Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Vụ nhìn cái mặt kênh kiệu: Lộ ra hàng loạt sai phạm trầm trọng của vị Chủ tịch

(Pháp luật) - Khi xử lý những cán bộ “nói xấu” lãnh đạo tỉnh, trong biên bản làm việc và trong biên bản vi phạm hành chính, các cán bộ của đoàn thanh tra áp dụng luật khác nhau.

Vụ nhìn cái mặt ông kênh kiệu: Ông Chủ tịch An Giang lên báo phân bua
Vụ nhìn cái mặt ông kênh kiệu: Ông Chủ tịch An Giang lên báo phân bua
Thậm chí khi ra quyết định xử phạt, trưởng đoàn thanh tra lại căn cứ vào luật… không có trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Theo hồ sơ, sáng 15.10, đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở TTTT An Giang gồm ông Nguyễn Thanh Hiền – Phó Chánh thanh tra Sở TTTT, ông Lê Giang và ông Phan Công Thực – Công an tỉnh An Giang, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (người bấm “like”) và bà Lê Thị Thùy Trang (người dẫn nguồn tin trên báo đăng trên facebook).
Trong biên bản làm việc, đoàn khẳng định các đương sự vi phạm Điều 5, khoản 1, điểm d Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng internet (Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân).
Đến khi lập biên bản vi phạm hành chính trong cùng thời gian này, Đoàn thanh tra lại nói đương sự vi phạm điểm g, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác).
Nếu vi phạm tại điểm này, mức phạt là từ 10 – 20 triệu đồng. Điều đáng lưu ý là, các biên bản không nêu ngày, giờ xảy ra vi phạm hành chính. Các biên bản đều bỏ trống phần “người chứng kiến”.
 Quyết định xử phạt đối với ông Phúc áp dụng sai văn bản pháp luật
Quyết định xử phạt đối với ông Phúc áp dụng sai văn bản pháp luật
Đến ngày 16.10, ông Nguyễn Thanh Hiền  ra quyết định xử phạt đối với ông Phúc và bà Trang. Quyết định này ghi “Căn Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 01/7/2013”.
Theo tìm hiểu của PV, hệ thống luật pháp của Việt Nam chỉ có Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20.6.2012, không có “luật” mà ông Hiền “căn” phía trên.
Luật sư Nguyễn Trường Thành – Đoàn Luật sư TP Cần Thơ nói: “Quyết định hành chính mà áp dụng sai văn bản pháp luật thì không có giá trị.
Tôi đã xem kỹ hồ sơ vụ này, thấy biên bản làm việc áp dụng luật này, biên bản vi phạm hành chính lại áp dụng luật khác.
Việc mâu thuẫn trong áp dụng luật cho thấy bản thân các cán bộ trong đoàn thanh tra cũng không xác định được đương sự sai cái gì, vi phạm quy định nào của pháp luật.
No Block QuoteVào ngày 18/11, trao đổi với phóng viên, ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch tỉnh An Giang – cho biết: “Tôi không có ý kiến nào trong việc xử lý kỷ luật 3 cán bộ “chê” tôi trên mạng xã hội. Ngày 19/11, các sở, ngành liên quan sẽ họp, báo cáo với tôi về việc này”???
Ông không nhận được thông báo về việc này, chỉ biết việc xử lý các cán bộ thông qua báo chí???
Về thủ tục, nói là đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở TTTT nhưng lại có công an tham gia thì phải là đoàn thanh tra liên ngành. Mà thành lập đoàn thanh tra liên ngành thì ông Chủ tịch tỉnh phải ký quyết định, nếu không có là sai”. Nếu vậy Ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch UBND An Giang nói ông không hề biết vụ việc khi xử phạt là hoàn toàn nối dối.
Cũng theo luật sư Thành, việc lập biên bản vi phạm hành chính mà không xác định được thời gian vi phạm thì không thể xử lý vi phạm.“
Vì có xác định được thời gian thì mới xác định được vi phạm này có còn thời hiệu để xử lý hay không. Ví dụ, nếu có vi phạm nhưng xảy ra hơn 6 tháng trước thì không thể xử lý.
Ngoài ra, biên bản không có người chứng kiến thì chính người lập biên bản cũng vi phạm quy định pháp luật. Trong vụ này, việc xử phạt đã sai, mà cán bộ tham gia xử lý cũng không hiểu pháp luật” – luật sư Thành nói.
Phó Bí thư Đảng ủy khối Dân chính đảng Hà Minh Trang có công văn gửi Sở GDĐT tỉnh An Giang, yêu cầu Ban Giám đốc Sở này phải “rút kinh nghiệm vì xử lý cô giáo Lê Thị Thùy Trang nhẹ so với quy định”.
Ngoài ra, công văn này yêu cầu Đảng ủy khối doanh nghiệp chỉ đạo Đảng ủy Công ty Điện lực An Giang “Xử lý về chính quyền theo Luật Lao động đối với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc”.
Giám đốc Công ty Điện lực An Giang sau đó cũng xử lý ông Phúc nhưng có văn bản nêu rõ “ông Phúc không vi phạm luật lao động”.
Luật sư Võ Đức Toàn – Đoàn Luật sư TPHCM nói: “Vị phó bí thư chỉ đạo Đảng ủy phải xử lý về mặt chính quyền là đá lộn sân, rồi yêu cầu xử lý theo Luật Lao động thì có làm liều cũng không xử được”.
Trao đổi với báo chí qua điện thoại, ông Vương Bình Thạnh cho rằng, các cá nhân liên quan đã có những ý kiến, bình luận về ông như vậy trên Facebook là quá đáng, ảnh hưởng lớn đến vị lãnh đạo này.
“Viết Facebook như vậy gây tác động nhiều đến dư luận. Mình không như vậy mà người ta nói mình như vậy, ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý của tôi”?, ông Thạnh chia sẻ.
“Tôi không chỉ đạo phải xử như thế nào hoặc trù dập họ. Còn anh em nếu thấy xử nặng và chưa đúng thì cứ khiếu nại, kiến nghị theo quy định”.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Thúy Lệ Huyền (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, việc xử phạt và kỷ luật đối với các cán bộ nói trên là không thuyết phục và thiếu căn cứ rõ ràng. Bởi theo quy định xử phạt thì người vi phạm phải có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Về việc bình luận “cái mặt kênh kiệu” có phải xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông chủ tịch tỉnh? Theo luật sư Huyền là không! Vì với tư cách chủ tịch tỉnh là một chính khách, người được cơ quan quyền lực ở địa phương là Hội đồng nhân dân bầu lên và là người của công chúng thì việc khen hay chê cũng là bình thường.
Một chính khách không thể bắt người khác luôn phải yêu thích mình hay cấm họ có nhận xét, bình luận không hay về mình. Vấn đề là nếu có biết hay nghe về bình luận đó thì cần xem xét nó đúng hay sai? Nếu đúng thì cần tiếp thu và làm tốt hơn, để người dân và cử tri ngày càng yêu quý mình hơn, luật sư Huyền nói.
Giả sử việc bình luận trên Facebook là “cái mặt kênh kiệu” với người khác, mà không phải là người có chức vụ, quyền hạn, liệu cơ quan chức năng có xử phạt hành chính hay không? Luật sư Huyền cho rằng không! Nếu ai đó cảm thấy người khác có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình có quyền yêu cầu khởi tố hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 611 Bộ luật Dân sự chứ không phải xử lý theo kiểu này.
Ông Vương Bình Thạnh lấy làm tiếc vì việc liên quan đến cá nhân ông mà khi các cơ quan xử lý lại không thông báo, trao đổi với ông.
Ông Vương Bình Thạnh lấy làm tiếc vì việc liên quan đến cá nhân ông mà khi các cơ quan xử lý lại không thông báo, trao đổi với ông.
Còn luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, “kênh kiệu” tức là làm cao, tỏ vẻ hơn người, có thái độ kênh kiệu… Vậy từ “kênh kiệu” là cảm nhận chủ quan của một cá nhân về một cá nhân nào đó và người ta đưa ra thông tin là nhận định riêng của cá nhân họ.
Từ “kênh kiệu” không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nên việc phạt 5 triệu đồng và kỷ luật là không đúng quy định. Hành vi của bà Trang không vi phạm vào các điều cấm ở quy định tại nghị định 72/2013/NĐCP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, luật sư Nguyễn Tấn Thi phân tích.
Theo  luật sư Nguyễn Tấn Thi, hành động “like” trên mạng xã hội là sự đồng cảm đối với người viết hoặc thể hiện sự xã giao, hợp với ý của mình. Khi nào thông tin đó sử dụng nhằm mục đích bôi nhọ danh dự khiến ảnh hưởng uy tín của người khác thì mới có thể xử phạt.
Chủ tịch An Giang lo sợ yêu cầu: ‘Rà soát quy trình phạt 3 người nói xấu trên facebook’
Ngày 19/11, liên quan việc nữ giáo viên trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) và vợ chồng Phó văn phòng Sở Công thương bị xử lý vì chê Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh trên facebook.
Biên bản thể hiện quan điểm của cô giáo Trang.
Biên bản thể hiện quan điểm của cô giáo Trang.
Sau đó, Tỉnh ủy An Giang giao việc này cho Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng và công an kiểm tra, xử lý. Đơn vị chủ quản của những cán bộ, nhân viên này cùng với Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) xem xét, xử lý. Ông không nhận được thông báo về việc này, chỉ biết việc xử lý các cán bộ thông qua báo chí???
Theo Chủ tịch tỉnh An Giang, vụ việc đang ảnh hưởng rất nhiều đến cán bộ, công nhân viên chức của địa phương hiện nay. “Tôi đã yêu cầu các sở ngành liên quan báo cáo cụ thể toàn bộ quy trình xử lý vụ việc như thế nào, đã đúng chưa. Sau đó, UBND tỉnh sẽ cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người hiểu rõ hơn”, ông Thạnh nói.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia pháp lý – luật sư Nguyễn Văn Thành, giám đốc Công ty Luật Huy Thành – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:
Luật sư Nguyễn Văn Thành Phân tích: ”Thứ nhất, thông tin liên quan đến Chủ tịch tỉnh An Giang là công khai, đã được công bố trên các phương tiện báo chí, truyền thông và có cơ sở. Hơn nữa, trang Facebook là trang mạng xã hội, việc chia sẻ, ý kiến về các thông tin đã được công khai không bị pháp luật cấm nếu nó phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục.
Thứ hai, nội dung ý kiến chia sẻ không có từ ngữ nào thể hiện việc chị Trang xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà chỉ thể hiện tâm trạng của cá nhân về việc yêu hoặc ghét ai đó. Mặt khác, nội dung ý kiến chia sẻ cũng không có thông tin về chủ thể bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm là ai.
Thứ ba, chị Trang có mục đích, cố ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch tỉnh hay không cũng cần phải làm rõ, nếu chỉ đơn thuần là chia sẻ mang tính trào lưu, thích thể hiện quan điểm, trạng thái tâm lý của cá nhân thì cũng không có cơ sở xử phạt chị Trang về hành vi đã nêu”.
Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật? - Ảnh 2
Thông tin xử lý, chấn chỉnh cán bộ đảng viên lợi dụng việc sử dụngfacebook được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang.
Để có thông tin đa chiều về vụ “bị phạt vì nói mặt Chủ tịch tỉnh kênh kiệu”, phóng viên nhiều lần gọi điện thoại cho ông Vương Bình Thạnh để phỏng vấn nhưng ông không nghe máy. Sáng 18.11, PV đến nhà ông Thạnh để tìm hiểu sự việc. Người bị phạt là hàng xóm sát vách nhà chủ tịch tỉnh.
Vụ nhìn cái mặt ông Chủ tịch tỉnh An Giang kênh kiệu: “Like” cũng bị… phạt

Vụ nhìn cái mặt ông Chủ tịch tỉnh An Giang kênh kiệu: “Like” cũng bị… phạt

Ba cán bộ ở tỉnh An Giang vừa bị kỷ luật cả về mặt Đảng lẫn chính quyền và bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng vì lời bình “nhìn cái mặt kênh kiệu” trên...
Vụ ‘nói xấu’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật?

Vụ ‘nói xấu’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật?

Ba người bị cho là “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trên Facebook, bị phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng cùng các hình thức kỷ luật khác. Luật sư Vi Văn A, Trưởng...
Bị phạt vì ‘chê’ chủ tịch tỉnh ‘kênh kiệu’ trên Facebook: Không thuyết phục!

Bị phạt vì ‘chê’ chủ tịch tỉnh ‘kênh kiệu’ trên Facebook: Không thuyết phục!

Với tư cách chủ tịch tỉnh là một chính khách, người được cơ quan quyền lực ở địa phương là Hội đồng nhân dân bầu lên và là người của công chúng thì việc...
Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật?

Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật?

Nếu chỉ thể hiện quan điểm yêu, ghét ai đó trên mạng xã hội mà không có lời lẽ nào xúc phạm, thóa mạ thì không thể coi là vi phạm pháp luật. UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn...
​Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh An Giang

​Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh An Giang

Trong việc xác định đơn giá đất, tỉnh đã không áp dụng đầy đủ các phương pháp theo quy định, nguyên tắc xác định giá đất không thống nhất, dẫn đến việc chi hỗ trợ các dự án ở các mức khác...
Quang Dũng (Tổng Hợp)

(Pháp luật) - Một chính khách không thể bắt người khác luôn phải yêu thích mình hay cấm họ có nhận xét, bình luận không hay về mình. Vấn đề là nếu có biết hay nghe về bình luận đó thì cần xem xét nó đúng hay sai? Nếu đúng thì cần tiếp thu và làm tốt hơn, để người dân và cử tri ngày càng yêu quý mình hơn.

image001
Vì bình luận “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”, nhiều cán bộ bị kỷ luật.
Liên quan việc Cô giáo Lê Thị Thùy Trang đăng lại nội dung lên Facebook của mình và bình luận: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu”, vụ việc này khiến Cô Trang và thêm 2 người khác bị phạt hành chính và kỷ luật về Đảng.
Nhưng qua câu chuyện bình luận trên Facebook bị kỷ luật đang có những dư luận trái chiều với cách xử lý của UBND tỉnh An giang.
Theo lời ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ: “Viết Facebook như vậy gây tác động nhiều đến dư luận. Mình không như vậy mà người ta nói mình như vậy, ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý của tôi”.
Tuy nhiên cũng cần thấy “cảm thấy” là một khái niệm định tính. Câu: “cái mặt kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh” thì đó là sự cảm nhận cá nhân của người dân đối với ông. Người dân có quyền cảm nhận, đánh giá một người khác. Nếu người ta vu vạ cho ông những hành vi mà ông không thực hiện, những lời đánh giá bôi nhọ, phỉ báng thì may ra mới có thể xử lý. Đằng này người dân chỉ nêu cảm nhận về một ông chủ tịch, có thể chưa chính xác, có thể thiếu thiện cảm, thì ông có thể đối thoại, giải thích, điều chỉnh bản thân, phân bua hoặc lờ đi.
Hơn nữa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đều xuất thân từ nhân dân, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước lại chủ yếu là do nhân dân đóng thuế. Cho nên, xét về mặt đạo lý và lương tâm con người, cán bộ, công chức, viên chức tất phải yêu dân, kính trọng dân, thương dân, bảo vệ dân, vì dân phục vụ, “là đầy tớ trung thành của dân” đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Trong bầu trời không gì quý bằng dân; cán bộ là “công bộc của dân”, bởi vậy, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ nhất cũng phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh”. Người xưa có câu “quan nhất thời, dân vạn đại”, hay “dân vi quý, xã tắc vi thứ, quân vi khinh”,… Những câu nói đó đều có hàm ý nhắc nhở các quan lại (kể cả vua chúa) khi đang tại vị chức quyền phải quý trọng, chăm lo cho nhân dân, chớ khinh thị, hách dịch, sách nhiễu dân, tham ô, tham nhũng tài sản của dân để rồi bị dân thị phi, xa lánh mà trở nên bi ai, cô quả…
Mình người dân có quyền góp ý đối với lãnh đạo ở địa phương, ngược lại người lãnh đạo cũng nên tạo điều kiện cho dân góp ý. Phải làm sao thu hút được người dân đóng góp, cho người dân gần gũi với mình để mình hoàn thiện hơn. Nếu họ chỉ nói mình kênh kiệu, xa rời dân mà xử lý thì nay mai ai người ta đóng góp cho mình. Đừng vì búa rìu dư luận mà nản chí nhục lòng, phải tìm nguyên nhân từ đâu mà khắc phục.
Và nữa, nếu chỉ vì nói rằng mình không ưa ai đó mà bị phạt năm triệu, thì ở An Giang có bao nhiêu người đáng bị phạt? Người ta có thể chê một hoa hậu xấu, nhìn mặt thấy ghét; người ta cũng có quyền nói người nào đó không phải là người đẹp nhất, dù điều đó sai, thì cũng phạt năm triệu hay sao?
Hãy sòng phẳng đi, nếu người bị chê kênh kiệu, xa dân không phải là ông chủ tịch tỉnh mà là một người dân thường, thì người chê có bị phạt năm triệu không?
Cái quyết định xử phạt này sẽ khiến người dân thấy cơ quan chức năng nhất bên trọng nhất bên khinh. Việc ông đồng tình với quyết định xử phạt khiến người ta cảm thấy ông hơn thua với dân.
Tầm của một Chủ tịch, thắng thua chuyện này theo tôi, đều dở!
Vụ nhìn cái mặt kênh kiệu: Lộ ra hàng loạt sai phạm trầm trọng của vị Chủ tịch

Vụ nhìn cái mặt kênh kiệu: Lộ ra hàng loạt sai phạm trầm trọng của vị Chủ tịch

Khi xử lý những cán bộ “nói xấu” lãnh đạo tỉnh, trong biên bản làm việc và trong biên bản vi phạm hành chính, các cán bộ của đoàn thanh tra áp dụng luật khác nhau. Thậm...
Vụ nhìn cái mặt ông Chủ tịch tỉnh An Giang kênh kiệu: “Like” cũng bị… phạt

Vụ nhìn cái mặt ông Chủ tịch tỉnh An Giang kênh kiệu: “Like” cũng bị… phạt

Ba cán bộ ở tỉnh An Giang vừa bị kỷ luật cả về mặt Đảng lẫn chính quyền và bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng vì lời bình “nhìn cái mặt kênh kiệu” trên...
Vụ ‘nói xấu’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật?

Vụ ‘nói xấu’ chủ tịch tỉnh trên Facebook: Kỷ luật không đúng luật?

Ba người bị cho là “nói xấu” Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trên Facebook, bị phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng cùng các hình thức kỷ luật khác. Luật sư Vi Văn A, Trưởng...
Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật?

Bị kỷ luật vì ‘chê’ lãnh đạo trên Facebook: Yêu, ghét có phạm luật?

Nếu chỉ thể hiện quan điểm yêu, ghét ai đó trên mạng xã hội mà không có lời lẽ nào xúc phạm, thóa mạ thì không thể coi là vi phạm pháp luật. UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn...
​Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh An Giang

​Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh An Giang

Trong việc xác định đơn giá đất, tỉnh đã không áp dụng đầy đủ các phương pháp theo quy định, nguyên tắc xác định giá đất không thống nhất, dẫn đến việc chi hỗ trợ các dự án ở các mức khác...
Quang Dũng

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thứ nhứt: Ngài có cái lòng tự trọng quá cao?!! Thứ hai: Ngài có cuộc sống quá thân thiện, gần gủi với bọn nịnh thần, hoạn quan?!!