Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Vay nợ của Trung Quốc rồi kiện đòi lãnh thổ được không?

17/11/2015 11:17 GMT+7

TTO - Vấn đề này đã được đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt ra trong phần chất vấn dành cho Thủ tướng tại phiên chất vấn sáng 17 -11 tại Quốc hội.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng
Mở đầu câu hỏi của mình ông Trương Trọng Nghĩa nói kinh tế Việt Nam có xu hướng phụ thuộc sâu vào nền kinh tế Trung Quốc, ở hầu hết các lĩnh vực và đe dọa chủ quyền kinh tế của đất nước.
Hiện ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới, Trung Quốc nổi tiếng mang đồng tiền đi trước chi phối về chính trị. Cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc ít nhất cho trong thời điểm này.
Lý do Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa tiếp tục chiếm nhiều hơn.
Nếu nhận viện trợ ODA và vay giá rẻ của Trung Quốc thì liệu sau này kiện đòi lãnh thổ được không khi chưa kịp trả?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa



Phần chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa tại nghị trường sáng 17-11-2015 - Nguồn: VTV
"Nếu trưng cầu ý dân tôi tin đa số người dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ ODA của Trung Quốc. Chúng ta còn nhiều nơi khác để vay tiền”, ông Nghĩa khẳng định.

Trước đó, ban Dân nguyện của Quốc hội cũng cho biết một trong những kiến nghị quan trọng của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoa XIII là đề nghị "phải cân nhắc khi hợp tác ứng xử với một số nước, đặc biệt là Trung Quốc”.
Cụ thể cử tri cho rằng phải thận trọng hơn trong các chính sách đối ngoại, hạn chế các chính sách thỏa hiệp để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc.
Trong phần kiến nghị này, cử tri một số tỉnh tiếp tục bày tỏ thái độ bức xúc đối với những vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông, hành động xây dựng đảo nhân tạo tại một số điểm thuộc quần đảo Trường sa và Hoàng Sa của Việt Nam, ngang nhiên đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam.
Cử tri đề nghị có các giải pháp đấu tranh khả thi, quyết liệt hơn, rõ ràng hơn để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
VIỄN SỰ
(Thời sự) - Ngày 17/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Cổng TTĐT Chính phủ tiếp sóng truyền hình trực tiếp phiên chất vấn để đồng bào và cử tri cả nước theo dõi.
15.04′ Bộ trưởng VHTTDL Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch;…
14.56′ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trả lời chất vấn của đại biểu liên quan đến đầu tư, xây dựng các công trình giao thông; việc triển khai dự án mở rộng QL1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam;…
14.36′ Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải trả lời chất vấn của đại biểu về các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý xây dựng nhà cao tầng; xây dựng khu hành chính tập trung; vấn đề di dời bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất, cơ quan hành chính ra khỏi khu vực nội đô; vấn đề liên quan đến kiểm soát việc sử dụng amiang trắng…
14.28′ Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
14.00′ Chiều 17/11, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, Trưởng ngành lần lượt đăng đàn trả lời tất cả các câu chất vấn của đại biểu.
Mở đầu phiên chất vấn buổi chiều, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời những nội dung liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi gia nhập TPP, đặc biệt là đối với ngành dệt may; trả lời những vấn đề liên quan đến dự án sơ sợi Đình Vũ và dự án mở rộng Nhà máy thép Thái Nguyên; quản lý bán hàng đa cấp; phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; biện pháp quản lý thương lái…
11.12’ Các đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi chất vấn liên quan đến các vấn đề: Xây dựng Luật hành chính công; trồng cao su; chồng lấn đất sản xuất nông nghiệp với đất lâm nghiệp; tăng lương hưu, trợ cấp đối với người có công; quản lý xây dựng nhà cao tầng; giải pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hóa giao thông vận tải…
11.08′ Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu về các giải pháp ngăn chặn tham nhũng, nhất là đối với những người giữ chức vụ sắp về hưu;
10.50′ Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời về tái cơ cấu thị trường bất động sản, sản phẩm bất động sản, đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau; tái cấu trúc các doanh nghiệp bất động sản; xây dựng nhà cao tầng nội đô; đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông…
10.30′ Các đại biểu chất vấn thành viên Chính phủ về các giải pháp phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; tình trạng lừa đảo trong kinh doanh đa cấp; vấn đề bổ nhiệm cấp phó trong các cơ quan; xây dựng công sở “nghìn tỉ”; chống ùn tắc giao thông; găm hàng, tăng giá trong kinh doanh bất động sản; đầu tư xây dựng QL1A; giải pháp xây dựng chính phủ kiến tạo; giải pháp của Thanh tra Chính phủ để chặn đứng việc quan chức “chạy đua nước rút” trước khi hết nhiệm kỳ, bổ nhiệm “không bình thường”; chế độ thanh tra, kiểm toán đối với Công ty kinh doanh vốn nhà nước; giải pháp chống lãng phí, ngăn chặn tình trạng “trên bảo dưới không nghe”;…
10.15′ Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các giải pháp lớn nhằm nâng cao năng suất lao động; giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức; đẩy mạnh xã hội hóa, tăng tính tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập; công khai minh bạch chi quản lý hành chính, khoán chi, khoán biên chế; thực hiện chính phủ điện tử ở các cấp, xây dựng các trung tâm hành chính công; đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm người đứng đầu);…
9.50′ Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan tới quản lý thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, an toàn thực phẩm; giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, xúc tiến thương mại, bảo vệ thương hiệu; ổn định đời sống người dân tái định cư…
9.22′ Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Văn Xuyền về việc bồi thường oan sai trong vụ án của ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình).
9.00‘ Bộ trưởng TTTT Nguyễn Bắc Son trả lời các câu hỏi chất vấn liên  quan đến công tác quản lý nhà nước của Bộ TTTT như: Quản lý hạ tầng viễn thông thụ động (hệ thống cột thu phát sóng), tin nhắn rác, thông tin trên mạng xã hội…
8.40′ các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn đối với các thành viên Chính phủ về: giải pháp phòng chống gian lận thương mại, hàng lậu, hàng giả; giải pháp bảo đảm cho nông nghiệp cạnh tranh trong hội nhập, để nông sản, dệt may… không bị thua trên sân nhà;…
8.30′ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về bổ nhiệm “hàm” đối với một số đối tượng là công chức, viên chức ở một số cơ quan, đơn vị.
8.00′, sáng 17/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nợ công, cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước, cân đối thu chi ngân sách nhà nước, cải cách thủ tục hành chính (thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội),…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn.
Trong phiên chất vấn ngày 16/11, đã có 23 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn đối với 7 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành.
Ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trả lời chất vấn về các nội dung: Tổ chức thực hiện Đề án trồng bù diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện; Chênh lệch trong việc thống kê số liệu giữa Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương về diện tích trồng bù diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện; việc đăng ký và kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc bảo vệ thực vật; những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để phát triển công nghiệp cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị hàng hóa là sản phẩm nông nghiệp; việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đóng tàu cho ngư dân nhằm thực thi Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời chất vấn về các nội dung: Việc triển khai Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; hoạt động hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; về việc tăng cường biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn triệt để hàng giả, hàng kém chất lượng; lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời chất vấn về chương trình giảng dạy nội dung lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ thông; công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng dựa trên kết quả thi trung học phổ thông quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã trả lời chất vấn về hoạt động đổi mới công nghệ quốc gia và hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ; việc Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức tham gia các hoạt động đầu tư mạo hiểm và thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời chất vấn về việc giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trả lời chất vấn về việc rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại, nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo nghề, bảo đảm chất lượng dạy nghề.
Đồng thời, đại biểu Quốc hội đã chất vấn Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao về một số vụ án cụ thể.
Đại biểu đánh giá cao báo cáo của Chính phủ
Bên lề Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương đánh giá cao báo cáo của Chính phủ. Ông cho rằng, Chính phủ rất lắng nghe chất vấn của đại biểu Quốc hội, mà bản chất đây là tâm tư nguyện vọng của cử tri cả nước gửi tới Chính phủ.
Chính vì đã lắng nghe, nên trong báo cáo trình bày trước Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương có nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, qua đó đã có những chuyển biến quan trọng về KT-XH.
Cụ thể là, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hợp lý, đời sống xã hội, nhất là cuộc sống của những đối tượng khó khăn được chăm lo và từng bước được nâng lên. An ninh, trật tự xã hội được bảo đảm. Nhiều vụ trọng án được phá nhanh chóng, để nhân dân yên tâm làm ăn. Đặc biệt, Chính phủ cũng đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém cần tập trung khắc phục trong thời gian tới…
Ông Đương dự đoán phiên chất vấn tổng thể này sẽ rất sôi nổi. Theo ông, còn nhiều vấn đề thời gian qua chưa làm được hoặc đã làm nhưng hiệu quả chưa như mong muốn: Ô nhiễm môi trường; vấn đề về giao thông; hóa chất, chất độc trong thức ăn chăn nuôi; khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản; xây trụ sở; y tế, giáo dục; xây trụ sở… những tồn tại nêu trên chưa được khắc phục cơ bản và chắc chắn các đại biểu sẽ đề cập, thảo luận để tìm ra giải pháp nhằm khắc phục hiệu quả những tồn tại nêu trên trong nhiệm kỳ tới.
Từ 10.58’ đến 17.00′: Các Bộ trưởng lần lượt đăng đàn trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn của ĐBQH
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa- Vũng Tàu) nêu kiến nghị của nhiều doanh nghiệp xung quanh khoản 5, Điều 5, mục B của Thông tư 21 quy định chỉ được đăng ký 1 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật.
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Trước khi thông tư ban hành, 4.100 tên thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành với 1.700 các hoạt chất. Số lượng này quá nhiều, gây khó khăn cho nông dân khi lựa chọn thuốc cũng như công tác quản lý.
Bộ trưởng nêu rõ: 4.100 tên thuốc có nghĩa với cùng một bệnh trên cùng một cây trồng lại có những loại thuốc rất khác nhau. Nhiều khi chỉ chênh nhau hàm lượng một chút, hoặc cho thêm thành phần nào đó, lại đặt một tên khác. Trong khi đó, tên thuốc đặt lại không phải là tiếng Việt, phần lớn tên thuốc mà ngay cán bộ chuyên ngành cũng rất khó nhớ.  Thậm chí, còn có tình trạng thuốc bảo vệ thực vật xuống cấp cũng đổi tên.
Để chấn chỉnh tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, phải siết chặt lại, trong đó có việc quy định việc đăng ký tên thuốc. Thông tư 21 quy định mỗi tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký một tên thuốc cho một loại hoạt chất, một thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm. Bộ trưởng lo ngại nếu để như trước đây, sẽ gây rối và khó cho nông dân và nhà quản lý.
Tuy nhiên, trước sự viện dẫn của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết về 40 doanh nghiệp đã ký vào biên bản đề nghị xem xét lại quy định này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết sẽ tiếp tục lắng nghe, xem xét kỹ ý kiến của các doanh nghiệp. Một lần nữa, Bộ trưởng khẳng định: “Tinh thần là sẽ siết chặt quản lý để đảm bảo lợi ích của người dân”.
Sẽ xử lý dự án, công trình không trồng bù rừng thay thế
Trả lời chất vấn của các đại biểu Tô Văn Tám (Kom Tum), Trương Văn Vở (Đồng Nai) về vấn đề trồng bù diện tích rừng thay thế cho các dự án công trình thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Trong lĩnh vực này, Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương. Thời gian qua, hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ.
Năm 2015, các cơ quan chức năng đã làm được khá nhiều việc, trong đó có vai trò rất tích cực của các địa phương và sự cố gắng từ các chủ đầu tư dự án, công trình thủy điện. Do đó, năm 2015 khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch trồng bù rừng thay thế của các công trình thủy điện đã được Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT đề ra. Năm 2016, đối với diện tích rừng mà các công trình thủy điện đã lấy để phát triển, sẽ hoàn thành kế hoạch trồng bù rừng thay thế.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công Thương đã đề ra ba phương án. Đối với những dự án thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trồng bù diện tích rừng thay thế, một mặt Bộ tiếp tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư phải hoàn thành tiến độ trồng bù rừng thay thế theo đúng phương án đã phê duyệt. Nếu chủ đầu tư không hoàn thành sẽ xử lý theo quy định.
Những dự án thủy điện đang có phương án trồng bù diện tích rừng thay thế, trong khi chờ phương án phê duyệt, ngành Công Thương sẽ tạm thời cấp giấy phép hoạt động điện lực một năm. Sau một năm,  nếu chủ đầu tư không thực hiện, Bộ Công Thương sẽ xử lý vi phạm theo quy định.
Đối với những chủ dự án đã có phương án được phê duyệt nhưng không thực hiện, do khuyết điểm, thiếu trách nhiệm của chủ dự án, Bộ Công Thương sẽ cho thủy điện đó tạm thời dừng và rút giấy phép hoạt động điện lực của chủ đầu tư cho đến khi khắc phục được tình trạng đó.
Về sự chênh lệch trong thống kê diện tích trồng bù rừng thay thế của công trình thủy điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương giải thích: Vấn đề này, có thể trong thời điểm thống kê giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT có khác nhau. Mặt khác, có thể do một số công trình kết hợp giữa thủy lợi và thủy điện, nhưng thủy lợi là chính, còn thủy điện chỉ hỗ trợ nên khi thống kê diện tích rừng phải trồng thay thế đã tính vào công trình thủy lợi, mà không tính hoặc tính rất ít vào công trình thủy điện. Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ rút kinh nghiệm và đảm bảo thống nhất các con số trong báo cáo về diện tích trồng rừng thay thế để phù hợp, đúng với thực thế.
Cần xác định rõ tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) việc cụ thể hóa một số chính sách ứng dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình, đề án như: Trình Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. Đây là hai chương trình rất quan trọng liên quan đến việc ứng dụng phát triển công nghiệp.
Bước đầu, từ năm 2011 đến nay, nhiều đề tài nghiên cứu sản phẩm công nghệ mới đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số ứng dụng đã đóng góp vào việc nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Ví dụ, việc áp dụng công nghệ cao trong việc đóng các dàn khoan của ngành dầu khí. Hiện nay đã có thể đóng các dàn khoan ở vùng nước sâu 90m và đang tiến hành việc đóng dàn khoan ở vùng nước sâu hơn 120m… Trong lĩnh vực nội địa hóa, một số nhà máy nhiệt điện đã thực hiện thành công việc sản xuất một số bộ phận, phụ tùng của một tổ máy. Ở các lĩnh vực liên quan đến sản xuất phân bón (phân U Rê…), tỷ lệ, hàm lượng những công việc mà doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng yêu cầu, đồng thời sản xuất được ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ trong các sản phẩm công nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới công nghệ, trước mắt xem xét điều chỉnh các tiêu chí cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời tăng cường chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các dự án, đề án, những nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp; sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi. Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư, hỗ trợ cho những dự án, đề án, các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp, sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tận dụng những cơ hội thông qua các hiệp định thương mại tự do, nhất là việc đưa các công nghệ tiên tiến thông qua các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn của ĐBQH
10.25′: Quốc hội tiến hành thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấnTính đến thời điểm hiện tại đã có 65 đại biểu đăng ký chất vấn và trả lời chất vấn.
Các đại biểu đều đánh giá cao những kết quả Chính phủ đã đạt được, đồng thời cũng chuyển tải những vấn đề cử tri còn băn khoăn tới các thành viên Chính phủ.
Mở đầu phiên thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đánh giá cao kết quả mà Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đã đạt được. Đồng thời, đại biểu cũng nêu một số vấn đề cử tri còn băn khoăn như: vấn đề tham nhũng; bảo vệ chủ quyền biển đảo; vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý giá cả…
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề cập đến vấn đề kết quả trồng rừng thay thế đạt được còn thấp; nâng cao năng suất lao động.
Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị Bộ trưởng KHCN, Công Thương đề nghị làm rõ vấn đề liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; Bộ NNPTNT làm rõ số liệu về diện tích trồng rừng thay thế; Bộ trưởng GD&ĐT đưa giải pháp khắc phục tình trạng  trạng “thừa thầy thiếu thợ”…
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, Chính phủ đã tích cực, khẩn trương triển khai những nội dung được nêu trong các Nghị quyết của Quốc hội, được cử tri đánh giá cao. Nhiều vấn đề “nóng” đặt ra từ đầu nhiệm kỳ như: GTVT, Ngân hàng đã có sự chuyển biến khá rõ nét. Đại biểu chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT nội dung liên quan đến xây dựng thông tư về thuốc bảo vệ thực vật.
Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; giảng dạy môn lịch sử…
10.05′: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 9 của Quốc hội và tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến năm 2015.
9.50′: Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
8.55′: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.

Quang cảnh phiên chất vấn.
Đạt được nhiều kết quả quan trọng
8.10′: Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
Báo cáo nêu rõ những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong 17 lĩnh vực: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Ngân hàng; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Lao động – Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Nội vụ; Thanh tra; An ninh, trật tự an toàn xã hội.
Báo cáo khẳng định, thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều việc đã hoàn thành, cơ bản hoàn thành; một số việc mang tính chất thường xuyên, lâu dài, đang được triển khai tích cực và cũng có những việc triển khai còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra do có bất cập trong cơ chế, chính sách, việc triển khai chưa quyết liệt, chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực cần thiết và cần có thời gian.
Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa, tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới, nhất là những nội dung còn hạn chế, yếu kém. Chính phủ báo cáo và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Cùng nhau giải quyết vấn đề
8.00′: Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Theo chương trình kỳ họp chúng ta sẽ dành 2,5 ngày để tiến hành phiên chất vấn. Đây là phiên chất vấn cuối cùng trong khóa này.
Theo đó, Quốc hội sẽ nghe lại báo cáo của Chính phủ, TANDTC, Viện KSNDTC… Chúng ta sẽ đánh giá lại toàn diện các kết quả đã thực hiện từ đầu nhiệm kỳ.
Đối tượng chất vấn của đại biểu trong kỳ họp này rất rộng. Mục đích là để đánh giá lại xem yêu cầu của Quốc hội trong hoạt động giám sát, chất vấn đã được thực hiện như thế nào? Đã tốt chưa? Qua đó đã thúc đẩy hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện tốt những điều cử tri mong muốn chưa?… Đồng thời nhìn nhận rõ những tồn tại, những vấn đề cần khắc phục để làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu và những người được chất vấn đi thẳng vào vấn đề, cùng thảo luận. Mục đích không phải là “làm căng thẳng vấn đề lên” mà là tìm giải pháp để thực hiện cho tốt, giải quyết cho tốt những vấn đề đặt ra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nhiều điểm mới
Từ ngày 16/11 đến hết buổi sáng ngày 18/11, các đại biểu Quốc hội thực hiện chất vấn đối với Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
Thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 2,5 ngày, bằng với thời gian thực hiện công việc này của Quốc hội ở các kỳ họp khác.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Người phát ngôn của kỳ họp thứ 10 cho biết, không như các kỳ họp trước chỉ chọn nhóm vấn đề liên quan tới một số thành viên Chính phủ, Viện Kiểm sát, Tòa án để Quốc hội chất vấn, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thực hiện chất vấn bất kỳ thành viên Chính phủ nào hay lãnh đạo cao nhất của TANDTC, VKSNDTC.
Nội dung chất vấn cũng rộng hơn, nhưng chủ yếu dựa trên các báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban; Báo cáo của Ban Dân nguyện về công tác khiếu nại, tố cáo…
Trước khi hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra, Quốc hội sẽ dành nửa buổi sáng 16/11 để nghe 5 báo cáo của Quốc hội, Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC về việc thực hiện và thẩm tra thực hiện các nội dung giám sát, chất vấn và kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội.
“Thông qua những báo cáo đó, các vị đại biểu xem xét nội dung gì đã làm được và vấn đề nào chưa thực hiện được. Trên cơ sở những nội dung còn tồn tại, chưa giải quyết trong việc thực hiện các nghị quyết, đại biểu Quốc hội sẽ đặt câu hỏi chất vấn”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Vẫn theo ông Phúc, đối với những nội dung chất vấn mang tính tổng hợp, một Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chung các nội dung; đồng thời sẽ trả lời nếu có đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.

Theo lịch đã được ấn định, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội (nếu có) vào gần cuối buổi chất vấn và trả lời chất vấn.
(Theo Chính Phủ)

Cảnh báo quan tham 'tăng cường' vơ vét trước khi hạ cánh

TPO - Tại phiên chất vấn hôm nay (17/11), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cảnh báo về tình trạng quan chức tăng cường tham nhũng trong dịp cuối nhiệm kỳ.
Theo ông Tiến, tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Ông Tiến cho rằng, nhiều quan chức tăng cường tham nhũng trong dịp “hoàng hôn cuối nhiệm kỳ”, cũng như thực hiện các “chuyến tàu vét trước khi hạ cánh” khi ra quyết định đề bạt hàng loạt các bộ thân hữu vào các vị trí quan trọng trước khi rời nhiệm sở.
“Đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên”, ông Tiến đề nghị.
Cảnh báo quan tham 'tăng cường' vơ vét trước khi hạ cánh - ảnh 1Ông Lê Như Tiến
Trả lời câu hỏi trên, Tổng Thanh Tra Chính phủ, Huỳnh Phong Tranh đọc lại những điều đã được viết trong báo cáo của Chính phủ là: trong nhiệm vụ năm 2016 có nêu các cấp ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp về chống tham nhũng.
Cũng theo ông Tranh, trong chỉ đạo thường xuyên có nêu trách nhiệm người đứng đầu, để ngăn chặn, đấu tranh với phòng chống tham nhũng. “Nếu có những vi phạm của người đứng đầu thì phải phát huy tổ chức Đảng. Phải tăng cương giám sát phòng ngừa và tố giác các hành vi tham nhũng nếu có”, ông Tranh nói.
Cảnh báo quan tham 'tăng cường' vơ vét trước khi hạ cánh - ảnh 2Ông Huỳnh Phong Tranh
Ông Tranh nói cũng tăng cường thanh tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nếu có xuất hiện những trường hợp như đại biểu phản ảnh thì Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra. Ông Tranh cũng hứa: “sẽ quan tâm đến câu hỏi của đại biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2016”.
Đem tin tố giác đến nghị trường mà không được giải quyết
Đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) thì bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng kinh doanh đa cấp lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nông dân, sinh viên nghèo khổ. Theo ông Hiến, thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ việc đau lòng. Nhiều trường hợp đã phải bỏ học, ly hôn, thậm chí tự tử vì dính vào đa cấp.
“Qua nghiên cứu tôi thấy rằng các doanh nghiệp đa cấp đã có những vi phạm pháp luật một cách rõ ràng. Có trường hợp còn mạo danh, sử dụng hình ảnh của các lãnh đạo nhà nước để lừa đảo. Cái này không sợ gì oan sai trong việc kết tội lừa đảo. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết trách nhiệm, giải quyết vấn đề trên”, ông Hiến đặt vấn đề.
ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) thì tỏ ra không hài lòng khi có nhiều vụ việc vay mượn tiền của người dân không trả, được ông phản ánh nhưng Viện kiểm sát không xử lý. “Đại biểu QH đem cả tin tố giác tội phạm đến nghị trường QH mà cũng không được giải quyết thì sao mà dân an tâm được”, ông Nghĩa phản ánh.
Tuy nhiên do phiên chất vấn trong buổi sáng hết giờ nên những vấn đề mà ông Hiến và ông Nghĩa nêu ra chưa được trả lời.

Ngộ độc thực phẩm: “Phải lăn ra chết thì mới xử lý được!?”






Dân trí Về giải pháp chấn chỉnh đưa chất cấm, chất độc hại vào sản xuất nuôi trồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị phải tăng mạnh chế tài xử phạt, bởi hiện theo Luật, "phải lăn ra chết thì mới xử lý", trong khi ăn thực phẩm ít khi nào xảy ra trường hợp này thế nên không xử lý được!
 >> Thêm nhiều công ty trộn "độc dược" vào thức ăn chăn nuôi
 >> Thực phẩm bẩn: Dân nghèo nên phải "liều" ăn
 >> "Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế!"

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (17/11), liên quan đến trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) trong quản lý sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng thường xuyên xuất hiện chất cấm trong chăn nuôi không phải là do thiếu quyết tâm của cơ quan điều hành.
Theo nhận xét của tư lệnh ngành nông nghiệp thì lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều đã có những chỉ đạo rất quyết liệt, hàng loạt văn bản pháp lý đã được ban hành.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
Bộ trưởng Phát cho rằng, nguyên nhân chính đến từ việc triển khai, hướng dẫn sản xuất, kiểm tra giám sát tới hàng triệu hộ nông dân, hàng chục nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư và sản phẩm nông lâm thủy sản chưa thực sự sâu rộng để xử lý đến căn cơ.
“Sản xuất nông lâm thủy sản hiện có hàng triệu hộ, riêng trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật còn 103 doanh nghiệp sản xuất, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ. Nên muốn sự chuyển biến phải quản lý, kiểm soát được toàn bộ lực lượng này” – Bộ trưởng phân tích.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát cũng giãi bày, thực tế bộ máy quản lý giám sát, nguồn lực thực hiện rất hạn chế.
“Chúng tôi có hỏi địa phương vì sao triển khai công việc chưa được như mong đợi, thì anh em nói nhiều lý do trong đó có lý do bộ máy, nhân lực. Ví dụ Tuyên Quang chỉ có 7 người tại Chi cục Quản lý chất lượng; Bình Dương có 10 người; cấp huyện và cấp xã thì không có” – Bộ trưởng trình bày.
Về kinh phí, một số địa phương có ngân sách, nhưng tại một số địa phương, ngoài tiền lương thì chỉ được chi 300-500 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ.
Nhằm xử lý vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại, Bộ trưởng Phát đề nghị cần phải có nhiều hơn sự vào cuộc của các bên, trong đó có các hội, đoàn thể, cả cộng đồng…
“Tôi nghĩ cứ phun thuốc bừa bãi thì không thể qua mắt nhân dân, nên công tác đoàn thể cần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình” – ông Phát nói.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng kiến nghị xem xét sửa đổi một số quy định trong Luật Hình sự để có cơ sở pháp lý và chế tài xử lý mạnh tay với những vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm.
Cụ thể, Điều 155 về quy định đối với sử dụng chất cấm nhưng không có chất cấm dùng trong chăn nuôi. Ví dụ chất cấm như chất Salbutamol bị cấm trong chăn nuôi nhưng dùng để chữa bệnh; chất vàng ô cấm trong chăn nuôi, khiến thịt gà trở nên vàng và được người tiêu dùng ưa thích, gây ung thư nhưng trong công nghiệp lại dùng làm chất nhuộm.
Điều 244 quy định “nếu buôn bán thực phẩm độc hại mà gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng thì mới xử lý”.
“Thế tức là phải lăn ra chết thì mới xử lý! Ăn thực phẩm ít khi nào xảy ra trường hợp này thế nên cũng không xử lý được!” – Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Quốc hội xem xét, đồng thời cho biết đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xin phép phải sửa đổi 4 nghị định về xử phạt hành chính, tăng mạnh mức xử phạt với các vi phạm.
Bộ trưởng Phát cũng nói thêm rằng, trong việc quản lý, không thể chỉ nặng về kiểm soát, xử lý mà gốc của vấn đề là phải hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân sản xuất các sản phẩm an toàn và người tiêu dùng nhận biết được chất lượng hàng hóa.
“Chúng tôi sẽ sớm có những chính sách này” – ông Phát cho hay.
Sáng nay, Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương giải pháp để triệt tiêu những nhân tố phi thị trường đang xuất hiện ngày càng nhiều như hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại.
Theo bà An, các loại sản phẩm này đang lan tràn trên khắp các chợ quê, chợ phố, thậm chí là ở trong các siêu thị làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe người dân.
Đồng thời bà An truy vấn: “Bao giờ thì đồng chí có thể triệt hạ được những thương lái hay ăn chặn giữa người sản xuất, người nông dân và người tiêu dùng để giải quyết dứt điểm tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa?”
“Đồng chí có biết rằng, thương hiệu gạo của Việt Nam bị mất thời gian qua chính là do thương lái hay không? Họ đã trộn lẫn các loại lúa, loại gạo vào nhau, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và giá gạo” – vị đại biểu đặt vấn đề.

Bích Diệp

Đại biểu đề nghị không vay tiền, nhận viện trợ từ Trung Quốc






Dân trí Phát biểu tại phiên chất vấn sáng nay 17/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho hay, cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc.

Ông Nghĩa phân tích, kinh tế Việt Nam đang có xu hướng ngày một phụ thuộc sâu vào kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực, đe dọa “chủ quyền kinh tế”.
Vị đại biểu cho hay, “cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này!”.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

“Vay và nhận viện trợ từ Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?”, vị đại biểu băn khoăn. “Nếu trưng cầu ý dân, tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý” vì vẫn còn nhiều nguồn cho vay khác.
Trước đó, vào đầu tháng này, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm cho Việt Nam, bổ sung khoản vay ưu đãi 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tại hội trường sáng nay, ông Nghĩa cũng nhận xét, hiện tượng tham nhũng không giảm mà ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối chính sách, luật pháp. “Khi đó người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại”, ông Nghĩa nói.
Vị đại biểu đề nghị Thủ tướng giải thích thêm về vấn đề này và cho biết những cam kết về giải pháp của Chính phủ. “Cử tri cần những lời cam kết có thể kiểm chứng và xử lý được trách nhiệm về sau”, ông Nghĩa cho hay.
Các nội dung chất vấn này được đại biểu Trương Trọng Nghĩa gửi lên Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến Thủ tướng sẽ có 75 phút trả lời chất vấn đại biểu tại đợt chất vấn cuối cùng của Quốc hội khóa XIII.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về lãng phí trong đầu tư xây dựng, ông Nghĩa cho biết, tình trạng lãng phí, thất thoát tại những nhà máy thép Thái Nguyên, nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ… đã trên 1 tỷ USD trong khi Việt Nam lại cố gắng vay 3 tỷ USD từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Nhà máy gang thép Thái Nguyên 10 năm nay chưa xong, nếu cứ đình trệ thì mỗi tháng Việt Nam mất 20-30 tỷ đồng tiền lãi. Trước thực trạng này, ông Nghĩa đề nghị Chính phủ cần phải có những giải pháp quyết liệt và đột phá.
Bích Diệp



Bộ trưởng "lòng vòng" về nợ thuế, đỉnh nợ công sẽ cán mốc 64,8%





Đăng đàn QH sáng 17/11, Bộ trưởng Tài chính liên tục "bị" Chủ tịch QH nhắc nhở vì trả lời lòng vòng không đúng trọng tâm.
Sáng 17/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng mở màn phiên chất vấn với câu trả lời về nợ thuế ngàn tỷ, có truy thu được không và liên tục được nghe Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở về cách trả lời "lòng vòng", không đi thẳng vào vấn đề.
Đại biểu hỏi theo báo cáo của Bộ Tài chính hiện có 67.000 tỷ đồng nợ đọng thuế, Bộ trưởng cho biết liệu ​có thu hồi được không?
Trả lời tại hội trường, Bộ trưởng Tài chính khẳng định 34.000 tỷ đó là chắc chắn thu được. Trong năm 2015 đã thu về hơn 31.000 tỷ đồng rồi nên còn treo 34.000 tỷ đồng đó. "Chúng tôi chắc chắn thu được số này".
Liên tục nhắc nhở vị Bộ trưởng đang đăng đàn, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Bộ trưởng Tài chính "chỉ cần cam kết như vậy là được, Bộ trưởng không cần trình bày cụ thể chi tiết", "đại biểu hỏi thì Bộ trưởng chỉ cần trả lời thẳng là có truy thu được hay không?". "Quốc hội chỉ ghi nhận lời hứa thôi, làm thế nào là việc của Bộ trưởng".


Trước mối lo lắng của các ĐB về nợ công, Bộ trưởng Tài chính cho hay, đối chiếu với chiến lược và chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công, Việt Nam có 5 chỉ tiêu đạt theo yêu cầu. Một chỉ tiêu không đạt là bù đắp bội chi (thực hiện trên 5,5% cả nhiệm kỳ trong khi chỉ tiêu là 4,5%).
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng nợ công Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát nhưng thừa nhận tốc độ tăng 20%/năm như vậy là quá cao.
Ông cũng cho biết sắp tới, Chính phủ sẽ quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là vay mới, nợ công chỉ chi cho đầu tư phát triển và các công trình thiết yếu theo quy hoạch. Nếu làm tốt, đến năm 2020, nợ công chỉ còn 58,8% GDP. Dự kiến đỉnh nợ công sẽ cán mốc 64,8% vào năm 2017.
PV


“Nếu trả lời như Chánh án thì tôi không cần phải chất vấn“!


(LĐO) XUÂN HẢI 
Chánh án TAND Tối Cao Trương Hòa Bình tại phiên chất vấn (Ảnh: VPQH)

Sáng 17.11, tại phiên chất vấn, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đã chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hoà Bình, về việc bồi thường án oan sai đối với ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình đã kéo dài hơn 11 năm, từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong.


    Đại biểu Xuyền nói: Thiết nghĩ, thời gian kéo dài như vậy là quá đủ để gây thêm nỗi đau cho người bị oan và gia đình họ. Chánh án có biện pháp gì và liệu có cam kết giải quyết dứt điểm trong năm 2015? Nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan như thế nào, nhất là trách nhiệm bồi hoàn tiền cho Nhà nước vì để oan sai.
    Trả lời chất vấn của đại biểu Xuyền, Chánh án TAND Tối cao Trương Hoà Bình cho biết, vụ án ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình là vụ án oan sai phải bồi thường.
    Ông Phi bị truy tố về hai tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN và trốn thuế. Tổng hình phạt là 17 năm tù.
    Sau bản án sơ thẩm, ông Phi kháng cáo. Toà phúc thẩm tuyên ông Phi không phạm tội “chiếm đoạt tài sản XHCN” và huỷ một phần bản án trốn thuế để điều tra lại. Sau đó Viện kiểm sát đình chỉ điều tra trốn thuế nên toà có trách nhiệm bồi thường oan sai.
    Chánh án nhấn mạnh, việc bồi thường có quá trình, thực hiện theo đơn yêu cầu bồi thường của ông Phi vào 2.6.2006 nhưng quá trình thương lượng kéo dài và cuối cùng ông Phi khởi kiện ra toà.
    Về bồi thường số ngày tạm giam, thiệt hại thực tế bị mất, tiền thuê luật sư, bồi thường về sức khoẻ, thuốc men, theo bản án dân sự sơ thẩm, toà Thái Bình đã bồi thường 666 triệu đồng.
    Sau đó ông Phi yêu cầu 3 cơ quan tiến hành tố tụng đền bù thiệt hại vào 8.1.2013 với số tiền hơn 54,1 tỷ đồng. Toà sơ thẩm tuyên bồi thường cho ông Phi hơn 21,4 tỷ đồng và bác yêu cầu bồi thường về các khoản khác.
    Sau phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Thái Bình đề nghị TAND Tối Cao thẩm định lại bản án. Toà tối cao có quyết định kháng nghị với bản án nêu trên với lý do vi phạm, sai lầm nghiêm trọng trong định giá tài sản, giá phát mãi tài sản của ông Phi không chính xác. Bản án sau đó được huỷ và đưa ra xét xử lại.
    Năm 2015, Toà án TP.Thái Bình xét xử, buộc Toà án tỉnh Thái Bình bồi thường cho ông Phi số tiền gần 23 tỷ đồng. Khi bản án chưa có hiệu lực thi hành thì ông Phí tiếp tục kháng cáo nên việc giải quyết vụ án này phải tiếp tục theo trình tự phúc thẩm.
    “Việc oan sai xảy ra từ 1999, nhưng quá trình giải quyết vụ thứ hai từ 2013. Đến nay, theo quy định của pháp luật, vụ án đang được giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Cách giải quyết duy nhất là theo trình tự tố tụng và thẩm quyền giải quyết phúc thẩm và HĐXX chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ Chánh án TAND Tối Cao không có quyền can thiệp mà chỉ có quyền yêu cầu xử lý đúng pháp luật, đó là theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật”, ông Bình cho biết.
    Về nguyên nhân vụ việc kéo dài, Chánh án Trương Hoà Bình cho rằng, “Vụ án đầu giải quyết xong, vụ án sau đang giải quyết theo trình tự. Quan điểm là đã gây ra oan sai cho người dân thì phải bồi thường và giải quyết nhanh nhưng đúng pháp luật”.
    Chưa đồng tình với phần trả lời của Chánh án Trương Hoà Bình, đại biểu Bùi Văn Xuyền nói: “Nếu trả lời như Chán án thì tôi không cần phải chất vấn và chưa thấy vai trò của Chánh án ở đâu, vì Chánh án nói làm theo luật cũng như trả lời không đúng diễn biến vụ án”.
    Theo ông Xuyền, oan sai từ 1999 và ông Phi khởi kiện cả dân sự, hình sự từ 2004. Tuy nhiên, do Toà tối cao và Viện KSND tối cao không xác định được cơ quan nào bồi thường nên sự việc phải đưa ra Quốc hội và UBTVQH năm 2006 quyết định TAND phải là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường. Lúc đó toà mới bắt đầu đứng ra bồi thường.
    Ông Xuyền cũng cho rằng, từ 2004 ông Phi đã yêu cầu bồi thường dân sự 18 tỷ đồng, 2006 yêu cầu bồi thường 35 tỷ, 2013 là 54 tỷ, 2015 là 64 tỷ đồng. Bản án cuối cùng buộc toà án tỉnh bồi thường 23 tỷ đồng. Toà tỉnh kháng cáo, nguyên đơn là ông Phi cũng kháng cáo nên vụ việc kéo dài.
    “Tất nhiên hai bên thương lượng nhưng không đồng tình. Giờ nếu toà rút đơn thì nguyên đơn cũng sẽ rút đơn vì thời gian quá sức chịu đựng và mệt mỏi quá rồi”, ông Xuyền nói. Ông Xuyền cũng đề nghị Chánh án kiểm tra xem xét lại để chỉ đạo, còn bồi thường bao nhiêu là theo luật.
    “Thương lượng, xem xét đánh giá có hội đồng này kia thì cái gì đúng, không đúng cũng phải ra chứ. 2 triệu đồng lấy của Nhà nước đã ngồi tù rồi, nhưng người dân thiệt hại hàng chục tỷ mà cứ kéo dài, vai trò lãnh đạo phải thể hiện rõ hơn”, ông Xuyền nói.



    Ngày chất vấn của những phát ngôn ấn tượng


    VNExp - Các đại biểu Quốc hội đã có một ngày nhiều tiếng cười bởi những phát ngôn ấn tượng, những nhầm lẫn bất ngờ của các trưởng ngành và chủ tọa phiên làm việc.

    Mở đầu ngày chất vấn thứ hai, đại biểu và cử tri cả nước chứng kiến màn đối đáp giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Cả hội trường xôn xao, tiếng cười rộ lên trước cách trả lời vòng vo, không đi vào trọng tâm câu hỏi. 

    Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng bị lãnh đạo Quốc hội yêu cầu trả lời trực tiếp vào nội dung được chất vấn.

    Tiếp tục ngồi ghế chủ tọa ngày chất vấn thứ hai, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã gọi nhầm đại biểu Bùi Văn Xuyền là bộ trưởng. Hội trường Quốc hội vang tiếng cười sau sự nhầm lẫn trên.

    Nhầm lẫn tiếp tục xảy ra khi Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Văn Xuyền về một vụ án oan tại Thái Bình. Chánh án Trương Hòa Bình đã 2 lần nhầm tên đại biểu Xuyền thành tên đương sự vụ việc trên.

    Phần trả lời ấn tượng nhất thuộc về Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh. Ngay khi đứng dậy trả lời, người đứng đầu ngành văn hóa đã làm cả hội trường cười vang khi ông loay hoay bật micro và nói “quen mang thẻ”.

    Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, trước đây Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt câu hỏi là bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, Singapore, “tôi bỏ ngỏ, để cho nhiệm kỳ tiếp theo trả lời”.

    Nói tới ấn tượng của sản phẩm du lịch Việt Nam với thế giới, Bộ trưởng Văn hóa thông tin: "Đi ra quốc tế thì món phở và nón lá của Việt Nam nổi tiếng. Nón lá của chúng ta tại Hội chợ triển lãm Italy là sản phẩm hấp dẫn xếp thứ tư".

    Về trách nhiệm của ngành và cá nhân Bộ trưởng trước một số bất cập của ngành du lịch được đại biểu chất vấn, ông Hoàng Tuấn Anh cho biết “trách nhiệm sẽ được chuyển cho người kế tiếp”.

    Ngày chất vấn thứ hai cũng ghi nhận nhiều “khoảng lặng” khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng về việc vay vốn ODA của Trung Quốc. Đại biểu Lê Như Tiến chất vấn Thanh tra Chính phủ về tham nhũng. Đại biểu Lê Nam chất vấn Thủ tướng về giải pháp của Chính phủ trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông.

    3 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Đức Đam đã đăng đàn trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến những vấn đề được Thủ tướng giao phụ trách. Kết thúc ngày thứ hai, Thủ tướng nhận được thêm chất vấn của 7 đại biểu (ngày đầu có 3 đại biểu).

    Chốt lại ngày chất vấn, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho hay, đã có 54 đại biểu hỏi, còn 40 đại biểu chờ. Phiên chất vấn cuối cùng sáng 18/11, lãnh đạo Quốc hội cho biết sẽ tiếp tục dành thời gian cho nội dung trả lời chất vấn của một số bộ trưởng, trưởng ngành.

    “Sau đó, Thủ tướng sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu”, Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn nói.
    ***

    Những phát biểu ấn tượng của phiên chất vấn ngày 17/11.

    “Nhìn sang các nước trong khu vực, chúng ta không so sánh với Thái Lan, vì đây là một nước phát triển mạnh về du lịch. Chúng ta chỉ so sánh với Lào và Campuchia”, đại biểu Phạm Thị Hải nói.

     “Nhận viện trợ vay ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không, nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ bỏ phiếu không đồng ý nhận viện trợ và vay từ Trung Quốc và cũng còn nhiều nguồn khác để vay tiền”. “Tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã ra ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp và khi đó người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhận xét.

     “Điều 244 (Bộ luật hình sự) nói rằng nếu buôn bán thực phẩm độc hại, gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng mới xử lý. Tức là phải lăn ra chết mới xử lý. Ăn thực phẩm ít khi nào bị thế, nên điều đó không xử lý được”, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát.

    “Nếu theo luật thì tôi cũng hiểu, không phải là tôi không hiểu, Chánh án làm sao can thiệp vào việc xét xử của Hội đồng xét xử được, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng không can thiệp được, điều đó là đương nhiên. Chánh án trả lời như thế thì không cần phải trả lời”, đại biểu Bùi Văn Xuyền nói.

    “Nhiều vị đại biểu Quốc hội đã cảnh báo về một số quan chức nhà nước thường tăng tốc tham nhũng, cả về tần suất và cường độ vào thời điểm "hoàng hôn nhiệm kỳ, bình minh nguyên là", đại biểu Lê Như Tiến phát biểu.

     “Có hiện trạng Thủ tướng nói là xây dựng đúng quy hoạch thì vẫn không đúng quy hoạch, nhà có khi mọc ở giữa rừng. Thủ tướng bảo xây ít tầng thì họ xây cao tầng. Thủ tướng bảo xây ít diện tích thì họ xây nhiều diện tích. Thủ tướng bảo họ không khai thác cát thì họ vẫn chở cát đi bán...”, đại biểu Bùi Thị An nói.


    Xem thêm:
    Bí mật của lịch sử 

    Không có nhận xét nào: