Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Lộ ảnh con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kì ăn tối với lãnh đạo IS?

(Quốc tế) - Moscow đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kì giúp Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) buôn bán dầu lậu và truyền thông Thổ Nhĩ Kì cũng vừa đăng tải hình ảnh con trai của Tổng thống Recep Erdogan, đang ăn tối với một người được cho là lãnh đạo của IS.

Đây là bức ảnh đã chụp từ năm 2014, tuy nhiên, sau khi, có nhiều thông tin cáo buộc Thổ Nhĩ Kì đang mua dầu lậu từ IS, bức ảnh đã được quan tâm trở lại. Trong ảnh, Bilal Erdogan, con trai Tổng thống Recep Erdogan đã chụp hình trong một nhà hàng ở Istambul với kẻ được cho là lãnh đạo của IS, tên khủng bố bị tình nghi từng tham gia vào cuộc thảm sát ở thành phố Homs và Rojava ở Syria.

Bilal Erdogan (khoanh đen) được cho là đã ăn tối với một lãnh đạo của IS
Vào hồi tháng 10-2014, Thứ trưởng Tài chính Mỹ, ông David Cohen ước tính IS thu được khoảng 1 triệu USD mỗi ngày từ tiền bán dầu: “Theo thông tin của chúng tôi, IS đang bán dầu với giá rất rẻ cho các tay buôn lâu, có thể đến cả từ Thổ Nhĩ Kì, sau đó dầu này sẽ tiếp tục được bán lại như một mặt hàng hợp pháp với giá cao hơn”.

“IS thực sự rất giàu, chúng có hàng trăm, thậm chí hàng tỉ USD tiền thu được từ việc bán dầu. IS còn có được sự bảo vệ từ quân đội của một quốc gia. Điều này giải thích vì sao chúng có khả năng thực hiện nhiều hành động khủng bố khắp thế giới”, Tổng thống Putin cho biết sau vụ Thổ Nhĩ Kì bắn rơi máy bay Nga hôm 24-11.
Theo Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hành động bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kì là để bảo vệ IS và Moscow có được dữ liệu chứng minh một vài quan chức Thổ Nhĩ Kì đang có lợi ích tài chính trực tiếp trong việc mua bán dầu với IS.
Trong chiến dịch không kích của mình, máy bay Nga đã tiêu diệt hàng nghìn cơ sở sản xuất dầu trái phép cũng như các xe vận chuyển dầu sang biên giới.
(Theo An Ninh Thủ Đô)

(Quốc tế) - Sau vụ việc chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, nhiều người cho rằng chiến lược đối với Trung Đông hiện nay của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp khó.

Ngày 24.11, tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Không quân Nga với cáo buộc máy bay Nga bất chấp cảnh báo của phía Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận nước này. Và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngần ngại không chiến, bắn hạ chiếc máy bay của Nga.
Khi biết tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi giận, thẳng thừng tuyên bố hành động bắn rơi máy bay Nga là tội ác và “đâm sau lưng Nga của những kẻ đồng lõa với khủng bố”. Còn Mỹ, Pháp và cả NATO đều đứng về phía đồng minh của mình là Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mỉa mai người đồng cấp Nga là người ngoài cuộc trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngay sau tuyên bố cứng rắn đó là tăng cường an ninh quân sự tại Syria, đồng thời trong chiến dịch tại Syria, Nga khẳng định sẽ tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào có thể gây nguy hiểm cho quân đội Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động bắn rơi máy bay Nga là tội ác và “đâm sau lưng Nga của những kẻ đồng lõa với khủng bố” - Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động bắn rơi máy bay Nga là tội ác và “đâm sau lưng Nga của những kẻ đồng lõa với khủng bố”.
Chiến lược Trung Đông của Tổng thống Putin gặp khó?
Theo The Wall Street Journal ngày 24.11, kể từ khi tiến hành chiến dịch không kích trên lãnh thổ Syria hôm 30.9, Tổng thống Nga Putin đã phát ra tín hiệu về vai trò của mình trong cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực Trung Đông. Rất nhanh chóng, Nga trở thành một nhân tố chính trên bàn cờ ở Trung Đông, chủ động kêu gọi các nước như Iran, Iraq, và chính phủ Syria tham gia cùng mình.
Chiến lược này đã nhận được những đánh giá tích cực từ các nước Trung Đông, còn các nước châu Âu dù ban đầu chỉ trích nhưng dần cũng không thể không thừa nhận vai trò quan trọng của Nga ở Trung Đông, đặc biệt là tình hình ở Syria.
Chiến lược Trung Đông của ông Putin sau vụ Su-24 bị bắn - ảnh 1
Ngày 24.11, tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Không quân Nga với cáo buộc máy bay Nga xâm phạm không phận. Trong ảnh: một chiếc Su-24 ở căn cứ không quân của Nga tại Syria – Ảnh: Reuters
Thêm vào đó, sau vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris hôm 13.11, cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu đòi hỏi sự đoàn kết giữa các nước với nhau, trong đó dĩ nhiên phải có Nga, và chính Nga cũng đã mong muốn có sự đoàn kết đó. Liên Hiệp Quốc mở đường bằng nghị quyết kêu gọi tất cả thành viên tham gia cuộc chiến chống IS; Pháp mở lời bằng đề xuất thành lập một liên minh toàn cầu chống IS, có cả Nga.
Đây cũng được đánh giá là cơ hội để Nga xích lại gần hơn với các nước châu Âu, vốn là một chính sách đối ngoại về lâu về dài mà Nga hướng đến. Dù quan hệ Nga và châu Âu trước đó không mấy êm đẹp vì cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Giữa lúc mọi thứ đang trôi chảy, Nga đang có thế thuận lợi thì vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga đặt ra một loạt câu hỏi, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên khối NATO. Các chuyên gia phân tích cho rằng vụ việc này sẽ tác động đến quan điểm của người dân Nga về chiến lược của ông Putin ở Trung Đông và cũng sẽ khiến cơ hội hợp tác giữa Nga và các bên giảm đi.
Trên thực tế, sau quyết định không kích ở Syria đầy quyết đoán, ông Putin đã có được tỉ lệ ủng hộ của người dân rất cao và người Nga ủng hộ chính sách này của ông. Thế nhưng, theo chuyên gia về chính sách công Rob Garver tại Đại học Georgetown, đây là lần đầu tiên một binh sĩ Nga thiệt mạng khi đang trực tiếp tham gia chiến dịch không kích ở Syria, và nó ít nhiều sẽ khiến dư luận Nga lo lắng về sự an toàn của các binh sĩ được triển khai ở vùng chiến sự này.
Thêm vào đó, nếu Nga đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ như chính tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Putin thì mối quan hệ giữa Nga và NATO sẽ rơi vào thế khó. Bởi lẽ, NATO là một khối hiệp ước quân sự, nếu khối này viện dẫn điều 5 trong hiệp ước NATO thì chiến lược của ông Putin nhắm đến có thể gặp khó thực sự khi phải đối đầu với NATO. Điều 5 có nội dung là: “Khi một thành viên của liên minh bị tấn công, thì điều đó có nghĩa là tất cả các thành viên còn lại cũng bị tấn công. Từ đó, việc đáp trả lại cuộc tấn công sẽ dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể”.
Chiến lược Trung Đông của ông Putin sau vụ Su-24 bị bắn - ảnh 2Một ngôi làng tại Syria trúng không kích của không quân Nga. Vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi xảy ra trong lúc chiến dịch can thiệp của Nga vào Syria được đánh giá đang “thuận buồm xuôi gió” trong nỗ lực của Moscow nhằm khôi phục ảnh hưởng ở Trung Đông – Ảnh: AFP
“Giơ cao đánh khẽ”
Tổng thống Nga đã tuyên bố rất cứng rắn, nhưng ông sẽ phải đắn đo về những hệ lụy nếu mạnh tay. Nhiều chuyên gia nhận định Nga sẽ không trực tiếp tấn công Thổ Nhĩ Kỳ mà sẽ chọn những biện pháp đáp trả khác.
Theo ông Vasily Kashin, một nhà phân tích thuộc cơ quan nghiên cứu quốc phòng CAST có trụ sở tại Moscow, Nga có thể sẽ tăng cường không kích và nhằm sự chú ý vào các mục tiêu nổi dậy ở Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuân như nhóm người Turkmen. Thêm vào đó, Nga sẽ mở rộng chiến dịch của mình để ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan đến vấn đề dầu mỏ, theo The Wall Street Journal.
Nhà bình luận Roland Oliphant của tờ Telegraph thì cho rằng những sự cố rơi máy bay như thế này đã nằm trong dự liệu của các tướng lĩnh Nga khi phát động cuộc chiến chống IS tại Syria. Bởi vậy, họ chắc chắn đã có những kế hoạch dự phòng để làm hạ nhiệt căng thẳng và giải quyết vấn đề theo hướng phù hợp nhất với lợi ích chiến lược của Nga.
Theo ông Oliphant, Nga sẽ không lao đầu vào một cuộc chiến không có khả năng giành chiến thắng trước NATO, bởi Nga đang phải chịu nhiều sức ép về kinh tế trước các lệnh cấm vận khắc nghiệt của phương Tây cũng như tình thế bị cô lập chính trị vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Chuyên gia này nhận định ông Putin sẽ chọn các biện pháp về ngoại giao và kinh tế để đáp trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó ông Ian Kearns, giám đốc Mạng lưới lãnh đạo châu Âu (ELN), tổ chức về ngoại giao và giải trừ vũ trang, nhận định Nga sẽ không quá mạnh tay trả đũa bởi điều đó khiến nước này lỡ cơ hội hòa giải với châu Âu.
Về phía NATO, phản ứng ban đầu dù là đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn hạ máy bay Nga nhưng cả Mỹ và NATO đều hối thúc Nga, Thổ Nhĩ Kỳ giảm căng thẳng để tập trung chống IS. Tổng thống Obama nói rằng nhiệm vụ hàng đầu của Washington lúc này là cố gắng không để căng thẳng giữa Moscow và Ankara trở nên tồi tệ hơn, thay vào đó các bên nên tập trung tiêu diệt IS.
Còn ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, nói rằng “kẻ thù chung” của thế giới cũng như của cả hai nước là IS, chứ không phải là Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ. Ông kêu gọi cả hai đối thoại để xoa dịu bất đồng liên quan đến vụ bắn rơi máy bay, theo Bloomberg.
Trong một diễn biến mới nhất, Đại sứ Nga tại Pháp, ông Alexander Orlov, tiếp tục khẳng định Nga sẵn sàng lập một trung tâm chỉ huy với sự tham gia của Mỹ, Pháp và tất cả các nước sẵn sàng tham gia liên minh toàn cầu chống IS. Đại sứ Nga nói rằng Nga sẵn sàng chào đón Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ muốn tham gia, theo Sputnik.
Như vậy, vụ việc chiến đấu cơ Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ đã khiến các bên căng thẳng ngoại giao nhưng cả Nga, NATO đều nhận thức rõ kẻ thù lớn hơn là IS và những động thái của cả hai bên đều sẽ phải được cân nhắc rất kỹ. Nói như vậy có nghĩa là chiến lược của Tổng thống Putin chưa hẳn đã gặp khó sau vụ việc này.
Ngọc Mai







Vụ Su-24: Theo Luật quốc tế, có phải Nga đã xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ?

Lưu Hải Hà | 
Vụ Su-24: Theo Luật quốc tế, có phải Nga đã xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ?
(Ảnh minh họa)

Vụ máy bay ném bom Su-24 của Nga bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24/11 là sự cố quân sự đầu tiên có sự tham gia của Nga và một nước thành viên NATO trong lịch sử hậu Xô Viết.

Trong khi Ankara cáo buộc máy bay ném bom Nga bị bắn hạ vì đã xâm phạm không phận nước này thì Moscow tuyên bố điều ngược lại và khẳng định chiếc Su-24 bị bắn rơi trong không phận Syria.
Trong bài viết đăng trên BBC tiếng Nga ngày 24/11, nhà báo Pavel Aksenov đã đưa ra phân tích về sự cố Su-24 nhìn từ quan điểm luật quốc tế.
Liệu đây có phải là hành động xâm lược chống lại NATO?
Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO kể từ năm 1952.
Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nói rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước thành viên NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả.
Trong khi đó, Điều 6 của Hiệp ước trên nhấn mạnh rằng khu vực mà tất cả các đồng minh phải bảo vệ là lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, Hiệp ước quy định riêng, rằng tấn công máy bay của bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước đều là lý do để NATO vận hành cơ chế an ninh tập thể.
Trong trường hợp máy bay của Nga đã thực sự đã ở trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, liệu có thể coi sự xâm phạm không phận này là hành động xâm lược chống lại một quốc gia thành viên NATO?
Bản thân định nghĩa của sự xâm lược đã được xây dựng trong Nghị quyết 3314 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 14/12/1974.
Đây là một tài liệu nền tảng chung, và trong đó không chỉ rõ liệu có thể coi việc xâm phạm không phận bằng một máy bay quân sự là “sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ” hay không.
NGHỊ QUYẾT 3314 ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC
Xâm lược là việc sử dụng các lực lượng vũ trang của một nhà nước chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập chính trị của một quốc gia khác.
Trả lời phỏng vấn BBC, ông Vasily Kashin, chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) nói, trong tình huống như vậy có thể tham khảo những hành động và phát biểu của Ankara vào năm 2012, sau khi máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ ở Syria.
Khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cho biết, máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự có thể đã bị lực lượng phòng không Syria bắn hạ trong không phận của Syria, bởi việc vượt qua biên giới không trung của máy bay quân sự tốc độ cao không phải là một cái gì đó không bình thường.
"Đó là thực tế phổ biến đối với các máy bay chiến đấu. Đôi khi chúng vượt qua biên giới và dời đi, đặc biệt nếu tính đến tốc độ của chúng trên biển", ông Gul nói với hãng tin quốc gia Anatolia.
Ông Kashin cũng bác bỏ khả năng gia tăng căng thẳng giữa Nga và NATO, vì theo ông, Nga không dự định có hành động quân sự đáp trả nào.
Ông Viktor Mizin, nhà khoa học chính trị của Đại học Quan hệ Quốc tế Quốc gia Moscow (MGIMO) nói với BBC: "Không ai muốn có sự phức tạp hóa cố tình, đặc biệt là hiện nay, trong tình hình này ở Trung Đông và cụ thể là ở Syria."

Bộ Quốc phòng Nga thể hiện bản đồ đường bay của SU-24
Bộ Quốc phòng Nga thể hiện bản đồ đường bay của SU-24
Việc đánh chặn Su-24 có đúng luật?
Phía Nga khẳng định rằng Su-24 bị bắn rơi ở Syria. Theo Vasily Kashin, nếu điều này là đúng, thì những hành động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn phù hợp với định nghĩa xâm lược được đưa ra bởi LHQ.
Điều 3 trong Nghị quyết 3314 của LHQ gọi xâm lược nói riêng là "các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang của một quốc gia vào lực lượng vũ trang trên bộ, trên biển hoặc trên không, hoặc các hạm đội tàu biển và không quân của quốc gia khác."
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga gọi vụ việc chỉ là một "hành động thù địch" của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng chiếc Su-24 đã ở trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ 5 phút, trong thời gian đó phi hành đoàn đã nhận được 10 lời cảnh cáo, nhưng không phản ứng gì.
Các chuyên gia Nga cho rằng, theo bản đồ do Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, máy bay Nga có thể đã thâm nhập vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian rất ngắn, và máy bay đánh chặn không đủ thời gian để thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết.
Đại diện của Bộ Tổng tham mưu Nga Sergei Rudskoy cũng nói rằng không hề có bất kỳ nỗ lực nào của chiếc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ nhằm liên lạc hoặc thiết lập liên lạc trực quan với phi hành đoàn Nga (ông cũng nhấn mạnh rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ trên lãnh thổ Syria).

Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ công bố đường bay của chiếc máy bay ném bom Nga SU-24 (đường màu đỏ) và máy bay tiêm kích F-16 (đường màu xám). Đường màu xanh nhạt là biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ công bố đường bay của chiếc máy bay ném bom Nga SU-24 (đường màu đỏ) và máy bay tiêm kích F-16 (đường màu xám). Đường màu xanh nhạt là biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Cơ sở pháp lý quốc tế để chặn một máy bay
Quy trình chặn một chiếc máy bay quân sự xâm phạm biên giới quốc gia không được nêu ra rõ ràng trong các hiệp ước quốc tế.
Vấn đề này được Công ước Chicago về Hàng không dân dụng quốc tế xem xét một cách khá chi tiết, nhưng đó là đối với các máy bay dân dụng.
Trong Công ước này chứa quy trình hành động, và thậm chí cả hệ thống báo hiệu mà máy bay đánh chặn phải phát ra cho máy bay bị chặn, và các hành động phản hồi của máy bay bị chặn.
Trong Công ước này không quy định về các máy bay quân sự, nhưng nội dung liên quan đến máy bay chiến đấu của các nước được đề cập trong phần "Quy định bay".
CÔNG ƯỚC CHIGAGO VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
QUY ĐỊNH BAY
Hội đồng của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, khi phê duyệt các tín hiệu biểu kiến chứa trong phụ lục [...], đã liên lạc với các nước đã ký kết công ước với một yêu cầu cấp thiết, rằng những chiếc máy bay [quân sự] quốc gia của các nước này tuân thủ nghiêm ngặt các đối với các tín hiệu biểu kiến này.
Một cựu phi công lái máy bay Su-24, với điều kiện giấu tên, đã nói với BBC rằng trong trường hợp đánh chặn, máy bay tiêm kích đầu tiên thiết lập một kết nối trong các tần số cấp cứu.
Sau đó, nếu không thể liên lạc bằng radio, máy bay tiêm kích phải cố gắng thiết lập liên lạc trực quan, thực hiện các thủ tục "theo quy định của luật pháp quốc tế."
"Trong mọi trường hợp, ngăn chặn và tấn công máy bay là một bước rất nghiêm trọng, mà trước đó phải thực hiện một loạt thủ tục," ông cho biết và thêm rằng việc thực hiện các thủ tục này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Nga và Mỹ đã ký bản ghi nhớ về việc ngăn ngừa các sự cố có thể có giữa các máy bay quân sự trên bầu trời Syria. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ký kết một văn bản tương tự.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, sau khi nhận được bản ghi nhớ của Mỹ cho biết, Washington cam kết sẽ truyền đạt lại các quy tắc đã được thông qua đến tất cả các đối tác của mình đang hoạt động trong lãnh thổ Syria.
theo Trí Thức Trẻ






Su-24 Nga bị bắn hạ: Phản ứng mới đầy bất ngờ từ Moscow

Hải Võ | 
Su-24 Nga bị bắn hạ: Phản ứng mới đầy bất ngờ từ Moscow
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP







Sau vụ Su-24, Đại sứ Nga tại Pháp Alexander Orlov tuyên bố Moscow sẵn sàng xây dựng trung tâm chỉ huy chung với Pháp, Mỹ và cả Thổ Nhĩ Kỳ để triển khai tấn công tổ chức IS.







Ông Alexander Orlov nói với đài Europe 1: "Có nhiều kiểu liên minh. Thứ nhất trong số đó là hợp tác - điều hiển nhiên cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng đẩy mối quan hệ này xa hơn và tham gia vào kế hoạch chung chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Với mục tiêu này, chúng tôi có thể tạo ra một trung tâm chỉ huy chung với Pháp, Mỹ và tất cả các quốc gia tình nguyện gia nhập liên minh."
Đáp lại câu hỏi Moscow "có đồng ý cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia liên minh hay không", ông Orlov khẳng định: "Nếu họ muốn, đương nhiên chúng tôi sẽ rất biết ơn vì điều đó."
NGOẠI TRƯỞNG NGA
SERGEI LAVROV
Chúng tôi hết sức nghi ngờ rằng vụ việc (Su-24 Nga bị bắn hạ) là một hành động không cố ý mà giống như một sự khiêu khích được sắp đặt sẵn [...] Chúng tôi không có kế hoạch khơi mào một cuộc chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Thái độ của Nga đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi. Chúng tôi chỉ có những nghi vấn với giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ [..] Đến lúc này, chúng tôi không có kế hoạch công du Thổ Nhĩ Kỳ hay đón tiếp những người đồng cấp của họ. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hy vọng đôi bên ngồi lại thảo luận một cách bình tĩnh bên lề các sự kiện quốc tế. Tôi không hứa hẹn gì cả. Trước hết, chúng ta không nên bàn luận trước khi hiểu hết mọi khía cạnh của những gì đã xảy ra.
Các phát biểu của Đại sứ Orlov được cho là phản ứng bất ngờ từ phía Moscow, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (24/11) đã tức giận chỉ trích vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 Nga cùng ngày là hành động "đâm sau lưng".
"Sự việc này vượt ngoài khuôn khổ bình thường của cuộc chiến chống khủng bố... Sự mất mát ngày hôm nay là hành động đâm sau lưng, do những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện. Tôi không thể miêu tả nó theo cách khác được," ông Putin nói.
Tổng thống Putin cáo buộc máy bay Nga đã bị tấn công bằng tên lửa không đối không bởi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bên trong lãnh thổ Syria.

Nga tuyên bố vẫn sẵn sàng đón nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào một liên minh chống IS. Ảnh: Sputnik
Nga tuyên bố vẫn sẵn sàng đón nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào một liên minh chống IS. Ảnh: Sputnik
Bên cạnh phát biểu của ông Putin, Bộ tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên bang Nga cũng đã tuyên bố "đình chỉ các tiếp xúc về quân sự với Ankara".
Đồng thời, Nga điều tàu tuần dương tên lửa Moskva từ Địa Trung Hải tới bờ biển Syria để tăng cường phòng thủ căn cứ không quân Latakia của nước này.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm nay (25/11) cũng khẳng định: "Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 sẽ được triển khai ở căn cứ không quân Hmeymin tại Syria", sau khi ông Putin nói rằng Nga không thể loại trừ khả năng xảy ra các sự kiện tương tự.
Trong khi đó, hãng RT (Nga) cho biết, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cáo buộc Ankara đang bảo vệ IS bởi nhiều quan chức chính phủ nước này đang có quan hệ buôn bán dầu với tổ chức khủng bố trên.
Ông Medvedev nói: "Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ (bắn rơi máy bay Nga) là minh chứng thực tế cho thấy họ bảo vệ IS.
Điều này không bất ngờ bởi theo thông tin chúng tôi có được, nguồn lợi nhuận tài chính trực tiếp của nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan tới việc cung cấp các sản phẩm dầu được tinh chế từ các nhà máy do IS kiểm soát."
"Hành động thô bạo và tội phạm của các nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã làm leo thang đến mức nguy hiểm tình trạng căng thẳng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Điều này không thể biện minh bằng bất kỳ lợi ích nào, bao gồm việc bảo vệ biên giới quốc gia," Thủ tướng Nga bổ sung.
Thủ tướng Nga cũng cho rằng thiệt hại từ mối quan hệ láng giềng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ bị đổ vỡ "sẽ rất khó bù đắp" mà hậu quả trực tiếp là việc Moscow có thể cấm hàng loạt doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trên thị trường nước này.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ "là sai lầm lớn"
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik News (Nga), cựu lãnh đạo bộ phận tình báo thuộc Bộ tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Hakki Pekin chỉ trích quyết định bắn rơi máy bay Su-24 của Nga "là một sai lầm lớn".
Ông này đặc biệt nhấn mạnh "máy bay Nga không tạo ra mối đe dọa và không cho thấy ý định gây hấn".
Liên hệ với các biện pháp trừng phạt của Nga đối với Gruzia hồi năm 2008 và hiện tại đối với Ukraine, Pekin cho rằng những đòn đáp trả của Moscow đối với vụ Su-24 sẽ rất cứng rắn.
"Bên cạnh các biện pháp trừng phạt, Nga cũng đã triển khai hệ thống tên lửa Iskander ở Kaliningrad để trả đũa các hoạt động leo thang của NATO. Cần phải biết rằng Nga có tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực này," ông Pekin cho biết.
Hakki Pekin cũng nhận định, vụ va chạm với Nga sẽ chỉ khiến Thổ Nhĩ Kỳ càng mất đi tầm ảnh hưởng ở khu vực.
"Thổ Nhĩ Kỳ đang mất đi vị thế của mình trong khu vực bởi những thỏa thuận gần đây về các căn cứ quân sự và đang xa rời khỏi Iran, Iraq, Syria, đồng thời ngày càng bị cuốn vào phạm vi ảnh hưởng của chính sách từ Washington."
Cựu lãnh đạo tình báo Thổ Nhĩ Kỳ cũng dự đoán khả năng Nga sẽ sử dụng thông tin về việc IS vận chuyển dầu qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để khiến nước này bị buộc tội trước Tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan.
theo Trí Thức Trẻ




Su-24 Nga bị bắn hạ: Điều kỳ lạ trong 17 giây thay đổi thế giới

Đức Huy | 
Su-24 Nga bị bắn hạ: Điều kỳ lạ trong 17 giây thay đổi thế giới






Không có gì ngạc nhiên khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi bên đều có quan điểm riêng trong vụ Su-24 bị bắn rơi, nhưng nếu nhìn kĩ vào các con số sẽ thấy những điểm khó hiểu.

Hôm nay, trang WikiLeaks đã đăng tải hình ảnh bức thư được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ gửi tới LHQ, trong đó tường trình về vụ việc F-16 nước này bắn rơi một chiếc Su-24 của Nga khi đó đang xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Nội dung bức thư Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến LHQ được WikiLeaks tiết lộ
Nội dung bức thư Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến LHQ được WikiLeaks tiết lộ
Trong đó, đáng chú ý, đoạn bôi đậm viết: "Bỏ qua những lời cảnh báo, cả 2 chiếc [Su-24] này, tại độ cao 19.000 feet (~5.800m), đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ với độ sâu 1,36 dặm (~2,2 km) và độ dài 1,15 dặm (~1.85 km), trong khoảng thời gian 17 giây, vào lúc 9h24'05'', giờ địa phương.
Tạm thời chưa nói đến chuyện liệu Thổ Nhĩ Kỳ có quá nóng vội khi chỉ mới 17 giây, họ đã khai hỏa vào Su-24 hay không, nhưng hãy nhìn kĩ vào những số liệu từ phía Ankara.
WikiLeaks đã tinh ý chỉ ra rằng, nếu để ý kĩ, phía Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Su-24 di chuyển được 1,85 km trong 17 giây. Nếu nhân lên ta sẽ tính đượcvận tốc của Su-24 khi đó là 391 km/h.
Con số này không ổn.
Tốc độ tối đa của Su-24 là 1.320 km/h. Như vậy, nếu những số liệu bên phía Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là chính xác, thì khi đó Su-24 đang di chuyển với tốc độ theo kiểu... "đi dạo".
Trong khi đó, nếu Su-24 bay với tốc độ bình thường, thì phải chăng khoảng thời gian 17 giây kia đúng hơn phải là 5 giây? Hay thậm chí còn ngắn hơn thế?
theo Trí Thức Trẻ


Viên phi công Nga được cứu sống tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ chơi xấu

Đăng Bởi  - 
may bay nga bi ban


Sau khi máy bay Nga Su-24 bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, hai viên phi công Nga đã nhảy dù khỏi máy bay. Một người không may bị một nhóm nổi dậy tại Syria sát hại còn một người được cứu sống sau chiến dịch giải cứu kéo dài hơn nửa ngày của quân đội Nga và chính phủ Syria.

Người được cứu sống là đại úy Konstatin Murahtin. Phát biểu trong cuộc họp báo tại căn cứ không quân của Nga tại Syria sau khi được giải cứu, Murahtin khẳng định phía Thổ Nhĩ Kỳ không hề cảnh báo trước khi bắn tên lửa. "Không hề có cảnh báo, kể cả bằng radio lẫn trực quan. Họ không hề liên lạc với chúng tôi", Murahtin phát biểu được Daily Mail của Anh trích dẫn. 
Murahtin cũng cho biết khi đó, máy bay của anh bay ở độ cao 6.000 mét và thời tiết rất lý tưởng với tầm nhìn tốt. "Thời điểm tên lửa bắn vào đuôi máy bay chúng tôi là lúc chúng tôi hoàn toàn kiểm soát máy bay (ám chỉ việc không gặp lỗi kỹ thuật để bay ngoài quỹ đạo?) và chúng tôi có thể nhìn rõ bằng mắt thường bản đồ bên dưới, đâu là đường biên giới, đâu là vị trí của chúng tôi".
Murahtin cũng khẳng định trong cuộc họp báo rằng máy bay của anh thậm chí còn không thể hiện mối đe dọa sẽ xâm nhập không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi bị trúng tên lửa của F-16. "Nếu họ muốn cảnh báo chúng tôi, họ có thể bay song song. Nhưng chẳng có gì cả. Đột nhiên, tên lửa bắn vào đuôi chúng tôi".
may bay nga bi ban
 Đại úy Murahtin
Sau khi máy bay bị bắn, Murahtin nhảy dù thoát hiểm xuống khu vực mà phe nổi dậy kiểm soát. Viên đại úy này đã trốn trong rừng và liên lạc với căn cứ không quân Nga bằng radio để được đồng đội định vị và giải cứu.
Cả Murahtin và các người tham gia trong chiến dịch giải cứu này đều được Tổng thống Nga Vladimir Putin trao huân chương cao quý nhất của Liên bang Nga. Viên đại úy này cho biết anh cũng không về Nga sau cú sốc vừa qua mà xin tiếp tục ở lại căn cứ không quân để trả thù cho đồng đội.
 Trước đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp hình ảnh radar bay vào lãnh thổ của họ. Đồng thời, giới quân sự Ankara nói rằng họ đã cảnh báo máy bay Nga cả chục lần về việc vi phạm không phận nhưng không được hồi đáp. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ mới cho rằng họ có quyền bảo vệ không phận của mình.
Anh Tú

Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga:

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ trả đũa?

Đăng Bởi  - 
Tong thong Nga Vladimir Putin se tra dua Tho Nhi Ky ?
Tổng thống Putin thăm một đơn vị quân

Vụ chiến đấu cơ ném bom Su-24 "kiếm sĩ" của không quân Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24.11 khiến cộng đồng quốc tế đồn đoán rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu chiến Nga đã sẵn sàng 
Sau vụ này, Nga phản ứng quân sự bằng việc triển khai tuần dương hạm Moskva mang tên lửa điều khiển Fort (giống tên lửa S-300) đến gần thành phố biển Latakia (Syria), sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào có thể đe dọa lực lượng quân sự Nga đang yểm trợ quân đội Tổng thống Syria Bashar Assad.
Chiếc Moskva là tàu đô đốc của hạm đội Biển Đen, nó cũng là một trong 2 tàu chiến lớn nhất của hạm đội này. Tàu Moskva đóng ở quân cảng Sevastopol nhưng hồi hè năm nay nó được triển khai đến Địa Trung Hải, kết hợp với hải quân Nga ở vùng biển này.  
Từ ngày 30.9, chiếc Moskva yểm trợ không quân Nga ở Syria khi hoạt động ở phía tây Địa Trung Hải. Đây là biện pháp tăng cường bảo vệ căn cứ Hmeymim của không quân Nga ở Syria, trung tướng Sergey Rudskoy thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Nga cho biết.
Ông Rudskoy nói trong cuộc họp tối 24.11 rằng đấy là cách Nga phản ứng quân sự: “Chúng ta cảnh cáo bất kỳ mục tiêu nào có thể gây đe dọa sẽ bị tiêu diệt”.
Tổng thống Nga Putin đã phẫn nộ cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ là “đồng bọn của quân khủng bố”, bảo kê quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS buôn lậu dầu mỏ kiếm hàng trăm triệu, thậm chí hàng  tỉ USD.
Điện Kremlin nhấn mạnh ông Putin không cho biết Moscow sẽ phản ứng bằng bất kỳ hành động  nào.
Nga chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ hối hận, xin lỗi 
Các nhà phân tích có ý kiến khác nhau về khả năng Tổng thống Vladimir Putin sẽ trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo phân tích của một chuyên gia về Nga, giáo sư Mark Galeotti tại Trung tâm các vấn đề toàn cầu, thuộc Đại học New York (Mỹ), có vài lý do có thể khiến chiếc “kiếm sĩ” của Nga bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi:
Thứ nhất là phi công Nga phạm sai lầm. Điều này khó thể xảy ra do kỹ thuật hàng không hiện đại, nhưng ông Galeotti không loại trừ khả năng này.
Thứ hai, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một nước thành viên NATO, Nga nỗ lực phô trương sức mạnh ngoại giao-quân sự, như đã để máy bay Nga bay gần sườn phía  đông NATO. 
Thứ ba, phi công Nga bay lộn qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian ngắn, khi chuẩn bị đợt tấn công. 
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ một số nhóm quân nổi dậy muốn lật đổ chế độ Syria nên máy bay Nga trở thành mục tiêu bị bắn hạ. Đây là điều khó tránh khỏi ở môi trường dày đặc mục tiêu của cả hai bên tại khu vực biên giới. 
Điều đáng lưu ý là một trong hai phi công bị quân nổi dậy bắn chết trong lúc nhảy dù, điều này có nghĩa rằng vụ việc xảy ra ở Syria.
Tuy nhiên, yếu tố Nga hoạt động sát gần biên giới Thổ cho thấy có khả năng Nga tỏ ra ngạo mạn, theo giáo sư Galeotti.  
Ông cũng cho rằng sau vụ này Nga có thể sẽ cấp vũ khí cho người Kurd ở Iraq và Syria để chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc ra lệnh cho không quân ném bom các vị trí của nhóm nổi dậy Turkmen (người Syria gốc Thổ) đang đòi lật đổ chế độ Assad.
Ông nói người Nga hiện được chính phủ tuyên truyền rằng cần phải đánh phủ đầu IS, trước khi những tay súng IS gốc Nga có thể quay về tấn công ngay trong nước Nga. 
Ông Galeotti cũng nói hiện rất khó đoán phản ứng của ông Putin, người vừa lập tức đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ phải lãnh hậu quả nghiêm trọng. Nhưng ông nghi ngờ Moscow chưa chắc muốn khởi động một cuộc chiến ngoại giao khác. “Họ đang sa lầy ở Ukraine, đang hành động nguy hiểm ở Syria. Họ còn bị quốc tế cấm vận hàng loạt”.
Ông Galeotti cho rằng nếu Nga có những hành động quân sự mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhờ NATO hỗ trợ, bảo vệ. Ông dự đoán Nga có thể những phản ứng sau: cấm các hãng bay Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh xuống sân bay Nga, tức một dạng cấm vận kinh tế. Hoặc triệu tập đại sứ Thổ để phản đối.
Theo giáo sư Galeotti, Nga đang hy vọng có một dấu hiệu hối hận, dù nhỏ nhất, từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, điều sẽ cho phép ông Putin nói với người Nga rằng “người Thổ đang bị rối, họ nhận lỗi rồi, thôi chúng ta bỏ qua”.
Ông Galeotti nói người Nga luôn tin vào điều Điện Kremlin nói Thổ đã tấn công máy bay Nga đang không kích quân khủng bố ở Syria. Việc ông Putin nói Nga bị “một nước ủng hộ quân khủng bố đâm sau lưng” sẽ có nhiều ý nghĩa với dân Nga vốn rất ý thức về lịch sử của Nga từng chống đế chế Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ khi xưa .
Giáo sư Daniel Drezner thuộc Đại học Tufts nói ông Putin sẽ không muốn bị lôi vào cuộc chiến trả đũa, có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của không quân Nga.
Theo chuyên gia Ian Bremmer, chắc chắc ông Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ ráng tránh để vụ này dẫn đến đổ vỡ quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là khách hàng lớn thứ hai của ngành khí đốt Nga, là điểm đến của nhiều khách du lịch Nga.
Nhưng nhà phân tích Boris Zilberman thuộc Hội bảo vệ các nền dân chủ (Mỹ) thì lo ngại Nga có thể trả đũa mạnh, ví dụ bắn rơi một chiến đấu cơ nào đó của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến xung đột quân sự Nga-Thổ bùng nổ. 
Vĩnh Thụy (theo Vox.com, Business Insider)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bắn nếu không phận bị xâm phạm”

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vẫn mạnh miệng tuyên bố với Nga rằng: “Chúng tôi không muốn gây chiến nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục bắn nếu không phận của Thổ Nhĩ Kỳ lại bị xâm phạm”.
Ông Erdogan phát biểu vào sáng qua, một ngày sau khi quân đội của ông bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga. “Chúng tôi không có ý định làm leo thang vụ việc. Chúng tôi chỉ bảo vệ an ninh của đất nước mình và quyền lợi của những người anh em”, ông Erdogan nói đồng thời nhắc lại rằng máy bay Nga đã vi phạm không phận Ankara sau rất nhiều lời cảnh báo của nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ bắn tiếp nếu máy bay Nga lại vi phạm không phận. Nguồn: Dailysabah
NATO tuyên bố đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này triệu tập cuộc họp khẩn hôm thứ Ba vừa qua. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Thông tin mà chúng tôi nhận được từ tất cả các nước đồng minh đều đồng nhất với thông tin mà chúng tôi có được từ Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một vụ việc nghiêm trọng. Chúng tôi cần phải tránh những tình huống có thể vượt khỏi tầm kiểm soát như vậy”.
Trong khi lực lượng đặc nhiệm Nga và Syria tiến hành nhiệm vụ giải cứu viên phi công còn sống khi Su-24 bị bắn hạ, Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng khẳng định rằng “một phi công của Sukhoi Su-24 đã thiệt mạng do trúng đạn của lực lượng nổi dậy mặt đất khi dù của anh này rơi xuống”. Moscow cũng cho biết thêm “Hoa tiêu của Su-24 sau đó đã được cứu sống và trở về căn cứ Latakia, Syria an toàn, kết thúc chiến dịch giải cứu kéo dài 12 giờ đồng hồ”.
Một phi công khác của trực thăng Mi-8 trong đội tìm kiếm cứu nạn Su-24 cũng đã thiệt mạng khi chiếc máy bay này bị nhóm phiến quân bắn ở khu vực Jabal al-Turkoman, đây là nơi trú ngụ của các nhóm nổi dậy thân phương Tây và cả các phiến quân Hồi giáo liên quan tới al-Qaeda.

Nga cũng tuyên bố sẽ đưa hệ thống phòng không mới tới khu vực này. Hệ thống S-400 đang trên đường tới căn cứ Hmeimim, bên ngoài Latakia, nơi có hơn 50 chiến đấu cơ và các máy bay khác của Nga. Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao này được thiết kế để nhắm vào các mục tiêu tầm xa, bao gồm cả máy bay chiến đấu và các tên lửa khác.
Cho đến nay, Tổng thống Nga Putin cũng tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả đích đáng đối với Ankara. Lệnh cấm vận về thương mại và du lịch có thể sẽ sớm được công bố trong khi đó Nga vẫn cảnh báo người dân không nên đến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian này.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin công nghệ quốc phòng Defense One của Mỹ. Defense One chuyên cung cấp tin tức, các bài phân tích về các chủ đề và xu hướng sẽ định hình tương lai của quốc phòng và an ninh quốc gia Mỹ.
Tuệ Minh (Lược dịch

Không có nhận xét nào: