Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Trung Quốc vạch rõ lộ trình hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa“; Trung Quốc cáo buộc Tôn Chính Tài âm mưu tiếm quyền

Cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc ca ngợi Tập Cận Bình "cứu đảng" khi đập tan âm mưu đảo chính của những cựu quan chức cấp cao. 



Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ảnh: SCMP.
Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ảnh: SCMP.
"Ông Tập đã xử lý các vụ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Tôn Chính Tài. Những người này có chức vụ cao và quyền lực lớn trong đảng, nhưng tham nhũng lớn và âm mưu đoạt quyền lãnh đạo đảng và chiếm quyền lực nhà nước", ông Lưu Sĩ Dư, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc, hôm qua nói.
Ông Lưu trở thành quan chức cấp cao đầu tiên cáo buộc ông Tôn, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, âm mưu chiếm quyền lãnh đạo đảng. 
Xinhua tháng trước đưa tin ông Tôn bị khai trừ đảng và chuyển giao cho các cơ quan tư pháp để điều tra thêm. Thông báo được đưa ra hai tháng sau khi ông này "ngã ngựa", nhưng giới chức không tiết lộ thêm thông tin về cuộc điều tra. 
Ông Lưu cho rằng Chủ tịch Tập nỗ lực lớn trong 5 năm qua nhằm xử lý nạn tham nhũng, điều "đe dọa nghiêm trọng đến nền tảng lãnh đạo của đảng và năng lực điều hành". 
"Tập Cận Bình, với trách nhiệm lịch sử là một nhà cách mạng vô sản, đã dẹp tan những mối đe dọa lớn với đảng và đất nước", ông nói. "Sự lãnh đạo trung ương của đảng, trong đó Tổng bí thư Tập Cận Bình có vai trò cốt lõi, đã cứu đảng, cứu quân đội và cứu đất nước trong 5 năm qua... Ông đã cứu chủ nghĩa xã hội". 
Là cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị kết tội tham nhũng trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Bạc, Từ và Lệnh đều là các cựu lãnh đạo hay lãnh đạo đương nhiệm. 
Thông tin được đưa ra bên lề Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 19 ở thủ đô Bắc Kinh. Sự kiện khai mạc ngày 18/10 với 2.280 đại biểu tham dự, đại diện cho hơn 89 triệu đảng viên Trung Quốc. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với vận mệnh của nước này trong 5 năm tới, cả về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa lẫn đối nội và đối ngoại.
Trọng Giáp



Trung Quốc vạch rõ lộ trình hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa“

VOV.VN - Trong bối cảnh thế giới hiện nay, sẽ có nhiều vấn đề đang chờ Ban lãnh đạo mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giải quyết sau Đại hội 19.
Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn then chốt thực hiện mục tiêu xã hội khá giả toàn diện và giai doạn phát triên quan trọng của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 19) đang diễn ra tại Bắc Kinh thu hút sự quan tâm của dư luận Trung Quốc và thế giới. Sẽ có nhiều vấn đề đang chờ Ban lãnh đạo mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giải quyết sau Đại hội 19.
Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản TQ được coi là hoạt động quan trọng nhất trong đời sống chính trị của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Dư luận Trung Quốc và thế giới dành sự chú ý đặc biệt cho Đại hội lần này, nơi đề ra những quyết sách quan trọng cho phương hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho như năm tiếp theo.
dai hoi 19: trung quoc vach ro lo trinh hien thuc hoa "giac mong trung hoa" hinh 1
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. 
Về đối nội, Đại hội 19 nếu không có bất ngờ lớn sẽ tiếp tục tái xác lập vị trí lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và có thể tiếp tục triển khai những chính sách quan trọng về đối nội đang tiến hành trong 5 năm qua. Việc xây dựng bố cục tổng thể "5 trong 1" (xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và sinh thái phát triển hài hoà trong một bố cục tổng thể) tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy bố cục chiến lược "4 toàn diện" (xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện và quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện). Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy toàn diện quản lý đất nước theo pháp luật và hiện đại hoá năng lực quản lý đất nước, xây dựng nhà nước pháp trị Xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quân đội hùng mạnh hàng đầu thế giới, là quân đội của nhân dân, tuân theo sự chỉ huy của Đảng. Thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, thúc đẩy cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại ...
Trải qua gần 40 năm cải cách kinh tế với tốc độ tăng trưởng phi mã và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, nhưng Trung Quốc cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nóng cần phải giải quyết như thiếu động lực tăng trưởng, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo cũng như nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng...
Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Trung Quốc đã triển khai hàng loạt các chính sách quan trọng về kinh tế nhằm đưa quốc gia này phát triển theo hướng “xanh” hơn, nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và tiết kiệm năng lượng nhưng đi cùng với đó là những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt đó là những vấn đề nổi bật về phát triển không cân đối không đầy đủ vẫn chưa giải quyết được, chất lượng và hiệu quả phát triển chưa cao, năng lực sáng tạo chưa đủ mạnh.
Trình độ của kinh tế thực thể chưa được nâng cao, bảo vệ môi trường sinh thái còn là nhiệm  vụ nặng nề và lâu dài, lĩnh vực dân sinh còn nhiều thiếu hụt, nhiệm vụ thoát nghèo còn khó khăn, chênh lệch khoảng cách giữa nông thôn và thành thị và giữa các khu vực vẫn còn khá lớn, những vấn đề như việc làm, giáo dục, y tế, cư  trú, dưỡng lão… vẫn còn nhiều tồn tại; mâu thuẫn xã hội còn chồng chất, năng lực quản lý đất nước vẫn chưa được tăng cường, đấy tranh trên lĩnh vực hình thái ý thức vẫn còn phức tạp, an ninh quốc gia đang đứng trước tình hình mới, xây dựng đảng vẫn tồn tại nhiều khâu còn yếu kém...
Do đó, Đại hội 19 lần này ngoài việc tiếp tục đề ra những định hướng phát triển kinh tế hợp lý thì việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống người dân cũng là một trách nhiệm vô cùng quan trọng mà Trung Quốc phải giải quyết.
dai hoi 19: trung quoc vach ro lo trinh hien thuc hoa "giac mong trung hoa" hinh 2
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Về chiến dịch chống tham nhũng, trong 5 năm qua hơn 1,3 triệu quan chức từ trung ương đến địa phương ở Trung Quốc đã bị xử lý và có thể khẳng định xu thế này sẽ không dừng lại khi trong Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội lần này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “cuộc chiến thống tham nhũng đã tạo ra thế và lực để phát triển”.
Chiến dịch chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình khởi xướng và đang triển khai hết sức hiệu quả, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, Trung Quốc, vực dậy niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thời gian tới nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thành lập Uỷ ban giám sát quốc gia trên cơ sở hợp nhất 2 cơ quan là Uỷ ban kiểm tra kỷ luật trung ương và Uỷ ban giám sát thuộc Quốc vụ viện. Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh để đội ngũ cán bộ phải hết lòng phục vụ nhân dân, "không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không nghĩ tới tham nhũng".
Về đối ngoại, trong 5 năm qua, hình ảnh một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực ngày càng rõ nét. Chủ động xây dựng quan hệ với các nước lớn, đề xuất khung quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ, gia tăng ảnh hưởng địa chính trị thông qua sáng kiến chiến lược “Vành đai và Con đường”, thách thức vai trò và ảnh hưởng với các thể chế tài chính truyền thống thông qua thành lập nhiều tổ chức tài chính quốc tế mới như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng phát triển mới...
Tất cả những động thái trên cho thấy Trung Quốc đang chuyển dần từ “giấu mình chờ thời” sang giai đoạn “trỗi dậy mạnh mẽ”. Trong Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội lần này, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ đối tác trên toàn cầu, mở rộng điểm giao thoa lợi ích với các nước khác, thúc đẩy điều phối và hợp tác với nước lớn, xây dựng khung quan hệ nước lớn ổn định về tổng thể, phát triển cân bằng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước láng giềng”. Có thể thấy, Trung Quốc đang triển khai một chính sách ngoại giao toàn phương vị, mà mục đích cuối cùng là nhằm đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về một vị trí ngang hàng với Mỹ trong nhóm những nước lãnh đạo toàn cầu.
Đường lối đối ngoại được xác lập trong Đại hội 19 được dự đoán sẽ tiếp tục là cánh tay nối dài những chính sách đối ngoại mà TQ đã triển khai trong thời gian vừa qua.
Như vậy, sẽ có nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề cần phải giải quyết đang chờ Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội 19 để có thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra như xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020 hay đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội Chủ nghĩa hiện đại vào giữa thế kỷ 21./.



Hà Thắng - Đinh Tuấn/VOV-Bắc Kinh

Đại biểu Đại hội 19 TQ tiết lộ ông Tập Cận Bình đánh bại âm mưu chiếm quyền lực trong đảng

Hải Võ | 
Đại biểu Đại hội 19 TQ tiết lộ ông Tập Cận Bình đánh bại âm mưu chiếm quyền lực trong đảng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh trong phiên khai mạc Đại hội 19 của ĐCSTQ, sáng ngày 18/10/2017 (Ảnh: REUTERS/ China Daily)

Người đứng đầu cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc ca ngợi nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc chống lại việc tranh giành quyền lực trong đảng.

Trả lời báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/10, ông Lưu Sĩ Dư - Chủ tịch, Bí thư đảng ủy Ủy ban quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc (CSRC), Ủy viên Ủy ban chính sách tiền tệ Trung Quốc - cáo buộc một số quan chức cấp cao có ý đồ thâu tóm quyền lực trong đảng.
Ông Lưu là một trong 2.280 đại biểu chính thức tham dự Đại hội 19, đang diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh.
Trong các quan chức bị ông Lưu chỉ trích có cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc khóa 18, ông Tôn Chính Tài - người bị lập án điều tra do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" hồi tháng 7 vừa qua.
"[Chủ tịch Tập Cận Bình] đã xử lý các trường hợp của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Tôn Chính Tài," ông Lưu Sĩ Dư nói. "Các quan chức này từng có vị thế cao và quyền lực lớn trong đảng, nhưng họ lại suy đồi nghiêm trọng và âm mưu chiếm quyền lãnh đạo trong đảng và giành quyền lực của nhà nước."
Ông Lưu trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc cáo buộc Tôn Chính Tài về âm mưu thâu tóm quyền lực nội bộ. Ông Tôn đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ và chuyển giao cho cơ quan tư pháp tiếp tục quá trình điều tra.
Đại biểu Đại hội 19 TQ tiết lộ ông Tập Cận Bình đánh bại âm mưu chiếm quyền lực trong đảng - Ảnh 1.
Ông Lưu Sĩ Dư (Ảnh: Xinhua)
Theo ông Lưu Sĩ Dư, ông Tập Cận Bình đã nỗ lực rất lớn trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua để chống lại tình trạng tham nhũng, vốn bị đánh giá là "gây nguy hại nghiêm trọng đến nền tảng lãnh đạo và khả năng quản lý của đảng".
"Đồng chí Tập Cận Bình, với sứ mệnh lịch sử của một nhà cách mạng vô sản... đã loại bỏ rủi ro to lớn đối với ĐCSTQ và đất nước," ông Lưu ca ngợi nhà lãnh đạo.
"Ban lãnh đạo trung ương của đảng, với Tổng bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân, đã giải cứu quân đội và giải cứu đất nước trong 5 năm qua."
Hồi năm 2016, ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) từng cảnh báo hiện tượng các quan chức tìm cách giành quyền lực.
"Nghiêm trọng hơn, một số [quan chức] thậm chí còn tìm cách chiếm lấy quyền lực trong đảng và nhà nước, có nhiều hành vi gây chia rẽ đảng và đe dọa nghiêm trọng đến ổn định chính trị của đất nước," tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ - dẫn lời ông Vương nói tại một cuộc họp của CCDI.
Ông Vương cho biết trung ương đã xử lý các vụ việc của Chu, Bạc, Quách, Từ và Lệnh, nhằm cảnh báo và ngăn chặn những người mang tham vọng quyền lực trong đảng.
Cho đến nay, ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, là quan chức cấp cao nhất từng bị kết tội tham nhũng trong lịch sử ĐCSTQ.
Video tạm dừng
Một số mục tiêu trọng điểm của Trung Quốc sau Đại hội 19

Không có nhận xét nào: