Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Tin Nóng: Đề nghị hủy án, điều tra xét xử lại vụ án tại VN Pharma; Cán bộ Cục quản lý Dược, hải quan bị đề nghị điều tra trong vụ VN Pharma; Vụ VN Pharma: Xuất hiện bức thư lạ gửi tòa...từ Ấn Độ; Ngày 20/10, phiên xử Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch VN Pharma) cùng đồng phạm về tội Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức tiếp tục với phần phát biểu quan điểm của VKS về vụ án. Theo Viện, bản án sơ thẩm của TAND TP HCM chưa xem xét toàn diện vụ án, bỏ lọt tội phạm... Dù đã được thẩm vấn khá chi tiết tại phiên phúc thẩm nhưng nhiều tình tiết vẫn chưa thể làm rõ. Do đó cần điều tra lại để đánh giá vụ án một cách toàn diện. Cựu Chủ tịch VN Pharma có dấu hiệu thêm tội khác VKS cho rằng, để có đầy đủ thủ tục nhập khẩu, Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty Thương mại hàng hải quốc tế H&C) cung cấp hàng loạt giấy tờ giả, Hùng cũng chỉ đạo cấp dưới làm giả nhiều giấy tờ. "Quá trình điều tra, cấp sơ thẩm chưa xét xử các bị cáo này về tội Làm giả giấy tờ, là bỏ lọt tội", đại diện VKS nhận định. "Các bị cáo đã nâng khống giá thuốc từ 18 USD lên 75 USD là hành vi cực kỳ nghiêm trọng. Một loạt con dấu, giấy tờ giả được họ dùng để làm giả giấy chứng nhận tự do giả, hóa đơn giả. Đây là tổ chức làm giả rất tinh vi, có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia. Ý thức của các bị cáo từ tất cả các khâu chỉ nhằm mục đích thu lợi bất chính, bất chấp hậu quả xảy ra", VKS nêu quan điểm. Điều tra trách nhiệm của hải quan TP HCM VKS cũng cho rằng, việc không xem xét trách nhiệm của các nhân viên tham gia thông quan lô thuốc với lý do "không biết Hùng và động phạm làm giả giấy tờ" là chưa đúng bản chất. Vì tờ khai hải quan có nhiều dữ liệu thể hiện sự gian dối nhưng hải quan lại không phát hiện ra. Từ đó, VKS cũng đề nghị điều tra làm rõ vấn đề này. can-bo-cuc-quan-ly-duoc-hai-quan-bi-de-nghi-dieu-tra-trong-vu-vn-pharma Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn. Kết luận giám định của Bộ Y tế nhiều mâu thuẫn Về kết luận giám định của Bộ Y tế, Viện cho rằng có nhiều mâu thuẫn. Thuốc không sử dụng cho người nhưng lại kết luận là kém chất lượng, mà không kết luận là thuốc giả. Kết luật giám định là một trong những chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc xét xử các bị cáo đúng người đúng tội, do đó cần phải giám định lại. Cán bộ Cục quản lý Dược có dấu hiệu phạm tội Công ty Austin Hong Kong (bán thuốc cho VN Pharma) đã hết hạn giấy phép hoạt động. Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) là đơn vị cấp phép nhưng lại tham gia giám định lô hàng mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan. Cấp sơ thẩm chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân thuộc Cục quản lý Dược liên quan việc thẩm định hồ sơ và cấp phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg. "Chính việc làm tác trách của Cục quản lý Dược đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội", VKS nêu quan điểm và cho rằng cần điều tra làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của tổ thẩm định và lãnh đạo Cục quản lý Dược. Khuất tất trong 7,5 tỷ đồng chi hoa hồng Về số tiền 7,5 tỷ đồng (Ngô Anh Quốc - nguyên phó giám đốc VN Pharma - khai chi hoa hồng cho các bác sĩ) lớn hơn giá trị lô thuốc (5 tỷ đồng), VKS cho rằng cần phải điều tra rõ. Điều tra 7 lô thuốc khác của VN Pharma Ngoài lô thuốc H-Capita, Hùng và đồng phạm còn thực hiện hành vi tương tự ở hồ sơ 7 loại thuốc khác, lấy tên Công ty Helix Cannada và đã được Cục quản lý Dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành. "Cơ quan điều tra cho rằng không thu giữ được đầy đủ tài liệu, tang vật nên không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của các lô hàng. Việc này cũng cần phải được điều tra làm rõ để xử lý trong cùng vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nhằm đánh giá đúng quy mô, tính chất của vụ án", VKS nêu. can-bo-cuc-quan-ly-duoc-hai-quan-bi-de-nghi-dieu-tra-trong-vu-vn-pharma-1 Đại diện Bộ Công thương tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn. Trước đó, đại diện Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) được luật sư Nguyễn Minh Hưng (bào chữa cho bị cáo Hùng) hỏi nhiều vấn đề, trong đó có việc cơ quan này gửi cho TAND Cấp cao văn bản nói "không tìm thấy mã vạch của các nước liên quan đến thuốc H-Capita" VN Pharma nhập khẩu. Tuy nhiên, ông này cho biết "không phải chuyên môn nên không trả lời được". Luật sư đề nghị đại diện Bộ Công thương cung cấp về quy trình nhập khẩu các công đoạn, cái nào là cái quyết định cho việc nhập khẩu. Sang vấn đề khác, luật sư hỏi: "VN Pharma nhập hàng từ công ty Hilex Canada nhưng lại thông qua Công ty Austin Hong Kong thì có được phép hay không?". Đại diện Bộ Công thương nói: "Về đơn vị vận chuyển phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thì được phép vận chuyển". Hải Duyên https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/can-bo-cuc-quan-ly-duoc-hai-quan-bi-de-nghi-dieu-tra-trong-vu-vn-pharma-3658449.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn Vụ VN Pharma: Xuất hiện bức thư lạ gửi tòa TP - Một ngày trước khi phiên tòa xử phúc thẩm vụ “buôn lậu” xảy ra tại Công ty VN Pharma, một người có tên S. K. Burman, quốc tịch Ấn Độ với số hộ chiếu Z 376…được cho là thành viên cao cấp của hiệp hội dược nước này gửi đến Toà án Tối cao TPHCM một bức thư. Cử tri bức xúc việc nhập khẩu thuốc ung thư của VN Pharma Ngày mai, xét xử phúc thẩm vụ án VN Pharma Phúc thẩm vụ án VN Pharma: Chủ mưu vụ án ‘giấu đầu, hở đuôi’ Xuất hiện tình tiết mới tại phiên xử vụ án VN Pharma Vụ VN Pharma: Bị cáo xin triệu tập đối tác nước ngoài để 'giải oan' 5 lý do khiến bạn muốn chi tiền cho thải độc ngay lập tức 5 lý do khiến bạn muốn chi tiền cho thải độc ngay lập tức 5 sự thật các “chuyên gia Detox” chưa nói cho bạn biết 5 sự thật các “chuyên gia Detox” chưa nói cho bạn biết Trong thư ông S. K. Burman cho rằng, theo kết luận của phiên toà, Công ty VN Pharma nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H - Capita vào Việt Nam với hồ sơ giả, không rõ nguồn gốc. “Chuyện lạ” về bức thư từ Ấn Độ “Là thành viên cao cấp của Hiệp hội Dược Ấn Độ, tôi xin cung cấp một số thông tin quan trong liên quan vụ án trên dựa vào quá trình điều tra, xác minh và đến tận nơi tìm hiểu của mình. Tôi nhận thấy cần thiết cung cấp cho quý tòa những thông tin chính xác về nguồn gốc lô hàng 9.300 hộp thuốc H – Capita được sản xuất tại đâu và nhập vào Việt Nam như thế nào?”- người có tên S. K. Burman viết trong thư. Theo trình bày của S. K. Burman, lô thuốc này được sản xuất tại công ty Affy Parenterals, có địa chỉ tại Vill Gullarwala, Sai road, Baddi, distt. Solan, Ấn Độ. Đây là công ty dược phẩm lớn tại Ấn Độ…trên website của Cơ quan Kiểm soát chất lượng thuốc Trung ương của Ấn Độ có công bố danh sách các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. Theo người này phản ánh: Ngày 31/3/2014, Công ty Affy có bán cho công ty Magnolia Limited lô hàng 9.300 hộp H-Capita, hoạt chất Capecitabine 500 mg - tablet. Ngày 4/4/2014, công ty Magnolia Limited, địa chỉ 11/621 Sai - Krupa Building, Purna Bniwandi, Thane - 421 302 Maharastra, India đã bán lô hàng này cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc, có địa chỉ tại 392 Wilson Avenue, Toronto, Ontario, Canada. Airway bill số 618 - 1005 1075. Sau đó, lô hàng được chuyển về công ty SIR Logistics PTE LTD. BLK 336 Smith street, # 04-308 New Bridge Central Singapore. Ông S. K. Burman cho rằng, sau đó Công ty VN Pharma mới ký hợp đồng vận chuyển với Công ty Austin ở Hồng Kông để chuyển hàng về Việt Nam. Ông S. K. Burman khẳng định trong thư và cho rằng: “Công ty sản xuất tại Ấn Độ không liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp vào những việc làm sai trái trên”. Những mâu thuẫn Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong cũng như kết luận điều tra từ cơ quan công an cho thấy, nguồn gốc thuốc H-Capita Võ Mạnh Cường khai không biết sản xuất ở đâu. Quá trình điều tra còn phát hiện trên các thùng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore. Cơ quan chức năng đã yêu cầu tương trợ tư pháp đối với Ấn Độ, Singapore và Canada nhưng chưa có kết quả. Trong khi đó, xác minh mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H- Capital, Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Công Thương xác định mã số, mã vạch này không được đăng ký bởi quốc gia nào. Ngoài ra, giấy chứng nhận FSC và GMP là giả. Cơ quan điều tra đã nêu rõ: Có cơ sở xác định lô thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập vào Việt Nam ngày 11/4/2014 là thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. PGS- TS Phạm Khánh Phong Lan- Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu H-Capita được cho xuất xứ từ Công ty Affy của Ấn Độ thì thuốc này lại càng là thuốc giả. Bà Lan lý giải, trong hồ sơ mà VN Pharma nhập về, các giấy tờ đều ghi xuất xứ từ Công ty Helix của Canada nhưng Công ty Helix lại được xác định không có thực thì dù thuốc đó xuất phát từ đâu đi nữa cũng gọi là thuốc giả. “Họ nhập nguyên liệu từ đâu không quan trọng bằng việc giấy tờ pháp lý chứng minh rõ nguồn gốc”- bà Lan nói thêm. Nhìn nhận về tính pháp lý của bức thư và các tài liệu liên quan được gửi đến tòa từ Ấn Độ, Luật sư Nguyễn Đức Chánh- Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 thì người nào biết được những tình tiết liên quan vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. “Nếu ông S. K.Burman, quốc tịch Ấn Độ biết những tình tiết liên quan vụ án thì tòa án có thể triệu tập đến để làm chứng hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ, vật chứng…theo Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Ấn Độ, ký tại Hà Nội ngày 8/10/2007, có hiệu lực từ ngày 17/11/2008”- luật sư Chánh phân tích. “Đây có thể là chiêu tung hỏa mù. Chuyện H-Capita có nguồn gốc từ Ấn Độ rồi bán qua cho Helix nhưng cơ quan chức năng cho rằng Helix không có thực vì thế thuốc này cũng được coi là thuốc giả” PGS Phạm Khánh Phong Lan NGỌC LÂM Vụ VN Pharma: VKS nói giám định của Bộ Y tế 'nhiều mâu thuẫn, không khách quan'

20/10/2017 09:41 GMT+7

TTO - Viện kiểm sát cho rằng cần làm rõ số tiền huê hồng 7,5 tỉ đồng là chi cho lô thuốc H-Capita hay lô nào khác nữa, hồ sơ nhập khẩu gian dối nhưng vì sao hải quan không phát hiện?...

Đề nghị hủy án, điều tra xét xử lại vụ án tại VN Pharma - Ảnh 1.
Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng tại phiên tòa sáng 20-10 - Ảnh: HỮU KHOA
Sáng 20-10, ngày làm việc thứ 2 phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, đại diện VKS đã trình bày bản luận tội đối với các bị cáo.
Theo đại diện viện kiểm sát, đầu năm 2012, nguyên tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng đã đặt Võ Mạnh Cường mua thuốc H-Capita từ Canada về VN. Cường đã liên hệ ông Raymundo (giám đốc Công ty Helix Cannada) để bàn bạc việc nhập thuốc để bán cho Hùng. 
Do hồ sơ thuốc thiếu một số giấy tờ nên Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo nhân viên thuê dược sĩ Phạm Văn Thông viết hồ sơ, tiêu chuẩn thuốc. Dựa trên các hồ sơ này, cục trưởng Cục quản lý dược Bộ Y tế đã cấp phép cho lô thuốc về VN.
Đại diện VKS cho biết Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm có mục đích thu lợi cao nhất khi mua thuốc từ 18 USD đã nâng khống lên 75 USD/hộp, bất chấp sức khỏe người bệnh ung thư. 
Các bị cáo dùng mọi thủ đoạn tinh vi tạo tính hợp pháp cho thuốc trị ung thư như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư vú… trong khi công ty sản xuất thuốc không có thực. 
Các bị cáo còn sử dụng một loạt con dấu, giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự giả để hợp pháp hóa hồ sơ cho lô thuốc. 
Kết quả điều tra cho thấy Công ty Helix Cannada không có thực, mã số mã vạch trên hộp thuốc thu tại VN Pharma và Cục quản lý dược, đem kiểm tra trên hệ thống mã vạch toàn cầu quốc tế thì không tìm thấy bất cứ thông tin nào về công ty bán thuốc.
Theo đại diện VKS, đây là tổ chức làm giả giấy tờ hồ sơ rất tinh vi, có sự phân công rành mạch. Các bị cáo còn có động thái chi trước hoa hồng cho bác sĩ để thu lợi bất chính Đại diện VKS nhận định cấp sơ thẩm chưa phản ánh đúng bản chất vụ việc. Nhiều vấn đề chưa được làm rõ, do đó cần phải điều tra để làm rõ bản chất vụ việc, làm rõ từng tình tiết để xử lý đúng pháp luật.
Đặc biệt trong vụ án này, Cục quản lý dược là đơn vị cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu lô thuốc. 
Quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm cần xem xét trong vụ án nhưng lại đơn vị này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan.
Đại diện Viện KSND Cấp cao 
Quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm cần xem xét trong vụ án nhưng lại đơn vị này lại tham gia giám định tư pháp chính lô hàng mà mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan. 
Hội đồng giám định cũng kết luận lô thuốc H-Capita chứa 97% hoạt chất capecitanbine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người. 
Theo đại diện VKS, kết luận giám định của Bộ Y tế quá mâu thuẫn, không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khách quan của vụ án.
Giám định cho rằng thuốc H-Capita "không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người", trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người. Tuy nhiên kết luận giám định lại cho rằng thuốc kém chất lượng mà không kết luận là thuốc giả. 
Vì vậy cần thiết phải trưng cầu giám định lại để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Bởi kết luận giám định là một trong những chứng cứ quan trọng.
Đề nghị hủy án, điều tra xét xử lại vụ án tại VN Pharma - Ảnh 3.
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: HỮU KHOA
VKS nhận định ngoài lô thuốc H-Capita, Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm còn thực hiện các hành vi tương tự đối với 7 bộ hồ sơ của 7 loại thuốc khác, lấy tên công ty Helix Cannada và đã được Cục quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành. 
Việc nhập khẩu 7 loại thuốc này cần phải được điều tra làm rõ để xử lý chung trong cùng một vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng quy mô, tính chất của vụ án. 
Trước đó, cơ quan điều tra cho biết do không thu giữ được đầy đủ tài liệu và tang vật 7 loại thuốc nêu trên nên không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của các lô hàng.
VKS cho rằng lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về có giá trị hơn 5,3 tỉ đồng. Tuy nhiên tại cơ quan điều tra, các bị cáo khai nhận đã chi hoa hồng cho các bác sĩ để bán thuốc khoảng 7,5 tỉ đồng tỉ đồng. 
Kháng nghị cho rằng cần phải điều tra, làm rõ xem số tiền này còn chi hoa hồng cho những lô thuốc nào. Vì nếu chỉ chi cho lô thuốc H-Capita thì không phù hợp vì tiền mua thuốc thấp hơn tiền chi hoa hồng.
Quá trình xét hỏi tại tòa cho thấy nhân viên hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã cho thông quan lô thuốc H-Capita. Quá trình điều tra, phía hải quan cho rằng VN Pharma làm giả tài liệu quá tinh vi nên hải quan chưa phát hiện ra. 
Theo đại diện VKS, ý kiến này không phản ánh đúng vụ việc. Vì tờ khai hải quan có nhiều dữ liệu thể hiện sự gian dối nhưng hải quan lại không phát hiện ra. Các vấn đề này chưa được điều tra làm rõ nên cần phải xác minh để xử lý khách quan, toàn diện vụ án.
Vì các lẽ trên VKSND cấp cao tại TP. HCM đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ kháng nghị, tuyên hủy bản án để điều tra lại.
TÂM LỤA

Cán bộ Cục quản lý Dược, hải quan bị đề nghị điều tra trong vụ VN Pharma

Việc điều tra, xét xử các bị cáo vụ VN Pharma được cho là chưa đầy đủ, VKS đề nghị hủy án sơ thẩm.



Ngày 20/10, phiên xử Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch VN Pharma) cùng đồng phạm về tội Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức tiếp tục với phần phát biểu quan điểm của VKS về vụ án.
Theo Viện, bản án sơ thẩm của TAND TP HCM chưa xem xét toàn diện vụ án, bỏ lọt tội phạm... Dù đã được thẩm vấn khá chi tiết tại phiên phúc thẩm nhưng nhiều tình tiết vẫn chưa thể làm rõ. Do đó cần điều tra lại để đánh giá vụ án một cách toàn diện.
Cựu Chủ tịch VN Pharma có dấu hiệu thêm tội khác
VKS cho rằng, để có đầy đủ thủ tục nhập khẩu, Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty Thương mại hàng hải quốc tế H&C) cung cấp hàng loạt giấy tờ giả, Hùng cũng chỉ đạo cấp dưới làm giả nhiều giấy tờ. "Quá trình điều tra, cấp sơ thẩm chưa xét xử các bị cáo này về tội Làm giả giấy tờ, là bỏ lọt tội", đại diện VKS nhận định.
"Các bị cáo đã nâng khống giá thuốc từ 18 USD lên 75 USD là hành vi cực kỳ nghiêm trọng. Một loạt con dấu, giấy tờ giả được họ dùng để làm giả giấy chứng nhận tự do giả, hóa đơn giả. Đây là tổ chức làm giả rất tinh vi, có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia. Ý thức của các bị cáo từ tất cả các khâu chỉ nhằm mục đích thu lợi bất chính, bất chấp hậu quả xảy ra", VKS nêu quan điểm.
Điều tra trách nhiệm của hải quan TP HCM 
VKS cũng cho rằng, việc không xem xét trách nhiệm của các nhân viên tham gia thông quan lô thuốc với lý do "không biết Hùng và động phạm làm giả giấy tờ" là chưa đúng bản chất. Vì tờ khai hải quan có nhiều dữ liệu thể hiện sự gian dối nhưng hải quan lại không phát hiện ra.
Từ đó, VKS cũng đề nghị điều tra làm rõ vấn đề này.
can-bo-cuc-quan-ly-duoc-hai-quan-bi-de-nghi-dieu-tra-trong-vu-vn-pharma
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Kết luận giám định của Bộ Y tế nhiều mâu thuẫn
Về kết luận giám định của Bộ Y tế, Viện cho rằng có nhiều mâu thuẫn. Thuốc không sử dụng cho người nhưng lại kết luận là kém chất lượng, mà không kết luận là thuốc giả. Kết luật giám định là một trong những chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc xét xử các bị cáo đúng người đúng tội, do đó cần phải giám định lại.
Cán bộ Cục quản lý Dược có dấu hiệu phạm tội
Công ty Austin Hong Kong (bán thuốc cho VN Pharma) đã hết hạn giấy phép hoạt động. Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) là đơn vị cấp phép nhưng lại tham gia giám định lô hàng mình cấp phép là chưa đảm bảo tính khách quan.
Cấp sơ thẩm chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân thuộc Cục quản lý Dược liên quan việc thẩm định hồ sơ và cấp phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg.
"Chính việc làm tác trách của Cục quản lý Dược đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội", VKS nêu quan điểm và cho rằng cần điều tra làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của tổ thẩm định và lãnh đạo Cục quản lý Dược.
Khuất tất trong 7,5 tỷ đồng chi hoa hồng
Về số tiền 7,5 tỷ đồng (Ngô Anh Quốc - nguyên phó giám đốc VN Pharma - khai chi hoa hồng cho các bác sĩ) lớn hơn giá trị lô thuốc (5 tỷ đồng), VKS cho rằng cần phải điều tra rõ.
Điều tra 7 lô thuốc khác của VN Pharma
Ngoài lô thuốc H-Capita, Hùng và đồng phạm còn thực hiện hành vi tương tự ở hồ sơ 7 loại thuốc khác, lấy tên Công ty Helix Cannada và đã được Cục quản lý Dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành.
"Cơ quan điều tra cho rằng không thu giữ được đầy đủ tài liệu, tang vật nên không có điều kiện xác định cụ thể số lượng, chất lượng thuốc và giá trị thực của các lô hàng. Việc này cũng cần phải được điều tra làm rõ để xử lý trong cùng vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nhằm đánh giá đúng quy mô, tính chất của vụ án", VKS nêu.
can-bo-cuc-quan-ly-duoc-hai-quan-bi-de-nghi-dieu-tra-trong-vu-vn-pharma-1
Đại diện Bộ Công thương tại tòa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Trước đó, đại diện Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) được luật sư Nguyễn Minh Hưng (bào chữa cho bị cáo Hùng) hỏi nhiều vấn đề, trong đó có việc cơ quan này gửi cho TAND Cấp cao văn bản nói "không tìm thấy mã vạch của các nước liên quan đến thuốc H-Capita" VN Pharma nhập khẩu. Tuy nhiên, ông này cho biết "không phải chuyên môn nên không trả lời được".
Luật sư đề nghị đại diện Bộ Công thương cung cấp về quy trình nhập khẩu các công đoạn, cái nào là cái quyết định cho việc nhập khẩu.
Sang vấn đề khác, luật sư hỏi: "VN Pharma nhập hàng từ công ty Hilex Canada nhưng lại thông qua Công ty Austin Hong Kong thì có được phép hay không?". Đại diện Bộ Công thương nói: "Về đơn vị vận chuyển phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thì được phép vận chuyển".
Hải Duyên
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/can-bo-cuc-quan-ly-duoc-hai-quan-bi-de-nghi-dieu-tra-trong-vu-vn-pharma-3658449.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn


Vụ VN Pharma: Xuất hiện bức thư lạ gửi tòa


TP - Một ngày trước khi phiên tòa xử phúc thẩm vụ “buôn lậu” xảy ra tại Công ty VN Pharma, một người có tên S. K. Burman, quốc tịch Ấn Độ với số hộ chiếu Z 376…được cho là thành viên cao cấp của hiệp hội dược nước này gửi đến Toà án Tối cao TPHCM một bức thư.

Trong  thư ông S. K. Burman cho rằng, theo kết luận của phiên toà, Công ty VN Pharma nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H - Capita vào Việt Nam với hồ sơ giả, không rõ nguồn gốc.
“Chuyện lạ” về bức thư từ Ấn Độ
“Là thành viên cao cấp của Hiệp hội Dược Ấn Độ, tôi xin cung cấp một số thông tin quan trong liên quan vụ án trên dựa vào quá trình điều tra, xác minh và đến tận nơi tìm hiểu của mình. Tôi nhận thấy cần thiết cung cấp cho quý tòa những thông tin chính xác về nguồn gốc lô hàng 9.300 hộp thuốc H – Capita được sản xuất tại đâu và nhập vào Việt Nam như thế nào?”- người có tên S. K. Burman viết trong thư.
Theo trình bày của  S. K. Burman, lô thuốc này được sản xuất tại công ty Affy Parenterals, có địa chỉ tại Vill Gullarwala, Sai road, Baddi, distt. Solan, Ấn Độ. Đây là công ty dược phẩm lớn tại Ấn Độ…trên website của Cơ quan Kiểm soát chất lượng thuốc Trung ương của Ấn Độ có công bố danh sách các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.
Theo người này phản ánh: Ngày 31/3/2014, Công ty Affy có bán cho công ty Magnolia Limited lô hàng 9.300 hộp H-Capita, hoạt chất Capecitabine 500 mg - tablet. Ngày 4/4/2014, công ty Magnolia Limited, địa chỉ 11/621 Sai - Krupa Building, Purna Bniwandi, Thane - 421 302 Maharastra, India đã bán lô hàng này cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc, có địa chỉ tại 392 Wilson Avenue, Toronto, Ontario, Canada. Airway bill số 618 - 1005 1075. Sau đó, lô hàng được chuyển về công ty SIR Logistics PTE LTD. BLK 336 Smith street, # 04-308 New Bridge Central Singapore. Ông S. K. Burman cho rằng, sau đó Công ty VN Pharma mới ký hợp đồng vận chuyển với Công ty Austin ở Hồng Kông để chuyển hàng về Việt Nam.
Ông S. K. Burman khẳng định trong thư và cho rằng: “Công ty sản xuất tại Ấn Độ không liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp vào những việc làm sai trái trên”. 
Những mâu thuẫn
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong cũng như kết luận điều tra từ cơ quan công an cho thấy, nguồn gốc thuốc H-Capita Võ Mạnh Cường khai không biết sản xuất ở đâu. Quá trình điều tra còn phát hiện trên các thùng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore. Cơ quan chức năng đã yêu cầu tương trợ tư pháp đối với Ấn Độ, Singapore và Canada nhưng chưa có kết quả. Trong khi đó, xác minh mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H- Capital, Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Công Thương xác định mã số, mã vạch này không được đăng ký bởi quốc gia nào. Ngoài ra, giấy chứng nhận FSC và GMP là giả.
Cơ quan điều tra đã nêu rõ: Có cơ sở xác định lô thuốc H-Capita do Công ty VN Pharma nhập vào  Việt Nam ngày 11/4/2014 là thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
PGS- TS Phạm Khánh Phong Lan- Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu H-Capita được cho xuất xứ từ Công ty Affy của Ấn Độ thì thuốc này lại càng là thuốc giả. Bà Lan lý giải, trong hồ sơ mà VN Pharma nhập về, các giấy tờ đều ghi xuất xứ từ Công ty Helix của Canada nhưng Công ty Helix lại được xác định không có thực thì dù thuốc đó xuất phát từ đâu đi nữa cũng gọi là thuốc giả. “Họ nhập nguyên liệu từ đâu không quan trọng bằng việc giấy tờ pháp lý chứng minh rõ nguồn gốc”- bà Lan nói thêm.
Nhìn nhận về tính pháp lý của bức thư và các tài liệu liên quan được gửi đến tòa từ Ấn Độ, Luật sư Nguyễn Đức Chánh- Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003 thì người nào biết được những tình tiết liên quan vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
“Nếu ông S. K.Burman, quốc tịch Ấn Độ biết những tình tiết liên quan vụ án thì tòa án có thể triệu tập đến để làm chứng hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ, vật chứng…theo Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Ấn Độ, ký tại Hà Nội ngày 8/10/2007, có hiệu lực từ ngày 17/11/2008”- luật sư Chánh phân tích.  
“Đây có thể là chiêu tung hỏa mù. Chuyện H-Capita có nguồn gốc từ Ấn Độ rồi bán qua cho Helix nhưng cơ quan chức năng cho rằng Helix không có thực vì thế thuốc này cũng được coi là thuốc giả”
PGS Phạm Khánh Phong Lan

Không có nhận xét nào: