Xây tượng anh hùng Trung Quốc... “trấn thủ” biển phía Nam?
Vĩnh Châu, nơi được đề nghị xây tượng anh hùng Trung Quốc
Một doanh nghiệp đang đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho xây tượng vị anh hùng của Trung Quốc cao đến 36m, “trấn thủ” vùng biển phía Nam của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp với đại diện Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (có trụ sở tại TP.HCM) để bàn về Dự án xây dựng Khu Du lịch tâm linh - biển Vĩnh Châu.
Dự án có quy mô dự kiến gần 18ha tọa lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.
Có nhiều hạng mục công trình quy mô để phục vụ khai thác kinh doanh như ăn uống, du lịch sinh thái dã ngoại, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, thể dục thể thao… Đặc biệt là có khu riêng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của du khách. Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép.
Đại diện Sở Xây dựng giải trình khu đất quy hoạch không thuộc đất rừng phòng hộ mà chỉ nằm trong định hướng quy hoạch trồng rừng phòng hộ của UBND tỉnh (vào năm 2009). Do đó, UBND tỉnh có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại diện Sở VH-TT&DL đánh giá đây là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, công tác quản lý phải chặt chẽ, làm rõ sự khác biệt giữa “tính thiêng” và mê tín dị đoan trong du lịch tâm linh. Còn Sở KHĐT cho rằng dự án không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành và thuộc thẩm quyền UBND tỉnh nên đề nghị xem xét cho phép đầu tư.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hiếu kết luận: "Vĩnh Châu là thị xã biển, do đó phải tạo điều kiện để địa phương “hướng ra biển”. Tỉnh rất cần các dự án như vậy để phát triển về du lịch. Vị trí xin phép đầu tư khá “tế nhị”, nên các sở, ban ngành hữu quan vẫn khách quan hỗ trợ doanh nghiệp theo chuyên môn, thẩm quyền của mình. Đề nghị doanh nghiệp xin phép đầu tư cần thuyết trình, báo cáo cụ thể về dự án với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành hữu quan".
Theo ông Hiếu, nếu khu du lịch hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong hệ thống các khu du lịch tâm linh liên tỉnh khác, đồng thời tạo được việc làm cho người dân và khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, với đề xuất của đơn vị đầu tư là xây tượng Quan Công trong khu du lịch này thì Chủ tịch Hiếu không đồng ý mà gợi ý chủ đầu tư thay thế bằng các tượng khác phù hợp, có thể là tượng Phật Quan Âm.
Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Theo dư luận nhân dân địa phương, đây là dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công, 1 nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc thì không phù hợp. Việc thờ cúng Quan Công là việc bình thường, nhưng xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm.
Một cán bộ về hưu ở Vĩnh Châu giải bày: “Trong điều kiện chính trị xã hội và tranh chấp biển Đông đang có chiều hướng gia tăng thì việc 1 công ty xin cho xây tượng Quan Công quy mô hoành tráng tại vùng biển phía Nam tổ quốc ta lại nhìn ra biển Đông liệu có quá nhạy cảm không? Theo tôi đây là vấn đề rất tế nhị, không muốn nói là quá nhạy cảm.
Quan Công là nhân vật tâm linh, một anh hùng theo quan niệm của người Trung Quốc. Tượng Quan Công đứng trấn thủ nhìn ra biển Đông là một việc càng không nên có. Về kinh tế, dự án này chưa thể nói là sẽ mang về lợi ích khổng lồ bởi du lịch ở Sóc Trăng vẫn chưa tương xứng, chưa thể thu hút khách du lịch nhiều bằng các địa phương khác. Nếu doanh nghiệp xây dựng khu du lịch tâm linh mà họ đề nghị xây dựng tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tượng các vị Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực,… thì có lẽ ai cũng ủng hộ.
Phong Vũ
Hiểm họa vô sinh, ung thư từ miếng dán đồ chơi Trung Quốc
Ảnh minh họa
Miếng dán hoạt hình là đồ chơi yêu thích của không ít trẻ em. Nhưng mới đây loại đồ chơi này đã được cảnh báo có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
Có thể bạn quan tâm
Mới đây, báo cáo của hệ thống cảnh báo RAPEX của Liên minh Châu Âu EU đã cảnh báo miếng dán hoạt hình xuất xứ Trung Quốc có chứa các chất hóa học gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, thậm chí dẫn đến ung thư nếu được cơ thể hấp thụ.
Tại Việt Nam, miếng dán hoạt hình là loại đồ chơi quen thuộc với trẻ em, bán ở nhiều nơi kể cả vỉa hè trước cổng trường, có đủ hình dáng màu sắc với giá 3.000-5.000 đồng.
Hiện tại những sản phẩm này đã bị thu hồi hoàn toàn tại thị trường Na Uy, bởi chúng có chứa các chất gây tổn hại đến cơ quan sinh sản của trẻ nhỏ, và thậm chí có thể gây ung thư.
Những miếng dán được bán rất nhiều tại các nhà sách |
Cụ thể hơn, trong báo cáo hệ thống cảnh báo RAPEX của Liên minh Châu Âu (EU) cho thấy những miếng dán hoạt hình Trung Quốc đã được liệt vào danh sách nguy hiểm. Các sản phẩm miếng dán hình bánh kẹo được tìm thấy tại Na Uy có chứa di-(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và di-isononyl phthalate (DINP). Đây đều là những chất bị cấm đưa vào đồ dùng cho trẻ em bởi sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe và cơ quan sinh sản. Những chất này có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng cách tiếp xúc qua da, đường miệng, đường hô hấp.
Hơn nữa, lượng cadmium trong món đồ chơi này là 273 mg cho một kg, quá cao so với mức an toàn. Cadmium đặc biệt có hại cho con người, nếu tích lũy trong cơ thể sẽ làm hỏng các cơ quan, thậm chí dẫn đến ung thư.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét