Hiện nay Trung
Quốc là có những mưu đồ, thủ đoạn thâm độc nhằm thực
hiện sách lược đồng hóa dân tộc Việt Nam thông qua qua mặt trận văn hóa, như họ
đã từng Hoa hóa các tộc Bách Việt ở miền Nam sông Dương Tử. Trước hết xin nhắc
tới một số đầu lĩnh được sử sách ghi chép:
Mã Viện
Ông tướng
Tàu (70 tuổi) nham hiểm thủ đoạn phá hủy trống đồng và xóa bỏ luật lệ Việt, áp
dụng luật Tàu trên đất Việt.
Cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng bị thất bại năm 43 sau Tây lịch, hàng trăm thủ lãnh,
hàng nghìn nghĩa quân đã bị Mã Viện tàn sát. Hơn 300 thủ lĩnh bị bắt đài sang
Kim Lăng (Hồ Nam). Mã Viện tâu với vua Hán Luật Việt và Luật Hán khác nhau hơn
10 điểm và xin áp dụng luật Hán trên đất Việt. Cùng với việc thủ tiêu chế độ
Lạc tướng, việc bãi bỏ pháp luật của người Việt và phá hủy trống đồng (biểu
tượng cho uy quyền của Lạc tướng) nằm trong âm mưu của các nhà lãnh đạo phương
Bấc muốn biến Việt Nam hoàn toàn trở thành châu, quận, huyện do Trung Quốc trực
tiếp cai trị.
Thực dân Văn hóa: Nhâm Diên- Tích Quang- Sĩ Nhiếp
Nhâm Diên,
Tích Quang xóa bỏ truyền thống, phong tục tập quán, lễ nghĩa Việt và cưỡng ép
người Việt sống theo khuôn mẫu lễ nghĩa của Tàu. Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá
Hán học ở Việt Nam với ý đồ xóa sạch văn hóa Việt, mà văn hóa là linh hồn của
dân tộc, văn hóa là nếp sống, cách ăn- mặc- ở, lối ứng xử, cách suy nghĩ,
v.v..., tâm Việt hồn Việt.
Minh Thành Tổ
Ông vua Tàu
chủ trương xóa bỏ tận gốc tộc Bách Việt - đốt sách - bắt nhân tài Việt đem về
Tàu.
Trong một
đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ (vua nhà Minh) gởi cho Chu Năng, tướng chỉ huy
đoàn quân xâm lăng đã minh chứng ý đồ xóa sạch văn hóa Việt của giới lãnh đạo
phương Bắc. Đạo sắc chỉ đề ngày 21 tháng 8 năm 1406 (theo Kiều thư của Lý Văn
Phượng năm 1540) đã ra lệnh cho
toàn thể binh lính Tàu vào đất Việt là đốt
sạch mọi sách vở, văn tự do người Việt Nam viết, kể cả sách dạy trẻ em, một
mảnh một chữ cũng không được để lại. Những đống lửa khổng lồ cháy suốt trong hai năm với
mưu đồ xóa bỏ tận gốc rễ văn hóa Việt. Điều đó cho thấy cuộc Nam xâm lần này
với hơn 800 ngàn người Tàu (binh lính và phu binh) không phải chỉ là một cuộc xâm lăng thuần túy quân sự mà nhà Minh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lăng để đồng hóa. Cuộc xâm
lăng với mục đích chính là xóa sạch nòi giống Bách Việt trên bản
đồ thế giới.
Nhưng người Tàu hoàn toàn thất bại. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã lãnh đạo toàn dân
đứng dậy đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước.
Là Người
Việt Nam, chúng ta phải tự hào về dòng Lạc Việt - tiền thân của dân tộc Việt
Nam, nòi giống Bách Việt duy nhất còn tồn tại trên thế giới.
Người Việt mang đầu óc nô lệ Tàu
Cuối đời
Trần nhất là từ đời hậu Lê về sau, khoa bảng Việt Nam quá đề cao Nho giáo. Đó
là thời kỳ Nho giáo độc tôn ở nước ta. Cho nên giới sĩ phu Việt Nam đã chịu ảnh
hưởng sâu đậm văn hóa Tàu. Một khi đầu óc của giới khoa bảng đã thấm nhuần văn
hóa Tàu thì họ quên mình đang sống trong môi trường thiên nhiên Việt Nam. Những
câu thơ tả cảnh mùa thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau chịu ảnh hưởng rất nhiều
của văn hóa Tàu. Mùa thu trong truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự là mùa thu của
Đỗ Phủ trên đất Tàu: “Lác đác rừng phong
hạt móc sa”, “ngàn lau hiu hắt khi thu mờ”. Mùa thu của Nguyễn Du cũng thế:
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.
Ngoại trừ Nguyễn Khuyến sống trong lòng nông thôn mới có thể tái tạo một mùa
thu với một tâm
hồn Việt, thuần túy Việt Nam (xem Thu
Vịnh, Thu Điếu).
Hồ
Quý Ly, người có cái nhìn độc đáo về văn hóa Việt và đã phê bình nhiều nhà Nho,
từ Khổng Tử đến Chu-Trình mà đầu óc cũng bị điều kiện hóa bởi văn hóa Tàu: Lễ
nhạc như tiền Hán, y quan giống thịnh Đường được coi là tiêu chuẩn của một nước
văn hiến.
Hầu
hết khoa bảng và các quan trong triều từ cuối đời Trần về sau đều có khuynh
hướng muốn cải biến văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ luôn luôn làm áp lực nhà
vua tổ chức xã hội theo khuôn mẫu Tàu.
Vua
Trần Minh Tông phản đối: Nước ta đã có phép tắc nhất định, vả lại Nam Bắc phong
tục khác nhau (Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản kỷ quyểnVII. Sự việc chép vào năm
1357). Vua Nghệ Tông cũng đã phát biểu: Triều đình dựng nước, tự có phép độ
riêng, không theo chế độ nhà Tống là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không
cần phải bắt chước nhau (như trên sự việc chép vào năm 1370).
Đến
nhà Nguyễn thì hoàn toàn nô lệ Tống Nho, Thanh Nho từ hình thức (cách ăn mặc,
luật pháp, tổ chức hậu cung, v.v...) đến tư tưởng. Tất cả đều lấy Trung quốc
làm tiêu chuẩn. Hiện nay vẫn còn một phần lớn khoa bảng lớn tuổi và những người
học đòi theo những người Việt mà đầu óc Tàu, mở miệng là Khổng Tử dạy rằng,
Mạnh Tử bảo thế kia, v.v..., rồi tu- tề-trị - bình, nói mà không biết mình nói
cái gì (xem phần sau). Đeo kính màu Tàu - kiến bò miệng chén, gà què ăn quẩn
cối xay thì còn thấy được cái gì khác Tàu.
Lũy tre làng bảo vệ Văn hóa Việt
Rất
may sau lũy tre làng, với truyền thống “đất
của vua, chùa của làng”, “phép vua thua lệ làng”, nên nông dân Việt vẫn giữ
được truyền thống dân tộc, tức vẫn giữ lối sống, phong tục tập quán, tâm Việt,
hồn Việt. Bản sắc văn hóa Việt là văn hóa xóm làng tức văn hóa dân gian, văn
hóa truyền miệng nếu không muốn nói là văn hóa vô ngôn, chứ không phải là văn
hóa trọng hình thức, văn hóa chữ nghĩa như văn hóa Tàu hay Tây phương.
Chính
vì thế, mặc dù CSVN đã và đang phá “lũy tre làng” ở một vài phương diện về hình
thức nào đó, nhưng cái gốc của văn hóa Việt vẫn không bị trốc rễ. Sự thật cây
văn hóa bác học Việt Nam đã bị trụi cành khá nhiều, bị và được lắp ghép nhiều
cành nhánh mới, nhưng ở nông thôn văn hóa Việt, tức nếp sống, cách ăn-mặc-ở,
lối ứng xử, cách xưng hô theo truyền thống Việt Nam v.v... vẫn được duy trì. Người Việt vẫn là người Việt chất phác
hiền lương, chứ không bị Nga hóa hay Tây hóa hoặc Hoa hóa như cán bộ CSVN và
trí thức ở thành thị...
( Còn tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét