Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

RFI: KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA ( 1917-2017): CẢ HÀ NỘI VÀ MAXCƠVA ĐỀU ĐÁNH BÀI "LỜ" ?

100 năm ''Cách mạng tháng 10'': Chính quyền Nga lẩn tránh lịch sử

media
Thói quen ngủ ít, làm việc khuya của tổng thống Pháp, cánh hữu Pháp còn ai tiếp tục là đối thủ của tổng thống Macron, hay nguy cơ độc chất trong thuốc trừ sâu Roundup khiến châu Âu bất an, lần lượt là chủ đề lớn trang nhất của L’Express, Le Point và L’Obs. Riêng Le Courrier International mời độc giả trở về với những hồi ức tuy đã xa xưa, từ chế độ nô lệ, đến chủ nghĩa thực dân, từ chủ nghĩa phát xít đến chủ nghĩa cộng sản… vẫn tiếp tục gây nhức nhối ở nhiều nơi trên thế giới. Trước hết xin giới thiệu bài nhận định của L’Obs « Sự thật về cuộc Cách mạng tháng 10 Nga ».

Theo L’Obs, « cuộc lật đổ chính quyền » tháng 10/1917 của phe Bônsêvích (Bolshevik) đã được ca ngợi trong suốt thời Liên Xô như là « cuộc cách mạng vô sản quang vinh », trên thực tế là một cú đảo chính, dẫn đến sự ra đời của một trong những chế độ toàn trị lớn nhất của thế kỷ XX. Đúng một thế kỷ sau, « lịch sử » đang trở lại thách thức những thế lực đã nhấn chìm sự thật.
Matxcơva chắc chắn sẽ tổ chức dịp kỷ niệm tròn 100 năm biến cố này « một cách lặng lẽ ». Bởi lẽ tổng thống Nga Putin không hề có thiện cảm với các cuộc nổi dậy, ngược lại rất hâm mộ nhà độc tài Stalin. Vì vậy, khó hình dung một cách tưởng niệm nào khác hơn là các cuộc tuần hành với « những ngọn nến leo lắt » của một vài đảng phái « anh em » với điện Kremlin.
L’Obs nhận xét không khí thờ ơ này thật là « đáng tiếc ». Không phải tiếc cho một dịp tưởng niệm long trọng, mà là tiếc cho một cơ hội bị bỏ lỡ, bởi lẽ ra công chúng đã có dịp để hiểu rõ hơn về giai đoạn rối ren, trắng đen lẫn lộn, đầy uẩn khúc này.
L’Obs nhấn mạnh là trong số « hai cuộc cách mạng » tại Nga năm 1917, thực ra « chỉ có cuộc cách mạng đầu tiên là xứng đáng với tên gọi ». Tháng Hai năm 1917 (tức tháng 3, theo Tây lịch), dân chúng thủ đô Petrograd – kiệt sức vì đói, chiến tranh triền miên – đã liên tục biểu tình trên đường phố, buộc Sa hoàng thoái vị, nhờ hậu thuẫn của binh sĩ.
Cuộc nổi dậy lật đổ chế độ Nga hoàng xứng đáng được gọi là « cách mạng », bởi đây là một phong trào quần chúng mang lý tưởng tự do, bác ái. Cuộc Cách mạng tháng Hai đã mở ra một thời kỳ biến động chính trị lớn, sau hàng thế kỷ độc tài. Chính quyền lâm thời, do phe Xã Hội và những người theo quan điểm tự do lãnh đạo, đã ban hành nhiều chính sách được đánh giá là « tuyệt vời », như chấm dứt kiểm duyệt, tự do tôn giáo, phụ nữ có quyền bầu cử… Thế nhưng mặt trái của những thay đổi này là « bất ổn ».
Chính phủ lâm thời, Duma và các Xô viết
Chính phủ lâm thời phải khẳng định được uy tín của mình trước hai thế lực cạnh tranh khác. Một bên là Duma, tức Hạ viện, chính thức được thành lập từ năm 1905 (sau cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905), bao gồm « những người có địa vị, có tư tưởng tự do » và bên kia là các « Xô viết », tức các ủy ban đại biểu công nhân và quân nhân, trong đó Xô viết Petrograd là hùng mạnh nhất.
Trong hàng ngũ các Xô viết giai đoạn đầu này, đa số nằm trong tay một số nhóm cánh tả, đặc biệt là nhóm Mensêvich (Menshevik) (1), và phe Xã Hội ôn hòa. Chủ trương của phe đa số trong các Xô viết lúc đó là « không thể tiến hành một cuộc cách mạng xã hội, nếu không thiết lập được nền dân chủ ».
Lực lượng Bônsêvich lúc đó chỉ là thiểu số. Lênin - lãnh tụ của phe này – trở về nước hồi tháng Tư. Lực lượng Bônsêvich cho dù rất chia rẽ, nhưng đoàn kết với nhau ở một điểm, là rút khỏi cuộc chiến với Đức. Đây là một lập trường thu hút mạnh mẽ quần chúng, đúng vào lúc quân đội Nga đang kiệt quệ và mất tinh thần.
Tháng 7/1917, chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Kerenski tổ chức một cuộc phản công cuối cùng chống Đức, nhưng thất bại. Phe Bônsêvich tranh thủ cơ hội nổi dậy tại thủ đô. Nổi dậy không thành. Lênin trốn sang Phần Lan.
Tuy nhiên, chính phủ lâm thời Nga trở nên hết sức mong manh sau mưu toan lật đổ của tướng Kornilov, tư lệnh quân đội, tháng 9/1917. Để « bảo vệ cách mạng », chính phủ Kerenski kêu gọi toàn dân hậu thuẫn. Phe Bônsêvich được phép vũ trang trở lại. Lênin ngay lập tức về nước, chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đảo chính.
Đảo chính diễn ra mau lẹ trong hai ngày 24 và 25/10. Cung điện Mùa Đông, trụ sở của chính phủ lâm thời, bị chiếm. Theo lệnh của Lênin, tất cả các vị trí then chốt đều do phe Bônsêvich nắm giữ. «Cuộc thay đổi chính quyền diễn ra trong không khí gần như rất thờ ơ của dân chúng ».
Những ngày sau đó, phe Bônsêvich kiểm soát các Xô viết, đóng cửa báo đối lập. Tháng 12, lực lượng an ninh đặc biệt Tcheka được thành lập, nhằm đặt toàn xã hội trong vòng kiểm soát.
Do đã hứa trước, Lênin vẫn cho tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào tháng 11. Kết quả không có gì ngạc nhiên khi phe Bônsêvich chỉ được 168 trên 709 ghế. Chính quyền mới cũng cho phép Quốc Hội Lập Hiến được họp một lần duy nhất vào tháng Giêng năm 1918, rồi sau đó màn hạ.
Chính phủ Cách mạng tháng Hai bị coi là « ngụy »
Giai đoạn chính phủ cách mạng lâm thời Nga tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi từ tháng 2 đến tháng 10/1917, bị chính quyền Nga hiện nay cố gắng gạt khỏi lịch sử chính thức, như một thứ «ngụy triều ».
Một phân tích trên Vzgliad, một báo mạng thân Kremlin, được đặc san Le Courrier International tháng 9-10-11 đăng tải, nêu ra một quan sát : « Cho dù không có sự thống nhất về cách đánh giá các biến cố năm 1917, người ta có thể nói một cách hơi phóng đại rằng, hiện nay đa số mọi người vừa nuối tiếc việc Sa hoàng bị lật đổ đầu năm, nhưng cũng đồng thời hoan ngênh chiến thắng của phe Bônsêvich cuối năm… và điều này không có gì mâu thuẫn ».
« Nước Nga không ra đời năm 1917 » là tựa đề bài viết. Trang mạng thân chính quyền Putin đưa ra một giải thích mới, mà theo báo này đang ngày càng được dân chúng ủng hộ. Đó là « Lênin đã lật đổ chính kẻ lật đổ Sa hoàng ».
Việc phe Bônsêvich chiếm quyền là để phản ứng lại việc lực lượng thân phương Tây (tức chính phủ cách mạng lâm thời) phá hủy Nhà nước Nga, và « chiến thắng của Bônsêvich là khả năng duy nhất khôi phục lại sự thống nhất quốc gia, cho dù với cái giá khủng khiếp. Viễn cảnh ngược lại không phải là sự thắng lợi của phe Bạch Vệ, mà là sự sụp đổ của Nhà nước Nga ». Nối lại với truyền thống nghìn năm của nước Nga là mục tiêu của bài viết (bất kể những bế tắc không đường cứu vãn của chế độ Sa hoàng).
Phim về Sa hoàng bị lên án « phạm thượng »
Cuộc chính biến Bônsêvich tháng 10/1917 không phải là ưu tiên của Matxcơva, trong khi đó chính quyền rõ ràng đang dung túng các thế lực muốn khôi phục lại Sa hoàng. Một vụ việc có vẻ rầm rĩ nhất trong mùa thu năm nay là các phản ứng dữ dội nhân việc ra mắt bộ phim « Matilda » (của đạo diễn Alexei Outchitel) nói về mối tình của Sa hoàng Nicolas II với một ngôi sao vũ ba lê.
Phe bảo thủ nhất trong giáo hội Chính Thống Giáo Nga lên án một hành động « phạm thượng », bởi Nicolas II đã được Giáo hội phong thánh năm 2000. Xúc phạm đến Sa hoàng là xúc phạm Giáo hội và đất nước. Le Courrier International cho hay xưởng phim của đạo diễn bị tấn công bằng chai xăng, nhiều rạp chiếu bộ phim này bị phóng hỏa. Trong khi đó, cảnh sát tỏ ra rất thụ động.
« Giải pháp trung gian » cho những hồi ức gây chia rẽ
Những hồi ức đau đớn, tiếp tục gây chia rẽ khắp nơi trên thế giới là chủ đề chính của Le Courrier International : từ việc các bức tượng thời Nội chiến thế kỷ 19 của nước Mỹ vừa bị hạ bệ, gây bạo động, đến phong trào đòi bỏ tên đường phố, đối với những chính trị gia Pháp thế kỷ 17 từng cổ vũ cho chế độ nô lệ… Hủy bỏ những tên tuổi từng được tôn vinh, nay bị xã hội đương đại lên án, không hẳn đã là một giải pháp tốt.
Theo ông Karfa Diaollo - chủ tịch một hiệp hội về Hồi ức và Chia sẻ của thành phố Bordeaux, Pháp, nơi có nhiều đường phố mang tên những chính trị gia ủng hộ chế độ nô lệ - việc đặt lại tên đường phố đồng nghĩa với việc hủy bỏ ký ức. Hiệp hội nói trên của Bordeaux đề nghị một « giải pháp trung gian ». Đó là giữ nguyên tên đường, nhưng bố trí các bảng chỉ dẫn, giải thích rõ về bối cảnh lịch sử (trích báo El Pais, Tây Ban Nha).
Về phần mình, một nghệ sĩ Mỹ (trích báo New York Times) cũng ủng hộ việc đưa các bức tượng tướng lãnh bảo vệ chế độ nô lệ ở Mỹ vào viện bảo tàng, thay vì đập nát, với nhận xét : « Đừng phá hủy bằng chứng về hiện trường nơi xảy ra tội ác ».
Trại tập trung thời Stalin : Cần bảo tàng tầm cỡ thế giới
Đối với hồi ức về chế độ toàn trị Xô Viết, Le Courrier International có bài phỏng vấn dài với đạo diễn Alexandre Sokourov, với tựa đề « Cần một viện bảo tàng về Goulag (tức hệ thống trại tập trung thời Stalin) tầm cỡ thế giới ». Đạo diễn Alexandre Sokourov nổi tiếng với bốn bộ phim về chủ nghĩa toàn trị thế kỷ XX (« Moloch » về Hítler, « Taurus » về Lênin, « Mặt trời » về hoàng đế Nhật Hirohoto, và « Faust » [đọc lại câu chuyện về con người bán linh hồn cho quỷ dữ trong vở kịch thơ của Goethe]).
Trong số hàng nghìn trại tập trung trên khắp nước Nga, nơi 2 triệu con người bị đày đọa như trong địa ngục, chỉ duy nhất còn trại Perm-36, là được bảo tồn đầy đủ. Thành phố Perm, ở vùng Ural, tuy xa xôi, nhưng là một trung tâm văn hóa lớn của nước Nga.
Rời khỏi cuộc thăm quan trại tập trung thời Stalin, đạo diễn Alexandre Soukourov vừa bàng hoàng, vừa thất vọng. Cũng giống như các bảo tàng về trại tập trung phát xít, hay về bom nguyên tử ở Nhật, theo Alexandre Soukourov, một bảo tàng xứng đáng tầm cỡ thế giới về trại tập trung thời Stalin « không nên chỉ là một cú sốc về cảm xúc, mà cả một cú sốc đối với nhận thức ».
Bảo tàng cần xây dựng được một trục chính, cần giúp người xem hiểu được những gì đã dẫn đến địa điểm tội ác này, giúp họ hiểu về các phong trào ly khai, về các nạn nhân của đàn áp chính trị.
Cuộc phỏng vấn tản mạn về một loạt chủ đề, về Nhà nước, về Giáo hội, về giám đốc dàn nhạc giao hưởng Perm nổi tiếng, về các lãnh đạo địa phương thế hệ mới, có giáo dục hơn … Nhưng điều xuyên suốt qua câu chuyện là những suy ngẫm của nhà đạo diễn về những góc khuất của « tâm hồn Nga », « tính cách Nga », những thách thức vô cùng lớn đối với các lãnh đạo, đặc biệt trong khả năng đối thoại với những người khác quan điểm.

Chậm công bố kết luận vụ “biệt phủ” Yên Bái: Xác định rõ trách nhiệm của Thanh tra CP

admin 
  • Trên Tháng Mười 7, 2017
  • “Thanh tra Chính phủ đã thừa nhận là có chậm công bố kết luận về tài sản ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc sở TN&MT Yên Bái, vậy Thanh tra Chính phủ phải nói rõ trách nhiệm của mình về sự chậm trễ này”, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn nói.
    Ông Nguyễn Túc: “Càng chậm công khai kết luận càng đẩy hoài nghi đi xa”. Ảnh: Internet
    Đã nhiều lần “lỗi hẹn”
    Hơn 2 tháng sau khi đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ kết thúc việc thanh tra tài sản ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái, kết luận thanh tra vẫn chưa được công bố.
    Dù Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã lên tiếng lý giải nguyên nhân chậm trễ tại cuộc họp báo Chính phủ thường ký tháng Chín nhưng dư luận vẫn không rõ đâu là nguyên nhân khiến kết luận chưa được công khai?
    Tỏ ra thất vọng với lý giải của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Túc, Ủy viên đoàn Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thẳng thắn: “Đây là vụ việc dư luận dành sự quan tâm đặc biệt và theo dõi sát sao mà sao Thanh tra Chính phủ mãi chưa công bố? Trong khi đó, Ủy ban Kiểm tra TƯ công bố rất đúng thời hạn, chỉ rõ đâu ra đấy, xử lý từng người, như vậy rất hay, tạo sự quan tâm rất đặc biệt và đồng tình từ người dân.
    Chính sự chậm trễ công bố kết luận thanh tra sẽ khiến người dân, cán bộ cảm thấy có khuất tất, hiệu quả chống tham nhũng kém dù các cơ quan đã tốn nhiều công sức, có nỗ lực”.
    Ông Túc chia sẻ, ông có cảm giác vụ việc quá phức tạp khiến không ai dám nhận trách nhiệm để công bố kết luận thanh tra.
    “Chúng ta đã đọc được quá nhiều lý do về việc chậm trễ này. Đầu tiên là do lũ lụt tại Yên Bái.
    Tiếp đó, báo chí đưa thông tin lùi thời hạn công bố vì Phó Tổng thanh tra Chính phủ mới nhậm chức và cần thời gian nghiên cứu toàn bộ báo cáo của đoàn thanh tra. Và đến phiên họp báo Chính phủ tháng Chín vừa qua, chúng ta lại được nghe trả lời từ chính lãnh đạo Thanh tra Chính phủ rằng chậm công bố vì cần thận trọng, chính xác.
    Nếu nói như vậy, các cuộc tranh tra công bố đúng thời hạn chẳng lẽ không thận trọng, chính xác? Tôi thấy lý giải mới nhất về việc chậm trễ công bố kết luận thanh tra về tài sản vị giám đốc sở TN&MT tỉnh Yên Bái là không thuyết phục. Kết quả thanh tra càng chậm công bố bao nhiêu thì càng đẩy hoài nghi đi xa bấy nhiêu”.
    ĐBQH Nguyễn Bá Sơn: “Trách nhiệm Thanh tra Chính phủ đến đâu trong việc chậm công bố kết luận thanh tra”.
    Trách nhiệm Thanh tra Chính phủ đến đâu?
    Đồng quan điểm với ý kiến của ông Nguyễn Túc, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn, Ủy viên ủy ban Tư pháp của QH cũng cho rằng, lý giải của Thanh tra Chính phủ về nguyên nhân chậm công bố kết luận thanh tra về tài sản ông Phạm Sỹ Quý không có gì rõ ràng và rất mơ hồ.
    “Câu trả lời rất vòng vo nhưng chốt lại vẫn không rõ nguyên nhân chậm là vì đâu. Tại phiên họp toàn thể của ủy ban Tư pháp cho ý kiến về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 của Thanh tra Chính phủ mới đây, tôi đã phát biểu, cán bộ mà lý giải “bán chổi đót, đi nuôi heo mới có tiền xây biệt phủ” là không chấp nhận được.
    Đây chính là thái độ khinh nhờn pháp luật, coi thường dân. Chính vì thế, tôi chắc chắn nhiều người cũng chờ đợi công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ làm rõ nguồn gốc tài sản của ông Quý”, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh.
    ĐBQH Nguyễn Bá Sơn phân tích: “Thực tế qua phần trả lời báo chí công khai tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Chín, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận là việc công bố kết luận đã chậm.
    Trong khi đó, trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ là phải công khai, vậy chậm làm việc này, trách nhiệm của họ đến đâu? Và Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm như thế nào? Hay là cứ nói “loằng ngoằng” như vậy là xong, hết trách nhiệm?
    Thời hạn công bố kết luận đã quá như vậy là vi phạm pháp luật. Một cơ quan Thanh tra mà vi phạm pháp luật thì trách nhiệm ra sao? Thanh tra Chính phủ phải nói rõ trách nhiệm của mình về việc chậm trễ này”.
    Việc “lỗi hẹn” quá lâu công khai kết luận thanh tra khiến dấy lên nghi ngờ về tính khách quan, minh bạch của cuộc thanh tra. ĐBQH Nguyễn Bá Sơn lại cho rằng không nên đặt ra vấn đề này khi kết luận thanh tra còn chưa công bố.
    Vị Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu ý kiến: “Đầu tiên là Thanh tra Chính phủ thừa nhận là chậm, vậy họ phải cho dư luận biết bao giờ công bố? Đúng là trước việc chậm công bố kết luận vụ việc này quá lâu, nhiều người không khỏi nghi ngờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ phải đợi lúc công bố kết luận về tài sản của ông Quý thì tình huống đó mới đặt ra”.
    Về một số ý kiến đề nghị Ủy ban Kiểm tra TƯ vào cuộc, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn nêu quan điểm, nếu sai, ông Quý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
    Không phải vì ông Quý là em trai Bí thư Tỉnh ủy mà đưa vụ việc qua Ủy ban Kiểm tra TƯ. Quan trọng nhất là công bố kết luận thanh tra về tài sản của Giám đốc sở TN&MT Yên Bái có sai gì so với quy định. Sau đó mới làm rõ là có yếu tố “bao che” hay không?
    Đỗ Thơm
    Nguồn: DOisongphapluat

    CT HIỆP HỘI XĂNG DẦU PHAN THẾ RUỆ ĐANG LO IDEMITSU SẼ BÓP CHẾT PETROLIMEX

    Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu: ‘Cần thận trọng với trạm xăng dầu 100% vốn ngoại’

    Thúy Ngân - 16:22, 09/10/2017

    (VNF) – Gần đây, Nhật Bản mở trạm xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam, với độ chính xác đến từng 0,01 lít. Chứng kiến nhà đầu tư Nhật “mở đường” vào thị trường xăng dầu Việt, ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng cần phải “thận trọng", không thể "mở toang cánh cửa".

    Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu: ‘Cần thận trọng với trạm xăng dầu 100% vốn ngoại’
    Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, "Nhà nước còn quyết giá cơ sở xăng dầu thì các doanh nghiệp FDI có vào cũng không thể cạnh tranh ngang ngửa"
    Vừa qua, Nhật Bản đã đưa vào hoạt động Trạm xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam với độ chính xác đến từng 0,01 lít. Idemitsu Q8 đã mở ra một “làn gió mới” cho thị trường xăng dầu Việt Nam.
    Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam chia sẻ về sự việc này: “Với sự tham gia của FDI, thị trường cần một sân chơi mới. Vì vậy, cần sớm bỏ giá cơ sở để tạo cạnh tranh sòng phẳng. Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá định kỳ để doanh nghiệp vận dụng, như vậy mới tạo ra sự cạnh tranh bằng giá”.
    Đại diện này cho rằng khi Nhà nước còn quyết giá cơ sở xăng dầu thì các doanh nghiệp FDI có vào cũng không thể cạnh tranh ngang ngửa. Nếu thời gian tới cơ chế kinh doanh xăng dầu cho phép cạnh tranh về giá bán lẻ, chính các cửa hàng xăng dầu sẽ quyết định giá bán lẻ xăng dầu.
    Đối với việc định giá xăng dầu, ông Ruệ nhấn mạnh “Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá định kỳ để doanh nghiệp vận dụng, như vậy mới tạo ra sự canh tranh bằng giá”.
    “Thực tế, nếu các doanh nghiệp FDI nắm giữ và chi phối thị trường xăng dầu trong tương lai, sẽ xảy ra khả năng nhà nước mất quyền kiểm soát thị trường. Đồng thời, xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng đến nhiều người, vì vậy Nhà nước cần phải nắm giữ thị trường thông qua các cơ chế, hàng rào kỹ thuật. Không thể mở toang cánh cửa thị trường xăng dầu được”, ông Ruệ phân tích.
    Trong một diễn biến liên quan, Đại diện Petrolimex, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex cho biết: “Với sự định vị chắc chắn của mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên khắp thị trường, chúng tôi sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch trên thị trường trong thời gian tới ở lĩnh vực bán lẻ xăng dầu”
    “Theo tôi, với sự tham gia của Idemitsu Kosan, tới đây họ sẽ phát triển mạng lưới phân phối, đó là tín hiệu tốt, trước hết là cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên phía doanh nghiệp chúng tôi tự tin, cùng phát triển trong môi trường kinh doanh bình đẳng, cơ chế chính sách, cơ hội, chúng tôi sẵn sàng đương đầu với đối thủ”, ông Dũng nhấn mạnh.
    Về phía nhà đầu tư Nhật Bản, Ông Hiroaki Honjo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8, chia sẻ: "Dựa trên những kinh nghiệm mà cả Kuwait Petroleum và Idemitsu đã gặt hái được tại châu Âu và Nhật Bản, chúng tôi có đầy đủ sự tự tin và mong muốn phát triển ngành nghề kinh doanh mình đang theo đuổi".
    “Việc lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ xăng dầu sẽ góp phần cung cấp nguồn xăng dầu ổn định cho thị trường Việt Nam, nơi mà nhu cầu dầu khí sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai”, ông Hiroaki Honjo nhấn mạnh.
    Ngày 2/10 vừa qua, trạm xăng dầu Idemisu Q8 của Nhật Bản đã đi vào hoạt động, đánh dấu trạm xăng dầu 100% vốn nước ngoài đầu tiên trên thị trường Việt Nam, sự có mặt này sẽ là “làn gió mới” cho thị trường xăng dầu Việt Nam.

    Giá sàn của một đại biểu Quốc Hội?; Phân tích đầu tư làm đại biểu quốc hội

    9-10-2017

    Bà Châu Thị Thu Nga khi còn làm đại biểu Quốc hội. Ảnh: internet

    Tại phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Châu Thị Thu Nga, bị cáo xin khai về số tiền 1,5 triệu USD dùng để chạy vào Quốc hội, nhưng không được chủ tọa cho phép mở miệng. Đây là một chi tiết quan trọng, ảnh hưởng đến tôn nghiêm của cơ quan lập pháp, những đã mấy ngày trôi qua vẫn chưa thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản hồi gì.
    Về nguyên tắc, có những ẩn khuất eo le, bị cáo có quyền không khai với điều tra viên, mà để dành khai trước tòa. Tuy nhiên, những lời khai xung quanh 1,5 triệu USD rất khó xác lập bằng chứng, vì… chắc chắn chẳng ai thừa nhận đã cầm tiền của bà Châu Thị Thu Nga để làm việc tày đình như vậy.
    Một Đại biểu Quốc hội bình thường (không giữ chức vụ gì trong các ủy ban của Quốc hội) thì phụ cấp bổng lộc tương đương một Phó Chủ tịch tỉnh, nhưng quyền lực thì thua xa một Phó Chủ tịch huyện. Bởi lẽ, Phó Chủ tịch huyện có quân có tướng trực tiếp dưới trướng, còn Đại biểu Quốc hội chỉ có dăm người giúp việc như lái xe và văn thư. Ưu điểm vượt trội của Đại biểu Quốc hội là có quyền miễn trừ và có được sự vị nể nhất định trong cộng đồng.
    Do vậy, lời khai chưa trọn vẹn của bà Châu Thị Thu Nga có tính kích hoạt náo nức tham vọng chính trị từ phía những kẻ vàng kho bạc đống. Số tiền 1,5 triệu USD rất khủng khiếp với người lao động phổ thông, nhưng lại không quá lớn đối với các đại gia. Doanh nhân mà có thêm cái mác Đại biểu Quốc hội, thì mọi đàm phán thương mại trở nên dễ dàng hơn nhiều!
    Người dân nghe chuyện bỏ tiền chạy Đại biểu Quốc hội, có thể chỉ nhằm thỏa mãn trí tò mò một cách đau đớn. Thế nhưng, những người lãnh đạo đất nước trong cơn hào hứng với chiếc lò chống tham nhũng đang nóng hừng hực, thì không thể không tìm hiểu thật thấu đáo và giải quyết thật căn cơ. Bởi lẽ, nếu nghi vấn dùng 1,5 triệu USD chạy vào Quốc hội của bà Châu Thị Thu Nga vẫn tồn tại, thì tất yếu sẽ hình thành giá sàn cho một Đại biểu Quốc hội trong thị trường mua danh bán tước đang rất sôi động! Giá sàn 1,5 triệu USD, thì giá trần thoải mái cạnh tranh chăng?
    Đại biểu Quốc hội do cử tri bầu chọn, mà cũng chạy được ư? Một xã hội mà cứ để mặc đám đông tin rằng, điều gì cũng có thể xảy ra, thì nền tảng đạo đức đã lung lay tận gốc rễ!

    Sự kiện bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để “chạy” Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cụ thể như thế nào thì pháp luật và công luận đánh giá. Có người đặt câu hỏi “chi 30 tỷ chạy ĐBQH để làm gì?”

    Nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga khai “chạy” đại biểu Quốc hội hết 1,5 triệu USD.
    Nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga khai “chạy” đại biểu Quốc hội hết 1,5 triệu USD.
    Bài viết dưới đây chỉ phân tích dưới góc độ đầu tư.

    Thực tế không thể phủ nhận là đầu tư từ vốn ngân sách hay tài nguyên quốc gia là một miếng bánh mà không dễ ai cũng được chia phần. Theo quy định pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có tình hình tài lành mạnh, có đủ năng lực, kinh nghiệm và tham gia đấu thầu công khai. Nhưng thực trạng lại không như vậy; nhiều gói thầu, dự án ngay từ giai đoạn đề xuất đầu tư đã xác định được doanh nghiệp thực hiện. 

    Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải “chạy” dự án.

    Các ngã đường chạy dự án hiện nay vẫn tập trung vào hai hướng chính là “quan hệ” và “tiền tệ”. Với doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là hiệu quả đầu tư, dù cho “quan hệ” như thế nào đi nữa cũng được quy đổi thành tiền. Nếu đã có nền tảng “quan hệ” thì phần “tiền tệ” chi ra cũng giảm bớt, thậm chí bỏ một số khâu trung gian, rút ngắn thời gian “chạy”, đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư tăng.

    Không riêng gì ở Việt Nam, ngay cả những nước phát triển, những tập đoàn kinh tế cũng gián tiếp đưa người của họ tham gia vào bộ máy nhà nước để vận động, hoạch định chính sách có lợi cho một hoặc nhóm doanh nghiệp.

    Không phải bây giờ, mà từ trước công nguyên đã có hình thức đầu tư “buôn quan”, thậm chí là “buôn vua”, mà nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi làm tướng quốc nước Tần thời Chiến Quốc.

    ***

    Trả lời câu hỏi: “Bà Châu Thị Thu Nga có nên đầu tư 30 tỷ đồng để chạy ĐBQH không?”; trước hết cần phải xem đầu tư làm ĐBQH để được gì?

    Thứ nhất là “quan hệ”

    Trong cơ chế không minh định “tam quyền phân lập” thì ĐBQH là “đồng nghiệp” với những người quyền lực nhất của cả 3 nhánh hành pháp, tư pháp và lập pháp từ trung ương xuống địa phương; là “đồng chí” với các đảng viên từ ủy viên thường vụ của một huyện lên đến Trung ương Đảng. 

    Khi đã là ĐBQH thì mặc nhiên quan hệ “đồng nghiệp, đồng chí” được thiết lập; Quốc hội họp hai lần trong năm, mỗi lần khoảng một tháng để “Giám đốc, ĐBQH” phát triển “quan hệ” ngày càng tốt đẹp.

    Thứ hai là “đặc quyền”

    Theo Hiến pháp quy định thì ĐBQH “có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.”; “có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.”

    Trong cơ chế quản lý nhà nước của cơ quan hành pháp chưa thể nói là thực sự minh bạch, liêm chính thì rõ ràng đây là một quyền rất lớn, nếu chỉ thuần túy là giám đốc doanh nghiệp thì không thể có được.

    - Thứ ba là “đặc lợi”

    Ngoài những tiêu chuẩn, chế độ quy định cho ĐBQH, cái này không đáng kể. Điều quan trọng hơn là doanh nghiệp có “Giám đốc, ĐBQH” sẽ được các cơ quan nhà nước đối xử trọng thị hơn; sớm có được thông tin quy hoạch; ít bị các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức o ép, thanh tra, kiểm tra; mà ngược lại còn được ưu ái tạo điều kiện giúp đỡ sẽ dễ dàng loại được các đối thủ cạnh tranh.

    ***

    Với ba yếu tố có được là “quan hệ, đặc quyền, đặc lợi”, thì đầu tư 30 tỷ đồng nếu “chạy” được vào ĐBQH là rất hiệu quả.

    Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm, phân bổ mỗi năm là 6 tỷ.

    Với 6 tỷ / năm để chi phí cho cơ hội tìm kiếm dự án đối với một doanh nghiệp là không phải lớn. Chỉ cần mỗi năm “Giám đốc, ĐBQH” biết khai thác các “quan hệ, đặc quyền, đặc lợi” để có được được một dự án khoảng 10 triệu USD (hơn 200 tỷ VND), với lợi nhuận khoảng 20% là đã dư sức thu hồi vốn rồi.

    Nếu thuận lợi thì chỉ cần một dự án đầu tư hạ tầng (như: công trình giao thông, đô thị, khu công nghiệp, …) quy mô khoảng 500 tỷ đồng thì xem như đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư.

    Do đó, hoàn toàn không có gì ngạc nhiên hay bất ngờ khi bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để “chạy” ĐBQH với toan tính làm “Giám đốc, ĐBQH” với mục đích có được “quan hệ, đặc quyền, đặc lợi” trong cơ chế kinh tế thị trường nhằm tối ưu hóa lợi nhuận./.

    10/10/2017

    Đỗ Thành Nhân

    Bộ Công thương trí trá ra sao khi “cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh”?

    Chẳng bao lâu sau khi Bộ Công thương Việt Nam công bố thành tích kiến tạo “cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh” và được một số tờ báo nhà nước ồn ào phong tặng kỷ lục “chưa từng có trong lịch sử”, đã có những phản bác từ chính giới luật sư về cái cách làm thế nào Bộ Công thương lại có thể biến hóa thành bình mới nhưng rượu vẫn cũ.



    Gom nhiều gạch đầu dòng thành… một gạch đầu dòng

    Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, trong số 675 điều kiện kinh doanh dự kiến cắt giảm, có tới 215 điều kiện thuộc lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương, cụ thể là giao cho Vụ Khoa học và Công nghệ.

    Lĩnh vực Kinh doanh thực phẩm có tới 350 điều kiện kinh doanh, tập trung tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP. Theo ông Trương Thanh Đức, để cắt giảm 215 điều kiện, Bộ Công Thương sử dụng cách sáp nhập nhiều điều kiện với nhau thành 1.

    Ví dụ với Điều 26 “Điều kiện đối với cơ sở sản xuất”:

    1. Địa điểm, môi trường:

    a) Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

    b) Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;

    c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

    Bộ Công Thương cắt giảm bằng cách: đưa điểm c, d vào điểm b để hợp thành 1 điều kiện là “Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác”.

    Tương tự phần điều kiện về Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm có 5 điều kiện con, Bộ Công Thương muốn giảm bằng cách nhập 3 điều kiện lại vào với nhau. Như thế chỉ còn 2 điều kiện, trong khi thực tế 5 điều kiện ấy không hề mất đi.

    Có rất nhiều điều kiện được “cắt giảm” bằng cách “sáp nhập” các điều kiện như trên. Chẳng hạn quy định về hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, rác thải; điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm; điều kiện đối với cơ sở kinh doanh,…

    Ngoài ra, những điều kiện bao gồm 5-6 gạch đầu dòng thì được gộp lại chỉ còn 1 gạch đầu dòng. Nhờ đó, số điều kiện kinh doanh được tính là đã cắt giảm.

    Phần được tính toán cắt giảm nhiều nhất liên quan đến các điều kiện riêng với dầu thực vật, bia, sữa,… chỉ giữ lại những quy định đặc thù của từng ngành, nghề. Nhưng thực tế phần lớn điều kiện với dầu thực vật, bia, sữa đã được quy định tại “điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sở sản xuất thực phẩm”. Cho nên dù có cắt giảm điều kiện ở mục riêng thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo những quy định chung để bảo đảm an toàn thực phẩm.

    Ngoài ra, có những quy định được cắt giảm không có tác dụng gì với doanh nghiệp. Ví dụ như Điều kiện đối với thiết lập website thương mại điện tử bán hàng tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP. Bộ Công Thương quyết cắt 8/21 điều kiện kinh doanh.

    Theo đó, Bộ Công Thương cắt bỏ những điều kiện mà hiển nhiên doanh nghiệp phải có, không cần quy định trong văn bản pháp luật. Chẳng hạn yêu cầu “có website và tên miền hợp lệ, và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet”. Rồi phải có “cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ”.

    Cắt giảm không thực chất!

    Công bằng mà xét, phương án cắt giảm những điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương có thể đơn giản hóa được một số điều kiện không hợp lý.

    Chẳng hạn trong dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 19 về kinh doanh khí, gas, những vấn đề doanh nghiệp gas kêu nhiều nhất đã được Bộ Công Thương bãi bỏ. Ngoài ra, tại phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh liên quan đến hoạt động sở giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại, Bộ Công Thương cũng dự kiến không yêu cầu những vấn đề liên quan đến bằng cấp.

    Trong việc sửa đổi các điều kiện liên quan kinh doanh thuốc lá, xăng dầu… những yêu cầu can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp cũng được dỡ bỏ phần nào.

    Tuy nhiên ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia về chính sách công đánh giá: Việc cắt giảm phải đi vào thực chất, nghĩa là cắt giảm những điều kiện “làm khó” doanh nghiệp chứ không nên chạy theo số lượng, trong khi những “nút thắt” chính yếu làm khó doanh nghiệp thì vẫn còn tồn tại lại.

    Ví dụ, trong điều kiện kinh doanh về xuất khẩu gạo, dự thảo sửa đổi của Bộ Công Thương hiện nay đã bãi bỏ nhiều thủ tục, nhưng 2 vấn đề cốt yếu: kho chứa, và bắt buộc dự trữ thì “sửa chưa tới”.

    Ông Trương Thanh Đức cho rằng: Tuyên bố cắt giảm từng ấy điều kiện kinh doanh nhưng thực chất giảm được bao nhiêu giấy phép thì lại là chuyện khác. Có thể trước 1 giấy phép làm 10 động tác thì giờ 5 động tác, nhưng về cơ bản vẫn từng ấy giấy tờ. Như thế thì không có nhiều ý nghĩa nữa.

    Để giải quyết tận gốc vấn đề “Giấy phép con”, ông Nguyễn Quang Đồng cho rằng: “Cắt giảm là cần thiết, nhưng chưa phải là cái gốc của vấn đề. Bởi, kinh nghiệm cho thấy, thường thì cắt giảm được 1 giấy phép, có đến 10 giấy phép khác sẽ lại ‘mọc’ ra. Vì vậy giám sát việc ban hành văn bản đóng vai trò quan trọng không kém cắt giảm”.

    Sau hàng loạt phản biện và phản bác của giới phân tích, động tác cắt giảm các điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương đã chưa thể mang lại thành tích “kiến tạo” cho cơ quan này lẫn cho chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc.
    Bối cảnh của việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh lại là lúc ông Phúc đang phải chịu những áp lực đáng kể từ dư luận xã hội và đặc biệt từ các đối thủ chính trị của ông, buộc ông Phúc phải tìm nhiều cách để “duy trì tăng trưởng GDP 6,5 – 6,7%”. Cho dù tỷ lệ tăng trưởng này vẫn bị nhiều dư luận nghi ngờ là hoàn toàn không thực chất trong tình trạng nền kinh tế đang tiến vào năm thứ 9 suy thoái liên tiếp, nhưng Thủ tướng Phúc rõ ràng đang hướng vào giải pháp tháo gỡ một số khó khăn về thủ tục để các doanh nghiệp “nâng cao sức sản xuất và kinh doanh”. Nếu giải pháp này đạt được một kết quả dù chỉ ở mức tương đối, đó sẽ là cơ sở rất quan trọng để Thủ tướng Phúc có thể tự hào về “thành tích diều hành kinh tế” của mình, và do đó sẽ chắc chân hơn trên con đường trở thành ứng cử viên vị trí kế nhiệm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào đại hội giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, hoặc vào đại hội 13 của đảng cầm quyền, nếu còn có đại hội này.

    Thiền Lâm

    (Cali Today)

    Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình

    Posted on  by The Observer

    Print Friendly, PDF & Email
    Nguồn: Han Kang, “While the U.S. Talks of War, South Korea Shudders,” The New York Times, October 7, 2017.
    Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
    Tôi không thể thôi nghĩ về một bài báo mình tình cờ đọc được mấy hôm trước. Một ông cụ ngoài bảy mươi vô tình đánh rơi hai bó tiền trên phố. Hai người nhặt được chỗ tiền này và chia nhau đã bị cảnh sát bắt giữ, buộc trả lại số tiền, và bị truy tố tội trộm cắp.
    Cho đến đây, nó vẫn là một câu chuyện bình thường. Nhưng ông cụ mang trên mình nhiều tiền như thế là vì một lý do đặc biệt. “Tôi sợ sắp có chiến tranh,” ông cụ nói với cảnh sát, “nên rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng và đang trên đường về.” Ông nói đây là số tiền dành dụm—mỗi tháng một chút—trong bốn năm, định cho các cháu vào đại học. Vì Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, nên chắc hẳn chiến tranh là một trải nghiệm kéo dài suốt thời thanh niên của ông cụ. Tôi có thể hình dung cảm giác của ông là thế nào, một người đã sống một cuộc đời trung lưu bình thường kể từ đó, trên đường rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng về. Nỗi sợ, nỗi bất an, nỗi bất lực, nỗi lo lắng.
    Không như ông, tôi thuộc về thế hệ chưa bao giờ trải qua Chiến tranh Triều Tiên. Đi qua biên giới lên miền Bắc đã là không thể từ trước khi tôi ra đời, và thậm chí đến giờ người miền Bắc vẫn bị cấm gặp gỡ hay liên lạc với người miền Nam. Với những người thuộc thế hệ hậu chiến chúng tôi, đất nước được biết đến với cái tên Bắc Triều Tiên kia đôi khi có cảm giác như một thực thể siêu thực. Dĩ nhiên, về mặt lý trí, tôi và những người miền Nam khác biết Bình Nhưỡng chỉ cách Seoul hai giờ lái xe và cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt mà chỉ là đang ngừng bắn. Tôi biết là nó có tồn tại trên thực tế, mà không phải là một ảo tưởng hay ảo vọng, dù cách duy nhất để kiểm tra điều này là qua bản đồ và tin tức.
    Nhưng như một nhà văn đồng nghiệp trạc tuổi tôi từng nói, Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ) đôi khi có cảm giác như là một đại dương. Như thể chúng tôi không sống trên một bán đảo mà sống trên một hòn đảo. Và trong khi tình trạng đặc biệt này đã kéo dài 60 năm nay, người Hàn Quốc đã trở nên miễn cưỡng quen thuộc với một cảm giác căng thẳng và mâu thuẫn về sự thờ ơ và sự căng thẳng.
    Thỉnh thoảng, người nước ngoài lại đưa tin rằng người Hàn Quốc có một thái độ bí ẩn đối với Triều Tiên. Ngay cả khi các nước còn lại theo dõi miền Bắc trong sự e ngại, người Hàn Quốc dường như vẫn bình thản lạ thường. Ngay cả khi miền Bắc thử vũ khí hạt nhân, ngay cả giữa những báo cáo về một cuộc không kích có thể có của Mỹ vào Triều Tiên, các trường học, bệnh viện, hiệu sách, hàng hoa, các rạp hát và các quán cà phê ở miền Nam vẫn mở cửa trong thời gian như thường lệ. Trẻ nhỏ vẫn trèo lên những chiếc xe buýt trường học màu vàng và vẫy chào bố mẹ qua cửa sổ; học sinh lớn hơn bước lên xe trong bộ đồng phục, tóc ướt vì mới gội; và những tình nhân vẫn đến các quán cà phê mang theo bánh và hoa.
    Thế nhưng, vẻ bình thản này có chứng tỏ là người Hàn Quốc thực sự thờ ơ như vẻ ngoài của chúng tôi hay không? Có phải ai cũng đã thực sự vượt qua nỗi sợ chiến tranh? Không, không phải vậy. Thay vào đó, sự căng thẳng và nỗi sợ tích tụ hàng thập niên đã đi sâu vào bên trong chúng tôi và thể hiện mình trong những giây phút ngắn ngủi ngay cả trong cuộc trò chuyện bình thường. Đặc biệt là trong vài tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến sự căng thẳng này dần dần gia tăng, trên tin tức mỗi ngày, và trong nỗi lo lắng của mình. Người ta bắt đầu tìm hiểu xem hầm trú ẩn gần nhà và văn phòng nhất nằm ở đâu. Trước Chuseok, lễ tạ ơn của chúng tôi, có người còn chuẩn bị quà cho gia đình—không phải hộp hoa quả thông thường, mà là những “ba lô sinh tồn,” có đèn pin, radio, thuốc, bánh quy. Ở ga tàu và sân bay, mỗi lần có bản tin liên quan đến chiến tranh, người ta lại tụ tập trước tivi, dõi theo màn hình với những gương mặt căng thẳng. Tình hình với chúng tôi là như thế. Chúng tôi lo lắng. Chúng tôi sợ cái khả năng trước mắt là Triều Tiên, ngay bên kia biên giới, thử vũ khí hạt nhân lần nữa và sợ rò rỉ phóng xạ. Chúng tôi sợ một cuộc khẩu chiến đang dần leo thang trở thành một cuộc chiến thực sự. Vì còn những ngày chúng tôi còn muốn thấy. Vì còn những người thân yêu ở bên cạnh. Vì còn 50 triệu người sống ở phần phía Nam của bán đảo này, và 700.000 trẻ em trong số đó không chỉ đơn thuần là một con số với chúng tôi.
    Một lý do, ngay cả trong những tình cảnh cực đoan này, khiến người Hàn Quốc tiếp tục cố gắng giữ một trạng thái cân bằng và bình tĩnh thận trọng là vì chúng tôi cảm thấy rõ ràng hơn các nước còn lại trên thế giới về sự tồn tại của Triều Tiên. Vì một cách tự nhiên chúng tôi phân biệt được các nền độc tài và những người phải chịu khổ dưới chế độ, chúng tôi cố gắng đáp lại hoàn cảnh một cách toàn diện, vượt ra ngoài sự phân biệt thiện ác. Chiến tranh tiến hành là vì ai? Cái kiểu câu hỏi đã tồn tại từ lâu này đang nhìn thẳng vào mặt chúng tôi, như một thực tế có thể cảm nhận được một cách sống động.
    Trong lúc nghiên cứu để viết cuốn tiểu thuyết Human Acts, nói về cuộc nổi dậy Gwangju năm 1980, khi chế độ độc tài quân sự dùng đến các lực lượng vũ trang để đàn áp các sinh viên biểu tình chống thiết quân luật, tôi đã phải mở rộng phạm vi sang cả các tài liệu liên quan đến Thế chiến II, Nội chiến Tây Ban Nha, cuộc diệt chủng Bosnia và các vụ thảm sát người Mỹ bản địa. Bởi vì rốt cuộc tôi muốn tập trung không chỉ vào một thời điểm và nơi chốn cụ thể mà vào bộ mặt của nhân tính phổ quát được bộc lộ qua lịch sử của thế giới này. Tôi muốn hỏi điều gì khiến con người làm hại nhau tàn bạo đến thế, và chúng ta nên hiểu như thế nào những người chưa bao giờ đánh mất nhân tính trước bạo lực. Tôi muốn lần về cây cầu bắc qua vực thẳm đang hé rộng giữa sự man rợ và phẩm giá. Một trong những điều tôi nhận ra trong lúc nghiên cứu là trong mọi cuộc chiến và thảm sát đều có một điểm quan yếu mà ở đó con người coi một số người khác như những kẻ “hạ nhân”—bởi vì họ có một quốc tịch khác, sắc tộc khác, tôn giáo khác, ý thức hệ khác. Và nhận thức này cũng đến cùng một lúc: Phòng tuyến cuối cùng để con người có thể tiếp tục làm người là nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nỗi khổ của người khác, cái nhận thức ấy vượt lên trên tất cả những định kiến kia. Và việc ý chí và hành động thực tế, thực tiễn, vốn vượt xa lòng trắc ẩn đơn thuần với nỗi khổ của người khác, đòi hỏi chúng ta mọi lúc.
    Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến ủy nhiệm được kích hoạt trên bán đảo Triều Tiên bởi các cường quốc láng giềng. Hàng triệu người đã bị sát hại trong ba năm tàn bạo này, và lãnh thổ quốc gia trước kia đã bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ đến tương đối gần đây việc có một số trường hợp Quân đội Hoa Kỳ, các đồng minh chính thức của chúng tôi, thảm sát dân thường Hàn Quốc trong quá trình đầy thảm kịch này mới được hé lộ. Trong vụ nổi tiếng nhất, vụ thảm sát No Gun Ri, lính Mỹ đã đẩy hàng trăm người dân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, xuống một cây cầu đá, rồi bắn họ từ cả hai bên trong nhiều ngày, giết chết hầu hết bọn họ. Sao lại phải như thế? Nếu họ không coi người tị nạn Hàn Quốc là “hạ nhân,” nếu họ nhận thức được nỗi khổ của người khác một cách đầy đủ và đúng đắn, coi họ như những con người có phẩm giá, thì làm sao một chuyện như thế lại có thể xảy ra được?
    Bây giờ, gần 70 năm sau, tôi đang cố lắng nghe hết sức có thể những gì người ta nói trên tin tức từ nước Mỹ, và nó nghe quen thuộc đến sợ. “Chúng ta có nhiều kịch bản.” “Chúng ta sẽ thắng.” “Nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, sẽ có 20.000 người Hàn Quốc thiệt mạng mỗi ngày.” “Đừng lo, chiến tranh không có ở nước Mỹ. Chỉ có ở bán đảo Triều Tiên.”
    Đối với chính phủ Hàn Quốc, vốn chỉ nói về một giải pháp đối thoại và hòa bình trong tình hình đối đầu căng thẳng này, tổng thống Hoa Kỳ đã nói, “Họ chỉ hiểu có một chuyện.” Đó là một lời bình luận chính xác. Người Hàn thực sự chỉ hiểu có một chuyện. Chúng tôi hiểu rằng bất cứ giải pháp nào không phải là giải pháp hòa bình đều là vô nghĩa và “chiến thắng” chỉ là một khẩu hiệu rỗng tuếch, vô lý và bất khả. Những con người hoàn toàn không muốn có một cuộc chiến ủy nhiệm khác đang sống, ở đây và ngay lúc này, trên bán đảo Triều Tiên.
    Khi nghĩ về những tháng sắp tới, tôi lại nhớ về ánh nến của mùa đông năm ngoái. Mỗi thứ Bảy, ở các thành phố trên khắp Hàn Quốc, hàng trăm ngàn người dân lại tụ họp và cùng nhau hát để biểu tình phản đối chính phủ tham nhũng, cầm nến trong cốc giấy, hét lên rằng tổng thống phải từ chức. Tôi cũng xuống đường, cầm cây nến của riêng mình. Lúc đó, chúng tôi gọi nó là cuộc “tập hợp ánh nến” hay cuộc “biểu tình ánh nến”; giờ chúng tôi gọi nó là cuộc “cách mạng ánh nến” của mình.
    Chúng tôi chỉ muốn thay đổi xã hội thông qua thứ công cụ thầm lặng và yên bình của ánh nến, và những người cuối cùng đã biến nó thành hiện thực—không, hàng chục triệu con người có đầy đủ phẩm giá, đơn giản vì được sinh ra trong cõi đời này như những sinh mệnh, yếu đuối và không một vết nhơ—đang tiếp tục mở cánh cửa của các quán cà phê và các quán trà, cánh cổng của các bệnh viện và các trường học mỗi ngày, cùng nhau tiến từng bước về phía trước vì một tương lai ngập tràn tươi mới trong mỗi khoảnh khắc. Ai sẽ nói, với họ, về kịch bản nào khác ngoài kịch bản hòa bình?
    Han Kang (Hàn Giang) là nhà văn người Hàn Quốc. Cô được trao giải Man Booker Quốc tế năm 2016 cho cuốn Người ăn chay.

    Khách sạn dát vàng tại Đà Nẵng: Nơi ẩn náu của tình báo Trung Quốc

    admin 
  • Trên Tháng Mười 9, 2017
  • Khách sạn dát vàng tại Đà Nẵng: Nơi ẩn náu của tình báo Trung Quốc
    Ông chủ tập đoàn Hòa Bình – đại gia Nguyễn Hữu Đường có biệt danh “Đường bia hay Đường malt”, được nhiều người biết đến với tham vọng “giải cứu” hàng Việt trước “dòng lũ” hàng Trung Quốc giá rẻ. Thế nhưng lạ một điều là vị đại gia này lại có mối có quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Điều khiến dư luận bất ngờ hơn là, mới đây khi Hòa Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – nơi đây có thể kiểm soát mọi biến động vùng 3 Hải quân, thì đích thân nguyên đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam sang tham dự. Chính vì mối quan hệ thân mật này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi, phải chăng đây là căn cứ địa để tình báo Hoa Nam hoạt động thu thập thông tin, nhằm thôn tính Đà Nẵng?
    Sau khi xuất ngũ, năm 1981 ông Đường hành nghề chở bia thuê, nhưng chỉ sau 8 năm ông thành lập hẳn nhà máy bia trị giá đến 250 tỷ đồng. Đến năm 2004 ông bắt đầu lấn sân sang BĐS với nhiều dự án làm nên tên tuổi như: tháp đôi Hòa Bình Somerset; Chung cư cao cấp Hòa Bình Green City; trung tâm thương mại (TTTM) V+…Điều đáng nói là những dự án này đều được dát vàng thành lan can căn hộ, cửa thang máy và tất cả chi tiết làm bằng kim loại…Với chi phí thi công đắt đỏ như thế, nhưng ông không hề bị lỗ.
    Ông Nguyễn Hữu Đường đang tiếp tay cho Trung Quốc chiếm Đà Nẵng?
    Không như các đại gia có máu mặt như Trịnh Văn Quyết, Dương Công Minh, Vũ Quang Hội, Vũ Văn Tiền….tất cả họ đều sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia, khoáng sản, đất đai của người dân để làm giàu. Riêng ông Đường bia thì có cách làm giàu khác biệt.
    Tiên phong trong phong trào chống hàng Trung Quốc giá rẻ
    Trước “cơn lũ” hàng TQ lấn át khiến hàng Việt không còn chỗ đứng ngay trên sân nhà. Ông chủ Hòa Bình đã đầu tư xây dựng chuỗi TTTM V+ trên khắp cả nước và dành 5 tầng 25.000m2 sàn TTTM thuộc tổ hợp chung cư Hòa Bình Green City cho các DN sản xuất hàng Việt thuê miễn phí, với điều kiện là phải bán hàng xuất xứ Việt Nam, giá phải thấp hơn 30-50% so với giá bên ngoài.
    Thậm chí ông Đường cũng đang vận động Chính phủ mở rộng mô hình này trên toàn quốc nhằm giúp hàng chục nghìn doanh nghiệp không phải đóng cửa mỗi năm, đồng thời hỗ trợ tích cực chiến dịch khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. Tuy nhiên, sự thật là, rất ít doanh nghiệp Việt có thể thụ hưởng được sự ưu đãi đó. Hiện tại những DN này đang rơi vào tình trạng buôn bán ế ẩm và muốn rời khỏi TTTM này. Phải chăng Hòa Bình cố tình khoác lên “vỏ bọc” chống TQ, nhưng thực chất không phải như thế?
    Ông Nguyễn Hữu Đường thành lập hẳn TTTM V+ trên khắp cả nước để khuyến khích DN Việt bán hàng Việt trước cơn lũ hàng Trung Quốc giá rẻ.
    Mối quan hệ của Hòa Bình với TQ trên cả “thân mật”
    Đi đầu trong phong trào chống hàng Trung Quốc giá rẻ, thế nhưng ông Đường malt lại có mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với TQ. Có lẽ sẽ không có ai biết đến mối quan hệ thân thiết này, nếu như ông Hồ Cán Văn Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa không tiết lộ, hôm Hoà Bình khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng thuộc Tổ hợp căn hộ, KS 5 sao Hoà Bình Green Đà Nẵng.
    Chắc có lẽ mối quan hệ trên cả “thân mật” nên phải đích thân ông Hồ Cán Văn bay từ Bắc Kinh sang dự lễ. Ông đại sứ còn tiết lộ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường là một người bạn rất thân thiết, đáng mến và đáng khâm phục đối với ông. Ông còn khẳng định Hòa Bình hợp tác rất chặt chẽ với hàng loạt doanh nghiệp TQ trong nhiều năm qua ở phạm vi rất rộng và có nhiều kết quả tốt đẹp. Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hữu Đường có sang thăm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Hàng Châu, Thượng Hải, Quảng Châu…

    Từ một anh chàng đạp xe xích lô, bỗng dưng trở thành đại gia BĐS nghìn tỷ, khiến người ta nghi ngờ liệu đằng sau những công trình này có bóng ma của các doanh nghiệp Trung Quốc tài trợ? Một mặt là tuyên bố “tẩy chay” hàng TQ, thế nhưng đằng sau lại hợp tác vui vẻ, phải chăng ông Đường đang tung hỏa mù đánh lạc hướng dư luận nhằm thực hiện âm mưu gì chăng?
    Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Càn Văn phát biểu tại lễ khánh thành khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng sáng 1/10
    Khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng – Nơi ẩn náu của tình báo Hoa Nam Cục
    Khách sạn này có gì đặc biệt? Thứ nhất thuận tiện cho việc đi lại, vì từ đây có thể dễ dàng kết nối với sân bay quốc tế Đà Nẵng, trung tâm TP, bãi biển Mỹ Khê, phố cổ Hội An. Thứ hai đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Đà Nẵng. Điều đặc biệt nữa là nơi đây có bể bơi và tất cả các vật dụng của khách sạn đều được dát vàng 24k, thử nghĩ một người dân Việt bình thường lam lũ không đủ sống, thì làm sao có điều kiện sử dụng dịch vụ này?
    Ông Hồ Cán Văn từng khẳng định“…khách sạn Vịnh Vàng sẽ đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu du khách Trung Quốc”, vậy nơi đây sẽ chỉ phục vụ cho những người TQ thôi ư, hay còn mục đích gì khác? Bởi tại bể bơi dát vàng của khách sạn cao 29 tầng này, du khách có thể dễ dàng quan sát và ghi nhận mọi di biến động của tàu thuyền vào ra khu vực cảng Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng) cũng như khu vực cảng quân sự thuộc Vùng 3 Hải quân. Trấn giữ ở vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng, khi khánh thành thì đích thân Nguyên đại sứ TQ sang dự, liệu KS có mối quan hệ gì mờ ám với TQ? Phải chăng Bắc Kinh đổ tiền vào đầu tư nơi đây để làm căn cứ hoạt động bí mật?
    Đứng ở các tầng cao của khách sạn này, có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào cảng Tiên Sa nói riêng và bờ biển Đà Nẵng nói chung.
    Nếu chúng ta tinh ý một chút thì có thể dễ dàng nhận thấy điều ẩn ý mà ông Nguyên Đại sứ Hồ Càn Văn phát biểu trong buổi lễ khánh thành: “sự ra đời của những KS như Vịnh Vàng Đà Nẵng …có chỗ ở, chỗ ăn đàng hoàng rồi cho khách TQ”. Vậy xin hỏi từ trước giờ khách TQ sang Việt Nam du lịch không có chỗ ở đàng hoàng hay sao? Hay ông muốn ám chỉ là tình báo Hoa Nam đã có căn cứ xa hoa công khai minh bạch, để làm chốn nương thân, dễ bề hoạt động thay vì trước đó phải lén lút?
    Là người từng tham gia quân đội, chắc hẳn ông biết rõ hậu quả những nơi nhạy cảm về an ninh quốc gia khi rơi vào tay giặc ngoại bang, thế nhưng ông Đường lại xây khách sạn ngay tầm ngắm vào căn cứ quân sự của nước nhà? Phải chăng ông Đường đang tiếp tay cho TQ thôn tính Đà Nẵng trong nay mai?
    Đà Nẵng là khúc ruột miền Trung, nếu chiếm được nơi đây thì có thể dễ dàng chia cắt Việt Nam thành hai miền. Nắm được vai trò trọng yếu này, TQ khuyến khích người dân sang du lịch và sinh sống thành lập khu phố và mua đất sát những khu căn cứ quân sự. Trước đó là những dự án của tập đoàn Sun Group, nay lại đến Hòa Bình Group, tất cả đều chỉa mũi nhọn vào căn cứ quân sự của Đà Nẵng. Như vậy xin hỏi, ai đã cấp phép cho những dự án trên, ai đã biến Đà Nẵng thành lãnh địa riêng của người TQ? Phải chăng chính vì những điều này mà khiến hai lãnh đạo Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và Nguyễn Xuân Anh người thì bị kỷ luật cảnh cáo người thì bị cách chức? Như vậy sau bao lâu nữa thì Đà Nẵng về tay TQ nếu còn những dự án nhạy cảm như thế này?
    (Nhà Quản lý / Đất Việt)