Bài liên quan:
Bản sắc văn hóa Việt: Học Ăn -
Học Nói - Học Gói - Học Mở
Trái lại,
học ăn, học nói, học gói, học mở thích hợp cho tất cả mọi người, mọi dân tộc,
nó không gò bó trong một khuôn mẫu nhất định. Dân Pháp, học ăn, học nói, học
gói, học mở theo văn hóa Pháp; dân Mỹ theo văn hóa Mỹ, dân Ấn Độ, theo văn hóa
Án Độ, dân Việt theo văn hóa Việt, v.v...
Mặt khác, nó
có điểm chung cho tất cả mọi người và còn có điểm riêng thích hợp cho mọi giới:
(nông dân học sinh, công nhân, thương gia, trí thức, chính trị gia, v.v...)
trong mọi hoàn cảnh sinh động.
Phải chăng
có thể nói triết lý giáo dục - học ăn, học nói, học gói, học mở - mang tính dân
tộc nhân bản và hiện thực.
Chẳng hạn,
trong nền văn hóa Việt, người trưởng thành sống không thể thiếu ý thức về mình,
tức học gói để biết cách nhìn lại chính mình, tự biết mình “trăm hay xoay vào
lòng, vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình”, và cũng không thể thiếu ý thức
về sự tương quan giữa mình với người, vạn vật cùng thiên nhiên “học mở” để mở
rộng cõi lòng, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống tình thương (cởi mở, bao
dung, vị tha) đơm hoa kết trái, mà đỉnh cao tuyệt đỉnh của con người là thăng
hoa mãi theo chiều kính tâm linh với định hướng con người hòa cùng vũ trụ.
Người trưởng
thành cũng không thể thiếu khéo léo trong việc vận dụng tinh thần tổng hợp (học
gói) và tinh thần phân tích (học mở) trong mọi hoạt động của đời sống.
Trong gia
đình Việt Nam, con cái - gái hay trai - được cha dạy khôn, mở mang kiến thức,
nhìn xa trông rộng (học mở); mẹ dạy khéo léo, phát triển tình cảm, tâm linh qua
lời ru (học gói): “cha khôn mẹ khéo”, có chồng thì cùng chồng chung lo xây dựng
mái ấm gia đình với nếp sống phân công - chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa - hợp tình
hợp lý, tùy hoàn cảnh. Chồng làm những việc nặng nhọc, bên ngoài (học mở) vợ
đảm trách những việc nhẹ nhàng bên trong của nội tướng (học gói).
Các
nhà chính trị thì phải ý thức “ăn” là
kinh tế, “nói” chính trị, “gói và mở” là giáo dục. Ông Lý Đông A,
nhà cách mạng Việt Nam, thấm nhuần tinh thần dân tộc với tâm Việt, hồn Việt đã
đưa ra một nhận định rất chân xác rằng: “kinh tế, chính trị và giáo dục phải
phát triển đồng bộ. Nhưng giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị.
Chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh”.
Mặt
khác:
Ăn: ăn coi nồi ngồi coi
hướng... ăn để sống chẳng phải sống để ăn, với ý nghĩa ươm mầm cho sự thăng hoa
cuộc sống và con người qua biểu tượng Thần Tổ Kép Tiên Rồng.
Nói: Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau... sinh ra “đầu đội trời chân đạp đất” con người tương thông với thiên
nhiên vũ trụ, vạn vật, “sống làm biết, biết làm sống” từ hiểu nghiệm sống này
con người bước vào ngôi nhà tâm linh một cách tự nhiên, giải mã văn tự vô ngôn
của trời đất (thiên nhiên) qua tâm thức của dân tộc; rồi chuyển cái chiêm
nghiệm lại có “ngôn” (ca dao, tục ngữ, huyền thoại) mà không truyền bằng văn
tự. Văn hóa truyền miệng, lấy cuộc sống sinh động, truyền từ sự sinh động qua
sự sinh động thiết thực của cuộc sống, không bị đóng khung trong ngôn ngữ chết,
chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật.
Học
nói là phương thức diễn dịch tuyệt vời thiên thu vô ngôn của trời đất.
Tổ
tiên ta đã truyền lại cho con cháu lộ trình đi vào Thiên Thu Vô Ngôn của trời
đất qua biểu tượng “gậy thần sách ước” với ba tờ giấy trắng tinh. (Xem giải mã Gậy Thần Sách Ước -
Đạo Sống Việt - Tủ Sách Việt Thường).
Rồi “gói - mở” tức “đóng - mở” “vô - ra” được
linh động đem vào thực tế, chuyển tải nhanh chậm tùy thời, ứng dụng sự thuần lý
trong mọi việc qua biểu tượng Thần Tổ Kép Tiên Rồng. Tiên (gói) Rồng (mở).
Lối
học “hai chiều thuận nghịch” linh
động, sáng tạo và hiện thực, mở tâm thức dân tộc một cách tự nhiên, nó không
đóng khung, thiếu sáng tạo, không thiết thực cho mọi tầng lớp, một mô hình chết
như tu, tề, trị, bình của Tàu.
Có thể
nói: ăn, nói, gói, mở mang tính dân tộc, nhân bản và hiện thực; nó giúp cho mọi
người ý thức được mỗi người là bộ Kinh Dịch sống
để thích nghi với đời sống sinh động và linh động
hằng ngày (học ăn, học nói, học gói, học mở là một phần của giáo dục nhân bản
tâm linh không thuộc chủ đề của loạt bài này, cần biết thêm chi tiết xin tìm
đọc các tác phẩm của Tủ Sách Việt Thường ở website
www.tusachvietthuong.org).
Trung Quốc khai thác triệt để khuynh hướng tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở bên Tàu.
Là
người Việt Nam chúng ta cần thận trọng trong mặt trận văn hóa hiện nay giữa
Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt vì gián điệp
văn hóa Tàu có mặt khắp nơi và khó phân biệt địch và bạn. Hơn nữa CSVN lại tạo
môi trường thuận lợi cho Tàu Cộng thực hiện mọi kế hoạch trong trận chiến này.
Về mặt chiến lược, hiện nay Trung Quốc đang khai thác
triệt để khuynh hướng tìm nguồn gốc văn hóa Việt Nam ở
bên Tàu. Hướng đi này quan niệm rằng
Khổng Tử chỉ công thức hóa và chữ nghĩa hóa văn hóa của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu. Như
vậy, nếu bỏ Nho, tức Tứ Thư Ngũ Kinh thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa
đến tận gốc của văn hóa Việt, vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta.
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo
Trung Quốc vẫn còn mang dấu ấn văn hóa gốc du mục với bệnh trầm kha Hội Chứng Đại Hán là tìm mọi cách Hán
hóa dân tộc Việt Nam như đã Hán hóa Bách Việt sống trên đất Tàu.
Kế hoạch của họ trước hết là dùng
mọi thủ đọan, mưu mẹo làm cho giới khoa bảng Việt Nam nô lệ tư tưởng Nho giáo, xem văn minh, văn học Trung Quốc là siêu việt, nước lớn
người đông, có mặt khắp địa cầu, để rồi tôn thờ Khổng Tử một cách quá đáng, xem
như một ông thánh toàn thiện, bất khả xâm phạm. Ông Thánh đó chủ trương
nhân ái nhưng thực chất là “hưng Hoa
diệt Di”, là tìm cách phục
hoạt chế độ phong kiến nhà Chu với sách
lược bàn tay sắc (bạo lực quân
sự) bọc nhung (văn hoá - thuật nhi
bất tác). Mặt khác Trung Quốc đã và đang đổ hàng hóa thực dụng như phụ tùng nhà bếp, bình thủy, xe đạp, v.v... qua hai hướng (buôn lậu và giá rẻ) tràn ngập từ thành phố đến thôn quê,
nhà nhà đều dùng hàng hóa của Trung Quốc, bóp nghẹt các ngành sản xuất trong
nước. Dần dần người Việt bị Hán hóa; Trung
Quốc sẽ chiếm cả người lẫn đất đai, không mất một viên đạn,
bất chiến tự nhiên thành.
Cách học cái hay cái đẹp của nguời - Nhập nô xuất chủ.
Chúng ta có thể học, học mãi, học
lời hay ý đẹp của người tốt lẫn người xấu, kể cả Khổng Tử, người đã miệt thị chủng tộc Bách Việt là mọi rợ, người đã chủ
trương diệt chủng tộc Bách Việt (hưng Hoa diệt Di).
Chẳng hạn, chúng ta có thể thực hiện lời hay của một tên
cướp đã hãm hiếp bà con mình, tra tấn cha mẹ, vợ con mình, nhưng không thể tôn thờ kẻ cướp đó và dạy con cháu mình phải kính phục kẻ cướp.
Ông cha ta đã dạy cách học hỏi
cái hay, cái đẹp của người trong triết lý giáo dục nhân bản tâm linh qua quá
trình học ăn, học nói, học gói, học mở mà nhà cách mạng Việt Nam, ông Lý Đông A
đã tóm gọn trong bốn chữ “Nhập nô xuất chủ”.
Chúng ta học hỏi văn hóa, văn
học, triết học Trung Quốc, học chữ Hán, học nói tiếng Bắc Kinh, nhưng chúng ta
học với ý thức, học cái hay, bỏ cái dở chứ
không phải học để trở thành kẻ nô lệ tư tưởng Tàu, trọng Tàu, sợ Tàu và trở
thành kẻ vong bản. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng liên hệ lịch sử, văn hóa gắn
bó, nên càng phải chú ý và đánh giá xác đáng các xu hướng cũng như ảnh hưởng
của nó. Thái độ của ông cha ta trong giao lưu văn hóa “có rế thì đỡ nóng tay” hoặc “có dép, có giày thì đỡ nóng chân” hay “ăn sung nằm gốc cây sung, lấy anh thì lấy nằm chung chẳng nằm”.
Xem cái hay, cái đẹp của văn hóa
ngoại nhập là cái rế, giày, dép chứ không phải là bản sắc văn hóa dân tộc. Đừng
để rơi vào trạng thái “buồn ngủ gặp chiếu
manh” xem văn hóa Tàu (Tứ Thư Ngũ Kinh) là cái phao để nắm bắt, cho đó như là tinh hoa của tư tưởng Việt.
Vào thư viện của Anh hoặc Mỹ, v.v... chúng ta sẽ thấy sách nghiên cứu về Nho Giáo rất nhiều. Một số học giả Tây phương đã dày công nghiên cứu về Khổng Tử, họ phân
tích xác đáng, đi sâu vào nhiều điểm còn hơn cả các nho sĩ, các nhà khoa
bảng của ta. Nhưng họ không nô lệ tư tưởng Tàu, không tôn thờ Khổng Tử. Họ không xem Khổng Tử là ông thánh bất khả xâm
phạm. Họ không xem văn học Trung Quốc là siêu việt như một số khoa bảng Việt
Nam, ăn không ngồi rồi, thưởng thức thơ Đường, ca ngợi
Kinh Thi không đúng lúc, nhẫn tâm vô trách nhiệm, trước quốc nạn khủng khiếp
của dân tộc. Nghịch lý thay!
Một số nhà khoa bảng Việt Nam lại vô tình đóng vai trò đoàn quân tiên phong của Trung Quốc trong
mặt trận văn hóa giữa ta và Tàu, tiếp tay cho việc Hán hóa đầu óc dân tộc Việt
Nam.
Dù
Tứ Thư Ngũ Kinh là chữ nghĩa hóa tư tưởng
của đại tộc Bách Việt sống trên đất Tàu đi chăng nữa thì đó
cũng chỉ là tư tưởng của các tộc Bách Việt sống trên đất Tàu chứ không phải của
dân tộc Việt Nam. Nó đã bị “du mục hóa” từ thời nhà Chu (1122 - 225 trước Tây
lịch) và bị Hán hóa, tức chồng lên một lớp sơn Hán Nho, rồi Tống Nho và, v.v...
Hơn
nữa, sách vở, chữ nghĩa chỉ là cái xác chết, cặn bã của người xưa, một đống ngôn
ngữ trống rỗng.
Ngôn từ, chữ nghĩa chỉ nói về sự thật, chứ không phải là sự thật.
Như vậy, phải
chăng Tứ Thư, Ngũ Kinh chỉ là cái xác chết của tư tưởng Nho giáo, nếu có.
Trở về với xóm làng và với tiếng nói tâm thức của dân tộc.
Tại sao chúng
ta không trở về trực tiếp với xóm làng Việt Nam với huyền thoại và ca dao
(tiếng nói tâm thức của dân tộc) để từ đó bước vào ngôi nhà tâm linh Việt, đến
tận gốc của văn Hóa Việt: Thiên thủ vô
ngôn của Trời đất, nơi chứa đựng những tinh hoa (những hằng số) của văn hóa Việt; một nền
văn hóa hòa bình, nhân bản, dân tộc
mang tính khai phóng và dung hóa trong giao lưu qua lăng kính nhân chủ và bình
đẳng.
Phải chăng trở
về với cái xác chết do Khổng Tử lưu giữ lại (thuật nhi bất tác) không ích lợi gì đối với 95% người
dân Việt, không biết Khổng Tử là ai, không đọc được
chữ Tàu mà còn là một
cơ hội để Trung Quốc lợi dụng trong mưu đồ Hán hóa người dân Việt?
Lịch sử đã
chứng minh, người Bách Việt sống trên đất Tàu (Chiết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam,
Quảng Đông, Quảng Tây) đọc Tứ Thư Ngũ
Kinh suốt hơn hai ngàn năm
qua cũng không phục hoạt được hồn dân tộc
của họ, cũng không
hun đúc lại được ý chí tự chủ và tinh thần độc lập của nòi giống . Họ còn hãnh diện tự cho mình là người Tàu, Hán nhân, Đường nhân.
Phải chăng
hướng đi hợp tình hợp lý nhất không bị Trung Quốc lợi dụng được là đến tận gốc của văn hóa Việt, Thiên Thú Vô Ngôn
của Trời Đất (Thiên Nhiên)?
Không ai cấm
chúng ta học cái hay cái đẹp của cái xác chết của tư tưởng trong Tứ Thư Ngũ Kinh nếu có những điều hay đẹp còn dùng được, thích
hợp với tâm hồn người Việt để phong phú hóa văn hóa dân tộc. Nhưng chúng ta đă
biết các nhà lãnh đạo Trung Cộng đang tìm cách phục hoạt tư tưởng Nho giáo và
dùng tư tưởng của Khổng Tử như là nhạc trưởng điều hợp ban nhạc triết học Đông
Tây, với tham vọng lãnh đạo thế giới về mặt tư tưởng. Đó cũng là sự gợi ý của
các triết gia tại hội nghị triết học thế giới lần thứ nhất năm 1949 tại Honolulu.
Người Việt Nam
chúng ta phải ý thức rõ ràng “dân tộc nào để cho văn hóa ngoại lai ngự trị thì
không thể có độc lập thực sự, vì văn hóa là linh hồn của một
dân tộc (Nguyễn An Ninh - Lý tưởng của thanh niên Việt Nam).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét