Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Phát hiện Hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá để vào sâu trong vùng biển Việt Nam; Ngăn chặn nhiều tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền

(Tin tức thời sự) - "Lực lượng Hải quân đã kịp thời đấu tranh, ngăn cản không để những tàu này xâm phạm chủ quyền Việt Nam''.

Chiều 3/10, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo Quý III năm 2017 giới thiệu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và đối ngoại quốc phòng.
Phát biểu tại họp báo, Đại tá Nguyễn Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định:
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các chương trình, kế hoạch.
Đại diện Bộ Quốc phòng đã cung cấp thông tin khái quát về một số nội dung chính gồm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân; công tác dân vận, giúp dân xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; việc triển khai các hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Ngan chan nhieu tau ca nuoc ngoai xam pham chu quyen
Toàn cảnh buổi Họp báo Quý III do Bộ Quốc phòng tổ chức
Chủ quyền biển đảo
Về nhiệm vụ thực hiện công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: Quân chủng Hải quân thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp.
Bên cạnh đó, lực lượng Hải quân đã tăng cường tuần tra, trinh sát, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, xử lý các tình huống bảo vệ chủ quyền biển, đảo, kiểm soát vùng trời.
Trên cơ sở đó, nắm chắc tình hình, nhận định, đánh giá, tham mưu, đề xuất với Bộ Quốc phòng xử lý linh hoạt, đúng đối sách, giữ vững chủ quyền biển, đảo, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo về tình hình biển Đông trong thời gian vừa qua, Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều cho biết:
''Trong quá trình làm nhiệm vụ, để phát hiện kịp thời các mục tiêu trên biển, từ đó đánh giá chính xác động thái của từng mục tiêu, lực lượng Hải quân đã huy động cả các lực lượng túc trực trên biển và trực tại các trạm rada trên bờ.
Những năm vừa qua, lực lượng Hải quân đã phát hiện rất nhiều tàu cá nước ngoài, xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Song lực lượng Hải quân đã kịp thời đấu tranh, ngăn cản không để những tàu này xâm phạm chủ quyền Việt Nam''.
Bên cạnh đó, theo Chuẩn đô đốc Đoàn Văn Chiều, trong thời gian quan lực lượng Hải quân đã duy trì lực lượng tại các vùng biển trọng điểm, kịp thời phát hiện các động thái mới của nước ngoài để báo cáo Bộ quốc phòng để có hướng xử lý phù hợp.
Mục tiêu của lực lượng Hải quân là tránh xảy ra xung đột, giữ vững chủ quyền, vừa giữ vững môi trường hòa bình trên biển, nhằm tạo điều kiện cho phát triển đất nước, giữ vững tình đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Vấn đề đất quốc phòng
Liên quan đến vấn đề đất Quốc phòng tại các tỉnh thành trên cả nước, Đại tá Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh, hiện Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, rà soát đất quốc phòng tại các tỉnh thành, mà trọng tâm là các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...
Với thái độ làm việc rất nghiêm túc, đơn vị nào sử dụng đất Quốc phòng sai quy định, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết xử lý.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đang phối hợp với cơ quan chức năng, tiến hành kiểm tra, rà soát, toàn bộ đất quốc phòng tại các tỉnh thành trên cả nước, sau đó báo cáo cụ thể với Chính phủ.
''Dự kiến, cuối tháng 10, Quân ủy Trung ương sẽ có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM về vấn đề đất Quốc phòng (liên quan đến dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất - PV).
Bộ Quốc phòng sẽ thông tin chi tiết về các vấn đề này trong buổi họp báo tiếp theo'', Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nói.
Tại cuộc họp báo, Bộ Quốc phòng đã đưa ra một số chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.
Trong đó đáng chú ý là việc tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt cho việc triển khai nữ sĩ quan đầu tiên của Việt Nam tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc Nam Sudan.
Xây dựng Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam có quy mô, tầm cỡ khu vực và quốc tế, có đủ năng lực huấn luyện và cấp chứng chỉ quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc và tham gia các hoạt động hợp tác về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khu vực và trên thế giới.
Hồng Hải

Phát hiện Hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá để vào sâu trong vùng biển Việt Nam


Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để trinh sát, nắm tình hình…
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng  của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông qua những hành động như: ra quyết định thiết lập 4 “Ban vũ trang nhân dân” ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò khí trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát, nắm tình hình.
Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn, kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để trinh sát, nắm tình hình…
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng  của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông qua những hành động như: ra quyết định thiết lập 4 “Ban vũ trang nhân dân” ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò khí trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát, nắm tình hình.

Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm và hư hỏng nặng
Qua mạng thông tin liên lạc và thông tin trinh sát trên biển, đơn vị đã phát hiện 264 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển. Trong đó có 207 lượt tàu cá xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản ở khu vực Đông Bắc Sơn Trà 45 đến 50 hải lý, 1 tàu cá Trung Quốc vào sâu trong vùng nội thủy Việt Nam, 56 lượt tàu chấp pháp của Trung Quốc hoạt động trinh sát tại các lô dầu khí 116, 144, 145 thuộc chủ quyền vùng biển của Việt Nam, 4 trường hợp tàu quân sự, tàu chấp pháp xua đuổi tàu cá Đà Nẵng, Quảng Ngãi khi hoạt động khai thác hải sản tại khu vực Hoàng Sa.
Có hơn 191 nghìn lượt người nước ngoài đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và làm việc trên địa bàn các phường biên phòng (tăng 29.306 lượt người). Đáng chú ý là hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh du lịch của một số công ty nước ngoài ở các vị trí “nhạy cảm” về an ninh quốc phòng tại Đà Nẵng.
Khánh Hồng

Không có nhận xét nào: