan chức một địa phương, lắng nghe các ý kiến người dân là một phẩm chất cần  có. Theo những gì tôi theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng, ngay khi bị nhắc nhở, chủ tài khoản của mạng xã hội đã tự ý hạ câu nói “chê” xuống. Vì vậy cứ cố ép họ vào một khung hình phạt nào đó, liệu có thuyết phục?
 Nhưng có ý kiến nói, việc “góp ý” trên Facebook như vậy thực tế đã động chạm vào danh dự ông Chủ tịch tỉnh An Giang?
Vụ 'nói xấu' chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật? - ảnh 2Luật sư Vi Văn A
Theo quy định pháp luật, việc xúc phạm uy tín, danh dự hay nhân phẩm được hiểu đó là những lời lẽ, hành vi thoá mạ hay bôi nhọ ai đó. Từ đó, người bị xúc phạm bị rơi vào tình trạng bị xã hội hiểu lầm, đánh giá sai hoặc coi thường, khinh bỉ. Về cá nhân, tôi thấy vài lời “chê” lãnh đạo tỉnh như vậy là chưa quá nặng nề. Khi xử lý, có thể đến gặp gỡ,làm rõ nguồn cơn và hai bên cùng hợp tác. Đó là phương án tối ưu, vừa giúp người có hành vi sai phạm nhận thức rõ hơn về việc làm của mình, vừa thể hiện đó là một phẩm chất của vị lãnh đạo.
Mặc dù vậy, mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau về sự xúc phạm. Có người, chỉ một câu nói cũng làm đau lòng, tổn thương, nhưng cũng có người, có khi hắt cả bát mắm tôm vào người nhưng vẫn cười nói vui vẻ.
Cảm ơn ông.


Nguyên bí thư tỉnh nói vụ phạt vì chê chủ tịch tỉnh là nặng

17/11/2015 10:29 GMT+7
TT - Ông Nguyễn Văn Hơn, nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang nói về vụ Sở Thông tin - truyền thông An Giang ra quyết định xử phạt và kỷ luật ba cán bộ vì chê chủ tịch tỉnh trên Fecebook 5 triệu đồng là nặng.

Cộng đồng mạng xã hội xôn xao với tin “chê chủ tịch UBND tỉnh trên Facebook, bị phạt tiền và kỷ luật” - Ảnh: T.Tr.
Cộng đồng mạng xã hội xôn xao với tin “chê chủ tịch UBND tỉnh trên Facebook, bị phạt tiền và kỷ luật” - Ảnh: T.Tr.
Về câu bình luận của bà Lê Thị Thùy Trang: “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang” (câu bình luận đầy đủ của bà Trang - PV), ông Nguyễn Văn Hơn cho rằng nội dung câu này mang tính đánh giá chủ quan, không có cơ sở. Tuy nhiên, theo ông Hơn, xử lý kỷ luật như vậy là nặng.
“Đáng lý nên coi đó như câu nói bình thường, khi phát hiện chỉ nên yêu cầu xóa bỏ, nhắc nhở thôi” - ông Hơn phân tích.
Ông Hơn cũng cho rằng nếu ông đang là lãnh đạo tỉnh, trước thông tin trên báo chí và dư luận quan tâm, ông sẽ mạnh dạn yêu cầu kiểm tra lại vụ việc cho khách quan. Nếu thấy xử lý ba cán bộ này chưa thuyết phục, chưa có sự đồng thuận thì chắc chắn ông sẽ đề nghị rút lại quyết định kỷ luật đối với họ.
“Làm như vậy mình tỏ ra bao dung, càng được lòng dân hơn” - ông Hơn nói.
Trong khi đó, trong bản tự kiểm của mình, bà Trang cho rằng sau khi bị nhắc nhở bà đã xóa thông tin trên. Bà Trang cũng khẳng định bà không có ý định phát tán thông tin, vu khống hay bôi nhọ danh dự của cá nhân, đơn vị nào.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Thanh Tâm, phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông An Giang, cho rằng câu “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang” có nội dung không đúng sự thật, mang tính chất vu khống, bôi nhọ, xúc phạm nặng danh dự, ảnh hưởng uy tín của chủ tịch UBND hiện nay.
Do đó sở quyết định phạt bà Trang và ông Phúc với lý do đã vi phạm hành chính các quy định trong lĩnh vực sử dụng Internet và thông tin trên mạng.
Khi chúng tôi đặt vấn đề bà Phan Thị Kim Nga không trực tiếp mà do chồng bà comment (bình luận) nội dung bà Trang viết, tại sao bị xử lý kỷ luật về cả chính quyền và Đảng, ông Phan Tùng Lâm, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối dân chính Đảng (trực tiếp kiểm tra đề xuất xử lý), chỉ giải thích là Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm chủ tịch UBND tỉnh An Giang qua các thời kỳ từ năm 2001-2014, nhưng báo chí đăng ảnh chủ tịch UBND tỉnh đương nhiệm (nhiệm kỳ 2010 - 2015) làm ảnh hưởng uy tín ông này.
* Luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn luật sư TP Cần Thơ):
Dân có quyền góp ý lãnh đạo
Theo tôi, việc xử lý vi phạm hành chính kèm hình thức khiển trách, cảnh cáo về mặt Đảng đối với các cá nhân chỉ với góp ý như trên thì sau này ai dám góp ý cán bộ lãnh đạo nữa? Làm lãnh đạo, khi dân góp ý như vậy, ông chủ tịch UBND tỉnh có thể tự xem lại bản thân mình có xa dân hay không, có kênh kiệu hay không. Nếu kiểm điểm lại bản thân mà không có thì thôi, còn nếu có thì xem xét lại thái độ của mình để có sự điều chỉnh phù hợp.
Nói tóm lại, việc xử lý các cá nhân như đã nêu trên tôi cho rằng không thỏa đáng. Đó là quyền nhận xét, đánh giá của mỗi người. Người này cảm nhận thế này thì nói gần dân, người khác cảm nhận thế kia thì nói xa dân cũng là chuyện bình thường, xử lý kỷ luật là quá nặng nề, không cần thiết.
CHÍ QUỐC
(Tri thức Trẻ ghi )

(Pháp luật) - Khi xử lý những cán bộ “nói xấu” lãnh đạo tỉnh, trong biên bản làm việc và trong biên bản vi phạm hành chính, các cán bộ của đoàn thanh tra áp dụng luật khác nhau.

Vụ nhìn cái mặt ông kênh kiệu: Ông Chủ tịch An Giang lên báo phân bua
Vụ nhìn cái mặt ông kênh kiệu: Ông Chủ tịch An Giang lên báo phân bua
Thậm chí khi ra quyết định xử phạt, trưởng đoàn thanh tra lại căn cứ vào luật… không có trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo hồ sơ, sáng 15.10, đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở TTTT An Giang gồm ông Nguyễn Thanh Hiền – Phó Chánh thanh tra Sở TTTT, ông Lê Giang và ông Phan Công Thực – Công an tỉnh An Giang, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (người bấm “like”) và bà Nguyễn Thị Thùy Trang (người dẫn nguồn tin trên báo đăng trên facebook).
Trong biên bản làm việc, đoàn khẳng định các đương sự vi phạm Điều 5, khoản 1, điểm d Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng internet (Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân).
Đến khi lập biên bản vi phạm hành chính trong cùng thời gian này, Đoàn thanh tra lại nói đương sự vi phạm điểm g, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác).
Nếu vi phạm tại điểm này, mức phạt là từ 10 – 20 triệu đồng. Điều đáng lưu ý là, các biên bản không nêu ngày, giờ xảy ra vi phạm hành chính. Các biên bản đều bỏ trống phần “người chứng kiến”.
 Quyết định xử phạt đối với ông Phúc áp dụng sai văn bản pháp luật
Quyết định xử phạt đối với ông Phúc áp dụng sai văn bản pháp luật
Đến ngày 16.10, ông Nguyễn Thanh Hiền  ra quyết định xử phạt đối với ông Phúc và bà Trang. Quyết định này ghi “Căn Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 01/7/2013”.
Theo tìm hiểu của PV, hệ thống luật pháp của Việt Nam chỉ có Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20.6.2012, không có “luật” mà ông Hiền “căn” phía trên.
Luật sư Nguyễn Trường Thành – Đoàn Luật sư TP Cần Thơ nói: “Quyết định hành chính mà áp dụng sai văn bản pháp luật thì không có giá trị.
Tôi đã xem kỹ hồ sơ vụ này, thấy biên bản làm việc áp dụng luật này, biên bản vi phạm hành chính lại áp dụng luật khác.
Việc mâu thuẫn trong áp dụng luật cho thấy bản thân các cán bộ trong đoàn thanh tra cũng không xác định được đương sự sai cái gì, vi phạm quy định nào của pháp luật.
Vào ngày 18/11, trao đổi với phóng viên, ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch tỉnh An Giang – cho biết: “Tôi không có ý kiến nào trong việc xử lý kỷ luật 3 cán bộ “chê” tôi trên mạng xã hội. Ngày 19/11, các sở, ngành liên quan sẽ họp, báo cáo với tôi về việc này”???
Về thủ tục, nói là đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở TTTT nhưng lại có công an tham gia thì phải là đoàn thanh tra liên ngành. Mà thành lập đoàn thanh tra liên ngành thì ông Chủ tịch tỉnh phải ký quyết định, nếu không có là sai”. Nếu vậy Ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch UBND An Giang nói ông không hề biết vụ việc khi xử phạt là hoàn toàn nối dối.
Cũng theo luật sư Thành, việc lập biên bản vi phạm hành chính mà không xác định được thời gian vi phạm thì không thể xử lý vi phạm.“
Vì có xác định được thời gian thì mới xác định được vi phạm này có còn thời hiệu để xử lý hay không. Ví dụ, nếu có vi phạm nhưng xảy ra hơn 6 tháng trước thì không thể xử lý.
Ngoài ra, biên bản không có người chứng kiến thì chính người lập biên bản cũng vi phạm quy định pháp luật. Trong vụ này, việc xử phạt đã sai, mà cán bộ tham gia xử lý cũng không hiểu pháp luật” – luật sư Thành nói.
Phó Bí thư Đảng ủy khối Dân chính đảng Hà Minh Trang có công văn gửi Sở GDĐT tỉnh An Giang, yêu cầu Ban Giám đốc Sở này phải “rút kinh nghiệm vì xử lý cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang nhẹ so với quy định”.
Ngoài ra, công văn này yêu cầu Đảng ủy khối doanh nghiệp chỉ đạo Đảng ủy Công ty Điện lực An Giang “Xử lý về chính quyền theo Luật Lao động đối với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc”.
Giám đốc Công ty Điện lực An Giang sau đó cũng xử lý ông Phúc nhưng có văn bản nêu rõ “ông Phúc không vi phạm luật lao động”.
Luật sư Võ Đức Toàn – Đoàn Luật sư TPHCM nói: “Vị phó bí thư chỉ đạo Đảng ủy phải xử lý về mặt chính quyền là đá lộn sân, rồi yêu cầu xử lý theo Luật Lao động thì có làm liều cũng không xử được”.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Thúy Lệ Huyền (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, việc xử phạt và kỷ luật đối với các cán bộ nói trên là không thuyết phục và thiếu căn cứ rõ ràng. Bởi theo quy định xử phạt thì người vi phạm phải có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Về việc bình luận “cái mặt kênh kiệu” có phải xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông chủ tịch tỉnh? Theo luật sư Huyền là không! Vì với tư cách chủ tịch tỉnh là một chính khách, người được cơ quan quyền lực ở địa phương là Hội đồng nhân dân bầu lên và là người của công chúng thì việc khen hay chê cũng là bình thường.
Một chính khách không thể bắt người khác luôn phải yêu thích mình hay cấm họ có nhận xét, bình luận không hay về mình. Vấn đề là nếu có biết hay nghe về bình luận đó thì cần xem xét nó đúng hay sai? Nếu đúng thì cần tiếp thu và làm tốt hơn, để người dân và cử tri ngày càng yêu quý mình hơn, luật sư Huyền nói.
Giả sử việc bình luận trên Facebook là “cái mặt kênh kiệu” với người khác, mà không phải là người có chức vụ, quyền hạn, liệu cơ quan chức năng có xử phạt hành chính hay không? Luật sư Huyền cho rằng không! Nếu ai đó cảm thấy người khác có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình có quyền yêu cầu khởi tố hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 611 Bộ luật Dân sự chứ không phải xử lý theo kiểu này.
Ông Vương Bình Thạnh lấy làm tiếc vì việc liên quan đến cá nhân ông mà khi các cơ quan xử lý lại không thông báo, trao đổi với ông.
Ông Vương Bình Thạnh lấy làm tiếc vì việc liên quan đến cá nhân ông mà khi các cơ quan xử lý lại không thông báo, trao đổi với ông.
Còn luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, “kênh kiệu” tức là làm cao, tỏ vẻ hơn người, có thái độ kênh kiệu… Vậy từ “kênh kiệu” là cảm nhận chủ quan của một cá nhân về một cá nhân nào đó và người ta đưa ra thông tin là nhận định riêng của cá nhân họ.
Từ “kênh kiệu” không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nên việc phạt 5 triệu đồng và kỷ luật là không đúng quy định. Hành vi của bà Trang không vi phạm vào các điều cấm ở quy định tại nghị định 72/2013/NĐCP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, luật sư Nguyễn Tấn Thi phân tích.
Theo  luật sư Nguyễn Tấn Thi, hành động “like” trên mạng xã hội là sự đồng cảm đối với người viết hoặc thể hiện sự xã giao, hợp với ý của mình. Khi nào thông tin đó sử dụng nhằm mục đích bôi nhọ danh dự khiến ảnh hưởng uy tín của người khác thì mới có thể xử phạt.
Chủ tịch An Giang lo sợ yêu cầu: ‘Rà soát quy trình phạt 3 người nói xấu trên facebook’
Ngày 19/11, liên quan việc nữ giáo viên trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) và vợ chồng Phó văn phòng Sở Công thương bị xử lý vì chê Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh trên facebook.
Biên bản thể hiện quan điểm của cô giáo Trang.
Biên bản thể hiện quan điểm của cô giáo Trang.
Sau đó, Tỉnh ủy An Giang giao việc này cho Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng và công an kiểm tra, xử lý. Đơn vị chủ quản của những cán bộ, nhân viên này cùng với Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) xem xét, xử lý. Ông không nhận được thông báo về việc này, chỉ biết việc xử lý các cán bộ thông qua báo chí???
Theo Chủ tịch tỉnh An Giang, vụ việc đang ảnh hưởng rất nhiều đến cán bộ, công nhân viên chức của địa phương hiện nay. “Tôi đã yêu cầu các sở ngành liên quan báo cáo cụ thể toàn bộ quy trình xử lý vụ việc như thế nào, đã đúng chưa. Sau đó, UBND tỉnh sẽ cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người hiểu rõ hơn”, ông Thạnh nói.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia pháp lý – luật sư Nguyễn Văn Thành, giám đốc Công ty Luật Huy Thành – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:
Luật sư Nguyễn Văn Thành Phân tích: ”Thứ nhất, thông tin liên quan đến Chủ tịch tỉnh An Giang là công khai, đã được công bố trên các phương tiện báo chí, truyền thông và có cơ sở. Hơn nữa, trang Facebook là trang mạng xã hội, việc chia sẻ, ý kiến về các thông tin đã được công khai không bị pháp luật cấm nếu nó phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục.
Thứ hai, nội dung ý kiến chia sẻ không có từ ngữ nào thể hiện việc chị Trang xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà chỉ thể hiện tâm trạng của cá nhân về việc yêu hoặc ghét ai đó. Mặt khác, nội dung ý kiến chia sẻ cũng không có thông tin về chủ thể bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm là ai.
Thứ ba, chị Trang có mục đích, cố ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch tỉnh hay không cũng cần phải làm rõ, nếu chỉ đơn thuần là chia sẻ mang tính trào lưu, thích thể hiện quan điểm, trạng thái tâm lý của cá nhân thì cũng không có cơ sở xử phạt chị Trang về hành vi đã nêu”.
Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật? - Ảnh 2
Thông tin xử lý, chấn chỉnh cán bộ đảng viên lợi dụng việc sử dụngfacebook được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang.
Để có thông tin đa chiều về vụ “bị phạt vì nói mặt Chủ tịch tỉnh kênh kiệu”, phóng viên nhiều lần gọi điện thoại cho ông Vương Bình Thạnh để phỏng vấn nhưng ông không nghe máy. Sáng 18.11, PV đến nhà ông Thạnh để tìm hiểu sự việc. Người bị phạt là hàng xóm sát vách nhà chủ tịch tỉnh.
Vụ nhìn cái mặt ông Chủ tịch tỉnh An Giang kênh kiệu: “Like” cũng bị… phạt

Vụ nhìn cái mặt ông Chủ tịch tỉnh An Giang kênh kiệu: “Like” cũng bị… phạt

Ba cán bộ ở tỉnh An Giang vừa bị kỷ luật cả về mặt Đảng lẫn chính quyền và bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng vì lời bình “nhìn cái mặt kênh kiệu” trên...
Vụ ‘nói xấu’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật?

Vụ ‘nói xấu’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật?

Ba người bị cho là “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trên Facebook, bị phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng cùng các hình thức kỷ luật khác. Luật sư Vi Văn A, Trưởng...
Bị phạt vì ‘chê’ chủ tịch tỉnh ‘kênh kiệu’ trên Facebook: Không thuyết phục!

Bị phạt vì ‘chê’ chủ tịch tỉnh ‘kênh kiệu’ trên Facebook: Không thuyết phục!

Với tư cách chủ tịch tỉnh là một chính khách, người được cơ quan quyền lực ở địa phương là Hội đồng nhân dân bầu lên và là người của công chúng thì việc...
Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật?

Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật?

Nếu chỉ thể hiện quan điểm yêu, ghét ai đó trên mạng xã hội mà không có lời lẽ nào xúc phạm, thóa mạ thì không thể coi là vi phạm pháp luật. UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn...
​Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh An Giang

​Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh An Giang

Trong việc xác định đơn giá đất, tỉnh đã không áp dụng đầy đủ các phương pháp theo quy định, nguyên tắc xác định giá đất không thống nhất, dẫn đến việc chi hỗ trợ các dự án ở các mức khác...
Quang Dũng (Tổng Hợp)t