Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Trung Quốc Mộng làm Giang Trạch Dân ngủ gật?; Chỉ 1 từ khác biệt trong báo cáo 30.000 từ, ông Tập hé lộ mục tiêu quan trọng nhất của TQ

Trong ngày khai mạc Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ngáp và xem đồng hồ nhiều lần liên tục rồi thiu thiu ngủ khi người đương nhiệm Tập Cận Bình đọc bài diễn văn 3 giờ rưỡi hôm khai mạc.

Giang Trạch Dân
Ông Giang Trạch Dân, nguyên TBT Đảng CS và Chủ tịch nước Trung Quốc đã ngáp khi nghe bài diễn văn dài của ông Tập Cận Bình
Năm nay đã 91 tuổi, ông Giang Trạch Dân được mời đến dự lễ khai mạc và ngồi cạnh ông Tập Cận Bình và cùng bàn một cựu Tổng bí thư, Hồ Cẩm Đào.
Một nhà báo nước ngoài, Neil Connor, nhắn trên mạng xã hội rằng khi vào đưa tin Đại hội 19 của ĐCSTQ, anh đã dùng ống nhòm xem và đếm thấy ông Giang Trạch Dân nhìn đồng hồ 10 lần khi ông Tập Cận Bình đọc bài diễn văn 3 tiếng rưỡi.

Hiện không rõ cái ngáp và chuyện xem đồng hồ của ông Giang Trạch Dân là sự vô ý vì tuổi cao, ngồi lâu thấy mệt, hay là cách ông gửi ra tín hiệu gì khác.

Ảnh của phóng viên Neil Connor dùng ống nhòm quan sát Đại hội 19 của Đảng CS TQ hôm khai mạc, 18/10.
Ảnh của phóng viên Neil Connor chia sẻ khi anh dùng ống nhòm quan sát Đại hội 19 của Đảng CS TQ hôm khai mạc, 18/10

Sau khi ông Tập Cận Bình về ghế, một người tiền nhiệm khác, ông Hồ Cầm Đào đã quay sang nói gì với ông Tập và chỉ tay vào đồng hồ.

Không rõ ông Hồ khen ông Tập "nói khoẻ" hay cho thấy là bài phát biểu đã quá dài.

'Trung Quốc Mộng'

Cũng có hình ông Giang Trạch Dân ngáp và gãi đầu khi nghe bài diễn văn về Trung Quốc Mộng của Tập Cận Bình.


Giang Trạch Dân
Ông Giang Trạch Dân bóp trán

Hiện hơn 2200 đại biểu dự Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thảo luận về những nghị trình có thể đưa bổ sung vào Điều lệ.

Một số báo chí chính thống Trung Quốc nêu rằng tư tưởng Tập Cận Bình có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Diễn văn của ông Tập Cận Bình nói nhiều về tư tưởng vĩ đại phục hưng Trung Hoa.

Theo đó, đây là thời đại thứ ba từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949.

Giang Trạch Dân
Trong khi ông Tập rời ghế lên bục đọc diễn văn, ông Giang Trạch Dân đã ngủ một chút
Không xa rời nền tảng Marx-Lenin, tư tưởng này đặt ông Tập Cận Bình vào vị trí 'hạt nhân' của Đảng Cộng sản, và Đảng này sẽ đóng vai trò phục hưng nước Trung Hoa, đem lại vị thế xứng đáng cho nước này trên thế giới.

Về nội bộ, ông Tập Cận Bình "dùng Đảng trị quốc", và sẽ mở rộng vai trò cho các cơ quan của Đảng Cộng sản.


Giang Trạch Dân
Ở tuổi ngoài 91, ông Giang Trạch Dân đã cố gắng nghe bài diễn văn nhưng có vẻ không chống lại được cơn buồn ngủ

(BBC)

Chỉ 1 từ khác biệt trong báo cáo 30.000 từ, ông Tập hé lộ mục tiêu quan trọng nhất của TQ

Thủy Thu | 
Chỉ 1 từ khác biệt trong báo cáo 30.000 từ, ông Tập hé lộ mục tiêu quan trọng nhất của TQ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội 19. Ảnh AP

Tại phiên khai mạc Đại hội 19, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra một phương châm phát triển mới cho Trung Quốc.

Thay đổi mục tiêu
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc khóa 19 hôm 18/10, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh yêu cầu xây dựng Trung Quốc thành một "nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp".
Giới phân tích đã tinh ý nhận ra, trong báo cáo chính trị của ông Tập đã xuất hiện thêm một tính từ mới trên cơ sở định hướng "giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa" của các thế hệ lãnh đạo trước.
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, ban đầu người Trung Quốc thường coi "công nghiệp hóa" chính là "hiện đại hóa". Trong những năm 50 của thế kỷ trước, chủ trương "bốn hiện đại hóa" - công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng - lần đầu xuất hiện trong các văn kiện quan trọng của ĐCSTQ.
Nỗ lực phấn đấu thực hiện hiện đại hóa mục tiêu "bốn hiện đại hóa" từng là khẩu hiểu mạnh nhất tại Trung Quốc.
Trong thời kỳ cải cách, mở cửa, Trung Quốc đối mặt với loạt vấn đề như cải thiện cuộc sống dân sinh. Báo cáo chính trị đại hội đảng khóa 12 năm 1982 đã đề xuất phương châm "xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa có tính dân chủ, văn minh cao".
Báo cáo Đại hội khóa 13 năm 1987 tiếp tục khẳng định: "Phấn đấu xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa giàu mạnh, dân chủ, văn minh".
Theo đó, mục tiêu phấn đấu hiện đại hóa đi đến cụ thể hóa, phân chia rõ ràng thành các phương diện xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị và xây dựng văn hóa.
Báo cáo Đại hội 17 năm 2007 nhấn mạnh: "Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa, xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa; xây dựng nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa".
Chủ trương "bốn trong một" xây dựng toàn diện bốn lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội là hướng đi mới tại Trung Quốc thời điểm đó.
Chỉ 1 từ khác biệt trong báo cáo 30.000 từ, ông Tập hé lộ mục tiêu quan trọng nhất của TQ - Ảnh 1.
Đại hội ĐCSTQ khóa 19 sẽ diễn ra từ ngày 18-24/10 với mục tiêu cơ cấu kiện toàn bộ máy lãnh đạo mới và đề ra hướng đi chính sách phát triển mới cho Trung Quốc.
Báo cáo Đại hội 18 năm 2012 đề xuất "thực hiện toàn diện xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái phát triển hài hoà trong một bố cục tổng thể". Từ năm này, chủ trương "bốn trong một" đã phát triển lên "năm trong một".
Báo cáo đại hội này đưa chiến lược xây dựng văn minh sinh thái vào vị trí nổi bật, dung hòa với các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội nhằm xây dựng một Trung Quốc tươi đẹp.
Đến báo cáo tại Đại hội 19 vừa qua của Chủ tịch Tập Cận Bình, một phương châm mới được đề xuất trên cơ sở chiến lược cũ: "Phấn đấu xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp".
Theo đó, mục tiêu phấn đấu hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa đã mở rộng từ "giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa" tới "giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp".
Giới chuyên gia nhận định, thêm từ "tươi đẹp", chủ trương "năm trong một" sẽ tiến gần hơn với mục tiêu xây dựng hiện đại hóa và cuộc sống tốt đẹp mà người Trung Quốc theo đuổi sẽ càng hoàn hảo hơn.
Một số ý kiến nhấn mạnh thêm, từ "nước chủ nghĩa xã hội hiện đại hóa" đến "cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa", chỉ một từ thay đổi đã cho thấy "quyết tâm của ĐSCTQ".
6 ủy viên thường vụ bàn về phương châm chính trị của ông Tập
Sau ngày khai mạc, các ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ đã có động thái khẳng định về học thuyết chính trị của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Sáng 19/10, tại buổi nói chuyện với đoàn đại biểu Quảng Tây, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết:
"Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình là thành tựu mới nhất của chủ nghĩa Mác Lenin Trung Quốc hóa, là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là tư tưởng chỉ đạo mà ĐCSTQ cần kiên trì theo đuổi lâu dài".
Trong buổi thảo luận với đoàn đại biểu Hồ Nam, Bí thư ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc nhấn mạnh:
"Tư tưởng Tập Cận Bình về xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là thành tựu mới nhất của chủ nghĩa Mác Lenin Trung Quốc hóa. Cần phải tìm hiểu, nghiên cứu một cách cẩn thận, đặt vào vị trí bản thân, liên hệ chặt chẽ với tư tưởng và thực tế công việc...".
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trương Cao Lệ khẳng định: "Tư tưởng Tập Cận Bình về xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là sự kế thừa và phát triển từ Chủ nghĩa Mác Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng then chốt Ba đại diện, Quan điểm phát triển khoa học; là thành quả mới nhất của Chủ nghĩa Mác Lenin Trung Quốc hóa".
Trước đó, theo Tân Hoa Xã, ngày 18/10, các ủy viên thường vụ Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn khi gặp gỡ các đoàn đại biểu các địa phương cũng đều nhấn mạnh "tư tưởng Tập Cận Bình về xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới".
Trước những động thái trên, giới quan sát nhận định, rất có khả năng học thuyết chính trị của ông Tập sẽ được đưa vào điều lệ đảng sửa đổi tới đây và nếu học thuyết này được đính kèm tên nhà lãnh đạo Trung Quốc, vị thế của ông sẽ ngang hàng cùng hai lãnh đạo tiền nhiệm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.
Video tạm dừng
Các đại biểu Trung Quốc về Bắc Kinh dự Đại hội 19

Viện Đạo đức, tại sao lại không cơ chứ!; 'Dạy đạo đức không bao giờ giảm được tham nhũng'


Vỡ đê sông Bùi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) là có thật. Ảnh: SGGP.
Vỡ đê sông Bùi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) là có thật. Ảnh: SGGP.

Một Thường ủy Đoàn chủ tịch “mất tích” trong lễ khai mạc Đại hội 19

Truyền thông Hong Kong đưa tin, cựu Thường ủy Bộ Chính trị, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) La Cán, người có tên trong danh sách của Đoàn chủ tịch Đại hội 19 lại bất ngờ “mất tích” khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

đại hội 19, la cán, khai mạc, bức hại Pháp Luân Công, Bài chọn lọc,
Cựu Thường ủy Bộ Chính trị, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Đảng Cộng sản Trung Quốc La Cán (bên trái) không có mặt trong lễ khai mạc Đại hội 19. (Ảnh: Epochweekly)
Đại hội lần thứ 19 của ĐCSTQ chính thức khai mạc vào này 18/10, Kinh Tế Nhật Báo Hong Kong cho biết, lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 9h sáng, 41 trong tổng số 42 người của Đoàn chủ tịch Đại hội 19 đã có mặt, chỉ thiếu cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật La Cán.
Tờ Ping Guo Ri Bao của Hong Kong dẫn thuật bình luận nói, theo thông lệ và yêu cầu của ĐCSTQ, thì trừ khi các nguyên lão của ĐCSTQ không thể đi được nữa, nếu không thì đều phải dự họp Đại hội. Cho dù chiến dịch đả hổ đã công khai mâu thuẫn trong nội bộ ĐCSTQ, nhưng Đảng vẫn phải sử dụng hình thức này nhằm tạo ra “hình tượng đoàn kết”.
Nhưng việc ông La Cán có tên trong danh sách Đoàn chủ tịch Đại hội 19 lại không có mặt trong lễ khai mạc Đại hội 19, ngoại giới cho rằng đây là một dấu hiệu bất thường.
Ông La Cán năm nay 82 tuổi, trước khi nghỉ hưu vào năm 2007, đã có một khoảng thời gian dài đảm nhận chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp Luật ĐCSTQ, và Chủ nhiệm Phòng 610, một phòng chuyên chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công. Trong khi người kế nhiệm là ông Chu Vĩnh Khang thì hiện đang ngồi trong tù.
Từ các tư liệu công khai có thể thấy, trừ lần lộ diện vào ngày quốc khánh Trung Quốc 01/10/2014 ra, cho đến nay hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của ông La Cán trên truyền thông. Và trong khoảng thời gian này những thành viên khác của phe Giang đi đầu trong bức hại Pháp Luân Công là các ông Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu liên tiếp bị ngã ngựa.
La Cán bị các nơi trên thế giới khởi kiện vì bức hại Pháp Luân Công
Tháng 07/1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại đối với gần 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc, sau đó tiếp tục chỉ đạo thực hiện tội ác “mổ cướp nội tạng” của các học viên Pháp Luân Công, một tội ác chưa từng có trên thế giới.
Trong suốt khoảng thời gian từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công cho đến năm 2007, ông La Cán không những là Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp Luật ĐCSTQ, mà còn là người phụ trách Phòng 610, một cơ quan chuyên bức hại Pháp Luân Công của tập đoàn Giang Trạch Dân.
Vì nịnh nọt Giang Trạch Dân, từ năm 1996 La Cán đã nhiều lần khơi mào bức hại Pháp Luân Công. Tháng 04/1999, ông Hà Tộ Hưu, anh em đồng hao của ông La Cán đã đăng bài trên tạp chí Thiên Tân ám chỉ rằng tập luyện Pháp Luân Công sẽ xảy ra vấn đề, thậm chí “vong quốc”.
Sau đó ông La Cán đã lợi dụng việc các học viên Pháp Luân Công đến ban biên tập tạp chí này giải thích sự thật, đã vu khống dựng lên sự kiện “học viên Pháp Luân Công bao vây Trung Nam Hải ngày 25/04”. Sự kiện giả này chính là cái cớ để ông Giang Trạch Dân phát động bức hại toàn diện đối với Pháp Luân Công.
Tháng 11/1999, trong hội nghị nội bộ của ĐCSTQ, ông La Cán yêu cầu áp dụng chỉ lệnh của Giang Trạch Dân “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết sẽ được tình là tự sát, trực tiếp hoả táng không cần tra thân phận”, v.v.
Năm 2001, ông La Cán tiếp tục dựng lên “vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn” nhằm kích động lòng thù hận của dân chúng đối với Pháp Luân Công, và cũng dựa vào cái cớ này để bức hại Pháp Luân Công tàn khốc hơn nữa.
Vào ngày 12/12/2005, khi ông La Cán đến thăm Argentina, trong lúc phỏng vấn đã bị các học viên Pháp Luân Công khởi kiện tội “diệt chủng” và tội “dùng cực hình tra tấn”.
Năm 2006, lần đầu tiên nước ngoài xác nhận và công khai lên án ĐCSTQ mổ cướp buôn bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, một sự thật đã làm chấn động thế giới.
Ngày 17/12/2009, một thẩm phán liên bang ở Argentina đã phán quyết rằng Giang Trạch Dân và La Cán đã phạm tội diệt chủng và tra tấn, nên đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế Giang và La vì vai trò của họ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Sau đó, ông La Cán cũng đã bị khởi kiện ở 20 quốc gia khác. Năm 2014, một kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài đã đăng tin rằng, vì ông La Cán bị kiện ở nhiều quốc gia, nên đã sợ tới mức không dám lộ diện nữa.
Ngày 15/08/2014, “Tổ chức quốc tế xử lý vấn đề Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công” phát hành “Thông cáo tội trạng bức hại Pháp Luân Công của La Cán”, đã công bố rằng La Cán là một trong những người chịu trách nhiệm chính cho tội ác bức hại Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Thông cáo chỉ ra, ông La Cán đã phạm phải “tội diệt chủng”, “tội phản nhân loại”, “tội dùng cực hình” được liệt trong “Công pháp quốc tế”.
“Tổ chức điều tra bức hại Pháp Luân Công quốc tế” cho biết, “mổ cướp thu hoạch nội tạng sống” là do Ủy ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ thông qua Phòng 610 chỉ đạo hệ thống Công – Kiểm – Pháp, Quân đội, Cảnh sát vũ trang trên toàn Trung Quốc tiến hành thực hiện trên quy mô lớn, từ năm 2000 – 2007 là khoảng thời gian nó hoạt động đỉnh điểm nhất, đây cũng là khoảng thời gian ông La Cán trực tiếp tham dự, lên kế hoạch, chỉ đạo mạng lưới “thu hoạch nội tạng sống”.
Lê Hiếu biên dịch
Vào ngày 12/12/2005, khi ông La Cán đến thăm Argentina, trong lúc phỏng vấn đã bị các học viên Pháp Luân Công khởi kiện tội “diệt chủng” và tội “dùng cực hình tra tấn”.
Năm 2006, lần đầu tiên nước ngoài xác nhận và công khai lên án ĐCSTQ mổ cướp buôn bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, một sự thật đã làm chấn động thế giới.
Ngày 17/12/2009, một thẩm phán liên bang ở Argentina đã phán quyết rằng Giang Trạch Dân và La Cán đã phạm tội diệt chủng và tra tấn, nên đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế Giang và La vì vai trò của họ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Sau đó, ông La Cán cũng đã bị khởi kiện ở 20 quốc gia khác. Năm 2014, một kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài đã đăng tin rằng, vì ông La Cán bị kiện ở nhiều quốc gia, nên đã sợ tới mức không dám lộ diện nữa.
Ngày 15/08/2014, “Tổ chức quốc tế xử lý vấn đề Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công” phát hành “Thông cáo tội trạng bức hại Pháp Luân Công của La Cán”, đã công bố rằng La Cán là một trong những người chịu trách nhiệm chính cho tội ác bức hại Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Thông cáo chỉ ra, ông La Cán đã phạm phải “tội diệt chủng”, “tội phản nhân loại”, “tội dùng cực hình” được liệt trong “Công pháp quốc tế”.
“Tổ chức điều tra bức hại Pháp Luân Công quốc tế” cho biết, “mổ cướp thu hoạch nội tạng sống” là do Ủy ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ thông qua Phòng 610 chỉ đạo hệ thống Công – Kiểm – Pháp, Quân đội, Cảnh sát vũ trang trên toàn Trung Quốc tiến hành thực hiện trên quy mô lớn, từ năm 2000 – 2007 là khoảng thời gian nó hoạt động đỉnh điểm nhất, đây cũng là khoảng thời gian ông La Cán trực tiếp tham dự, lên kế hoạch, chỉ đạo mạng lưới “thu hoạch nội tạng sống”.

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc

07:43 AM - 20/10/2017 Thanh Niên

"Những hành động khiêu khích của nước này tại Biển Đông đã thách thức mọi quy tắc quốc tế mà Mỹ và Ấn Độ ủng hộ”.
Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington D.C hôm 18.10 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay nước này muốn đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ giữa lúc Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại châu Á.
Ông Tillerson mô tả Ấn Độ là “đối tác” trong mối quan hệ chiến lược, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ “không bao giờ có mối quan hệ tương tự với Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Tillerson nêu rõ Mỹ và Ấn Độ có chung mục tiêu về mọi vấn đề an ninh, tự do đi lại, tự do thương mại cũng như chống khủng bố tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo AP.
Ông Tillerson lên tiếng chỉ trích “Trung Quốc hành xử thiếu trách nhiệm. Những hành động khiêu khích của nước này tại Biển Đông đã thách thức mọi quy tắc quốc tế mà Mỹ và Ấn Độ ủng hộ”.
Theo BBC, Ngoại trưởng Tillerson đưa ra tuyên bố trên trước chuyến thăm của ông đến Ấn Độ vào tuần tới.
Phản ứng trước tuyên bố của ông Tillerson, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho hay Bắc Kinh hy vọng Mỹ có thể từ bỏ “thành kiến” và nhìn nhận Trung Quốc một cách khách quan.
Huỳnh Thiềm

Trung Quốc vạch rõ lộ trình hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa“; Trung Quốc cáo buộc Tôn Chính Tài âm mưu tiếm quyền

Cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc ca ngợi Tập Cận Bình "cứu đảng" khi đập tan âm mưu đảo chính của những cựu quan chức cấp cao. 



Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ảnh: SCMP.
Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ảnh: SCMP.
"Ông Tập đã xử lý các vụ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Tôn Chính Tài. Những người này có chức vụ cao và quyền lực lớn trong đảng, nhưng tham nhũng lớn và âm mưu đoạt quyền lãnh đạo đảng và chiếm quyền lực nhà nước", ông Lưu Sĩ Dư, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc, hôm qua nói.
Ông Lưu trở thành quan chức cấp cao đầu tiên cáo buộc ông Tôn, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, âm mưu chiếm quyền lãnh đạo đảng. 
Xinhua tháng trước đưa tin ông Tôn bị khai trừ đảng và chuyển giao cho các cơ quan tư pháp để điều tra thêm. Thông báo được đưa ra hai tháng sau khi ông này "ngã ngựa", nhưng giới chức không tiết lộ thêm thông tin về cuộc điều tra. 
Ông Lưu cho rằng Chủ tịch Tập nỗ lực lớn trong 5 năm qua nhằm xử lý nạn tham nhũng, điều "đe dọa nghiêm trọng đến nền tảng lãnh đạo của đảng và năng lực điều hành". 
"Tập Cận Bình, với trách nhiệm lịch sử là một nhà cách mạng vô sản, đã dẹp tan những mối đe dọa lớn với đảng và đất nước", ông nói. "Sự lãnh đạo trung ương của đảng, trong đó Tổng bí thư Tập Cận Bình có vai trò cốt lõi, đã cứu đảng, cứu quân đội và cứu đất nước trong 5 năm qua... Ông đã cứu chủ nghĩa xã hội". 
Là cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị kết tội tham nhũng trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Bạc, Từ và Lệnh đều là các cựu lãnh đạo hay lãnh đạo đương nhiệm. 
Thông tin được đưa ra bên lề Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 19 ở thủ đô Bắc Kinh. Sự kiện khai mạc ngày 18/10 với 2.280 đại biểu tham dự, đại diện cho hơn 89 triệu đảng viên Trung Quốc. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với vận mệnh của nước này trong 5 năm tới, cả về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa lẫn đối nội và đối ngoại.
Trọng Giáp



Trung Quốc vạch rõ lộ trình hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa“

VOV.VN - Trong bối cảnh thế giới hiện nay, sẽ có nhiều vấn đề đang chờ Ban lãnh đạo mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giải quyết sau Đại hội 19.
Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn then chốt thực hiện mục tiêu xã hội khá giả toàn diện và giai doạn phát triên quan trọng của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 19) đang diễn ra tại Bắc Kinh thu hút sự quan tâm của dư luận Trung Quốc và thế giới. Sẽ có nhiều vấn đề đang chờ Ban lãnh đạo mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giải quyết sau Đại hội 19.
Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản TQ được coi là hoạt động quan trọng nhất trong đời sống chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Dư luận Trung Quốc và thế giới dành sự chú ý đặc biệt cho Đại hội lần này, nơi đề ra những quyết sách quan trọng cho phương hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho như năm tiếp theo.
dai hoi 19: trung quoc vach ro lo trinh hien thuc hoa "giac mong trung hoa" hinh 1
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. 
Về đối nội, Đại hội 19 nếu không có bất ngờ lớn sẽ tiếp tục tái xác lập vị trí lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và có thể tiếp tục triển khai những chính sách quan trọng về đối nội đang tiến hành trong 5 năm qua. Việc xây dựng bố cục tổng thể "5 trong 1" (xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và sinh thái phát triển hài hoà trong một bố cục tổng thể) tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy bố cục chiến lược "4 toàn diện" (xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện và quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện). Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy toàn diện quản lý đất nước theo pháp luật và hiện đại hoá năng lực quản lý đất nước, xây dựng nhà nước pháp trị Xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quân đội hùng mạnh hàng đầu thế giới, là quân đội của nhân dân, tuân theo sự chỉ huy của Đảng. Thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, thúc đẩy cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại ...
Trải qua gần 40 năm cải cách kinh tế với tốc độ tăng trưởng phi mã và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, nhưng Trung Quốc cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nóng cần phải giải quyết như thiếu động lực tăng trưởng, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo cũng như nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng...
Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Trung Quốc đã triển khai hàng loạt các chính sách quan trọng về kinh tế nhằm đưa quốc gia này phát triển theo hướng “xanh” hơn, nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và tiết kiệm năng lượng nhưng đi cùng với đó là những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt đó là những vấn đề nổi bật về phát triển không cân đối không đầy đủ vẫn chưa giải quyết được, chất lượng và hiệu quả phát triển chưa cao, năng lực sáng tạo chưa đủ mạnh.
Trình độ của kinh tế thực thể chưa được nâng cao, bảo vệ môi trường sinh thái còn là nhiệm  vụ nặng nề và lâu dài, lĩnh vực dân sinh còn nhiều thiếu hụt, nhiệm vụ thoát nghèo còn khó khăn, chênh lệch khoảng cách giữa nông thôn và thành thị và giữa các khu vực vẫn còn khá lớn, những vấn đề như việc làm, giáo dục, y tế, cư  trú, dưỡng lão… vẫn còn nhiều tồn tại; mâu thuẫn xã hội còn chồng chất, năng lực quản lý đất nước vẫn chưa được tăng cường, đấy tranh trên lĩnh vực hình thái ý thức vẫn còn phức tạp, an ninh quốc gia đang đứng trước tình hình mới, xây dựng đảng vẫn tồn tại nhiều khâu còn yếu kém...
Do đó, Đại hội 19 lần này ngoài việc tiếp tục đề ra những định hướng phát triển kinh tế hợp lý thì việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống người dân cũng là một trách nhiệm vô cùng quan trọng mà Trung Quốc phải giải quyết.
dai hoi 19: trung quoc vach ro lo trinh hien thuc hoa "giac mong trung hoa" hinh 2
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Về chiến dịch chống tham nhũng, trong 5 năm qua hơn 1,3 triệu quan chức từ trung ương đến địa phương ở Trung Quốc đã bị xử lý và có thể khẳng định xu thế này sẽ không dừng lại khi trong Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội lần này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “cuộc chiến thống tham nhũng đã tạo ra thế và lực để phát triển”.
Chiến dịch chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khởi xướng và đang triển khai hết sức hiệu quả, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, Trung Quốc, vực dậy niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thời gian tới nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thành lập Uỷ ban giám sát quốc gia trên cơ sở hợp nhất 2 cơ quan là Uỷ ban kiểm tra kỷ luật trung ương và Uỷ ban giám sát thuộc Quốc vụ viện. Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh để đội ngũ cán bộ phải hết lòng phục vụ nhân dân, "không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không nghĩ tới tham nhũng".
Về đối ngoại, trong 5 năm qua, hình ảnh một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực ngày càng rõ nét. Chủ động xây dựng quan hệ với các nước lớn, đề xuất khung quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ, gia tăng ảnh hưởng địa chính trị thông qua sáng kiến chiến lược “Vành đai và Con đường”, thách thức vai trò và ảnh hưởng với các thể chế tài chính truyền thống thông qua thành lập nhiều tổ chức tài chính quốc tế mới như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng phát triển mới...
Tất cả những động thái trên cho thấy Trung Quốc đang chuyển dần từ “giấu mình chờ thời” sang giai đoạn “trỗi dậy mạnh mẽ”. Trong Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội lần này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ đối tác trên toàn cầu, mở rộng điểm giao thoa lợi ích với các nước khác, thúc đẩy điều phối và hợp tác với nước lớn, xây dựng khung quan hệ nước lớn ổn định về tổng thể, phát triển cân bằng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước láng giềng”. Có thể thấy, Trung Quốc đang triển khai một chính sách ngoại giao toàn phương vị, mà mục đích cuối cùng là nhằm đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về một vị trí ngang hàng với Mỹ trong nhóm những nước lãnh đạo toàn cầu.
Đường lối đối ngoại được xác lập trong Đại hội 19 được dự đoán sẽ tiếp tục là cánh tay nối dài những chính sách đối ngoại mà TQ đã triển khai trong thời gian vừa qua.
Như vậy, sẽ có nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề cần phải giải quyết đang chờ Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội 19 để có thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra như xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020 hay đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội Chủ nghĩa hiện đại vào giữa thế kỷ 21./.



Hà Thắng - Đinh Tuấn/VOV-Bắc Kinh

Đại biểu Đại hội 19 TQ tiết lộ ông Tập Cận Bình đánh bại âm mưu chiếm quyền lực trong đảng

Hải Võ | 
Đại biểu Đại hội 19 TQ tiết lộ ông Tập Cận Bình đánh bại âm mưu chiếm quyền lực trong đảng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh trong phiên khai mạc Đại hội 19 của ĐCSTQ, sáng ngày 18/10/2017 (Ảnh: REUTERS/ China Daily)

Người đứng đầu cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc ca ngợi nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc chống lại việc tranh giành quyền lực trong đảng.

Trả lời báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/10, ông Lưu Sĩ Dư - Chủ tịch, Bí thư đảng ủy Ủy ban quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc (CSRC), Ủy viên Ủy ban chính sách tiền tệ Trung Quốc - cáo buộc một số quan chức cấp cao có ý đồ thâu tóm quyền lực trong đảng.
Ông Lưu là một trong 2.280 đại biểu chính thức tham dự Đại hội 19, đang diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh.
Trong các quan chức bị ông Lưu chỉ trích có cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc khóa 18, ông Tôn Chính Tài - người bị lập án điều tra do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" hồi tháng 7 vừa qua.
"[Chủ tịch Tập Cận Bình] đã xử lý các trường hợp của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Tôn Chính Tài," ông Lưu Sĩ Dư nói. "Các quan chức này từng có vị thế cao và quyền lực lớn trong đảng, nhưng họ lại suy đồi nghiêm trọng và âm mưu chiếm quyền lãnh đạo trong đảng và giành quyền lực của nhà nước."
Ông Lưu trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc cáo buộc Tôn Chính Tài về âm mưu thâu tóm quyền lực nội bộ. Ông Tôn đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ và chuyển giao cho cơ quan tư pháp tiếp tục quá trình điều tra.
Đại biểu Đại hội 19 TQ tiết lộ ông Tập Cận Bình đánh bại âm mưu chiếm quyền lực trong đảng - Ảnh 1.
Ông Lưu Sĩ Dư (Ảnh: Xinhua)
Theo ông Lưu Sĩ Dư, ông Tập Cận Bình đã nỗ lực rất lớn trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua để chống lại tình trạng tham nhũng, vốn bị đánh giá là "gây nguy hại nghiêm trọng đến nền tảng lãnh đạo và khả năng quản lý của đảng".
"Đồng chí Tập Cận Bình, với sứ mệnh lịch sử của một nhà cách mạng vô sản... đã loại bỏ rủi ro to lớn đối với ĐCSTQ và đất nước," ông Lưu ca ngợi nhà lãnh đạo.
"Ban lãnh đạo trung ương của đảng, với Tổng bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân, đã giải cứu quân đội và giải cứu đất nước trong 5 năm qua."
Hồi năm 2016, ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) từng cảnh báo hiện tượng các quan chức tìm cách giành quyền lực.
"Nghiêm trọng hơn, một số [quan chức] thậm chí còn tìm cách chiếm lấy quyền lực trong đảng và nhà nước, có nhiều hành vi gây chia rẽ đảng và đe dọa nghiêm trọng đến ổn định chính trị của đất nước," tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ - dẫn lời ông Vương nói tại một cuộc họp của CCDI.
Ông Vương cho biết trung ương đã xử lý các vụ việc của Chu, Bạc, Quách, Từ và Lệnh, nhằm cảnh báo và ngăn chặn những người mang tham vọng quyền lực trong đảng.
Cho đến nay, ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, là quan chức cấp cao nhất từng bị kết tội tham nhũng trong lịch sử ĐCSTQ.
Video tạm dừng
Một số mục tiêu trọng điểm của Trung Quốc sau Đại hội 19