Bài liên quan:
* NHỮNG CUỘC ĐỐI ĐẦU GIỮA VĂN HÓA HÁN VÀ VĂN HÓA VIỆT TRONG CHIỀU DÀI LỊCH SỬ ( Phần 1)
Tìm dấu vết văn hóa Việt trong Tứ Thư-Ngũ
Kinh
Đầu năm 2005, Hà Nội họp sơ bộ
về triết học để chuẩn bị tổ chức hội nghị triết học Đông phương với chủ đề
chính là triết thuyết của Không Tử. Giáo sư Trần Văn Đoàn sẽ là một trong những
cột trụ của hội nghị triết học Đông phương nói trên tại Hà Nội.
Giáo
sư Trần Văn Đoàn là một linh mục cởi áo dòng, lấy vợ Tàu, hiện là chính giáo
của môn lịch sử triết học Tây phương tại Đại học quốc gia Đài Loan và kiêm
nhiệm LOKUNG Chair of Phylosophy tại Đại học Phụ
Nhân Trung quốc. Ông từng là thỉnh giảng tại nhiều đại học Âu, Mỹ và châu Á như
Louvain, Vienna, Oxford, Kyoto, London, Phụ Nhân và Bấc Kinh. Giáo sư
là một trong những trí thức Việt Nam chủ trương tìm nguồn gốc văn hóa Việt tận
bên Tàu, trong sách của Khổng Tử và Mạnh Tử, tức đạo Việt nằm trong TỬ VIỆT,
trong Ngũ Kinh và Tứ Thư của Tàu. Giáo sư sẽ trình bày quá trình biến hóa từ
Việt nho sang Việt triết trong Luận tập 2 trong bộ Việt Triết Luận của ông ta.
Khuynh
hướng này xác định rằng muốn tìm hiểu văn hóa Việt, nếu bỏ Nho thì ta chỉ thấy
ngọn chứ chưa đến gốc văn hóa Việt, vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn
minh nước ta.
Nếu
Khổng Tử nói: Ngộ thuật nhi bất trước
(ta chỉ ghi lại mà không sáng tác) là
thật (?!) Nghĩa là ông ta đem tư tưởng của thánh hiền hoặc văn hóa của tộc Bách
Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà cho đời sau, chứ ông ta chẳng hề sáng tác.
Nếu
đúng như vậy thì đặc tính của nền văn hóa mà ông ta thuật lại trong sách chỉ là
nếp sống, cách suy nghĩ, phong tục tập quán, lối ứng xử, v.v... của các tộc
Bách Việt sinh sống ở phía Nam sông Hoàng Hà và cùng lắm gồm cả các tộc Bách
Việt ở phía Nam sông Dương Tử đến tận Quảng Đông và Quảng Tây chứ không phải là
văn hóa của cư dân Hòa Bình (tiền thân của dân tộc Việt Nam) và cư dân sống ở
châu thổ sông Hồng.
Xuyên
qua lịch sử, chúng ta nhận thấy Khổng Tử và Mạnh Tử chưa bao giờ đến bờ Nam
sông Dương Tử. Như vậy hai ông thánh của Trung Hoa gốc du mục chỉ ghi lại nếp
sống, cách nghĩ, cung cách ứng xử của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu. Đó
là những điều hai ông nghe kể lại chứ
không phải mắt thấy tai nghe tại chỗ. Xét
cho cùng văn hóa chỉ là cái tự nhiên, được thích ứng và biến đổi bởi con người
để thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người (Trần Quốc Vượng - Văn Hóa Việt Nam,
tr.71).
Nói
cách khác, nếp sống, cách nghĩ, lối ứng xử, v.v... thay đổi theo môi trường
sống và cách làm ăn (chăn nuôi theo bầy, sống du mục hay định cư trồng lúa
nước). Ngay trên cùng một đất nước đặc tính của văn minh sông Hồng và đặc tính
của văn minh sông Cửu Long cũng có những điểm khác nhau: Cách pha nước mắm của
miền Bắc khác với cách pha nước mắm của người miền Nam. Các món ăn của người
miền Bắc (bún thang, bún mọc, chả cá, v.v...) và người miền Nam Việt Nam
(mắm ruột, mắm đầu cá lóc, hến xúc bánh tráng, canh chua cá lóc, v.v...) còn có những điểm khác nhau thì sao lại có thể đi tìm nguồn
gổc văn hóa của dân tộc Việt Nam tận bên Tàu trong Tứ thư Ngũ kinh. Môi trường
sống, cách sống, cách làm ăn cũng ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách ứng xử...
Tu - Tề - Trị - Bình
Nói
cách khác, hai ông thánh nói trên - Khổng Tử và Mạnh Tử - không biết gì về cách
sống, cách ăn - mặc - ở, cách suy nghĩ, lối ứng xử, v.v... của những nông dân
trồng lúa nước ở Hoà Bình (Việt Nam). Người dân Hòa Bình đã thực hiện cuộc cách
mạng nông nghiệp trồng lúa nước, từ sáu đến bảy ngàn năm trước đây. Như vậy,
văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa trồng lúa nước ổn định lâu đời ở đồng bằng
sông Hồng và sông Mã. Tóm lại có thể nói đi tìm nguồn gốc văn hóa của dân tộc
Việt Nam trong Tứ Thư Ngũ Kinh, ở văn minh Hoàng Hà hay ngay cả văn minh Dương
Tử Giang thì chỉ thấy TU - TỀ - TRỊ - BÌNH - thích hợp cho giới thống trị du
mục phương Bắc, không thích hợp cho người nông dân Việt - chứ không thể bắt gặp
được tinh hoa của văn minh sông Hồng (học
ăn, học nói, học gói, học mở) bắt nguồn từ văn hóa nông
nghiệp trồng lúa nước.
Nếu
chúng ta chịu khó động não một chút thì sẽ nhận thấy “Trị quốc” và “bình thiên
hạ” không thích hợp cho mọi người.
Người
nông dân, nhà khoa học, thương gia, giáo sư, v.v... học cách trị quốc và bình
thiên hạ có lẽ không cần thiết lắm. Từ góc nhìn hiện thực và nhân bản,
lịch sử Trung Quốc minh chứng một cách chua chát là quan niệm tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ chỉ thường xuất hiện trong đầu óc của một số triết gia hay trên
miệng lưỡi - đầu môi chót lưỡi - của các nhà nho hoặc khoa bảng gần mà thôi. Đó
là lý tưởng của các triết gia mà Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện được.
Chúng
ta tạm hiểu một cách đơn giản “tề gia”
là cư xử ăn ở trong gia đình cho mọi sự ổn thỏa, mọi người sống hài hòa an vui
hạnh phúc với chủ trương “tam tòng”.
1) Gái ở
nhà phải nghe lời cha (còn mẹ ở đâu?)
2) Có chồng theo chồng.
3) Chồng
chết theo con.
Trên
thực tế từ xưa cho đến ngày nay, người con gái Trung Quốc lấy chồng hoàn toàn
lệ thuộc nhà chồng, nếu không muốn nói là trở thành nô lệ của nhà chồng. Phải
chăng tề gia là “cha bán con”, “chồng bán vợ”, “anh bán em gái”, “bó chân con
gái”,v.v... (xem chi tiết ở phần sau).
Nhân
sinh quan của người Trung Quốc vẫn còn mang dấu ấn gốc văn hóa du mục, lúc nào,
thời nào cũng chủ trương “trọng nam khinh
nữ”.
Bước
vào thế kỷ 21, họ vẫn tìm mọi cách để hủy diệt đứa con gái vừa chào đời.
Phải
chăng hầu hết người dân cũng như đa số bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, luật sư, thương
gia, v.v... không cần phải bỏ thời giờ để học cách “trị quốc” và “bình thiên hạ”.
Có
một số khoa bảng Việt Nam cố giải thích “bình”
là đem lại hòa bình cho thiên hạ, lo cho mọi người khắp nơi được yên ổn, không
có chiến tranh. Bình hòa chính sách, lấy hòa bình để giải quyết chiến tranh,
bình không phải là động từ như tu, tề, trị. Bình không phải là bằng phẳng, dẹp
yên thiên hạ, v.v...
Các
ông Thánh cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc miệng thì nói đem lại hòa bình
đến cho thiên hạ, nhưng thực chất là xâm lăng, là chiếm đoạt từ đất đai đến con người (đồng hóa các dân tộc phi
Hoa trở thành Tàu) là “hưng Hoa diệt Di”
(chủ trương của Khổng Tử).
Thực
tế cho thấy nhà Chu (1122 - 225 trước Tây lịch) đem hòa bình đến cho 1700 chư
hầu (thiên hạ) là chiếm đoạt đất của tộc Bách Việt ở lưu vực sông Hoàng Hà, là
thống trị họ, là củng cố, phát triển chế độ nô lệ.
Sang
thời Đông Chu (Xuân Thu = 770-475 trước Tây lịch) chỉ còn 100 nước, có 14 nước
tương đối lớn, trong đó mạnh nhất là Tề, Tần, Tống, Tấn, Sở (ngũ bá). Bước sang
thời Đông Chu (chiến quốc = 475-221 trước Tây lịch) có thất hùng Tề, Hàn, Ngụy,
Triệu, Tần, Sở và Yên.
Trong thời đại này, Khổng Tử
chủ trương nhân trị nhưng thực chất là hưng Hoa diệt Di, là thuyết phục các
chư hầu kể cả các nước thuộc tộc Bách Việt sống
dưới sự thống trị của thể chế phong kiến do Chu Công thiết lập và theo văn hóa
mang tính du mục.
Sau Chu đến Tần
Tần
Thủy Hoàng đem hòa bình đến cho thiên hạ bằng cách diệt lục quốc, rồi cho quân vượt sông Dương Tử mang hòa bình đến
phương Nam, nhưng thực chất là chiếm đất
của tộc Bách Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Qui Châu, Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây.
Tần
Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang cái “hoà bình quái ác” của Trung Quốc cho nước
Âu Lạc, dân Việt kháng chiến trong 10 năm gian khổ, Trung Quốc bị thất bại.
Nhà Hán lại
đem cái “hoà bình quỉ tha ma bắt” đến Mông cổ, Tân Cương, suốt Trung Á đến tận
lãnh thổ Nga, phía đông bắc gồm bán đảo Triều Tiên đến tận Hán Thành (Séoul), phía Nam đến Việt
Nam.
Tây phương
gọi thời đại này là Thái bình Trung Quốc (Pax Sinica) tương đương với Thái bình
La Mã (Pax Romana).
Nhà Hán và
nhà Đường đã đem hòa bình đến cho dân Việt trên 1000 năm. Nhờ chiến thắng Bạch
Đằng năm 938 của Ngô Quyền mà dân Việt mới thoát khỏi cái “hoà bình quái đản” do Trung Quốc mang đến.
Rồi Tống,
Nguyên, Minh, Thanh, không triều đại nào của Trung Quốc mà không mang cái hòa
bình quái gở của triết lý tu, tề, trị, bình đến cho dân tộc Việt Nam, và không
cuộc xâm lược nào là không bị Việt Nam đánh bại (7 lần đại thắng: Quân Tống (2)
Nguyên (3), Minh (1) và Thanh (1).
Trung Quốc
đã và đang mang cái hòa bình quái ác - thể hiện triết lý Tu, Tề, Trị, Bình của
các ông Thánh Trung Quốc nghĩ ra - đến cho dân Tây Tạng.
Họ đang mang
hòa bình kiểu Trung Quốc cho dân tộc Việt ở biên giới Việt Trung, trên biển
Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ còn có tham vọng mang cái hòa
bình dưới cây dù của triết lý Tu, Tề , Trị, Bình (mà đa số trí thức lớn tuổi
Việt Nam thường nói trên đầu môi chót lưỡi khi có dịp) xuống Đông Nam Á và khu
vực Thái Bình Dương, đuổi Mỹ trở về Hawaii.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét