Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Ông Hồ Cẩm Đào hối thúc “đóng cửa văn phòng” ông Giang Trạch Dân

Vừa qua, theo thông tin từ truyền thông Hồng Kông, trước Hội nghị Toàn thể lần thứ 5, ông Hồ Cẩm Đào tiếp tục có thông tin gửi ông Tập Cận Bình yêu cầu đóng cửa văn phòng cán bộ hưu trí của lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trước Đại hội 18, ông Hồ Cẩm Đào cũng đã cho cưỡng chế đóng cửa văn phòng của ông Giang Trạch Dân tại tòa nhà Quân ủy Trung ương và Trung Nam Hải.


Ông Hồ Cẩm Đào hối thúc ông Tập Cận Bình

Theo bài viết “Ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu hủy bỏ chế độ văn phòng của ông Giang Trạch Dân” trên tạp chí Động Hướng tháng 11/2015, vào trước Hội nghị Toàn thể lần thứ 5, ông Hồ Cẩm Đào lần thứ hai truyền thông tin tới Bộ Chính trị ĐCSTQ với đề nghị cải cách quy tắc của lãnh đạo ĐCSTQ sau khi nghỉ hưu. Kiến nghị có 4 điểm, trong đó quan trọng nhất là hủy bỏ chế độ văn phòng làm việc.

Theo thông tin từ báo Tranh Minh (Chengmingmag) ở Hồng Kông đưa ra vào tháng 10 năm nay, ông Hồ Cẩm Đào có kiến nghị 12 điểm liên quan đến Ủy viên Trung ương sau khi nghỉ hưu, nội dung gồm: công khai công việc của bản thân và vợ con, nguồn thu nhập và tài sản; bỏ chế độ biên chế văn phòng cho Chủ tịch nước và Tổng Bí thư sau khi nghỉ hưu; yêu cầu “truy cứu pháp luật” về tình trạng không tuân thủ trách nhiệm đối với các vấn đề chính trị ở bộ máy cao cấp ĐCSTQ, kết thúc tình trạng có quy định nhưng không làm, có luật nhưng không theo.
Ông Hồ Cẩm Đào đã tự tay giao thư cho ông Tập Cận Bình, đồng thời nắm chặt tay ông Tập Cận Bình và nói sẽ ủng hộ ông Tập Cận Bình để ông Tập Cận Bình “dũng cảm tiến về phía trước.”

Ông Giang Trạch Dân bị bắt phải bỏ văn phòng ở Trung Nam Hải

Ngày 7/3/2013, truyền thông ĐCSTQ đã rầm rộ đưa tin văn phòng của ông Ôn Gia Bảo ở Trung Nam Hải đã bị đóng cửa, hưởng ứng kêu gọi của ông Hồ Cẩm Đào sau Đại hội 18 “sau khi chuyển giao hết quyền lực, lập tức rút khỏi Trung Nam Hải,” phối hợp cùng ông Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình giải quyết triệt để tình trạng “can dự chính sự làm loạn kỷ luật” của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng kéo dài cả thập niên.
Trước Đại hội 18 năm 2012, ông Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố rút lui toàn diện sau khi nghỉ hưu, đóng cửa văn phòng của mình tại Trung Nam Hải; không can dự vào việc chính sự của người kế nhiệm. Ông Hồ Cẩm Đào đã dùng cách này với mục đích để đóng cửa văn phòng của ông Giang Trạch Dân ở tòa nhà Quân ủy Trung ương.
Ngày 14/11/2012, báo Triều Nhật Tân Văn dẫn lời một nhân sĩ am hiểu thông tin nội bộ Trung Nam Hải cho biết, sau Đại hội 18 ĐCSTQ kết thúc, ông Hồ Cẩm Đào không chỉ giải nhiệm khỏi chức Tổng Bí thư mà còn giao mọi chức vụ trong Đảng, bao gồm cả Chủ tịch Quân ủy Trung ương, giao cho ông Tập Cận Bình.
Nghe nói sau khi ông Hồ Cẩm Đào trình bày ý kiến rút lui triệt để trong một cuộc họp nội bộ, ông Tập Cận Bình có ý muốn giữ lại nhưng ông Hồ Cẩm Đào đã từ chối. Ông Hồ Cẩm Đào còn đưa ra hai yêu cầu: một là bất kể giữ chức vụ quan trọng thế nào, sau khi giải nhiệm tuyệt đối không can dự vào chính sự; hai là không cho phép có trường hợp nào ngoại lệ kéo dài thời gian nghỉ hưu, bao gồm cả vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Hành động “triệt để rút lui” của ông Hồ Cẩm Đào được nhân sĩ trong Đảng cho rằng, mục đích nhắm vào việc loại bỏ sự ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân.
Trong suốt thời gian 10 năm cầm quyền của ông Hồ Cẩm Đào, quyền lực luôn bị ông Giang Trạch Dân khống chế. Tại Đại hội 16 ĐCSTQ, ông Giang Trạch Dân phát động chính biến quân sự và ép ông Hồ Cẩm Đào phải đồng ý, sau đó giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm hai năm. Sau đó dù giải nhiệm, nhưng ông Giang Trạch Dân vẫn tiếp tục cản trở công việc của ông Hồ Cẩm Đào qua những thân tín cài cắm lại, làm cho những mệnh lệnh của ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo không ra khỏi được Trung Nam Hải. Đến Đại hội 18 năm 2012, ông Hồ Cẩm Đào dùng cách rút lui toàn diện để chấp dứt hành vi can dự chính sự của ông Giang Trạch Dân.
Ông Giang Trạch Dân bị xóa tên khỏi hàng ngũ lãnh đạo

Ngày 30/7 năm nay, sau vụ cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là ông Quách Bá Hùng bị rớt đài, mạng Tài Tân (Caixin) đã có bài viết “Cuộc đời chìm nổi của Quách Bá Hùng”, nhắc đến việc Quách Bá Hùng đã hành động trung thành để trả ơn Giang Trạch Dân đã đề bạt nâng đỡ. Bại quân hủ bại Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đều là người của ông Giang Trạch Dân.
Ngày 5/8 sau đó, mạng Bành bái Tân văn (Thepaper) đã cho đăng bài viết dài “Điểm lại ‘quý khách’ của Bắc Đới Hà: Chuyên gia các lĩnh vực đến nghỉ hưu”, bài báo kiểm lại những lãnh đạo ĐCSTQ từng hoạt động ở Bắc Đới Hà, bao gồm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và Chu Đức, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ. Giới quan sát cho rằng, trong bài báo dài 7 nghìn chữ này, “trung tâm lãnh đạo đời thứ 3” là Giang Trạch Dân không nhắc đến, cho thấy Giang Trạch Dân đã bị loại khỏi danh sách giới lãnh đạo quốc gia, chiếu theo “văn hóa truyền thông” của ĐCSTQ.
Ngày 10/8, Nhân dân Nhật báo cho đăng bài “Biện chứng ứng xử ‘người đi trà lạnh’”, được giới quan sát cho rằng ám chỉ ông Giang Trạch Dân. Nhà bình luận thời sự chính trị Trần Phá Không (Chen Po Kong) cũng cho biết: Những ai có mắt đều có thể nhìn thấy những lời này là nhắm vào ông Giang Trạch Dân.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
·                        

Ông Tập Cận Bình đặt ra tội danh mới cho người thuộc phe ông Giang Trạch Dân

23 hours trước 2,629 lượt xem
·                                  
Trong Hội nghị Toàn thể lần thứ 5, ông Tập Cận Bình đã đưa ra tội danh mới là “ngôn luận cẩu thả tại Trung ương”. Thực chất tội danh này là để dành cho thế lực phái ông Giang Trạch Dân, những đối tượng ngoài mặt tỏ ra quy phục nhưng lại âm thầm có nhiều hành động cản trở kế hoạch của ông Tập Cận Bình (Nguồn: Lintao Zhang/Getty Images)

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Toàn thể lần 5, ông Tập Cận Bình đã gọi vụ án ông Chu Bản Thuận (Zhou Benshun, nguyên Bí thư tỉnh Hà Bắc) có tính chất “phát ngôn cẩu thả tại Trung ương”. Ông Chu Bản Thuận bất ngờ bị bắt là vì ngoài mặt tỏ ra quy phục ông Tập Cận Bình nhưng lại âm thầm có nhiều hành động cản trở kế hoạch mà ông Tập Cận Bình đang nhắm vào ông Giang Trạch Dân.
Ông Chu Bản Thuận vốn thuộc phái Giang, sau đó lại chạy sang phe của ông Tập Cận Bình, từng đi cùng ông Tập Cận Bình đến thăm vùng giải phóng cũ Diên An, nhưng lại âm thầm bảo vệ ông Giang Trạch Dân. Theo thông tin, tội danh “phát ngôn cẩu thả tại Trung ương” mà ông Tập Cận Bình đưa ra là chuyên dành cho đối tượng phái Giang mà ngoài mặt quy thuận nhưng lại âm thầm có hành động cản trở. Gần đây, ông Vương Kỳ Sơn đã phải xử lý không ít quan chức loại này.

Có thể thấy, cùng với hiện trạng hơn 190 ngàn người dân Trung Quốc Đại Lục gửi đơn kiện ông Giang Trạch Dân, ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn cũng đang đẩy mạnh thanh trừng bang nhóm trong hệ thống Tư pháp.

Cựu Trưởng ban Tư pháp tỉnh Liêu Ninh bị bắt vì dám chống lại chính sách hủy bỏ trại cưỡng bức lao động
Ngày 15/6 năm nay, ông Trương Gia Thành (Chang Jiacheng), Chủ nhiệm Ban Pháp chế tỉnh Liêu Ninh bị xử lý vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, hiện nay vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Gần đây có thông tin cho rằng, việc ông này bị bắt có liên quan đến hành động chống lại chính sách hủy bỏ trại cưỡng bức lao động của ông Tập Cận Bình năm 2013.
Tại Hội nghị Toàn thể Trung ương lần 3 vào cuối năm 2013, ông Tập Cận Bình chính thức tuyên bố hủy bỏ chế độ cưỡng bức lao động. Trước đó, tại tỉnh Liêu Ninh đã xảy ra vụ ồn ào do báo chí đưa tin về trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia.
Ngày 7/4/2013, tạp chí LENS đã cho đăng bài “Ra khỏi Mã Tam Gia”. Bài báo đã kể lại tấm màn đen rùng rợn ở trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia. Hàng ngàn phụ nữ đã bị ngược đãi bằng những hình thức tra tấn vô cùng tàn nhẫn, như: ngồi ghế cọp, nằm giường người chết, nhốt xà lim, dí điện…
Thành lập tổ điều tra không chính danh
Sau bài báo, chính quyền tỉnh Liêu Ninh lập tức cho thành lập tổ “triển khai điều tra”, sau đó báo cáo điều tra được đăng trên trang mạng của cơ quan Tư pháp cho rằng bài báo này “không đúng sự thực nghiêm trọng”.
Theo thông tin, tổ điều tra về trại Mã Tam Gia khi đó do ông Trường Trương Phàm (Chang Zhang Fan,Trưởng Ban Tư pháp Liêu Ninh) làm tổ trưởng, và Tổ phó là ông Trương Siêu Anh (Zhang Chaoying, Trưởng Ban Lao giáo). Ông Trương Siêu Anh vốn là Viện trưởng Viện Giáo dưỡng Mã Tam Gia. Như vậy có nghĩa là thành viên tổ điều tra toàn những kẻ đồng lõa tham gia vào tội ác dùng cực hình tra tấn.
Gần đây, ký giả Khương Duy Bình (Jiang Weiping) của báo Văn Hối (Wenweipo) ở Hồng Kông tiết lộ, Tổ trưởng tổ điều tra Trường Trương Phàm trên danh nghĩa mới nhậm chức Trưởng ban Tư pháp, nhưng thực quyền thuộc về ông Trương Gia Thành.
Ký giả Khương Duy Bình cho biết, vào ngày 19/4/2013, tỉnh Liêu Ninh dám công bố “kết quả điều tra” giả và gọi bài “Ra khỏi Mã Tam Gia” là “vu khống nghiêm trọng”, nguyên nhân vì ông Trương Gia Thành đã bỏ ra một khoản tiền lớn cho lãnh đạo cao cấp Trung ương để giải quyết nguy cơ. Sự kiện gây kinh động này sau đó bị lắng xuống. Một phần nguyên nhân cũng liên quan đến ông Vương Mân (Wang Min, Bí thư tỉnh Liêu Ninh, thuộc phe ông Giang Trạch Dân), vì ông này thường xuyên dung túng bao che cho ông Trương Gia Thành.
Ngày 30/3/2012, ông Trương Gia Thành bị cho thôi chức Trưởng Ban Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, người lên thay chính là ông Trương Phàm, là phó ban, đồng thời là người phụ trách quản lý nhà tù của tỉnh. Ông Trương Phàm là “bảo kiếm” của ông Giang Trạch Dân thuộc hệ thống Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, là kẻ đắc lực trong bức hại Pháp Luân Công.
Hệ thống Tư pháp bảo vệ ông Giang Trạch Dân đang bị xử lý
Đến nay đã có hơn 190.000 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ kiện ông Giang Trạch Dân, nhưng vẫn chưa được chính thức lập án.
Một trong những lý do là hiện trong hệ thống Chính trị và Pháp luật còn vô số thân tín của ông Giang Trạch Dân, những người này đang âm thầm cản trở những chính sách của ông Tập Cận Bình với hệ thống Tư pháp, ví dụ như chính sách thực hiện chế độ “có án phải lập, có tố phải nhận”. Hiện nay ông Tập Cận Bình đang mất thời gian để điều tra và xử lý những kẻ gây cản trở thuộc hệ thống của ông Giang Trạch Dân trước đây. Tội danh “phát ngôn cẩu thả” mà ông Tập Cận Bình đưa ra trước Hội nghị Toàn thể lần 5 chính là nhắm vào nhóm người này.
Vào ngày 3/11 vừa qua, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã có thông báo lập án điều tra với 22 quan chức trong hệ thống công an với tội danh “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, trong đó có nguyên Tổng đội trưởng Trương Căn Hằng (Zhang Genheng, chức Phó quân) của Tổng đội biên phòng Tân Cương; nguyên Chủ nhiệm Lý Văn Lợi (Li Wenli,chức Chính sư), Chủ nhiệm Phòng Thi hành Nghĩa vụ quân sự, công an Nội Mông Cổ.
Ngày 14/10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công an là Dương Hoán Ninh (Yang Huanning) bị điều chuyển làm Bí thư tổ Đảng Cục quản lý giám sát An toàn quốc gia. Khi đó ông Dương đang là Thứ trưởng số 1 của Bộ Công an.
Ngày 4/11, lãnh đạo tối cao Trung Quốc đã thông qua một bảng danh sách nhân sự bị miễn nhiệm, trong đó có nhiều nhân viên Tư pháp của Tòa án và Viện kiểm sát tối cao. Theo báo mạng Tài Tân (Caixin) ở Đại Lục, bảng danh sách bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự lần này có liên quan đến nhiều vị trí quan trọng trong tòa án tối cao Trung Quốc.
Thông báo 5 trường hợp can thiệp hoạt động Tư pháp
Ngày 5/11 vừa qua, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương thông báo 5 quan chức điển hình can dự vào hoạt động Tư pháp, nhúng tay vào quá trình xử lý án và nội bộ cơ quan Tư pháp. Trong đó có trường hợp đã được thông báo công khai trong “Quyết định truy cứu trách nhiệm cán bộ lãnh đạo can dự vào hoạt động Tư pháp” vào ngày 30/3 trước đây.
Những trường hợp này bao gồm: ông Đinh Duy Hòa (Ding Weihe, nguyên Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tại thành phố Từ Châu tỉnh Giang Tô; ông Bành Trạch Cao (Peng Zegao), Phó Chủ nhiệm Ban An ninh trật tự thị trấn Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam; ông Trần Hải Âu (Chen Haiou), nguyên Chánh án Tòa án dân sự Bắc Kinh; ông Lý Triều Dương (Li Chaoyang), cảnh sát tòa án của Viện Kiểm sát quận Phong Đài, Bắc Kinh; ông Lưu Nhất Định (Liu Yiding), nguyên Bí thư Viện Kiểm sát quận Phố Đông, Thượng Hải.
Trong đó có 2 trường hợp đã thông báo trước đó trong Quyết định vào ngày 30/3.
Người phụ trách Ủy ban Chính trị và Pháp luật cho biết: “Cán bộ lãnh đạo nhúng tay vào hoạt động Tư pháp, cho dù là những vụ án từ trước đây cũng có thể bị điều tra. Tuy là những vụ án của quá khứ, nhưng chỉ cần có phát sinh vấn đề liên quan đến hiện nay, sẽ bị truy cứu.
Theo nhà bình luận thời sự chính trị Thạch Cửu Thiên, quan chức Ủy ban Chính trị và Pháp luật thuộc hệ thống của ông Giang Trạch Dân trước đây có rất nhiều người nhúng tay vào các vụ án cụ thể. Ông Tập Cận Bình cho công bố công khai 5 trường hợp điển hình chính là hồi chuông cảnh báo trước.

Trong tình hình số người kiện ông Giang Trạch Dân ở Trung Quốc Đại Lục không ngừng tăng lên, cử chỉ này của ông Tập Cận Bình là lời cảnh cáo quan chức Tư pháp các cấp trong hệ thống của ông Giang Trạch Dân.

Bài bình luận “Người đi trà lạnh” nhắm vào ông Giang Trạch Dân
Ngày 10/8, trên Nhân dân Nhật báo có bài bình luận “Người đi trà lạnh”, ám chỉ có vị lãnh đạo khi tại vị đã liên tục cho cài cắm thân tín, sau nhiều năm nghỉ hưu nhưng vẫn không chịu buông tay trong những vấn đề quan trọng của cơ quan cũ, không chỉ gây khó dễ cho lãnh đạo mới mà còn gây tình trạng kéo bè kết phái trong những cơ quan cũ, khiến tình trạng tổ chức rối ren… Bài báo này được đa số mọi người cho rằng ý ám chỉ ông Giang Trạch Dân.
Theo thống kê đến ngày 20/8, đã có 157.000 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc Đại Lục, nhân sĩ chính nghĩa cùng học viên Pháp Luân Công ngoài Trung Quốc khiếu kiện ông Giang Trạch Dân lên Tòa án Tối cao Trung Quốc.
Luật sư Đại Lục: Tình cảnh hiện nay đã thông thoáng hơn trước nhiều
Luật sư Trần Dĩ Hiên (Chen Yixuan) ở Trung Quốc đại lục khi trả lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên đã cho biết: “Liên quan đến bộ phận khiếu kiện (Giang), theo pháp luật hiện hành của Đại Lục thì không có quy định lúc nào sẽ trả lời, tôi cũng từng nhận loại vụ án này, về việc lập án có dễ hơn trước. Hiện tôi cũng có nhận vụ án về Pháp Luân Công ở Tứ Xuyên, Đông Bắc, nhìn từ tổng thể tình hình đã thoải mái hơn trước nhiều.
Tôi cho rằng việc làm này sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội. Hoạt động khiếu kiện ông Giang Trạch Dân sẽ làm thay đổi toàn diện, mọi người sẽ hiểu sâu sắc hơn việc dùng pháp luật để bảo vệ mình. Những người trong bộ máy công quyền, gồm cả quan chức cao nhất của Trung ương, đều sẽ nhận thức rõ hơn, chỉ cần làm chuyện ác là sẽ có người khiếu kiện, vì thế đây là lời cảnh cáo có tác dụng răn đe rất tốt.
Luật sư Trần còn đưa ví dụ cuối năm ngoái ông có phụ trách một vụ án học viên Pháp Luân Công kiện Cơ quan phụ trách lao động ở địa phương, khi đó Tòa án đã xử học viên Pháp Luân Công thắng kiện.
Hiện nay tại Trung Quốc Đại Lục, mọi người có thể dễ dàng trông thấy các biểu ngữ “Toàn dân khởi kiện Giang Trạch Dân, dừng ngay bức hại Pháp Luân Công”, “Xét xử Giang Trạch Dân để trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công” xuất hiện tại nhiều nơi (khu phố, ngã tư, bến xe…) bên trong các thành phố.

Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào: