Ngọc Tú |
Một cây nấm linh chi “khủng” được người dân phát hiện sâu trong cánh rừng giáp nước Lào. Do cây quá lớn nên người dân chỉ mới đưa được 2 trong số 7 nhánh của cây từ trong rừng về.
Chủ nhân của cây nấm linh chi khủng nói trên là ông Phạm Đình Toàn (trú ở Khe Bố, xã Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An).
Ông Toàn cho biết, trước đó 1 tuần, ông biết một người đi rừng phát hiện ra cây nấm linh chi khủng ở vùng biên giới nước bạn Lào nên ông đã hỏi mua với giá 30 triệu đồng.
Cây nấm linh chi khổng lồ vừa được ông Toàn mua lại và đưa từ rừng về nhà vào hôm 15/11.
Ngay sau đó, ông cùng 4 người khác vào rừng đến khu vực phát hiện cây nấm. Tuy nhiên, do đường xa khó đi và cây nấm rất lớn nên đến ngày 15/11 vừa qua, ông Toàn mới có thể đưa được 2 nhánh cây nấm về đến nhà.
Theo ông Toàn, thân cây nấm khổng lồ này có toàn bộ 7 nhánh, ước chừng nặng hơn 70kg. Trong đó, nhánh cây nấm lớn nhất nặng 51,3kg, có chiều dài 1,2m, rộng 0,5m, cao 0,65m. Nhánh cây nấm nhỏ nhất to bằng chiếc mũ cối khoảng 30-40cm.
Theo quan sát, 2 nhánh cây nấm linh chi khổng lồ này có một mặt màu đỏ mật ong, một mặt có màu trắng sữa. Nhiều người phán đoán cây nấm này có tuổi đởi cả hàng nghìn năm.
Do cây nấm lớn và ở vị trí khó lấy nên hiện ông Toàn chỉ mới đưa về được 2 nhánh. Còn lại 5 nhánh cây vẫn chưa thể lấy được.
Trong số các nhánh thì nhánh lớn nhất nặng 51,3kg.
Dù mới chỉ đưa về từ hôm 15/11, nhưng nghe tin ông Toàn mua được cây nấm linh chi khủng nên rất đông người dân ở các xã và huyện lân cận tìm đến chiêm ngưỡng.
Nhiều người đã đổ xô đến hỏi mua 2 cây nấm này với giá 80 triệu đồng, nhưng ông Toàn không đồng ý bán.
theo Trí Thức Trẻ
Nấm linh chi nghìn năm tuổi ở Nghệ An có giá hàng chục tỷ?
Nếu cây nấm linh chi này có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi thì giá trị của nó có thể lên đến hàng chục tỷ đồng tùy theo nhu cầu của người mua, thậm trí còn có thể là vô giá, Lương y Nguyễn Công Trứ nói.
Tin thời sự, mới đây ông Phạm Đình Toàn, trú tại xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, phát hiện người dân bản địa lấy được một cây nấm linh chi khổng lồ, hàng nghìn năm tuổi từ khu rừng giáp biên giới Việt - Lào thuộc địa bàn huyện Tương Dương, nên ông đã hỏi mua với giá 30 triệu đồng, khiến cho dư luận xã hội quan tâm.
Cây nấm linh chi được cho là hàng nghìn năm tuổi ở Nghệ An
|
Để tìm hiểu rõ về công dụng cũng như giá trị của cây nấm linh chi được cho rằng có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với Lương y Nguyễn Công Trứ, Chủ tịch Hội Đông y huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định về vấn đề này.
Tin tức từ Lương y Nguyễn Công Trứ cho hay: “Nấm linh chi là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, ngoài những công dụng về sức khỏe, nấm còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm đẹp. Nấm linh chi có nhiều loại khác nhau như; Nấm linh chi xanh, nấm linh chi đỏ, nấm linh chi trắng, nấm linh chi đen… Mỗi loại đều có công dụng riêng của mình”.
Nói về cây nấm linh chi mà người dân Nghệ An tìm được, Lương y Nguyễn Công Trứ cho biết: “Theo như mô tả thì có thể xác định nấm linh chi mà người dân Nghệ An tìm được là nấm linh chi đỏ còn được gọi là Hồng chi, Xích chi hay Đơn chi. Nấm này có màu đỏ vị đắng, tính bình, không độc giúp tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ trung, chữa trị tức ngực. Nấm linh chi tăng cường sinh lực cơ thể con người, điều hòa nội tiết cơ thể, làm con người cảm thấy thoải mái sảng khoảng, có một sức khỏe ổn định tốt nhất”.
Lương y Nguyễn Công Trứ, Chủ tịch Hội Đông y huyện Xuân trường, tỉnh Nam Định
|
Lương y Nguyễn Công Trứ thông tin nhanh với PV: “Nấm linh chi làm cho ổn định huyết áp, phòng ngừa các bệnh như ung thư, ngừa thải độc tố trong cơ thể con người, đặc biệt là rất tốt người bị tiểu đường”.
Khi đề cập đến giá trị thực cũng như xác định tuổi đời của nấm linh chi, Lương y Nguyễn Công Trứ cho rằng: “Để xác định được tuổi đời của câynấm linh chi thì chúng ta dựa vào các vân của cây nấm, (giống như vân gỗ) và khoảng cách giữa các vân thì có thể xác định được. Muốn xác định được tuổi cây nấm linh chi mà người dân Nghệ An tìm được thì phải có hình ảnh cụ thể thì mới xác định được. Nếu cây nấm linh chi này có tuổi đời hàng nghìn năm thì giá trị của nó có thể lên đến hàng chục tỷ đồng, tương đương với triệu đô, hoặc tùy theo nhu cầu của người mua, thậm chí còn có thể là vô giá.
Đồng quan điểm với Lương y Nguyễn Công Trứ, Lương y Lại Văn Toản, Phó chủ tịch Hội Đông y huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho biết: “Nấm Linh chi có công dụng rất tốt cho sức khỏe con người, nấm linh chi có nhiều tác dụng như; Chống ung thư, làm sạch ruột, ngăn chặn lão hóa làm cơ thể tráng kiện... Nấm linh chi có nhiều loại, mỗi loại đều có công dụng đặc biệt riêng của nó. Nếu cây nấm linh chi mà người dân Nghệ An tìm được có tuổi đời hàng nghìn năm thì giá trị của nó sẽ là hàng chục tỷ đồng, thậm trí là lớn hơn nữa”.
Được biết, Chủ nhân của cây nấm linh chi khổng lồ thuộc về ông Phạm Đình Toàn, trú xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ông Toàn cho biết, cây nấm được người dân bản địa phát hiện và lấy từ khu rừng giáp biên giới Việt - Lào thuộc địa bàn huyện Tương Dương, nên ông đã hỏi mua với giá 30 triệu đồng.
Thân cây nấm khổng lồ này có toàn bộ 7 nhánh, ước chừng nặng hơn 70kg. Trong đó, nhánh cây nấm lớn nhất nặng 51,3kg, có chiều dài 1,2m, rộng 0,5m, cao 0,65m. Nhánh cây nấm nhỏ nhất to bằng chiếc mũ cối khoảng 30-40cm.
Theo quan sát, 2 nhánh cây nấm linh chi khổng lồ này có một mặt màu đỏ mật ong, một mặt có màu trắng sữa. Nhiều người phán đoán cây nấm này có tuổi đởi cả hàng nghìn năm.
Hiện tại, gia đình ông Toàn mới đưa về được 2 nhánh, 5 nhánh cây còn lại vẫn chưa thể lấy được.
Mới chỉ mang về nhà từ ngày 15/11, nhiều người đã biết tin và đến xin mua với giá gần 80 triệu đồng nhưng ông Toàn chưa đồng ý bán. Ngày hôm nay, rất đông người dân gần xa đã tới chiêm ngưỡng cây nấm linh chi khổng lồ này.
Thế Anh
Phát hiện 72kg đỉa 'đội lốt' cá khô trên đường tiêu thụ ở Việt Nam
Chặn một chiếc xe máy cồng kềnh để kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 bao tải chứa đỉa khô nặng 72kg.
Ngày 16/11, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh tổ chức tiêu hủy 72 kg con đỉa đã phơi khô vận chuyển trái phép ở khu vực gần biên giới Việt Nam - Campuchia.
Đỉa sấy khô. (Ảnh: Một Thế Giới)
Trước đó, chiều 14/11, Công an xã Thành Long (huyện Châu Thành, Tây Ninh) tuần tra tại khu vực ấp Thành Tây, phát hiện Lâm Văn Việt (31 tuổi, ngụ xã Thành Long, Châu Thành, Tây Ninh) chạy xe máy chở nhiều vật cồng kềnh nên yêu cầu kiểm tra.
Ngoài 2 tấm gỗ xẻ, máy may, chip điện tử, nấm khô... lực lượng chức năng phát hiện 2 bao tải chứa đỉa khô nặng 72 kg.
72 kg đỉa sấy khô. (Ảnh: Một Thế Giới)
Việt cho biết đã vận chuyển được hai chuyến hàng nhưng không biết bên trong là đỉa sấy khô. Hàng này của người phụ nữ tên Trang, ngụ cùng xã Thành Long, thuê Việt chở đến xã Thái Bình (huyện Châu Thành) với giá 60.000 đồng.
"Chị ấy nói bao đựng cá khô, tôi cũng nghe mùi giống khô, cho đến khi bị bắt giữ", Việt cho hay.
Ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tây Ninh nói: “Tất cả số đỉa trên đều có nguồn gốc từ biên giới Campuchia vận chuyển sang Việt Nam nhưng hiện vẫn chưa rõ đường đi tiêu thụ”.
Lực lượng chức năng tiêu hủy đỉa sấy khô. (Ảnh: VnE)
Cơ quan chức năng đã lập biên bản xử phạt vi phạm đối với Việt và đưa đi tiêu hủy số đỉa bắt được.
Theo Chi cục Thủy sản Tây Ninh, từ đầu năm tỉnh đã bắt giữ 4 vụ vận chuyển đỉa còn sống với trọng lượng khoảng 600 kg. Đây là vụ vận chuyển đỉa sấy khô đầu tiên bị phát hiện.
Trước đây, năm 2011, khu vực các huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện tình trạng nuôi đỉa sống và tổ chức mua bán. Cơ quan chức năng đã vào cuộc và ngăn chặn được tình trạng này.
T. Tú (TH)
Sâm Siberi cho năng lượng và sự bền bỉ
Thích nghi (Adaptogen) là một thuật ngữ y học dùng để mô tả các loại thảo dược có khả năng tự giúp cơ thể thích ứng với stress. Ngày nay, người ta xếp một số loại thảo mộc vào nhóm này, và sâm Siberi là cái tên đầu tiên được nhắc đến.
Một nhà khoa học Liên Xô đã phát minh ra thuật ngữ này vào năm 1947 khi ông nghiên cứu những ảnh hưởng của sâm Siberi trong một cuộc điều tra vào thời Chiến tranh Lạnh để tìm ra loại thảo dược có tác dụng tăng lực cho binh lính Liên Xô. Các nhà khoa học đã thấy được hiệu quả của nó trong quân đội, vì vậy sâm Siberi đã được sử dụng cho các phi hành gia Nga và các vận động viên Olympic của Liên Xô để giúp họ có thể lực ổn định và tăng cường sức chịu đựng.
Sâm Siberi là tên gọi mà nhiều người biết đến, nhưng ngày nay bạn chỉ có thể tìm thấy loại thảo dược này dưới tên khoa học của nó là Eleutherococcus hoặc Eleuthero. Một điều khoản trong Dự luật nuôi trồng (Farm Bill) năm 2002 đã nghiêm cấm các hãng dược phẩm sử dụng thuật ngữ “nhân sâm” trên các nhãn sản phẩm của họ, trừ trường hợp Nhân sâm họ Panax. Sâm Siberi và Nhân sâm mặc dù cùng được gọi là sâm nhưng lại không thuộc cùng một họ.
Sâm Siberi là cái tên được đưa ra khi loại thảo mộc này lần đầu tiên có mặt trên thị trường phương Tây vài thập kỷ trước đây. Nó được tìm thấy trên khắp khu vực Đông Á và đã được sử dụng ở Trung Quốc ít nhất 2.000 năm. Kể từ khi các nghiên cứu hiện đại được tiến hành ở Nga, nó được đặt cho biệt danh là sâm Siberi.
Quảng cáo
Cái mác “sâm” có tác dụng thu hút người tiêu dùng như một thương hiệu đáng tin cậy. Sâm Siberi cũng có đặc điểm tương tự như Nhân sâm (Panax), với phần củ sâm có hình dáng giống như thân người và đều mang lại sức mạnh và sức sống cho người già hay người suy nhược. Tuy nhiên, Nhân sâm họ Panax là một trong những loại thảo mộc được tôn sùng và đắt tiền nhất trong y học cổ truyền, còn sâm Siberi lại tương đối rẻ và dễ kiếm hơn.
Trong y học cổ truyền, sâm Siberi còn được gọi là “ngũ gia bì”, cái tên này gợi liên tưởng đến chùm năm chiếc lá và phần thân có gai của loại cây này. Tuy ngũ gia bì không có những đặc tính giống hệt như Nhân sâm, nhưng nó vẫn được coi là một loại thuốc có giá trị. Y học cổ truyền sử dụng vị thuốc này để điều trị các triệu chứng liên quan đến lá lách (tỳ) và tình trạng thận dương hư như chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, và suy nhược nói chung.
Danh y nổi tiếng thời nhà Minh, Lý Thời Trân, đã sử dụng ngũ gia bì để chữa bệnh thoát vị, gân yếu, và làm chậm quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu hiện đại đã tìm ra nhiều công dụng khác của loại cây này. Tại Đức, nó thường được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân ung thư trong quá trình tiến hành xạ trị và hóa trị. Ở Nga, sâm Siberi đã được cấp cho những người sống gần khu vực xảy ra thảm họa Chernobyl để kháng cự với các tác động của nhiễm độc phóng xạ. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, sâm Siberia rất tốt cho việc ngăn chặn sự bùng phát của bệnh mụn rộp và nhiễm trùng do nấm.
Ủy ban E, một cơ quan điều tiết của Đức có nhiệm vụ đánh giá các loại thảo dược, đã công nhận tác dụng của sâm Siberi đối với tình trạng suy nhược sức khỏe. Thảo dược này thường được sử dụng để giảm thiểu những ảnh hưởng của các bệnh mãn tính như hội chứng suy nhược mãn tính hoặc các căn bệnh với triệu chứng mệt mỏi và kiệt sức. Những người không có bệnh mãn tính có thể sử dụng sâm Siberi để nâng cao chất lượng thể chất và tinh thần, cũng như khả năng miễn dịch.
Mặc dù đôi khi được thêm vào các công thức thảo dược giúp ngủ ngon, sâm Siberi là một chất kích thích có tác dụng từ từ. Không giống như tác động tăng giảm năng lượng nhanh chóng của caffein, để có được năng lượng từ sâm Siberi có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng, nhưng hiệu quả của nó lại có tác dụng kéo dài. Tác dụng từ từ này của sâm Siberi rất hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng liên quan đến suy yếu tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Sau khi sử dụng sâm Siberi một thời gian, hãy tạm nghỉ trước khi dùng lại. Do tính chất kích thích của nó, các nhà nghiên cứu thảo dược khuyến cáo rằng bạn nên nghỉ vài tuần sau khi sử dụng nó trong vòng một hoặc hai tháng. Ủy ban E khuyên không nên sử dụng loại thảo mộc này liên tục quá ba tháng. Dùng quá nhiều có thể gây bồn chồn, mất ngủ và tăng huyết áp.
Hãy tìm kiếm các sản phẩm tiêu chuẩn có hàm lượng eleutherosides (sâm Siberi) ít nhất 0,8%. Liều khuyến cáo chung là từ 100 mg và 300 mg một ngày, một số trường hợp có thể dùng nhiều hơn trong khuôn khổ an toàn. Giảm bớt liều lượng nếu bạn cảm thấy quá phấn khích.
Chia sẻ bài viết này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét