(VTC News) – Trước việc hàng loạt tỉnh thành phố có đề án xây trụ sở hàng nghìn tỷ đồng khiến dư luận bức xúc, Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng để rà soát.
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cho rằng trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng hiện nay một số địa phương đã và đang có kế hoạch hoành tráng hóa công sở tập trung hàng nghìn tỷ đồng.
“Tôi thấy đây là vấn đề rất hệ trọng. Tôi xin được hỏi ý kiến của Thủ tướng về xây dựng công sở tập trung và nhất là quan điểm xử lý của Thủ tướng trước đề xuất hoành tráng công sở quá tiêu chuẩn định mức của một số địa phương”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Trả lời về vấn đề này, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết các khu hành chính ở các tỉnh, huyện, xã được hình thành suốt nhiều năm, không được quy hoạch từ trước, lại chiếm diện tích lớn, trung bình 33 ha/khu.
“Nhiều trụ sở hành chính nằm giữa trung tâm kinh tế, thương mại, không phù hợp điều kiện phát triển”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu thực tế.Vì vậy, trong đề án cải cách hành chính tổng thể có nêu cần tập trung các trung tâm hành chính để đảm bảo cải cách hành chính, thuận lợi cho dân tiếp cận dịch vụ công.
Phó Thủ tướng cho biết, nếu phát triển được các khu hành chính tập trung, các địa phương có thể thu lại được 3-6 ha để dành mục đích khác, lấy nguồn vốn để xây dựng. Trước những ý kiến băn khoăn của dư luận, Thủ tướng chỉ đạo địa phương quy hoạch khu hành chính phù hợp kinh tế, phân kỳ các dự án đầu tư phù hợp khả năng tài chính từng địa phương, trên cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất cả các cơ sở cũ.Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ví dụ tỉnh Lào Cai khi quy hoạch trung tâm hành chính thành khối đã di dời được các sở ngành từ trung tâm ra ngoài, dành được vốn để xây dựng. “Tuy nhiên, một số địa phương khi thực hiện quy hoạch cần nguồn lực lớn. Do đó, Thủ tướng ra chỉ thị tạm dừng, giao Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá những trung tâm vừa thực hiện. Sau đó Chính phủ sẽ có văn bản chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện để phù hợp từng địa phương”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.Trước đó, việc hàng loạt tỉnh, thành phố đề xuất xây dựng khu vực hành chính tập trung với số vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đã không nhận được sự đồng tình của các đại biểu Quốc hội.Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp thì việc xây dựng trụ sở quá hoành tráng là không cần thiết.
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cho rằng trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng hiện nay một số địa phương đã và đang có kế hoạch hoành tráng hóa công sở tập trung hàng nghìn tỷ đồng.
“Tôi thấy đây là vấn đề rất hệ trọng. Tôi xin được hỏi ý kiến của Thủ tướng về xây dựng công sở tập trung và nhất là quan điểm xử lý của Thủ tướng trước đề xuất hoành tráng công sở quá tiêu chuẩn định mức của một số địa phương”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
“Nhiều trụ sở hành chính nằm giữa trung tâm kinh tế, thương mại, không phù hợp điều kiện phát triển”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu thực tế.Vì vậy, trong đề án cải cách hành chính tổng thể có nêu cần tập trung các trung tâm hành chính để đảm bảo cải cách hành chính, thuận lợi cho dân tiếp cận dịch vụ công.
Phó Thủ tướng cho biết, nếu phát triển được các khu hành chính tập trung, các địa phương có thể thu lại được 3-6 ha để dành mục đích khác, lấy nguồn vốn để xây dựng. Trước những ý kiến băn khoăn của dư luận, Thủ tướng chỉ đạo địa phương quy hoạch khu hành chính phù hợp kinh tế, phân kỳ các dự án đầu tư phù hợp khả năng tài chính từng địa phương, trên cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất cả các cơ sở cũ.Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ví dụ tỉnh Lào Cai khi quy hoạch trung tâm hành chính thành khối đã di dời được các sở ngành từ trung tâm ra ngoài, dành được vốn để xây dựng. “Tuy nhiên, một số địa phương khi thực hiện quy hoạch cần nguồn lực lớn. Do đó, Thủ tướng ra chỉ thị tạm dừng, giao Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá những trung tâm vừa thực hiện. Sau đó Chính phủ sẽ có văn bản chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện để phù hợp từng địa phương”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.Trước đó, việc hàng loạt tỉnh, thành phố đề xuất xây dựng khu vực hành chính tập trung với số vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đã không nhận được sự đồng tình của các đại biểu Quốc hội.Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp thì việc xây dựng trụ sở quá hoành tráng là không cần thiết.
Phạm Thịnh
Đại biểu gửi Thủ tướng hơn 20 câu hỏi, có lo lắng về âm mưu của Trung Quốc
(GDVN) - Sáng nay (18/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm rõ thêm các nội dung mà thành viên Chính phủ đã trả lời và tiếp tục trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội liên tục “truy” Bộ trưởng Nguyễn Thái BìnhLo lắng tham nhũng tăng tốc vào lúc "hoàng hôn nhiệm kỳ"
Đến hết ngày 17/11, đã có hơn 20 câu hỏi được đặt ra với Thủ tướng Chính phủ, trong số đó có những câu hỏi đã được các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng của các ngành trả lời. Báo Giáo dục Việt Nam xin điểm lại một số câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội để độc giả thuận tiện theo dõi.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực và đe dọa chủ quyền về kinh tế của chúng ta.
Ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới thì Trung Quốc nổi tiếng về việc mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị, cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc ít nhất là trong thời điểm này bởi vì Trung Quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhiều hơn.
Nhận viện trợ vay ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?
Điểm thứ hai, tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã ra ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp và khi đó người tham nhũng sẽ sử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại, cử tri hết sức lo lắng. Rất mong Thủ tướng giải thích cho cử tri thêm về việc này và cho biết những cam kết về giải pháp của Chính phủ và cử tri rất cần những lời cam kết có thể kiểm chứng và xử lý được trách nhiệm về sau?
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa): Trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông, Chính phủ sẽ có những chủ trương, giải pháp nào? Đặc biệt, Thủ tướng cho biết việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư?
Sáng nay (18/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội. ảnh: VGP. |
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đặt ra hai câu hỏi: Vấn đề thứ nhất, tại kỳ họp thứ 8 tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình trạng chức danh, hàm trong quy định của Nhà nước không có nhưng một số cơ quan lại triển khai thực hiện… xin được hỏi Thủ tướng Chính phủ quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này như thế nào và việc này liệu còn kéo dài đến bao giờ?
Vấn đề thứ hai, với trọng trách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng đã và sẽ có giải pháp gì để Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nhà phân tích hoạch định chiến lược đang đặt ra?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt câu hỏi, chỉ còn hơn một tháng nữa thôi thì Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng ASEAN, tôi thấy từ người lao động cho đến doanh nghiệp chưa có tâm thế sẵn sàng và cũng chưa thấy Chính phủ công bố giải pháp gì cho vấn đề này, tôi đề nghị Thủ tướng cho biết:
Thứ nhất, vì sao cho đến nay Chính phủ vẫn chưa có hoặc chưa công bố giải pháp gì cho vấn đề này, ai là người chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đó?
Thứ hai, để tránh tình trạng sản xuất bị đình đốn, hàng hóa nội địa ế ẩm, lao động trong nước tăng thất nghiệp khi mà hàng hóa, doanh nghiệp lao động các nước ASEAN tự do vào Việt Nam, mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động cần làm gì?
Thứ ba, Chính phủ có biện pháp gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động tránh rủi ro, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Thủ tướng có cam kết gì trước người dân và doanh nghiệp?
Chủ tịch Quốc hội liên tục “truy” Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình |
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Thái Nguyên): Nghị quyết số 50 năm 2013 của Quốc hội về kết quả giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 - 2012 đã yêu cầu Chính phủ kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp thẩm tra của Quốc hội tại kỳ họp này vẫn đánh giá 3 vấn đề "chưa":
Vấn đề chưa thứ nhất là báo cáo của Chính phủ chưa đầy đủ. Vấn đề chưa thứ hai là chưa làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những sai phạm trong lĩnh vực quản lý sử dụng vốn trái phiến Chính phủ. Vấn đề chưa thứ ba là chưa kiểm điểm và xử lý theo quy định của pháp luật thật là quyết liệt đối với vi phạm.
Kính đề nghị đồng chí Thủ tướng và các đồng chí Phó Thủ tướng cho biết nguyên nhân của 3 vấn đề chưa này, của tình hình này và giải pháp cho thời gian tới?
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) thì đề nghị Thủ tướng cho biết về vấn đề địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, có gì khác khi chúng ta tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP?
Đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An): Về thủ tục công chứng, xin Thủ tướng cho biết vì sao có tình trạng hướng dẫn thực hiện luật trên chưa đồng bộ, chưa sát với thực tiễn, vì sao chậm khắc phục những vấn đề phát sinh trong thực tiễn gây bức xúc trong nhân dân và trách nhiệm thuộc về ai? Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục những hạn chế tồn tại trong việc hướng dẫn thi hành luật được Quốc hội giao trong thời gian tới như thế nào?
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị): Xin Thủ tướng cho biết những giải pháp nào, đột phá nào để xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển? Chính phủ tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội thay vì Chính phủ quản trị toàn diện, nhà nước kế hoạch hóa, Chính phủ làm thay nên đưa về cho người dân và các tổ chức xã hội những gì họ có thể làm tốt hơn. Nhà nước chỉ làm những gì người dân và xã hội không làm được.
Đây cũng thể hiện chủ trương xã hội hóa phát huy nguồn lực to lớn của toàn xã hội để nước ta sớm có một Chính phủ tinh gọn nhất. Trong một xã hội dân sự rộng lớn nhất, như mô hình đầy hiệu quả của Singapore và các nước Bắc Âu mà triết lý của họ Chính phủ quản lý tốt nhất là Chính phủ ít phải quản lý nhất.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội): Xin Thủ tướng cho biết Chính phủ có giải pháp cụ thể và hữu hiệu nào để cho chúng ta thực hiện việc chống lãng phí? Tôi cho rằng đây là loại kẻ thù rất khó tiêu diệt, nếu không tiêu diệt sẽ làm cho nước ta đã nghèo lại nghèo thêm, đã nợ lại nợ thêm và khó khăn lại khó khăn thêm. Năm 2016, Thủ tướng dự kiến chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tỷ trong vấn đề chống lãng phí?
Thứ hai, xin Thủ tướng cho biết đồng chí đánh giá thứ tự việc thực hiện kỷ cương phép nước của các địa phương, các bộ, ngành được không? Bởi vì tôi thấy có hiện trạng Thủ tướng nói là xây dựng đúng quy hoạch thì vẫn không đúng quy hoạch, nhà có khi mọc ở giữa rừng. Thủ tướng bảo xây ít tầng thì họ xây cao tầng. Thủ tướng bảo xây ít diện tích thì họ xây nhiều diện tích. Thủ tướng bảo họ không khai thác cát thì họ vẫn trở cát đi bán... Tôi cho rằng đấy là vấn đề rất nghiêm trọng trong việc thực thi phép nước.
Thứ hai, xin Thủ tướng cho biết bao giờ Chính phủ có phương án hỗ trợ một cách dứt điểm cho đồng bào tái định cư của vùng thủy điện Hòa Bình?
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Vì sao Chính phủ chưa quan tâm xây dựng Luật hành chính công? Trong trường hợp đại biểu Quốc hội đề suất hỗ trợ Chính phủ xây dựng Luật hành chính công thì Chính phủ có ủng hộ hay không hay cứ phải chờ Chính phủ trình?
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh): Chính phủ cần tổ chức lại bộ máy, tổ chức lại các lực lượng chuyên trách như thế nào và có những hành động, những chiến dịch mạnh mẽ gì để làm cho cuộc sống của người dân được an toàn hơn khi trong nhiều lĩnh vực an toàn cuộc sống của người dân vẫn tiếp tục bị đe dọa và bị ảnh hưởng nghiêm trọng?
Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn): Xin gửi tới Thủ tướng Chính phủ câu hỏi là đến khi nào Thủ tướng mới ban hành cơ chế đặc thù, xây dựng nông thôn mới cho các vùng khó khăn như đã trả lời chất vấn đại biểu tại kỳ họp thứ 9?
Ngọc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét