(
Chính trị) -
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết gần 3 năm qua, ngành Công an cũng tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trong một lần phát biểu trước Quốc hội – Ảnh: Nguyễn Nam
Sáng 16-11, thay mặt Chính phủ, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an vừa có báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội (QH) về chất vấn từ đầu nhiệm kỳ QH khoá XIII (năm 2011) đến nay gửi đến QH.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, trong 3 năm qua, ngành Công an cũng tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an tập trung lực lượng, biện pháp đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Các “kế hoạch”, “chiến dịch” của các tổ chức phản động người Việt lưu vong nhằm tuyển lựa, huấn luyện, phát triển lực lượng đưa người về nước phạt động phá hoại, tạo dựng “ngọn cờ” thành lập tổ chức chính trị đối lập trong nội địa cũng được vô hiệu hóa. Ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng, Nhà nước. Chủ động tấn công chính trị, bao vây cô lập, phân hóa, ly gián số đối tượng cầm đầu, không để tập hợp lực lượng dưới các hình thức “tổ chức xã hội dân sự”.
“Từ tháng 6-2012 đến nay, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền, với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành” – báo cáo của Bộ Công an nêu rõ.
Về nhiệm vụ thời gian tới đây, Bộ Công an xác định chủ động đấu tranh vô hiệu quá âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động. Phát hiện xử lý kịp thời các nhen nhóm có tổ chức phản động, hoạt động liên kết trong – ngoài, kích động biểu tình gây rối, gây bạo loạn; ngăn chặn ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nước, cũng như hoạt động động lập công khai hoá các hội, nhóm bất hợp pháp trên internet. Đấu tranh có hiệu qủa với số đối tượng cực đoan, chống đối chính trị trong nước, tù phản cách mạng tha…
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết đã tập trung nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, nhất là trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Từ tháng 6-2012 đến nay, lực lượng công an đã phát hiện, xử lý 46.170 vụ, 44.572 đối tượng phạm tội về kinh tế, 1.145 vụ với 1.930 đối tượng phạm tội về tham nhũng, Bộ trưởng nêu con số cụ thể. Trong các vụ này, có nhiều vụ tội phạm kinh tế, tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Về công tác xây dựng lực lượng, Bộ Công an đã tăng cường biên chế cho các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm (xâm phạm an ninh quốc gia, tham nhũng, ma tuý, loại tội phạm nguy hiểm khác), nhất là biên chế cho Công an cấp huyện. Bộ Công an đề xuất tăng ngân sách đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo đảm kinh phí cho Bộ Công an thực hiện các đề án phát triển công nghiệp an ninh, đề án đầu tư xây dựng cơ bản đã được phê duyệt…
(Theo Người Lao Động)
- Bộ TT&TT thường xuyên cập nhật tình hình, áp dụng các biện pháp xử lý đối với các nguồn phát tán thông tin trên mạng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) vừa có báo cáo gửi ĐBQH về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015 đối với lĩnh vực TT&TT.
|
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Hoàng Long
|
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã báo cáo chi tiết công tác quản lý nhà nước về báo chí. Trong đó nhấn mạnh, thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đề án Quy hoạch đã được báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiều lần và được báo cáo tại hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TƯ Đảng.
Đến nay, sau khi được Ban chấp hành TƯ cho ý kiến hoàn thiện, đề án Quy hoạch đã được Bộ Chính trị đồng ý chuyển cho Thủ tướng phê duyệt. Bộ TT&TT đã hoàn thiện lại và trình Thủ tướng.
2 dự án luật quan trọng do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng - luật Báo chí và luật An toàn thông tin trình kỳ họp QH cũng là một trong những nội dung thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.
Một trong công tác quản lý báo chí nổi bật, đó là chỉ đạo các cơ quan báo chí tập trung thông tin, tuyên truyền toàn diện về công tác thông tin đối ngoại, bảo vệ chủ quyền biển, đảo để người dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN, hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như việc củng cố, bồi đắp, mở rộng một số đảo chiếm đóng bất hợp pháp của VN...
Ngăn chặn thông tin độc hại
Liên quan đảm bảo an toàn thông tin, an toàn mạng, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xây dựng các đề án, văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm môi trường thông tin lành mạnh, an toàn cho người dân; đồng thời có những biện pháp tích cực để ngăn chặn các thông tin độc hại, phản động. Từ tháng 7/2014, Bộ đã đưa vào sử dụng hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng Internet quốc gia.
Bộ thường xuyên cập nhật tình hình, áp dụng các biện pháp xử lý đối với các nguồn phát tán thông tin trên mạng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước; đồng thời chỉ đạo các nhà mạng phối hợp trong việc ngăn chặn các trang web, blog có nội dung xấu và gửi báo cáo tình hình an toàn thông tin VN năm 2014 tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức chuyên trách về công nghệ thông tin.
3 tháng đầu năm nay đã xử lý 5.398 trường hợp các cổng/trang thông tin điện tử đặt tại VN bị tấn công (tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 122 cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước (.
gov.vn) bị tấn công thay đổi giao diện và cài mã độc.
Về quản lý nội dung thông tin trên mạng, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nêu thực trạng những tổ chức, cá nhân với động cơ xấu có thể che giấu danh tính để cung cấp thông tin sai trái, độc hại; thậm chí xóa bỏ dấu vết để thực hiện hành vi tội phạm, lừa đảo, mà phổ biến nhất là những hành vi phạm tội xuyên quốc gia.
"Việc xuất hiện những trang thông tin điện tử có nội dung thông tin không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục, đạo đức, lối sống hầu hết là các website thuộc loại hình blog, mạng xã hội và thường có máy chủ đặt tại nước ngoài cung cấp xuyên biên giới và gần như không chịu sự điều chỉnh của pháp luật VN"- Bộ trưởng nêu.
Người đứng đầu ngành TT&TT cho hay, việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái trên môi trường mạng về phương diện kỹ thuật là rất khó khăn, đòi hỏi sự phối kết hợp tích cực và đồng bộ của các bộ, ngành có liên quan. Trường hợp xác định các tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp nội dung thông tin sai phạm trên mạng thì tuỳ theo mức độ, Bộ sẽ áp dụng hình thức xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, đối với các trang tin điện tử, mạng xã hội của nước ngoài không rõ nguồn gốc do không chịu sự điều chỉnh của luật pháp VN nên trong nhiều trường hợp việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái rất khó khăn.
Hồng Nhì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét