Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Vén màn bí mật 'tiền viện trợ' Trung Quốc; Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ

Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Benn Steil & Emma Smith, “The Retreat of the Renminbi” Project Syndicate, 22/06/2017.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
“Sự toàn cầu hóa của đồng Nhân dân tệ dường như chắc chắn và không gì có thể ngăn cản được,” trích lời tạp chí The Economist tháng 4 năm 2014. Trên thực tế, lưu lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ (RMB) trong hệ thống thanh toán quốc tế tăng gấp đôi từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2015, lên mức 2,8% trong tổng giao dịch toàn cầu, biến đồng tiền của Trung Quốc thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới.
Tuy nhiên, kể từ đó, sự tăng trưởng này gần như bị đảo ngược hoàn toàn. Tỷ trọng của đồng RMB trong tổng thanh toán toàn cầu đã giảm xuống còn 1,6%, đẩy thứ hạng của đồng tiền xuống thứ 7. Tỷ lệ sử dụng đồng RMB trên thị trường trái phiếu toàn cầu giảm 45% kể từ sau đỉnh thiết lập năm 2015. Các khoản tiền gửi bằng RMB tại các ngân hàng Hong Kong cũng giảm một nửa. Và trong khi 35% thương mại với nước ngoài của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng RMB vào năm 2015 (phần lớn số còn lại bằng đồng đô la Mỹ), tỷ trọng này giờ đã giảm xuống còn khoảng 12%.
Sự đi xuống của đồng RMB đặc biệt phản ánh 4 yếu tố sau.
Đầu tiên, mặc dù tỷ giá ngoại tệ của đồng RMB so với đồng đô la tăng gần như hàng năm kể từ năm 2005 đến 2013 – tổng cộng 36,7% – nhưng kể từ sau đó, tỷ giá này đã giảm liên tiếp và làm nản lòng các nhà đầu cơ. Từ 2014, mỗi năm, biên bộ giảm của đồng tiền lại tăng lên và hiện giảm thêm hơn 11% kể từ khi sự sụt giảm bắt đầu, bất chấp sự can thiệp của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC – tức ngân hàng trung ương) nhằm hỗ trợ đồng tiền (chứ không phải nhằm giữ nó ở mức thấp như lời cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump). Kết quả là, nhà đầu tư đã từ bỏ ý tưởng rằng đồng RMB tăng giá là một cuộc đặt cược 1 chiều. Đã qua thời vốn chảy vào trong nước nhờ sự đặt cược đó.
Sự xuống giá của đồng RMB so với đồng đô-la phản ánh sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vốn được tiếp sức bởi các khoản nợ, và tình trạng rủi ro vỡ nợ gia tăng. Vì thế, không ngạc nhiên khi người dân và các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm nhiều cách (hợp pháp và không hợp pháp) để chuyển tiền ra nước ngoài.
Vào tháng Tư, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang cố gắng trấn an những nhà đầu tư lo lắng trong một bài thuyết trình tại New York bằng cách nói rằng mức nợ xấu (NPLs) trong khu vực ngân hàng Trung Quốc “đã tương đối ổn định sau một thời gian dài leo thang.” Theo lời ông, đây là “một tiến triển tốt đẹp trong thị trường tài chính.”
Nhưng ông Yi thực sự lại đang đánh lận con đen. Nợ xấu bình ổn nếu tính theo tỷ lệ trong tổng nợ ngân hàng, nhưng đó là vì các khoản cho vay tiếp tục tăng lên. Rất nhiều trong số những khoản cho vay mới là dành cho những khách hàng đang mắc nợ nhiều, và có thể trở thành nợ xấu trong tương lai. Trên thực tế, theo số tuyệt đối, nợ xấu tăng thêm 35 tỷ đô la trong năm 2016, chạm ngưỡng 220 tỷ đô la. Các ngân hàng đang sử dụng các mẹo kế toàn nhằm che giấu hàng nghìn tỷ đô la có thể tiếp tục trở thành nợ xấu gia tăng.
Trong một nỗ lực ngăn chặn đà suy yếu của tỷ giá hối đoái, chính quyền đã khiến việc đổi đồng RMB sang đô la khó khăn hơn. Mặc dù trước đây đã từng ủng hộ các phi vụ đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài, giờ đây chính quyền lại đang chặn những thương vụ mua bán sáp nhập ở nước ngoài nhằm ngăn các công ty nội địa xuất khẩu vốn. Cùng lúc đó, họ cũng đã biến việc chuyển vốn về nước trở nên khó khăn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù việc này giúp cho nguồn vốn hiện tại ở lại Trung Quốc, nó lại cản trở các nhà đầu tư nước ngoài cam kết tăng thêm vốn đầu tư vào Trung Quốc.
Đây là yếu tố thứ hai làm giảm sự tích lũy đồng Nhân dân tệ. Đối mặt với lựa chọn giữa ổn định kinh tế ngắn hạn và sự linh hoạt của đồng tiền, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lựa chọn sự ổn định. Điều này đặt ra những câu hỏi về sự cam kết dài hạn của họ đối với khả năng tự do chuyển đổi của đồng tiền, một yếu tố quan trọng để đồng RMB có thể tiến tới vị thế thực sự là một đồng tiền dự trữ.
Yếu tố thứ ba làm suy yếu đồng RMB là việc Trung Quốc đã vắt kiệt tiềm năng xuất khẩu của mình. Đất nước và đồng tiền này đã từng đạt được vị thế quan trọng vì sự hội nhập thần kỳ của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Tỉ trọng xuất khẩu của Trung Quốc so với thế giới tăng từ 1% vào năm 1980 lên 14% vào năm 2015, biến đất nước này trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nhưng tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã giảm kể từ đó, xuống còn 13,3%. Những người từng coi Trung Quốc là phiên bản quốc gia của Amazon.com, có nghĩa là năm nào cũng bán được nhiều hàng hóa hơn tới nhiều người hơn, đã cảm thấy thất vọng.
Yếu tố thứ tư là sự đảo chiều của chính toàn cầu hóa. Các dòng chảy vốn – dưới dạng mua cổ phần và trái phiếu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cho vay – giảm hơn hai phần ba, từ 11,9 nghìn tỷ đô la xuống còn 3,3 nghìn tỷ đô la trong thời kỳ từ 2007 đến 2015. Các hàng rào thương mại cũng được dựng lên.
Các biện pháp phân biệt đối xử thương mại lại nở rộ hơn những chính sách tự do hóa thương mại. Thương mại hàng hóa cũng giảm 10% từ năm 2011 đến 2015 – sự sụt giảm lớn nhất tính theo giai đoạn 4 năm kể từ sau Thế chiến II. Trung Quốc vì thế không chỉ mất đi thị phần xuất khẩu mà còn đang xuất khẩu trong một thị trường toàn cầu nhỏ hơn. Hệ quả là, giá trị chuyển đổi sang đồng đô la của xuất khẩu Trung Quốc đã giảm hơn 9,1% kể từ đỉnh đạt được hồi đầu năm 2015.
Kết quả cuối cùng là, so với chỉ một vài năm trước, thế giới có ít, nếu không muốn nói là không có lý do nào để tiếp tục dự trữ đồng RMB. Giờ đây, sự toàn cầu hóa của đồng RMB không còn “chắc chắn và không gì có thể ngăn cản được”. Ngược lại, trong tương lai gần, quá trình đó dường như đã thực sự qua rồi.
Benn Steil là Giám đốc Kinh tế Quốc tế tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, và đồng tác giả cuốn Money, Market, and Sovereignty (Tiền, Thị trường và Chủ quyền), giành giải thưởng Hayek Book 2010.
Emma Smith là chuyên viên phân tích tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại.
Copyright: Project Syndicate 2017 – The Retreat of the Renminbi

Vén màn bí mật 'tiền viện trợ' Trung Quốc

Công nhân Trung Quốc ở Sri LankaBản quyền hình ảnhPAULA BRONSTEIN
Image captionCông nhân Trung Quốc ở Sri Lanka: Nhiều dự án viện trợ kèm theo công việc cho người Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu nước ngoài vừa công bố một bí mật nhà nước của Trung Quốc: số tiền Bắc Kinh viện trợ cho các nước khác.
Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu nước ngoài công bố bảng dữ liệu ghi lại hầu hết số tiền viện trợ của Trung Quốc.
Dẫn lại hơn 5.000 dự án ở 140 nước, trong đó có Việt Nam, họ cho thấy Trung Quốc đang cạnh tranh gắt gao với Mỹ về chuyện giúp đỡ nước ngoài.
Phòng nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của Đức.
Nhóm AidData tìm kiếm các dòng tiền từ Trung Quốc đến các nước, sử dụng các tin tức chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông tin nợ nần, viện trợ của các nước.
2015: Công nhân Trung Quốc xây đường sắt tại EthiopiaBản quyền hình ảnhCARL DE SOUZA/AFP/GETTY IMAGES
Image caption2015: Công nhân Trung Quốc xây đường sắt tại Ethiopia
Sau thời gian công phu thâu gom dữ liệu, họ đưa ra bức tranh tương đối đầy đủ về dòng viện trợ quốc tế của Bắc Kinh.
Số liệu chính thức cho biết từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla.
Trong cùng thời gian, tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla.
Nó cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014. Nhưng hai nước phân phối tiền theo cách khác nhau.
93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.
Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống. Đa số là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại, có lãi suất, cho Bắc Kinh.
Tiền Mỹ và Trung Quốc cho nước ngoài
Image captionTiền Mỹ và Trung Quốc cho nước ngoài

Tiền dùng làm gì?

Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng khi Trung Quốc viện trợ truyền thống, các nước có lợi về kinh tế. Nghiên cứu của họ chứng minh rằng Trung Quốc cũng có thể điều hành các dự án viện trợ tốt như phương Tây.
Theo nhóm nghiên cứu, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Trung Quốc giúp tăng trưởng kinh tế, còn tài trợ phát triển chính thức (OOF) thì không.
Họ thấy rằng mỗi năm Trung Quốc chi khoảng 5 tỉ đôla cho ODA, nhưng đa số tiền của Trung Quốc thực ra là ở dạng OOF, không đáp ứng tiêu chuẩn ODA và có thể bao gồm các dự án thương mại.
Brad Parks, từ AidData, nói: "Chúng tôi chứng tỏ các sự phân biệt này rất quan trọng."
"Chỉ có ODA của Trung Quốc là đem lại lợi ích tăng trưởng kinh tế cho nước nhận."
Cũng có bằng chứng rằng các khoản cho vay dễ dãi vô điều kiện của Trung Quốc lại tác động tới cả hệ thống cho vay toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, khi một nước châu Phi nhận hỗ trợ của Trung Quốc, World Bank cũng phải hạ thấp các điều kiện cho vay. Cụ thể, khi viện trợ Trung Quốc tăng 1%, thì World Bank cũng giảm đi 15% đòi hỏi liên quan giải phóng thị trường hay minh bạch kinh tế.
Tiền Trung Quốc chi để làm cảng Gwadar của PakistanBản quyền hình ảnhAAMIR QURESHI/AFP/GETTY IMAGES
Image captionTiền Trung Quốc chi để làm cảng Gwadar của Pakistan
Cả Bắc Kinh và Washington thường dành tiền cho những nước ủng hộ họ tại Liên Hiệp Quốc.
Nhưng kinh tế cũng đóng vai trò chủ chốt cho Bắc Kinh. Nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh thường chú trọng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, hay dành khoản vay với giá thị trường ở những nước mà Trung Quốc muốn họ phải trả lại tiền với lãi suất.
Dữ liệu cho thấy những nước nhận khoản vay giá thị trường của Trung Quốc thì không sa sút về kinh tế nhưng cũng không tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu lo ngại ngay cả điều này cũng có thể thay đổi sau 10, 15 năm nữa - khi mà những nước này mang nợ vì không đủ tiền trả lại cho Bắc Kinh.
Brad Parks, thuộc nhóm nghiên cứu, nói: "10, 15 năm nữa, họ có thể gặp cùng vấn đề giống như khi nhà tài trợ phương Tây gặp phải khi các khoản vay không được trả."
"Nếu việc đó xảy ra, có thể Bắc Kinh sẽ phải xem lại cách cấu trúc các khoản vay."
Trung Quốc đem tiền đi đâu?
Image captionTrung Quốc đem tiền đi đâu?
Nơi đến của tiền Mỹ
Image captionNơi đến của tiền Mỹ

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

RFI: Tầu khu trục Mỹ lại tuần tra ở Hoàng Sa; TQ nói điều tàu chiến, máy bay "cảnh cáo và trục xuất" chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa


Hải Võ | 

TQ nói điều tàu chiến, máy bay "cảnh cáo và trục xuất" chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa
Bà Hoa Xuân Oánh (Ảnh: MFA China)

Chính phủ Trung Quốc ngày 11/10 lên tiếng về thông tin tàu khu trục USS Chafee của Mỹ tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, vào hôm qua.



Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chafee của Mỹ đã tiến vào vùng biển gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa (hiện bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép-PV) khi "chưa được sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc".
Bà Hoa tuyên bố, "phía Trung Quốc đã ngay lập tức điều chiến hạm và máy bay chiến đấu để kiểm tra, nhận diện, đồng thời cảnh cáo và trục xuất tàu Mỹ".
Theo thông tin bổ sung từ Bộ quốc phòng Trung Quốc, quân đội nước này đã điều động tàu hộ vệ tên lửa Huangshan cùng hai chiến đấu cơ J-11B và một trực thăng Z-8 để phản ứng trước sự xuất hiện của tàu Mỹ.
Bà Hoa Xuân Oánh cảnh báo Mỹ "chấm dứt những hành động sai lầm tương tự", và cho biết Bắc Kinh đã "giao thiệp nghiêm khắc với phía Mỹ". Còn Lầu Bát Nhất nói Quân giải phóng nhân dân (PLA) sẽ tăng cường xây dựng cơ sở phục vụ tác chiến trên biển và trên không "nhằm vào các hành động thách thức lặp lại của Mỹ".
Trước đó, theo tin từ Reuters, tàu USS Chafee đã thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải theo định kỳ gần các đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 10/10.
Các quan chức chính phủ Mỹ nói rằng hoạt động trên nhằm thách thức "những yêu sách quá mức" về chủ quyền mà Trung Quốc đang áp đặt một cách phi lý ở quần đảo này.
Video tạm dừng
Mỹ tìm đối tác tuần tra chung trên Biển Đông
theo Thời đại

Tầu khu trục Mỹ lại tuần tra ở Hoàng Sa

mediaTầu khu trục USS Chafee.Wikimedia
Ngày 10/10/2017, một tầu khu trục của Hải Quân Mỹ đã tiền gần quần đảo Hoàng Sa, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng, tại vùng Biển Đông. Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Donald Trump đang tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc để đối phó với chương trình phát triển hạt nhân và vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên.




Hãng tin Reuters, trích nguồn tin ẩn danh từ ba sĩ quan Hải Quân Mỹ, cho biết tầu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chafee, thay thế USS John McCain bị hỏng, đã tiến hành các hoạt động tuần tra bình thường, thách thức « những yêu sách hàng hải quá đáng » của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều đảo nhỏ và bãi cạn đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, theo Reuters, hoạt động tuần tra lần này không mang tính « khiêu khích » như các chiến dịch trước đó, kể từ khi tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 01/2017. Tầu USS Chafee chỉ tiến gần các đảo ở Hoàng Sa. Trong khi đó, vào tháng 08/2017, tầu khu trục USS John McCain đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khanh (Mischief Reef), bị Trung Quốc chiếm giữ ở Trường Sa.
Đây là hành động bảo vệ tự do hàng hải lần thứ tư của chính quyền Trump để phản đối những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc hạn chế quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Đông chiến lược.
Bộ Quốc Phòng Mỹ không bình luận trực tiếp về hoạt động trên, nhưng cho biết Hoa Kỳ đã tiến hành các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải và tiếp tục làm như vậy trong tương lai.
Hạm trưởng, hạm phó USS John McCain bị cách chức
Chỉ huy tầu khu trục USS John McCain, trung tá Alfredo J. Sanchez, và chỉ huy phó Jessie L. Sanchez đã bị bãi nhiệm ngày 11/10/2017 liên quan đến vụ va chạm ngày 21/08/2017 với một tầu chở dầu gần Singapore khiến 10 người chết và 5 người bị thương. Theo thông báo của Hạm Đội 7 Hải Quân Mỹ, « vụ va chạm trên có thể ngừa trước được. Chỉ huy tầu đã phán đoán kém và chỉ huy phó đã thể hiện kém khả năng lãnh đạo trong chương trình huấn luyện của tầu ».
Anh sẽ không tiến hành các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông
Trả lời hãng tin Úc Fairfax Media ngày 10/10/2017, bên lề hội nghị của đảng Bảo Thủ ở Manchester, bộ trưởng Quốc Phòng Anh Michael Fallon khẳng định các chiến đấu cơ Typhoon của Anh đã bay trên vùng Biển Đông vào năm 2016 và sẽ tiếp tục hoạt động này. Tuy nhiên, Anh Quốc không có ý định tiến hành các hoạt động đặc biệt ở Biển Đông, như Hoa Kỳ đang làm.
Vẫn liên quan đến vùng Biển Đông, tầu sân bay Adelaide và chiến hạm HMAS Darwin của Hải Quân Úc đã đến Philippines ngày 10/10/2017 để tham gia loạt huấn luyện quân sự chung tại vùng biển Indo-Thái Bình Dương mang tên « Indo-Pacific Endeavour 2017 » kéo dài 5 ngày.
Trang Philstar, trích phát biểu của thuyền trưởng Jonathan Earley, cho biết chuyến thăm lần này thể hiện cam kết của Úc trong việc ủng hộ an ninh và ổn định trong vùng. Đợt huấn luyện diễn ra tại vịnh Subic, tập trung chủ yếu vào các hoạt động nhân đạo và cứu hộ trong trường hợp thảm họa.

Hàng loạt nhà công sản, dự án giá trị của ông Phan Văn Anh Vũ bị điều tra

Thứ Tư, 11/10/2017, 10:30
Cơ quan an ninh A92, Bộ Công an đã điều tra hàng loạt nhà công sản và các dự án giá trị của ông Phan Văn Anh Vũ.

TBT Nguyễn Phú Trọng: "Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác tự gột rửa"

11/10/2017 12:47 GMT+7

TTO - Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 hôm nay 11-10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật đều phải xử lý nghiêm từ trên xuống dưới.

Kết thúc hoạt động 3 ban chỉ đạo 3 Tây - Ảnh 1.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị trung ương 6 - Ảnh: TTXVN
Sau 7 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) đã hoàn thành chương trình và bế mạc sáng 11-10. 
Đối với nội dung tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Trung ương chỉ rõ: Tập trung ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được nhất trí cao; còn những việc chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, quyết định sau, làm từng bước, chắc chắn. Ví dụ như: Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao.
Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong hội nghị.
Đề cập đến nội dung về công tác cán bộ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ Ban chấp hành trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng bằng hình thức cách các chức vụ về Đảng (bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ủy viên ban thường vụ, ủy viên Ban chấp hành Đảng TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XII) vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Tổng bí thư đánh giá dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình, tâm phục khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc.
Nhấn mạnh đây là bài học đau xót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị từng ủy viên Ban chấp hành trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện.
"Thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác tự gột rửa)", Tổng bí thư nói.
"Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại, củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân".
Tổng bí thư nói tiếp: "Vì sao việc xử lý một số vụ án, xử lý kỷ luật một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp trong thời gian gần đây lại được đông đảo cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, cán bộ hưu trí và nhân dân đồng tình, ủng hộ đến như thế?
Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả".
Bên cạnh đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết Ban chấp hành trung ương đã thống nhất cao với đề nghị của Bộ Chính trị về việc bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư khoá XII. Đó là ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội chính trung ương, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, và ông Nguyễn Xuân Thắng, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương.
Ban chấp hành trung ương yêu cầu hai ủy viên mới được bổ sung vào Ban Bí thư phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trên lĩnh vực công tác quan trọng được phân công.
Theo Chinhphu.vn- TTXVN