Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

BUỘC TBT BÁO GIA ĐÌNH VN BỒI THƯỜNG CHO BÀ NGUYỄN THỊ MÙI, QUẢNG NINH 72.726.000 Đ THEO BẢN ÁN SỐ 23/DS-ST TAND Q. CẦU GIẤY, HÀ NỘI


Ngày 22/9/2017, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm  lần 2 xem xét Đơn khởi kiện Tổng Biên tập Báo Gia đình Việt Nam ( ông Hồ Minh Chiến Cơ quan chủ quản:Trung ương Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam) của bà Nguyễn Thị Mùi, địa chỉ: Vân Đồn, Quảng Ninh.
Chú thích: sơ thẩm lần 1, Tòa án nhân dân Cầu Giấy đã bác đơn khởi kiện Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam của bà Nguyễn Thị Mùi; Bà Nguyễn Thị Mùi đã kháng án lên Tòa phúc thẩm Hà Nội; Tòa phúc thẩm đã xem xét và ra bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy xét xử lại…
Sau khi nghe bà Nguyễn Thị Mùi ( bên nguyên) không thuê luật sư trực tiếp trình bày về 5 hành vi của TBT Báo Gia đình Việt Nam: đã cho đăng trên 5 kỳ trên phụ bản của báo có tên Gia đình và Cuộc sống từ số 34 tới số 38 năm 2013 loạt bài: “Sự thật chuyện tử tù phạm trọng tội hiếp dâm và giết người hàng loạt kêu oan…”
Theo bà Nguyễn Thị Mùi: Loạt bài này đã có 5 hành vi vi phạm Luật Báo chí, Nghị định 51?2002/ NĐ-CP, Luật Dân sự 2005 về quyền sở hữu hình ảnh cá nhân, quyền bảo vệ bí mật thông tin đời tư của bà…
Bảo vệ cho bên bị là 2 luật sư Phạm Ngọc Minh và Đào Trung Kiên Công ty TNHH Everest, Đoàn luật sư Hà Nội đã tranh tụng với các chứng cứ do bà Nguyễn Thị Mùi đưa ra tại Tòa…
Sau khi nghe bên nguyên và bên bị trình bày và tranh tụng, tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã ban hành Bản án sơ thẩm số 23/2017/DS-ST ngày 22/9/2017 đã xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Mùi về việc yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam ( Tổng biên tập là ông Hồ Minh Chiến) cỉ chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần.
2. Báo Gia đình Việt Nam ( Tổng biên tập ông Hồ Minh Chiến) có trách nhiệm phải đăng nguyên văn văn bản Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí số 507/QĐ-XPHC ngày 13/6/2013 của Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông cùng với lời xin lỗi đối với bà Nguyễn Thị Mùi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
3. Báo Gia đình Việt Nam ( Tổng Biên tập Hồ Minh Chiến ) có trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn Thị Mùi số tiền 72.726.000 đ…”
Sau khi nhận được bản án sơ thẩm số 23, bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn kháng án 2 nội dung mà bản án sơ thẩm đã xử:
1/“ Không đồng ý với khoản tiền mà Tòa buộc TBT báo Gia đình Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho bà là 72.726.000 đ, đó là khoản tiền mà Tòa đã buộc TBT báo Gia đình Việt Nam bồi thường không đầy đủ cho các tổn thất do bà Nguyễn Thị Mùi buộc phải chi cho các khoản: Tiền thuê luật sư tư vấn; Tiền theo biên lai gửi đơn thư, tài liệu qua bưu điện; Tiền tàu xe đi về từ Vân Đồn, Quảng Ninh lên Hà Nội; Tiền bồi thường tổn thất về mặt tinh thần…
Tòa đã không buộc TBT báo Gia đình Việt Nam bồi thường khoản thu nhập, kinh doanh không có hiệu quả của bà Nguyễn thị Mùi do bởi sự tác động của các hình ảnh, thông tin mà báo Gia đình Việt Nam đã đăng về đời tư của mình. Trong đơn khởi kiện bà yêu cầu TBT Báo Gia đình Việt Nam phải bồi thường cho bà 300 triệu VNĐ, trong đó khoản tiền do thiệt hại không kinh doinh có hiệu quả trong 3 năm là 230 triệu Đ.
2/ Bà Nguyễn Thị Mùi đã kháng án việc Tòa sơ thẩm đã bác bỏ 1 nội dung khởi kiện TBT báo Gia đình Việt Nam của bà:”Đối với ý kiến của bà Mùi đề nghị Tòa án cảnh cáo
TBT và Báo Gia đình Việt Nam về hành vi không tôn trọng luật pháp; không tôn trọng quyết định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là Bộ Thông tin-Truyền thông. Báo Gia đình Việt Nam là một cơ quan ngôn luận của Chính phủ mà không nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, “ cãi chày cãi cối”, “ cãi cùn”, không tôn trọng Tòa, vi phạm quyền nhân thân của bà Mùi. Xét yêu cầu này không thuộc thẩm quyền của Tòa án nên Tòa không xem xét.” ( trang 10 phần NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN-Bản án sơ thẩm số 23)…
Nội dung trên trong Đơn khởi kiện TBT Báo Gia đình Việt Nam của bà Nguyễn Thị Mùi là căn cứ vào Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng của bộ Luật vi phạm Hành chính số 15/2012:
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
Bà Nguyễn Thị Mùi đã kháng án và yêu cầu Tòa phúc thẩm Hà Nội xem xét điều chính lại Bản án sơ thẩm số 23 hai nội dung kể trên…

P.V.

Phát hiện Hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá để vào sâu trong vùng biển Việt Nam; Ngăn chặn nhiều tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền

(Tin tức thời sự) - "Lực lượng Hải quân đã kịp thời đấu tranh, ngăn cản không để những tàu này xâm phạm chủ quyền Việt Nam''.

Chiều 3/10, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo Quý III năm 2017 giới thiệu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và đối ngoại quốc phòng.
Phát biểu tại họp báo, Đại tá Nguyễn Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định:
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các chương trình, kế hoạch.
Đại diện Bộ Quốc phòng đã cung cấp thông tin khái quát về một số nội dung chính gồm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân; công tác dân vận, giúp dân xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; việc triển khai các hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Ngan chan nhieu tau ca nuoc ngoai xam pham chu quyen
Toàn cảnh buổi Họp báo Quý III do Bộ Quốc phòng tổ chức
Chủ quyền biển đảo
Về nhiệm vụ thực hiện công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: Quân chủng Hải quân thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp.
Bên cạnh đó, lực lượng Hải quân đã tăng cường tuần tra, trinh sát, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, xử lý các tình huống bảo vệ chủ quyền biển, đảo, kiểm soát vùng trời.
Trên cơ sở đó, nắm chắc tình hình, nhận định, đánh giá, tham mưu, đề xuất với Bộ Quốc phòng xử lý linh hoạt, đúng đối sách, giữ vững chủ quyền biển, đảo, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo về tình hình biển Đông trong thời gian vừa qua, Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều cho biết:
''Trong quá trình làm nhiệm vụ, để phát hiện kịp thời các mục tiêu trên biển, từ đó đánh giá chính xác động thái của từng mục tiêu, lực lượng Hải quân đã huy động cả các lực lượng túc trực trên biển và trực tại các trạm rada trên bờ.
Những năm vừa qua, lực lượng Hải quân đã phát hiện rất nhiều tàu cá nước ngoài, xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Song lực lượng Hải quân đã kịp thời đấu tranh, ngăn cản không để những tàu này xâm phạm chủ quyền Việt Nam''.
Bên cạnh đó, theo Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều, trong thời gian quan lực lượng Hải quân đã duy trì lực lượng tại các vùng biển trọng điểm, kịp thời phát hiện các động thái mới của nước ngoài để báo cáo Bộ quốc phòng để có hướng xử lý phù hợp.
Mục tiêu của lực lượng Hải quân là tránh xảy ra xung đột, giữ vững chủ quyền, vừa giữ vững môi trường hòa bình trên biển, nhằm tạo điều kiện cho phát triển đất nước, giữ vững tình đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Vấn đề đất quốc phòng
Liên quan đến vấn đề đất Quốc phòng tại các tỉnh thành trên cả nước, Đại tá Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh, hiện Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, rà soát đất quốc phòng tại các tỉnh thành, mà trọng tâm là các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...
Với thái độ làm việc rất nghiêm túc, đơn vị nào sử dụng đất Quốc phòng sai quy định, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết xử lý.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đang phối hợp với cơ quan chức năng, tiến hành kiểm tra, rà soát, toàn bộ đất quốc phòng tại các tỉnh thành trên cả nước, sau đó báo cáo cụ thể với Chính phủ.
''Dự kiến, cuối tháng 10, Quân ủy Trung ương sẽ có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM về vấn đề đất Quốc phòng (liên quan đến dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất - PV).
Bộ Quốc phòng sẽ thông tin chi tiết về các vấn đề này trong buổi họp báo tiếp theo'', Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nói.
Tại cuộc họp báo, Bộ Quốc phòng đã đưa ra một số chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.
Trong đó đáng chú ý là việc tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt cho việc triển khai nữ sĩ quan đầu tiên của Việt Nam tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc Nam Sudan.
Xây dựng Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam có quy mô, tầm cỡ khu vực và quốc tế, có đủ năng lực huấn luyện và cấp chứng chỉ quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc và tham gia các hoạt động hợp tác về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khu vực và trên thế giới.
Hồng Hải

Phát hiện Hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá để vào sâu trong vùng biển Việt Nam


Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để trinh sát, nắm tình hình…
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng  của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông qua những hành động như: ra quyết định thiết lập 4 “Ban vũ trang nhân dân” ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò khí trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát, nắm tình hình.
Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để trinh sát, nắm tình hình…
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng  của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông qua những hành động như: ra quyết định thiết lập 4 “Ban vũ trang nhân dân” ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò khí trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát, nắm tình hình.

Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm và hư hỏng nặng
Qua mạng thông tin liên lạc và thông tin trinh sát trên biển, đơn vị đã phát hiện 264 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển. Trong đó có 207 lượt tàu cá xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản ở khu vực Đông Bắc Sơn Trà 45 đến 50 hải lý, 1 tàu cá Trung Quốc vào sâu trong vùng nội thủy Việt Nam, 56 lượt tàu chấp pháp của Trung Quốc hoạt động trinh sát tại các lô dầu khí 116, 144, 145 thuộc chủ quyền vùng biển của Việt Nam, 4 trường hợp tàu quân sự, tàu chấp pháp xua đuổi tàu cá Đà Nẵng, Quảng Ngãi khi hoạt động khai thác hải sản tại khu vực Hoàng Sa.
Có hơn 191 nghìn lượt người nước ngoài đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và làm việc trên địa bàn các phường biên phòng (tăng 29.306 lượt người). Đáng chú ý là hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh du lịch của một số công ty nước ngoài ở các vị trí “nhạy cảm” về an ninh quốc phòng tại Đà Nẵng.
Khánh Hồng

Trích xuất camera sân bay làm rõ vụ cục phó có mang 400 triệu từ Hà Nội hay không: Hy vọng không bị hỏng

Cụ thể, Bộ sẽ đề nghị Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Trung tâm an ninh sân bay Nội Bài trích xuất camera soi chiếu hành lý của anh Quang trước khi lên máy bay


Ngài Bộ trưởng nói: "Tôi chưa nhận được bất kì thông tin gì về việc ông Nguyễn Xuân Quangnhũng nhiễu doanh nghiệp. Còn nếu ai có bằng chứng việc ông Quang đã nhũng nhiễu doanh nghiệp thì hãy cung cấp cho tôi. Tôi khẳng định đây là thông tin không chính thức".

Quyết liệt quá. Thế là anh Quang cục phó sắp được minh oan rồi.

Hi vọng anh tai qua nạn khỏi. Năm nay tuổi Ất Mão hạn nặng!

Mỗi tội mấy cái camera giờ biết sợ cán bộ, biết đâu được.
Trích xuất camera sân bay làm rõ vụ cục phó có mang 400 triệu từ Hà Nội hay không: Hy vọng không bị hỏng


Những cái phong bì không biết nói



Tư Ngộ - Cả bộ trưởng, lẫn tổng cục trưởng của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đều xông vào chống đỡ cho ông cục phó bị trộm số tiền lớn đang bị dư luận xăm soi càng làm cho nghi vấn gia tăng về nguồn gốc số tiền.

Các chuyện lùm sùm chung quanh việc ông Nguyễn Xuân Quang, phó cục trưởng Cục Kiểm Soát Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường, Tổng Cục Môi Trường, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, mất trộm 385 triệu đồng (khoảng $16,940) ở khách sạn Thanh Vân 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An, vẫn tiếp diễn qua buổi họp báo có mặt của Bộ Trưởng Trần Hồng Hà và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Môi Trường Nguyễn Văn Tài, tiếp theo phiên họp của chính phủ hàng tháng.

Ông Nguyễn Xuân Quang, như mấy ngày qua báo chí trong nước tường thuật sôi nổi, mất trộm một cặp da, trong đó có chiếc máy tính xách tay và số tiền 385 triệu đồng trong khoảng thời gian đâu đó từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng Thứ Ba, 26 Tháng Chín.
Ông Quang dẫn đầu một phái đoàn gồm một số viên chức của Cục Kiểm Soát Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường phối hợp với các viên chức địa phương để thanh tra về tình hình kiểm soát bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trong tỉnh Long An.

Theo kế hoạch đã vạch sẵn, phái đoàn ông Quang sẽ thanh tra 30 doanh nghiệp tại tỉnh Long An thời gian kéo dài từ ngày 21 Tháng Chín đến 11 Tháng Mười. Khi vụ mất trộm xảy ra, ông mới chỉ thanh tra được bảy doanh nghiệp.

Theo các tin tức ban đầu, ông nói ông mang theo số tiền mặt 400 triệu đồng để trên đường công tác, ghé Sài Gòn giao cho một người thân. Về sau và mới ngày 3 Tháng Mười, báo chí trong nước kể ông giải thích khác đi là đưa cho cô em vợ mua đất. Ông chỉ mất có 385 triệu vì 15 triệu ông để trong ví “tiêu riêng.”

Lương một ông cục phó được bao nhiêu mà ông “tiêu riêng” tới 15 triệu đồng trong 20 ngày, số tiền tương đương lương bộ trưởng một tháng? Khi một quan chức cấp cao ở trung ương về địa phương “thanh tra,” các chức sắc địa phương chẳng lẽ lại không “biết điều” để đến nỗi ông phải móc ví ra trả ăn trưa ăn tối? Lại còn “chỗ nọ chỗ kia” mà ông đến thanh tra, ai dám để cho các ông đói khát? Phải rượu thịt linh đình tới bến chứ?

Trở lại cái chuyện mất trộm, ngày 29 Tháng Chín, báo điện tử Dân Trí có bản tin tiếp theo về vụ ông Quang mất trộm. Trong bản tin có tựa đề “Vụ cục phó mất gần 400 triệu đồng: Hiện trường có nhiều phong bì bị xé.” Báo này thuật lại lời viên chức điều tra của công an tỉnh Long An sau khi khám nghiệm phòng trọ của ông Quang, tức nơi bị mất trộm.

“Khi tiếp cận hiện trường là phòng 209 tại khách sạn T.V sau khi nhận tin báo có vụ mất số tiền lớn, chúng tôi thấy phòng không có dấu hiệu cạy cửa. Xung quanh phòng, bàn ghế không bị xê dịch, ổ khóa còn nguyên, mọi đồ đạc như quần áo, vali, đồ dùng cá nhân của khách vẫn còn y nguyên. Chúng tôi có thấy một số phong bì đã được bóc sẵn nhưng chưa rõ đây là phong bì gì. Ngoài phòng 209, chúng tôi cũng đã tiếp cận nhiều phòng khác tại khách sạn này để điều tra nhưng mọi thứ đều bình thường,” lời của đại diện cơ quan điều tra công an thành phố Tân An được dẫn lại trên báo Dân Trí.

Bây giờ, bản tin này đã bị báo điện tử Dân Trí gỡ xuống. Ngày 2 Tháng Mười, người ta vẫn còn thấy tựa đề bản tin vừa kể nằm trong đường dẫn các tin liên quan đến vụ việc dù tin đã bị xóa. Ngay hôm Thứ Ba, 3 Tháng Mười, đưỡng dẫn tới bản tin cũng bị xóa luôn. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể tìm lại được bản tin “Vụ cục phó mất gần 400 triệu đồng: Hiện trường có nhiều phong bì bị xé” của báo Dân Trí trên một số trang mạng xã hội.

Tại cuộc họp báo, Bộ Trưởng Tài Nguyên-Môi Trường Trần Hồng Hà bênh thuộc cấp qua lời cả quyết “Biên bản (của công an) không có thông tin nào về việc có phong bì đã bóc và chưa bóc trong phòng cán bộ này.”

Theo ông Nguyễn Văn Tài, tổng cục trưởng Tổng Cục Môi Trường (Bộ Tài Nguyên-Môi Trường), trong bản tường trình gửi tới lãnh đạo cơ quan này thì ông Nguyễn Xuân Quang, cục phó Cục Kiểm Soát Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường, (người báo mất trộm 385 triệu đồng) cả quyết “không có phong bì trong phòng ở khách sạn.”

Chiều 2 Tháng Mười, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An thanh phố Tân An quyết định khởi tố vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại khách sạn Thanh Vân 2 nằm trên đường Hồ Văn Long (phường 2, thành phố Tân An).

Tại sao nói với báo chí, cảnh sát điều tra xác định có một số “phong bì” ám chỉ trong đựng tiền hối lộ trong phòng ông Quang thuê, rồi lại không thấy trong biên bản vụ trộm? Những phong bì đó là những chứng cứ có thể lần theo dấu vân tay để tìm xem những ai liên quan đến nó. Bây giờ chúng biến đi đâu? Hay công an điều tra có thu giữ?

Phong bì là giấy, là vật vô tri. Chúng có thể giúp chứng minh sự lương thiện, trong sạch của ông Nguyễn Xuân Quang hay ngược lại. Rất tiếc, chúng không có miệng để nói, để khai. Nhưng vẫn có thể lần ra manh mối qua dấu vân tay xem ông Quang có ăn bẩn hay không. Số tiền ông khai mất trộm là tiền ông mang theo hay là của hối lộ đã nhận được trong vài ngày ở Long An.

Hiện để đoàn thanh tra tiếp tục hoạt đông, Tổng Cục Môi Trường đã đưa ông Hoàng Văn Vy, phó cục trưởng Cục Kiểm Soát Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường (do cục này không có cục trưởng) thay ông Quang.

Khởi tố mà chứng cứ nếu bị ỉm đi thì khởi tố cái gì. Đi vào đường cụt rồi nói chúng tôi chẳng tìm thấy cái gì cả. Chấm hết câu chuyện và mọi việc chìm vào quên lãng theo dòng thời sự đầy ắp biến cố?


Tư Ngộ
Người Việt

Cựu ĐBQH Thu Nga: ‘Tôi đã quá tin tưởng ở chính quyền’

Ngày 4-10, phiên tòa xét xử bị cáo cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga và đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bắt đầu làm việc từ 8 giờ 35. Tuy nhiên, tới 9 giờ 45 mà chỉ có một bị hại trong danh sách triệu tập có mặt.
Trước diễn biến này, HĐXX tiếp tục hỏi bị cáo Châu Thị Thu Nga.
Bị cáo Nga nói Công ty Housing Group sẽ chịu trách nhiệm về những khoản thu có chứng từ.
Bà Nga trình bày: “Nguyện vọng cá nhân tôi, Housing Group cũng như các khách hàng là chúng tôi muốn được triển khai dự án để bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng. Đó là điều day dứt của bản thân tôi, là sự đau lòng của tôi, tôi đã quá tin tưởng chính quyền sẽ duyệt dự án này. Tôi không mong muốn gì hơn, mong tòa trả tự do cho chín bị cáo đã đi theo tôi. Nếu phải chịu trách nhiệm thì tôi sẽ là người chịu trách nhiệm. Những khoản chi tôi không giải trình được, không có chứng từ thì cá nhân tôi sẽ chịu trách nhiệm”.
“Tôi là người cống hiến hết mình, tôi chưa bao giờ làm những việc gì khuất tất” - bà Nga nói và nhiều lần khẳng định “đã quá tin tưởng ở chính quyền”.
Cựu ĐBQH Thu Nga: ‘Tôi đã quá tin tưởng ở chính quyền’ - ảnh 1
Cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga cho rằng đã tin tưởng chính quyền sẽ duyệt dự án này. Ảnh: Đ.MINH
Trước đó, tòa thẩm vấn bị hại Phạm Thị Hoa. Bà Hoa cho biết đã nộp hơn 500 triệu đồng, chưa đòi được đồng nào. Bà Hoa khai đã giao dịch với bị cáo Nguyễn Thị Tình - cựu giám đốc sàn giao dịch bất động sản Housing Group. Bị cáo Tình nói với bà giá gốc căn hộ là 10 triệu đồng/m2, Tình đòi chênh lệch 5 triệu/m2, sau thỏa thuận giảm xuống còn 4,5 triệu đồng/m2, Tình sẽ làm mọi thủ tục.
“Chị ấy nói đây là suất ưu đãi của một anh công an nên mới có giá này” - bà Hoa nhớ lại. Bà Hoa cũng trình này nguyện vọng mong dự án tiếp tục được triển khai, vì ngôi nhà bà ở đang thuộc diện giải tỏa. Nếu dự án không thể thực hiện được thì bà mong lấy lại được số tiền này. Tuy nhiên, bà Hoa cũng thừa nhận số tiền chênh lệch đã đưa cho Tình (tương ứng 117 m2 x 4,5 triệu đồng/m2), không có giấy biên nhận.
Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Thị Tình lại khẳng định: “Tôi không biết bà Hoa là ai, đề nghị xem toàn bộ giấy tờ có chữ ký của tôi không, kể cả ký nháy”.
Tới gần 10 giờ sáng, một số bị hại cũng đã có mặt tại tòa để lấy lời khai. Có bị hại cho biết không có chứng từ thu tiền, chỉ có một bản viết tay ghi tổng số tiền nộp là bao nhiêu, trong đó giá gốc là bao nhiêu, chênh lệch là bao nhiêu. Tuy nhiên, bị hại này cũng chỉ nhớ đã giao dịch với một người tên Huy, không nhớ họ tên đầy đủ.
Một số bị hại cho biết đăng ký mua nhà do tin tưởng vào bà Châu Thị Thu Nga vì bà là ĐBQH, xuất hiện nhiều trên truyền hình.
Gần như tất cả các bị hại đều bày tỏ mong muốn dự án được tiếp tục triển khai để lấy nhà, vì lo ngại nếu dự án không được triển khai, bà Nga lấy đâu ra tiền để đền bù.
"Bị cáo lấy nguồn tiền ở đâu để bồi thường cho khách hàng nếu dự án không được tiếp tục thực hiện? Nếu dự án tiếp tục thực hiện thì lấy nguồn tiền ở đâu để tiếp tục dự án khi nguồn tiền thu của khách bị cáo đã thu hết rồi?" - chủ tọa hỏi bị cáo Châu Thị Thu Nga.
Bà Nga quay xuống phòng xử muốn nói với các bị hại, tuy nhiên HĐXX yêu cầu bị cáo Nga quay lên đối diện với HĐXX.
Bị cáo Nga nói đề nghị HĐXX xác định lại những khoản Công ty Housing Group đã chi cho dự án B5 Cầu Diễn, các khoản chi cho phúc lợi công ty, các khoản chi có chứng từ và đề nghị tiếp tục làm rõ 34 hoạt động khác của công ty chưa được xác định.
Bà Nga tiếp tục khẳng định nếu khách hàng vẫn muốn rút vốn thì sẽ dùng tài sản của Housing Group và cá nhân bà để khắc phục hậu quả.
“Chúng tôi đã có đối tác để triển khai dự án này. Trong phiên tòa hôm nay, tôi mong bà con vừa biết được thông tin vừa biết được nguyện vọng của tôi. Để triển khai dự án này không phải chỉ có một nguồn tiền từ bà con đã đóng góp. Tôi đang bị tạm giam nên không thể tiếp xúc với bà con để trả lời về nguồn tiền được, đề nghị khách hàng tiếp xúc với TGĐ Lê Sáu (là người đại diện theo pháp luật của Housing Group để được giải đáp các vấn đề” - bị cáo Nga nói.
ĐỨC MINH

Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh; Đề nghị thu hồi tài sản lãnh đạo Đà Nẵng nhận từ doanh nghiệp

Dân trí “Bao nhiêu nhà đó, nhà nào của anh sắm, nhà nào anh lấy được của người ta, xe cộ phải thu chứ, tiền nong có lấy không, kiểm tra xem có đất không?… Cái đó Đảng, Nhà nước phải thu hồi lại để lấy uy tín trong nhân dân”, cử tri Đà Nẵng kiến nghị các đại biểu Quốc hội.
 >> Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
 >> Bí thư Đà Nẵng: Không ai có khả năng thao túng lãnh đạo thành phố!

Phải truy thu tài sản tham nhũng phân tán cho con cháu
Sáng 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng có buổi tiếp xúc với các cử tri quận Hải Châu để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Vân (phường Hòa Cường Bắc) cho biết, thời gian qua, Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã phát hiện và kiên quyết đưa ra xử lý một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, kỷ luật một số cán bộ cấp cao, phần nào lấy lại được lòng tin cho nhân dân.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp xúc với các cử tri quận Hải Châu để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp xúc với các cử tri quận Hải Châu để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV.
“Tuy nhiên, chúng tôi mong Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần tiếp tục làm mạnh mẽ hơn nữa, đừng để sót, lọt ai đó và cần thu hồi cho được tài sản do tham nhũng mà có. Tội nặng phải xử lý hình sự chứ còn cảnh cáo, cách chức không tương xứng và không răn đe được”, cử tri Vân kiến nghị.
Cử tri Vân cũng đề nghị Đoàn đại biểu quốc hội TP Đà Nẵng quan tâm giám sát nhiều hơn nữa đến hoạt động của UBND, HĐND TP Đà Nẵng.
“Những khuyết điểm của Đà Nẵng vừa qua, theo tôi có trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội”, cử tri Vân nhấn mạnh.
Cử tri Đặng Vân nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri
Cử tri Đặng Vân nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri
Cử tri Nguyễn Hồng Lam (phường Hòa Thuận Tây) hỏi: Những người vi phạm trước kia đã hạ cánh an toàn có truy cứu trách nhiệm nữa không? Bởi những hậu quả của ngày nay chính là do sai phạm của những người đó để lại. Khi tòa tuyên tử hình, chung thân không thấy nói đến việc thu hồi tài sản. Đề nghị sắp tới, Quốc hội làm luật vừa sửa đổi vừa bổ sung một số vấn đề về phòng chống tham nhũng, phát động quần chúng phát hiện những tài sản phân tán cho con cháu họ và tịch thu toàn bộ tài sản trên.
Trả lời ý kiến của các cử tri, ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng - cho biết, ý kiến của các tri cử thể hiện tầm tư duy, chia sẻ, trách nhiệm đối với việc chung đang diễn ra của đất nước cũng như TP Đà Nẵng.
Đối với ý kiến của cử tri Đặng Vân, ông Sơn cảm ơn sự nhận xét, theo dõi của ông Vân đối với cơ quan Quốc hội và cũng cảm ơn những nhận xét của ông Vân đối với những khiếm khuyết của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, chưa thực sự làm tròn trách nhiệm, đáp ứng được mong đợi trong công tác giám sát.
Ông Sơn mong bà con chia sẻ và các đại biểu Quốc hội của thành phố xin rút kinh nghiệm sâu sắc.
Ông Sơn cũng cho biết, đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng nhiệm kỳ này đều là những người đầu tiên được bà con cử tri thành phố tín nhiệm bầu ra nên không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng trả lời ý kiến của các cử tri
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng trả lời ý kiến của các cử tri
Về công tác cán bộ, ông Sơn cho biết, công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang rất tích cực. Chưa lúc nào công tác phòng chống tham nhũng mà mạnh mẽ như thế.
“Cách đây hơn một tuần, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị với Chính phủ tổng rà soát lại toàn bộ công tác cán bộ. Cái đó thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Chính phủ. Vì thế, đề nghị bà con yên tâm tiếp tục theo dõi. Thông qua công cuộc này, cá nhân tôi tin tưởng rằng, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước sẽ có chuyển biến tích cực”, ông Sơn nói.
Đối với ý kiến của cử tri Nguyễn Hồng Lam đề nghị Quốc hội cần mạnh mẽ hơn nữa để làm sao có thể thu hồi được tài sản tham nhũng, ông Sơn cho biết, thái độ của đại biểu Quốc hội như thế nào tại các kỳ họp thì cơ quan truyền thông đã nêu cả rồi.
“Một vấn đề nằm ở mặt thể chế, kể cả câu chuyện vừa rồi, chúng ta chưa bằng lòng lắm việc có những vị đã nghỉ hưu nhưng bây giờ bị cách chức, nghe không hợp lý tý nào. Nhưng bà con cũng phải thông cảm, chia sẻ với Trung ương Đảng và Chính phủ. Chúng ta lúc đó chưa có quy định về việc trừng trị đối với những cán bộ sai phạm nhưng đã nghỉ rồi. Thành thử bây giờ nó như vậy.Chắc chắn sắp tới, khi xây dựng thể chế sẽ có quy định đối với những cán bộ sai phạm nhưng đã nghỉ hưu”, ông Sơn nói.
Nhà nào anh sắm? Nhà nào lấy của người ta?
Chia sẻ bên lề buổi tiếp xúc cử tri, cử tri Đặng Vân cho biết, ông rất đau xót trước việc các lãnh đạo cấp cao của thành phố bị kỷ luật. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, việc gì đến sẽ phải đến.
“Do bản lĩnh mình chưa đúng tầm nên mới xảy ra việc đó. Mà cái này, như tôi đã nói nó thuộc về công tác cán bộ của Đảng”, cử tri Vân nói.
Theo cử tri Vân, việc Chủ tịch Đà Nẵng bị kỷ luật, Bí thư Đà Nẵng bị đề nghị kỷ luật cũng làm mất đi hình ảnh thành phố đáng sống của Đà Nẵng. Tuy nhiên, cái đáng mừng là phát hiện được những người không đủ bản lĩnh.
Cử tri Vân cũng đề nghị việc xử lý vi phạm của lãnh đạo Đà Nẵng phải đúng người, đúng tội và thu hồi tài sản nếu có tham nhũng.
“Bao nhiêu nhà đó, nhà nào của anh sắm, nhà nào anh lấy được của người ta, xe cộ phải thu, tiền nong có lấy không, kiểm tra xem có đất không?… Cái đó Đảng, Nhà nước phải thu hồi lại để lấy uy tín trong nhân dân”, cử tri Vân nói.
Đối với 9 dự án và 31 nhà công sản của Đà Nẵng đang bị Bộ Công an điều tra, cử tri Vân đề nghị phải kiểm tra kỹ và đặc biệt là làm rõ xem Đà Nẵng có ai chống lưng không.
Về vấn đề quy hoạch Sơn Trà, cử tri Vân đề nghị cần rà soát kỹ để đảm bảo hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, đặc biệt là vấn đề quốc phòng – an ninh.
Khánh Hồng


Cử tri Đà Nẵng đề nghị thu hồi nhà ông Nguyễn Xuân Anh


 - Cử tri quận Hải Châu đề nghị thu hồi lại nhà của Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh đã nhận từ doanh nghiệp.
Sáng nay, đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri 2 quận Hải Châu và Sơn Trà. Các cử tri đã chất vấn nhiều vấn đề nóng, đặc biệt là về khuyết điểm của lãnh đạo TP Đà Nẵng mà UB Kiểm tra TƯ đã kết luận.
Cử tri Đặng Vân (quận Hải Châu) cho rằng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã phát hiện và kiên quyết đưa ra xử lý một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng và kỷ luật một số cán bộ cấp cao. Điều này làm cử tri rất vui mừng.
Ông Vân đề nghị phải thu hồi lại nhà mà Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anhnhận từ doanh nghiệp (ở đường Nguyễn Thái Học - PV).
Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng
Cử tri Đặng Vân (quận Hải Châu)
“Theo tôi, những khuyết điểm vừa qua của TP Đà Nẵng có phần trách nhiệm của đoàn ĐBQH trong việc giám sát”, ông Vân nói thêm.
Ông Vân cho rằng trong xử lý sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng, cụ thể là của Bí thư Nguyễn Xuân Anh cần phải điều tra rõ việc nhận nhà, nhận xe. 
“Kiên quyết thu hồi tài sản đã tham nhũng, như nhà đã nhận của doanh nghiệp thì phải thu hồi”, ông đề nghị.
Bí thư có chịu từ chức như đã hứa?
Theo cử tri Dương Minh Trường (quận Sơn Trà), Bí thư Nguyễn Xuân Anh nhậm chức chưa được 2 năm mà đã nhận nhà, nhận xe của doanh nghiệp là không được. Điều này khiến người dân TP rất buồn lòng.
Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng, Đà Nẵng
Hai căn nhà trên đường Nguyễn Thái Học do một doanh nghiệp tặng Bí thư Nguyễn Xuân Anh
Cử tri Lê Thọ Quyền nêu, người dân rất thất vọng khi hai lãnh đạo cao nhất của TP đều sai phạm đến mức phải kỷ luật. “Bí thư Xuân Anh từng khẳng định nếu có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng sẽ từ chức. Bây giờ UB Kiểm tra TƯ đã làm rõ ông nhận nhà từ doanh nghiệp, vậy ông có từ chức không?”, ông Quyền hỏi.
Trả lời các cử tri, Phó trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn thừa nhận đoàn ĐBQH không tránh khỏi các thiếu sót. Ông hứa tiếp thu ý kiến của cử tri Đặng Vân, sẽ làm tròn trách nhiệm trong việc giám sát. Ông cho biết thêm sẽ chuyển các ý kiến của cử tri đến cơ quan chức năng.
Tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Thanh Quang, đại diện đoàn ĐBQH Đà Nẵng cũng báo cáo đến cử tri về những sai phạm của Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng trong thời gian qua. Ông khẳng định các sai phạm đang được xử lý.
“Trong 10-15 ngày nữa  sẽ có thông báo cụ thể để báo cáo cho cử tri về việc xử lý”, ông Quang nói.
Bí thư Xuân Anh: 'Tôi không có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng'

Bí thư Xuân Anh: 'Tôi không có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng'

Bí thư Xuân Anh khẳng định ngoài nhà riêng ông không có một mét đất nào khác ở Đà Nẵng. Nếu sai, ông hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ bỏ chức vụ hiện tại.
Ông Nguyễn Xuân Anh: Không làm được thì từ chức ngay

Ông Nguyễn Xuân Anh: Không làm được thì từ chức ngay

Bí thư Đà Nẵng đưa ra trước hội nghị 2 tin nhắn người dân gửi ông mới đây.
Đà Nẵng bác tin Bí thư Xuân Anh đi xe sang, biển giả

Đà Nẵng bác tin Bí thư Xuân Anh đi xe sang, biển giả

Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng khẳng định xe biển xanh đưa đón Bí thư Nguyễn Xuân Anh là xe công vụ, hoạt động đúng quy định của pháp luật.
Bí thư Xuân Anh: Đừng vì phong bì vài triệu mà hành doanh nghiệp

Bí thư Xuân Anh: Đừng vì phong bì vài triệu mà hành doanh nghiệp

“Chưa có doanh nghiệp nào đến làm việc với tôi mà có phong bì đặt trên bàn.”, Bí thư Đà Nẵng cho hay đó là điều cấm kỵ.
Bí thư Xuân Anh: Chúng tôi rất xấu hổ!

Bí thư Xuân Anh: Chúng tôi rất xấu hổ!

Bí thư Đà Nẵng cam kết sẽ xử lý đích đáng cá nhân, tổ chức vi phạm, không bao che trường hợp nào trong vụ chìm tàu sông Hàn.
Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Công bố sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Ông Xuân Anh kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp.
Cao Thái