Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Khi nền kinh tế sao chép của Trung Quốc tham vọng thống trị thế giới nửa thế kỷ tới.

Trên thế giới thì hiếm có nền kinh tế nào như TQ nổi danh sao chép tất cả mội lĩnh vực từ khoa học, các ngành công nghiệp và cả lĩnh vực kinh tế tài chính của thế giới. Đó là TQ. Đất nước này dù được rêu rao là cổ đại nhất của nhân loại là phát minh thuốc nổ, giấy viết,…sớm nhất thế giới thì đó là chuyện họ rêu rao, vì nhiều nhà khoa học chứng minh gen di truyền là thời cổ đại hay cận đại thì người TQ đã ăn copy của thiên hạ rồi. Vì xa xưa nữa là Ai Cập cổ đại, rồi người La Mã ở Châu Âu họ đã có những phát minh ấy rồi, dù người ta nói vui hay nói đùa thời xa xưa người TQ đã có thành tích copy sao chép của thiên hạ.

My khong trung phat tin tac Trung Quoc vi qua kho?

Trở lại tham vọng của Tập Cận Bình muốn làm thống lĩnh thế giới với “Giấc mơ Trung Hoa” vào 2050 thì nhiều nhà phân tích kinh tế ở Hồng Kông cũng khá ngạc nhiên khi họ trò chuyện với các nhà phân tích kinh tế tài chính của Mỹ đang làm việc điều hành ở cái trung tâm tài chính Hồng Kông, đó là họ giật mình chú ý “nền kinh tế cường quốc hàng nhái của TQ” mà ít ai chú ý nó ngay trước mắt hàng ngày mà ai dùng máy tính truy cập hàng ngày sẽ nhận ra.

Đó là nếu như Mỹ có Google, hay bảng chữ cái Alphabet Inc. (NASDAQ: GOOGL ) thì TQ cũng có “Google Trung Quốc” là Baidu. Còn nếu như xưa kia Mỹ có các trang mạng xã hội như Yahoo!, Twitter Inc (NYSE: TWTR), Facebook (NASDAQ: FB),… thì TQ cũng có WeChat và Baidu Tieba.

Thậm chí nếu Mỹ có Amazon.com, Inc. (NASDAQ: AMZN) thì TQ cũng có Alibaba Group,…Hầu hết Mỹ có cái gì thì mấy năm sau TQ sẽ có cái đó sao chép y chang,…thật quái đản khó thể tin nổi. Đã thế hầu hết các tập đoàn công ty đương sắt xe lửa cao tốc của TQ đều mang bóng dáng đánh cắp của các công ty Nhật và Đức, đến nỗi người Đức rất khinh thường và rất ghét người TQ. Hãng điện tử công nghệ nổi tiếng của Mỹ là Cisco Systems, Inc. (NASDAQ: CSCO) tại Thung lũng công nghệ Silicon, phía Bắc California phải khốn đốn bởi Huawei Technologies Co. nổi tiếng một thời rình rập đánh cắp sáng chế và công nghệ của hãng Cisco.

Còn sao chép về nghiệp vụ thị trường chứng khoán thì TQ cũng nổi danh, cụ thể như Shanghai Shenzhen CSI 300 Index, Shanghai Stock Exchange Composite Index (Thượng Hải) thì sao chép về nghiệp vụ gần như giống y chang Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) của Mỹ. Trong khi Với chỉ số Shenzhen Stock Exchange Composite Index tại Thẩm Quyến (một bản sao của chỉ số S & P 500 của Mỹ). Và còn với chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext, nơi tập trung các công ty công nghệ của TQ, nó sao chép giống cấu trúc tập trung vào các cổ phiếu công nghệ là bản sao chép giống với chỉ số công nghệ cao NASDAQ của Mỹ.

Hiện nay TQ đang nghiên cứu chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động của thị trường, còn gọi là "chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư". Khi chỉ số VIX tăng lên thường là các lệnh đặt tùy chọn mua bán tăng mà chủ yếu bán nhiều hơn mua. Khi chỉ số VIX rơi xuống, đó là thường là các hoạt động mua vào là mạnh mẽ hơn bán. Và ta suy đoán, khi chỉ số VIX tăng lên, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu và họ dồn tiền đầu tư vào vàng hay trái phiếu và ta thấy sản lượng trái phiếu của Mỹ giảm xuống, giá vàng thường sụt giá. Nó cũng chỉ là ước đoán tương đối thôi, VIX có thể ước đoán phân tích trên kỹ thuật, nhưng khó đoán và không chính xác cao, vì nó phải bám sát giao dịch thực tế trên chỉ số S & P 500.

Thậm chí trong lĩnh vực kinh tế và tài chính thì TQ cũng sao chép Mỹ khi lập ra công ty thẩm định tín dụng Dagong hay Đại Công, hoặc Dagong Global Credit Rating Co. (với nghiệp vụ đánh giá xếp hạng tín dụng toàn cầu). Công ty Dagong Global Credit Rating này chỉ mới thành lập năm 1994, để cạnh tranh với Standard & Poor’s (có bề dày kinh nghiệm 156 năm), Moody's (có kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ),…Công ty Dagong của TQ có tuổi đời 23 tuổi thiếu 2 tháng.

Đúng chuyện lạ khó tin nổi nền kinh tế hàng nhái và đánh cắp của thiên rất độc đáo và cũng rất thành công để TQ tiết kiệm phí tổn chi phí rất lớn nhằm đi tắt học tắt của thiên hạ để mơ thành bá chủ thế giới trong mục tiêu hơn 50 năm nữa thì quả là chuyện lạ.

Ta cần nhớ rằng Trung Quốc có nền kinh tế sản xuất dư thừa để nuôi sống hơn 1,37 tỷ dân, họ cần sản xuất và duy trì tăng trưởng cao để giữ ổn định quốc gia nên không cần chờ đợi nghiên cứu hoặc bỏ tiền ra đầu tư trí tuệ, họ cần sản xuất ngay nên cũng càn ăn trộm nhanh để chộp cơ hội nhanh, nếu thấy thương hiệu kia không ăn khách hay sản phẩm bán ế thì họ cũng chẳng tiếc nuối vứt bỏ nó và tiếp tục đi rình rập đánh cắp cái khác. 

Cho nên quốc gia này nổi tiếng về ăn cắp sáng chế của thiên hạ từ việc nhỏ nhặt nhất, đó là bất cứ sản phẩm tiêu dùng hay máy móc nào mà nước khác bán chạy là y như rằng chỉ mấy hôm nó đã có một cái tên nào đó tại TQ sở hữu và sản xuất ra nó y chang mang cái tên rất giống nhau. Trước đây Nhật có những tên tuổi Sony (TQ thì nhái Somy), Toshiba (TQ có Tohiba),… Thậm chí cái tên miền nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), nổ danh của VN còn bị TQ đánh cắp một cách lộ liễu thô bạo và TQ cũng có cái tên vớ vẫn Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd (Quảng Châu - Trung Quốc) mặc dầu TQ chả có kinh nghiệm gì về cà phê hay trồng cà phê, vậy mà họ cũng ăn cắp táo bạo khi thấy báo Mỹ xưa kia trích dẫn những du khách Mỹ tới VN họ uống những tách cà phê mê hồn rất đậm đặc ấy đăng trên báo Mỹ thì TQ thấy tưởng bở chộp ngay cơ hội làm giả làm nhái ngay lập tức.


Làm sao mà tham lam ăn cắp cả tiên miền của VN, vừa với mục đích thương mại vừa với ý đồ xấu xa nhận vơ chủ quyền của VN thì quả là “người TQ xấu xí” cũng không sai.

Thơ Phương

Chuyên gia kinh tế của Morganstanley - Hoa Kỳ

(Blog Thơ Phương -Tạp chí Kinh tế-Tài chính-Chứng khoán)

Không có nhận xét nào: