Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

15 điều kỳ lạ chỉ xảy ra ở Trung Quốc

CÙNG CHỦ ĐỀ

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, có rất nhiều người, có những ràng buộc khác biệt và những điều kỳ lạ cũng luôn xảy ra.

điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và có rất nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra ở đây. (Ảnh: ronancrowley via Compfight cc)
Dưới đây là một số điều kỳ lạ mà người dân Trung Quốc phải sống mỗi ngày…
1. Ở Trung Quốc, bạn có thể trả tiền để cho ai đó đi tù thay bạn, nếu bạn có đủ tiền.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)

2. Sức mua của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
3. Trung Quốc có nhiều nhà máy hơn phần còn lại của thế giới, làm ô nhiễm không khí trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
4. Số lượng người Trung Quốc nói tiếng Anh nhiều hơn số người nói tiếng Anh tại Hoa Kỳ
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Vivian Chen [陳培雯] via Compfight cc)
5. Ở Trung Quốc có các dịch vụ trực tuyến cho “thuê bạn gái”. Mức phí là 31 USD một tuần.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
6. Mọi người bơi ở hồ bơi trong một mùa hè nóng nực, thật là khó để vào khi nó rất đông đúc.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: weirdchina via Compfight cc)
7. Việc xây dựng các tòa nhà liên tục ở Trung Quốc không phải để phát triển, mà là để tạo công ăn việc làm cho các công ty xây dựng.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
8. Một người đàn ông Trung Quốc đã bị xử 13 năm tù giam vì đã giết chết và ăn thịt một con hổ Đông Dương, loài hổ đang có nguy cơ tuyệt chủng.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Pixabay/CC0 Public Domain)
9. Trong số 10 sinh viên đi du học nước ngoài, thì 7 người sẽ không trở về.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: faungg’s photos via flickr CC BY-ND 2.0)
10. Brad Pitt bị cấm vào Trung Quốc vì anh đã đóng vai chính trong bộ phim “7 năm ở Tây Tạng”.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Keith Baggett via Compfight cc)
11. Tắc đường nghiêm trọng ở Trung Quốc kéo dài trong 10 ngày và tắc trong quãng đường dài 60 dặm.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: poeloq via flickr CC BY 2.0)
12. Người ta ước tính rằng dân số ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 350 triệu người vào năm 2025.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Brian Jeffery Beggerly via flickr CC BY 2.0)
13. Ở Trung Quốc, người ta ngủ trên chiếc gường IKEA trưng bày trong cửa hàng
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Rui Costa via flickr CC BY-SA 2.0)
14. Tự tử ở Trung Quốc rất nhiều đến nỗi người ta thu lợi bằng cách trộm xác chết sau vụ tự tử.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Instant Vantage via Compfight cc)
15. Một người đàn ông trẻ tuổi ở Trung Quốc đã bán một quả thận của mình để mua một chiếc iPhone.
điều kỳ lạ, Trung Quốc, ô nhiễm, hồ bơi, hổ,
(Image: Sean MacEntee via flickr CC BY-ND 2.0)
Như bạn có thể thấy, Trung Quốc là một nơi độc đáo và những điều kỳ lạ luôn xảy ra.
Thanh Phong dịch từ Vision Times


Rùng mình muôn kiểu kiểm tra "sự trong trắng" của phụ nữ thời xưa

Trần Quỳnh | 

Rùng mình muôn kiểu kiểm tra "sự trong trắng" của phụ nữ thời xưa

Cách đây hàng ngàn năm, người xưa đã biết sử dụng "trăm phương ngàn kế" để kiểm tra trinh tiết của người con gái.



Trên thực tế, lịch sử đã ghi nhận nhiều phương pháp kỳ lạ để kiểm tra thân thể phụ nữ ở cả phương Đông và phương Tây.
Dùng bà đỡ
Thời xưa, người phụ trách công việc kiểm tra trinh tiết của tân nương trước khi về nhà chồng chính là bà đỡ. “Bà đỡ” này thường là người thân thuộc với họ nhà trai hoặc do bà mối kiêm nhiệm.

Bà đỡ là những người đảm nhiệm công việc nghiệm thân cho người con gái trước khi lấy chồng.
"Bà đỡ" là những người đảm nhiệm công việc "nghiệm thân" cho người con gái trước khi lấy chồng.
Cuốn “Kiến sinh văn” từng ghi lại: Trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên tiến hành công việc “nghiệm thân” (kiểm tra thân thể) này chính là tác giả của “Tạp dư bí tân”.
Cuốn sách trên viết lại sự việc Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh từng phải kiểm tra thân thể trước khi được tấn phong.
Sở dĩ đế vương lập hậu vô cùng coi trong việc trinh tiết là bởi Hoàng đế muốn “long chủng” của mình chắc chắn mang dòng máu hoàng tộc, liền phái Ngô Câu đi kiểm tra. Theo đó, công việc đầu tiên trong quá trình này là kiểm tra tổng thể về tướng mạo, hình dáng.
Cuốn sách ghi lại rằng: Lương Oánh Hoàng hậu có nét mặt “tựa như ánh bình minh trong tuyết, tươi đẹp đến mức khiến người ta khó lòng nhìn thẳng.”
Về ngũ quan, Lương Oánh có “con mắt trong veo, hàng mi cong dày, bờ môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, hai má hài hòa”.
Sau đó, Ngô Câu cởi y phục của Lương Oánh, thấy thân thể nàng tỏa ra mùi hoa cả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, bầu ngực mới phát triển, vùng kín hồng hào, màng trinh còn nguyên vẹn.
Thủ thuật kiểm tra của các bà đỡ thời xưa chủ yếu là xem kỹ bộ phận sinh dục, kiểm tra màng trinh, không khác nhiều so với công việc của các bác sĩ phụ khoa ngày nay.
“Lạc hồng”
Tuy rằng bà đỡ đã có thể thông qua ngoại hình để giám định sự trong trắng của người con gái nhưng các nam tử thời xưa do vốn kiến thức về sinh lý có hạn, nên họ chỉ còn cách trông chờ vào “đêm đầu tiên” để khẳng định xem vợ mình còn trinh hay không.
Đàn ông thời xưa lấy vợ, đêm tân hôn có thấy được “lạc hồng” (máu đỏ) trên khăn trắng hay không là điều mà gia đình hai bên quan tâm hơn cả.

Trinh tiết và đạo đức của người phụ nữ thời xưa đều bị đặt vào “một tấm màng mỏng manh”.
Trinh tiết và đạo đức của người phụ nữ thời xưa đều bị đặt vào “một tấm màng mỏng manh”.
Nếu như tân nương trong đêm đầu tiên sinh hoạt vợ chồng có “chảy máu”, thì ngay ngày thứ hai gia đình nhà trai sẽ phát “thiệp báo hỉ”. Trên tấm thiệp ghi rõ lời ca ngợi: “khuê môn hữu xuyên, thục nữ khả khâm” để gửi về cho nhà gái.
Tuy nhiên dùng “lạc hồng” để nhận biết trinh nữ cũng tồn tại nhiều vấn đề.
Thứ nhất, người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ chưa hẳn là “không còn trong trắng.” Bởi màng trinh có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị rách.
Thứ hai, việc chảy máu trong đêm đầu tiên cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục.
Hiện tại, nhiều cơ sở y khoa có thể tiến hành tiểu phẫu “vá màng trinh” cho phụ nữ. Trên thực tế, hình thức “vá cái ngàn vàng” đã có từ thời cổ đại.
Khi đó, để “chỉnh hình” cho màng trinh, tân nương sẽ dùng một khối tiết gà cuốn trong khăn trắng, sau đó dùng chiếc khăn có máu gà này để đổi trắng thay đen.
Một cách khác để ngụy trang hoàn hảo hơn là dùng miếng tiết gà đựng vào bong bóng cá, sau đó cẩn thận đặt vào âm đạo để ngụy tạo.
Kiểm tra qua thân thể, tướng mạo
Người Trung Quốc thời xưa từng dựa vào “tướng mạo” để phân biệt người con gái còn trinh tiết hay không.
Theo đó, muốn kiểm tra người con gái còn trong trắng hay không, cổ nhân sẽ nhìn vào đuôi mắt. Nếu đuôi mắt có màu hồng hoặc hơi đỏ, thì cô gái này chỉ vừa mới mất đi trinh tiết. Ngược lại nếu đuôi mắt có màu đen chứng tỏ người phụ nữ đó từ lâu đã không còn trong trắng.
Tuy nhiên hình thức xem đuôi mắt này chỉ có thể dùng với các cô gái trẻ tuổi và hoàn toàn vô dụng với phụ nữ trung niên.

Người Trung Quốc cổ xưa từng cho rằng có thể đoán biết được sự trinh trắng của người con gái thông qua hình dáng, tướng mạo.
Người Trung Quốc cổ xưa từng cho rằng có thể đoán biết được sự trinh trắng của người con gái thông qua hình dáng, tướng mạo.
Người xưa còn có quan niệm: nếu là cô gái còn trinh, sau khi quan hệ tình dục, thân thể sẽ để lại nhiều vết hồng. Cuốn “Ma y tương pháp hoàn thư” đưa ra quan điểm: “ánh mắt như nước, nam nữ đa dâm”; “tóc mai nặng dày, mắt lé đích thị là đa dâm”.
“Cổ kim đồ thư tập hành” thì cho rằng: “Tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa, đích thị là xử nữ. Ngược lại, cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ ắt là kẻ phong trần.”
Cuốn “thụ đàm nguyệt khuyết phụ nhân” lại đưa ra quan điểm: “Nữ nhân khi ngồi mà hay rung đầu gối, miệng rộng buông xuống thì không nên lấy.”
Một số tài liệu khác thì cho rằng: đàn bà, con gái mà “đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má cũng cắn ngón tay, vô cớ chỉnh quần áo, lúc ngồi hay rung đùi…ắt là đã từng tư thông.”
Có người còn cho rằng: xử nữ có lông mi cong, ngực căng tròn, mềm mại. Người không còn trong trắng thì lông mi cụp xuống, ngực thường mềm rũ.
Thủ cung sa
Đây chính là phương pháp “nghiệm thân” được biết đến nhiều nhất dưới thời phong kiến Trung Quốc.
Thủ cung sa được làm từ thạch sùng cái. Những con thạch sùng này sẽ được cho ăn chu sa, lâu ngày thân thể sẽ biến thành màu đỏ. Sau đó dùng thạch sùng phơi khô, xay nhuyễn, tạo thành một loại bột phấn.
Loại bột phấn này sẽ được tô lên tay hoặc cơ thể của người con gái dùng để “nghiệm thân”. Nếu sau đó người con gái này phát sinh quan hệ nam nữ, thủ cung sa sẽ lập tức phai màu.

Thủ cung sa là phương pháp nghiệm thân phổ biến được dùng cho phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Thủ cung sa là phương pháp nghiệm thân phổ biến được dùng cho phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Trên thực tế, có nhiều vị vua còn dùng chiêu thức này để quản giáo hậu cung ba nghìn cung tần mỹ nữ bằng cách dùng thủ cung sa làm phấn trang điểm.
Cuốn “Phòng thuật huyền y trung kỵ” từng nói về một loại thuốc khác có công dụng tương tự như thủ cung sa. Loại thuốc này từng được “Tần Thủy Hoàng dùng để giám sát hành vi thường ngày của các phi tần.”
Thành phần của loại thuốc gồm có “mật đà tăng”, “càn son”, “chu sa”. Sau khi xay nhuyễn còn pha thêm máu dơi rồi điểm lên người phi tần. Nếu ai có hành vi tư thông, dấu vết này sẽ lập tức phai đi.
Thử máu
Trung Hoa cổ đại còn sử dụng thử máu như một phương pháp để giám định trinh tiết phụ nữ. Học sĩ thời nhà Thanh là Thái Hành Tử đã từng ghi lại trong cuốn “Trùng minh man lục” về sự việc này.

Thử máu đã từng được dùng như một phương pháp giám định xử nữ.
Thử máu đã từng được dùng như một phương pháp giám định xử nữ.
Theo cuốn sách trên, người con gái lúc đầu bị nghi oan là tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai vì muốn kiểm tra trinh tiết con dâu nên đã chuốc rượu say, sau đó trích máu tay của nàng để thả vào trong nước. Kỳ lạ thay giọt máu này không những không tan mà còn ngưng lại như hòn ngọc.
Theo quan niệm của những người dùng phương pháp thử máu: nếu nhỏ máu của cô gái còn trinh trắng vào trong nước, thì máu không hề bị hòa tan mà sẽ ngưng tụ lại.
“Gió hắt hơi”
“Phún đế phong” (gió hắt hơi) là phương pháp kiểm tra trinh tiết kỳ lạ từng được sử dụng trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Khi dùng phương pháp này, cô gái cần kiểm tra sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc đồ lót.

Phún đế phong là một phương pháp kỳ lạ từng được áp dụng để kiểm tra sự trinh trắng của phụ nữ.
"Phún đế phong" là một phương pháp kỳ lạ từng được áp dụng để kiểm tra sự trinh trắng của phụ nữ.
Sau đó sẽ có người đốt giấy, thổi khói lên mũi để gây ngứa. Khi ấy, cô gái không tránh khỏi việc hắt hơi.
Nếu như trong lúc hắt hơi, phía dưới có một luồng gió thổi làm lay động chậu than, như vậy cô gái sẽ bị coi là không còn trong trắng. Ngược lại, nếu luồng gió vô cùng yếu ớt, cô gái sẽ được khẳng định là xử nữ.
Đai trinh tiết
Vào khoảng thế kỷ 14, ở châu Âu đã xuất hiện một công cụ có tên đai trinh tiết. Nguồn gốc và sự xuất hiện của đồ vật này đã từng gây xôn xao dư luận phương Tây trong suốt một thời gian dài.
Có người cho rằng loại đai này là sáng tạo của các thương nhân từ Venice, một số khác lại khẳng định đây là sản phẩm được đoàn quân thập tự chinh mang về từ hậu cung A rập.
Khi đó, đai trinh tiết được sử dụng như một công cụ cho điều lệnh “cấm dục” của Cơ Đốc giáo, đồng thời lại coi như một thứ bảo quản tài sản tư hữu cho các thương nhân.
Đàn ông thời đó coi vợ như một thứ tài sản thuộc về mình, nên để “tài sản không bị người khác chiếm đoạt”, những đức ông chồng đã nghĩ ra cách “khóa” vợ mình giống như khóa tiền bạc, của cải.

Đai trinh tiết là một hình thức từng được đàn ông châu Âu áp dụng để đảm bảo sự chung thủy và trong trắng từ người vợ của mình.
Đai trinh tiết là một hình thức từng được đàn ông châu Âu áp dụng để đảm bảo sự chung thủy và trong trắng từ người vợ của mình.
Loại khóa trên được chế tạo chủ yếu từ vàng, bạc nạm đá quý, có khi lại dùng sắt để làm thành.
Đai trinh tiết có cấu tạo giống quần lót bằng sắt, gồm 2 miếng kim loại ghép vào nhau, nối với một vòng khóa quanh bụng. Ở bộ phận trọng yếu còn có móc câu và răng cưa.
Dưới đáy của loại khóa này khoét 2 cái lỗ, để phục vụ cho việc… đi vệ sinh của người mặc, còn chìa khóa đương nhiên nằm trong tay các đức lang quân.
Trên thực tế, đai trinh tiết cũng không có nhiều tác dụng đối với phụ nữ châu Âu thời Trung Cổ. Theo một số tư liệu lịch sử, nhiều người ở thời đại này tương đối phóng túng về đời sống tình dục.
Thậm chí các vị phu nhân còn không ngại làm thêm một chiếc chìa khóa để… tặng cho tình nhân mỗi khi chồng vắng nhà.
Đai trinh tiết sau đó được lưu hành sử dụng rộng rãi, cho đến những năm 30 của thế kỷ trước vẫn còn ảnh hưởng ở châu Âu. Khi đó thứ này còn được sử dụng như một thứ dụng cụ phụ khoa trong y học để hạn chế việc thủ dâm.
“Miệng trung thực”
Ở thời La Mã cổ đại, người ta dùng một thứ gọi là “ miệng trung thực” để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ.
“Miệng trung thực” là một tượng đá há miệng. Nhiều giai thoại khẳng định rằng nếu một cô gái không còn trong trắng đưa tay vào miệng tượng đá, miệng ngay lập tức sẽ ngậm chặt lại, cắt đứt tay của người này.

Miệng chân thực được khẳng định là sẽ cắn đứt tay người phụ nữ không còn trong trắng.
"Miệng chân thực" được khẳng định là sẽ cắn đứt tay người phụ nữ không còn trong trắng.
Nhưng thực tế, tượng đá trên không có công dụng như lời đồn đại. Chỉ cần là phụ nữ đưa tay vào trong đều sẽ nhận được minh chứng là “trong trắng”.
Chính vì vậy, chiếc “miệng chân thực” này được dùng như một phương pháp phổ biến để “đổi trắng thay đen” hoặc minh oan cho phụ nữ vào thời La Mã cổ đại.
theo Trí Thức Trẻ

Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn đoán biết chính xác thời cuộc 600 năm sau

CÙNG CHỦ ĐỀ

Lưu Cơ, người đời gọi Lưu Bá Ôn, phò tá Chu Nguyên Chương giành thiên hạ, kiến lập triều Minh, giữ chức tể tướng. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết, không chỉ là vị tướng tài mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, trong đó có việc tiên đoán chính xác 8 năm kháng chiến chống Nhật, ngoài ra còn nhiều sự việc huyền diệu khác.

Trung Quốc, tiên tri, Nhật Bản, Lưu Bá Ôn, dự ngôn, Bài chọn lọc, 8 năm kháng chiến,
Sơn tự nghìn năm sừng sững giữa núi, chứng kiến bao biến cố thăng thầm sử sách còn ghi. (Tranh minh họa từ Internet)
Con người đối với vận mệnh tương lai đều hết sức hứng thú, tranh luận sôi nổi, vì vậy rất nhiều nơi trên thế giới đều từng xuất hiện các nhà dự ngôn (tiên tri). Trong lịch sử Trung Hoa dài đằng đẳng, rất nhiều bậc thầy dự ngôn có thể nói là “liệu sự như Thần”, ví dụ như: Khương Tử Nha, Quỷ Cốc Tử, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cương, Thiệu Khang Tiết, Lưu Bá Ôn, v.v….
Mỗi người một vẻ, thế cuộc sau mấy trăm năm thậm chí là mấy nghìn năm đều có thể tiên đoán chính xác, không khỏi khiến người ta kinh ngạc. Nếu Gia Cát tiên sinh có thể đoán biết vận hạn thế gian sau 2000 năm, thì hậu bối Lưu Bá Ôn cũng có thể đoán biết thế thời không những tại Trung Quốc mà còn vươn tầm quốc tế vào 600 năm sau.
Điều thú vị nhất chính là, hơn 600 năm sau thời Lưu Bá Ôn, người ta cũng không còn chứng kiến sự xuất hiện của những nhà tiên tri thuộc hàng “nặng ký” nữa. Có người cho rằng bởi Lưu Bá Ôn đã đem hết sự kiện trong suốt hơn 600 năm nói ra hết cả rồi nên chẳng còn gì để bàn.
Phim truyền hình “Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn”
Đây chẳng qua cũng chỉ là đùa vui một chút, nhưng dù sao nó cũng đã nói rõ về năng lực siêu quần trong những lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn. Dưới đây, hãy xem thử những dự ngôn chấn động nhân loại của ông đối với rất nhiều sự kiện lớn vào thời cận đại này.
Trước hết, chúng ta có thể xem lại lời tự thuật của Trương Phỏng Bằng – người giữ quân hàm thiếu tá suốt trong 8 năm kháng chiến chống Nhật. Năm 1944, trong thời gian chiến dịch Hứa Xương, Trương Phỏng Bằng đã nghe người ta nói về mấy câu dự ngôn của Lưu Bá Ôn: “Khởi thất thất, chung thất thất, Dự Ninh Việt Hán, ám vô thiên nhật. Thiên giáng nga đán, tây sơn lạc nhật”. (Tạm dịch là: Đầu bảy bảy, cuối bảy bảy, Dự Ninh Việt Hán, tối tăm không có ánh mặt trời. Trời giáng trứng ngỗng, Tây Sơn mặt trời lặn”)
8 năm kháng chiến
Trung Quốc, tiên tri, Nhật Bản, Lưu Bá Ôn, dự ngôn, Bài chọn lọc, 8 năm kháng chiến,
8 năm kháng chiến. (Ảnh: Internet)
Chiến tranh kháng Nhật là “Khởi thất thất, chung thất thất”. Theo Trương Phỏng Bằng, đó là biến cố vào ngày 7 tháng 7, còn “Dự Ninh Việt Hán, tối tăm không có ánh mặt trời”, là chỉ Hà Nam (tên gọi tắt là Dự), Nam Kinh (tên gọi tắt là Ninh), Quảng Đông (tên tắt là Việt), Vũ Hán (tên tắt là Hán) rơi vào tay Nhật Bản. “Tối tăm không có ánh sáng Mặt trời”, những điều này thì dễ lý giải rồi.
Vậy “cuối bảy bảy” là ý gì đây? Lẽ nào trường chiến tranh này sẽ kết thúc vào ngày 7 tháng 7 của một năm nào đó chăng? Nếu vậy thì là năm nào đây? Còn nữa “trời giáng trứng ngỗng, tây sơn Mặt trời lăn”, lại là ý gì đây? Trời sao lại giáng “trứng ngỗng”? Trương Phỏng Bằng suy đi nghĩ lại nhưng rốt cuộc cũng không sao lý giải được.
Mãi đến sau khi kháng chiến thắng lợi, Trương Phỏng Bằng mới bừng tỉnh hiểu ra, “cuối bảy bảy” là chỉ ngày 14 tháng 8 năm 1945, âm lịch vừa khéo là ngày 7 tháng 7, Thiên hoàng Nhật Bản mở hội nghị, quyết định đầu hàng vô điều kiện, và soạn thảo “chiếu thư ngừng chiến”, ngày hôm sau chính thức tuyên đọc trước toàn thế giới.
Còn về “trời giáng trứng ngỗng”, tự nhiên là chỉ sự kiện nước Mỹ ném hai quả bon nguyên tử xuống Nhật Bản, chính là hai quả “trứng ngỗng” này, đã diệt mất lòng tin ngoan cố kháng cự của người Nhật Bản; ngoài ra, “tây sơn lạc nhật” là chỉ trận quyết chiến sau cùng giữa Trung Quốc và Nhật Bản – trận quyết chiến trên núi Tuyết Phong, lại gọi là trận quyết chiến Tương Tây, quân Nhật đã đầu hàng ở Chỉ Giang, cũng là ở Tương Tây.
Trung Quốc, tiên tri, Nhật Bản, Lưu Bá Ôn, dự ngôn, Bài chọn lọc, 8 năm kháng chiến,
“Trời giáng trứng ngỗng”, tự nhiên là chỉ sự kiện nước Mỹ ném hai quả bon nguyên tử xuống Nhật Bản. (Ảnh: Internet)
Xem xong những điều này, không còn ai có thể hoài nghi gì với những lời tiên tri của Lưu Bá Ôn nữa. Phải chăng điều này nói lên rằng mọi sự việc dẫu là lớn nhỏ trong thế gian đều đã được an bài.
“Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn” cũng là những dự ngôn của Lưu Bá Ôn.
Trung Quốc, tiên tri, Nhật Bản, Lưu Bá Ôn, dự ngôn, Bài chọn lọc, 8 năm kháng chiến,
“Kim Lăng tháp bi văn” là một trong số nhiều dự ngôn của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở dân gian. (Ảnh: Internet)
“Kim Lăng tháp bi văn” là một trong số nhiều dự ngôn của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở dân gian.
Năm 1918, đội quân cách mạng ở vùng phụ cận tháp Kim Lăng ở ngoại thành Nam Kinh thường hay nghe thấy những âm thanh kỳ quái. Sau khi Tưởng Giới Thạch nghe tin, liền tự mình đến đây, từ trong tháp đã đào được một tấm bia, bên trên viết rằng: “Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp, Lưu Cơ xây dựng, Giới Thạch hủy đi. Hủy đi Kim Lăng tháp, quốc dân tự giết nhau”.
Ông Tưởng lúc đó nhìn thấy đều ngẩn cả người ra, Lưu Bá Ôn của 600 năm trước sao lại có thể biết chính xác là sẽ có một người như mình đây?
Trung Quốc, tiên tri, Nhật Bản, Lưu Bá Ôn, dự ngôn, Bài chọn lọc, 8 năm kháng chiến,
Ông Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra “Kim Lăng tháp bi văn” còn có mấy đoạn dự ngôn, dưới đây hãy xem thử một chút về hai đoạn trong đó:
“Mặt trời mọc phía Đông, mặt trời lặn phía Tây, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương. Đức tiêu dao, Ý tiêu dao, trăm năm phồn hoa tiêu tan trong giấc mộng”.
“Mặt trời mọc phía Đông, mặt trời lặn phía Tây, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương” khẳng định là chỉ quân Nhật từ phương đông kéo đến, lại bại trận trong trận quyết chiến ở Tương Tây. Sự xâm lược của quân Nhật, khiến cho người dân Trung Quốc trăm họ lầm than, mỗi nhà mỗi hộ đều chịu cảnh tang thương.
Trung Quốc, tiên tri, Nhật Bản, Lưu Bá Ôn, dự ngôn, Bài chọn lọc, 8 năm kháng chiến,
Adolf HItler và Benito Mussolini. (Ảnh: Internet)
“Đức tiêu dao, Ý tiêu dao, trăm năm phồn hoa tiêu tan trong giấc mộng”, mới nhìn qua cũng đã thấy rõ chính là chỉ hai nước phát-xít Đức và Ý, vốn nổi tiếng phồn hoa trăm năm một thời, vậy mà sau một đoạn chiến tranh hết thảy đều hóa thành không.
Xem ra Lưu Bá Ôn rất có tầm nhìn quốc tế, không chỉ là những chuyện ở Trung Quốc, mà ngay cả nhưng chuyện ở các nước tây phương cũng đều đã được ông tiên đoán trước rồi, cũng không sợ những tiên đoán của Nostradamus sẽ gây rắc rối cho ông.
Dịch từ secretchina

Không có nhận xét nào: