Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

‘Mùa thu vàng’ của Levitan là cái nhìn về tương lai trong cuộc đời tuyệt vọng?

Thưởng thức kiệt tác: ‘Mùa thu vàng’ của Levitan là cái nhìn về tương lai trong cuộc đời tuyệt vọng?

Vẻ đẹp của nước Nga đẹp thơ mộng sâu lắng trong con mắt của người họa sĩ có cuộc đời đau khổ, phải chăng chính là cái nhìn hướng về tương lai để xóa tan mọi nỗi tuyệt vọng trong lòng danh họa kỳ tài? 
Isaac Levitan sinh năm 1860 trong một gia đình gốc Do Thái nghèo nhưng có học thức ở thị trấn Kibarty, tỉnh Kovno (nay là KaunasLitva).
Năm Levitan lên 10 thì cả gia đình chuyển về Moskva. Cuộc đời ông là những cuộc chiến khổ cực trong đói rét và thiếu thốn, nhưng ông không ngừng vươn lên bằng chính tài năng của mình.
Ông trở thành một danh họa tài ba của Nga  bằng chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ, làm chủ của vô số các tác phẩm về tranh thiên nhiên như: Tháng ba, Một ngày thu ở công viên, Rừng bạch dương, Sự yên tĩnh vĩnh hằng, Hồ nước Nga, Con nước mùa xuân và hàng trăm tác phẩm với nhiều chất liệu khác nhau, mô tả cảnh đẹp của nước Nga hùng vĩ và thơ mộng.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất là bức họa Mùa thu vàng.
Isaac Levitan
Vẻ đẹp của nước Nga đẹp thơ mộng trong con mắt của một họa sĩ có tâm hồn đau khổ.
Trong những tháng ngày ở thành phố Plios, có lẽ đó là chuỗi thời gian Levitan có tâm trạng buồn khổ. Nhưng chính thiên nhiên đã xoa dịu tâm hồn ông. Levitan tìm chút bình yên trong bức họa để lột tả cảm xúc và gửi gắm tâm trạng của mình.
Bố cục bức họa khá chặt chẽ, hài hòa giữa màu sắc và hình họa, khó tìm thấy chỗ khiếm khuyết.
Những đường lượn của con sông chuyển tiếp với thảm cỏ thoai thoải dưới hàng cây được tiếp xúc với những đường phá của thân cây rừng kết hợp với gam màu vừa ấm vừa mát dễ chịu của mùa thu, gợi cho người xem tranh có cảm giác bâng khuâng vô định.
Bức họa ‘Mùa thu vàng’
Trong tranh, tác giả miêu tả bầu trời xanh trong có những tầng mây lơ lửng bay theo làn gió nhẹ mùa thu, những hàng cây ngả màu vàng báo hiệu cho một mùa thu đến, dưới thảm cỏ những ánh nắng yếu ớt trải dài trên vàm cỏ.
Họa sĩ đã miêu tả cảm xúc bởi sắc độ đậm nhạt, hòa sắc tự nhiên giữa mây trời và cỏ xanh làm cho tranh có sự huyền ảo lung linh. Mùa thu vàng không có nhân vật nhưng người xem vẫn cảm thấy có tiếng ai đó như những thiếu nữ thấp thoáng nhẹ nhàng từ rừng cây bước ra mà con sông trong mát hiền hòa là hình tượng gợi cảm giữa người và sự vật xung quanh.
Xem tranh Mùa thu vàng tuy màu rất trong sáng nhưng vẫn thấy có nét buồn man mác ẩn khuất trong tranh. Cảm thụ ‘Mùa thu vàng’, người ta đã ví dòng sông nhỏ trong xanh, uốn lượn như một thiếu nữ trong trắng sống trong không gian của rừng cây.
Những làn gió nhẹ, sóng nước lăn tăn in hình màu vàng của cây lá, màu hồng của nắng thu, khắc họa trên làn môi sóng nước một màu đỏ nhẹ của thiếu nữ dòng sông. Mỗi khi bình minh dòng sông lại vui tươi, đầm ấm, với trời mây, cây cỏ và mỗi khi hoàng hôn buông xuống, dòng sông trở nên cô đơn lạnh lẽo và cứ như thế cái buồn lại dần dần xua tan, dòng sông lại trở nên duyên dáng, hiền hòa ôm ấp mây trời.
Linh hồn của Mùa thu vàng được tác giả phân chia thành ba phần: cỏ cây, sông nước và mây trời. Ba yếu tố này xem ra như là vô tri, vô giác, nhưng cách thể hiện dòng sông của tác giả ở nhiều sắc độ kết hợp với đường lượn mềm dẻo, người xem thấy tĩnh, động của sông như một thiếu nữ là rất có cơ sở, vì tất cả những hình ảnh của không gian, dòng sông ôm ấp vào lòng, tính triết lý tài tình ấy của Levitan bao hàm nội dung như một khái niệm thiên, địa, nhân vậy.
Sự yên tĩnh của dòng sông, của thảm cỏ, cộng với sự hiu hiu, nhè nhẹ của gió thu gợi cho người xem tranh cảm thấy có tiếng xào xạc của lá vàng trên cây, làm cho bức tranh có chất thơ, chất nhạc và cả chất tình của người thiếu nữ trong tranh.
Bức họa ‘Mùa thu vàng’
Bức tranh gợi cho người xem vẻ đẹp tuyệt vời mùa thu ở Nga, tình yêu thiên nhiên ở Nga đã chảy thấm đượm vào từng dòng cảm xúc của Levitan, có lẽ đó là lí do mà ông sở hữu bộ sưu tập khổng lồ về những tác phẩm hội họa về Nga.
‘Mùa thu vàng’ là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác hội họa của Levitan và cũng là họa phẩm hiếm có trong làng vẽ tranh phong cảnh thế giới.
Họa phẩm của danh họa chứng tỏ ông đã khai thác một cách rất khoa học, kỹ càng đến từng chi tiết về thiên nhiên và mang tính nghệ thuật dân tộc Nga với cách tìm tòi khám phá sắc thái riêng kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai trường phái tân cổ điển và trường phái ấn tượng vì thế mà các mảng màu của ông không có sự nuột nà, chải chuốt.
Cách diễn đạt trường phái cổ điển, nghệ thuật vẽ sơn dầu của Levitan đến mức điêu luyện trong việc xử lý mối quan hệ ánh sáng thiên nhiên với hòa sắc của sự vật trong tranh (cỏ, cây, mây, trời, sông, nước) là nhất quán, không thiếu và cũng không thừa, thể hiện được chiều sâu không gian và sự sinh động ẩn hiện của con người theo tâm trạng liên tưởng đối với người xem tranh, đó chính là thành công nhất của họa sĩ.
Phần lớn tranh phong cảnh của Levitan đều gắn nội tâm của ông với quan hệ xã hội vào tác phẩm, vì thế mà xem tranh ông, người ta thấy mình trong đó.
Cuộc đời của ông là bế tắc, nhưng tác phẩm của ông lại có sức sống mãnh liệt, thể hiện ý chí nghị lực và luôn hi vọng điều tốt đẹp trong tương lai.
Các tác phẩm của ông luôn mang màu sắc tươi sáng và đầy hi vọng
Nhắc tới hoàn cảnh cuộc đời của nhà danh họa tài ba Levitan, nhiều người không khỏi bùi ngùi.
Levitan sinh ra trong một gia đình Do thái nghèo nhưng lại rất chú trọng tới giáo dục, từ nhỏ tới lớn cuộc sống đã trở lên khổ cực và thiếu thốn, cái ông có là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, ngay cả khi được vào trường Trường hội họa, điêu khắc và kiến trúc Moskva  ông cũng không đủ tiền để theo học, vẫn liên tục nỗ lực không ngừng nghỉ để có được học bổng bằng tài năng và khổ luyện.
Đây là một tấm gương cho sự bứt phá từ cuộc sống và ý chí kiên cường để xây dựng ước mơ của mình. Và thành công mà ông gây dựng được khiến cho chúng ta khâm phục: là họa sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19, là thành viên của Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Nga.
Trong suốt cuộc đời của mình là những chặng đường cô đơn, ông chỉ có một người bạn duy nhất đó là  N. P. Chekhov, cô đơn buồn khổ trong cuộc chiến với bệnh tật, ông ôm nỗi tuyệt vọng tự tử bằng thuốc súng nhưng không thành công, và điều kì lạ là trong tất cả những bức tranh ông vẽ, không hề có sự tuyệt vọng, luôn luôn là hi vọng, ông dùng tông màu sáng để khắc họa bầu trời trong, xanh vao vòi vọi, như khao khát được bay bổng giữa không trung.
Tự do phiêu đãng giữa đất trời, cũng là một cái nhìn về một tương lai tương sáng.
Tôi chợt nhớ tới tác phẩm: chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mỹ O. Henry, ông kể về câu chuyện một bệnh nhân nằm cạnh cửa sổ từng ngày đếm lá trên cành cây với tuyệt vọng là khi chiếc là cuối cùng rơi cũng là ngày ông rời xa cuộc đời, và một họa sĩ đã vẽ bức tranh về chiếc lá treo lên cửa sổ để cho ông ấy nhìn thấy mà không ngừng hi vọng vào ngày mai, vào một điều tốt đẹp sẽ xảy ra, chiếc lá sẽ không bao giờ rụng và ông vẫn còn hi vọng để sống.
Nhiều tranh phong cảnh của Levitan chứa đựng nỗi buồn sâu kín, lạnh lẽo và cô đơn, cũng như cuộc đời của ông rất khó khăn và nghèo khổ. Levitan phải dựa vào tiền bán tranh và của một số tổ chức hỗ trợ để sống và nuôi dưỡng sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật.
Với một phong cách lao động sáng tạo nghệ thuật đáng khâm phục, ông đã được nhiều họa sĩ và công chúng thế giới biết đến như một trong những biểu tượng tiêu biểu cho nền hội họa phong cảnh thế giới. Ông đã tham gia nhiều cuộc triển lãm quốc tế và đã qua nhiều nước như Pháp, Đức, Phần Lan… để thực hiện các chương trình mỹ thuật của mình.
Levitan hi vọng một tương lai rộng mở, một thế giới tự do bay bổng như những tác phẩm mà ông thể hiện
Levitan thể hiện cho tài năng và sức sống mãnh liệt, vượt lên số phận, vượt lên khổ đau, khẳng định tài năng bằng ý chí và khổ luyện, điều mà chúng ta phải học hỏi ở ông, chính là:
Cuộc đời có thể là bế tắc, có thể là đau khổ nhưng hi vọng về một tương lai tốt đẹp là một ngọn nến với sức cháy mãnh liệt nhất.
Tịnh Tâm

Tập Cận Bình phá lệ, đích thân xét duyệt ứng cử viên Ủy ban Trung ương; Dấu ấn tuần qua: Cuộc chiến âm thầm phía sau Đại hội 19 của Trung Quốc

Ngày 20/10, Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua danh sách Ủy ban Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Lần này, ông Tập Cận Bình đã phá lệ, đích thân xét duyệt danh sách các ứng cử viên.

địa hội 19, Tap Can Binh, bỏ phiếu,
Ông Tập phá tiền lệ, đích thân xét duyệt ứng cử viên Ủy ban Trung ương, để tránh bị phá rối. (Ảnh: Bannedbook)
Chiều ngày 20/10, Đoàn chủ tịch Đại hội 19 đã cử hành hội nghị thứ 2 tại Đại hội đường Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình là người chủ trì hội nghị này, ông Lưu Vân Sơn Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đọc danh sách các ứng cử viên Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 của ĐCSTQ.
Hội nghị đã thông qua danh sách kiến nghị, cũng gửi cho tất cả các đoàn đại biểu, cũng thông qua các biện pháp tuyển cử, danh sách người theo dõi bỏ phiếu và người tổng phụ trách theo dõi bỏ phiếu.
Hội nghị cũng thông qua bản thảo nghị quyết báo cáo mà Tập Cận Bình đệ trình, bản thảo nghị quyết báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng như bản thảo nghị quyết sửa đổi Điều lệ Đảng.
Ngày 17/10, người phát ngôn về tin tức Đại hội 19 từng tiết lộ rằng, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã thành lập “Tiểu tổ công tác chuyên môn” phụ trách khảo sát, đề danh các ứng cử viên Ủy viên Trung ương và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã được đề cử, và ông Tập Cận Bình đích thân đảm nhiệm chức vụ Tổ trưởng của Tiểu tổ này.
Đông Phương Nhật Báo (Hong Kong) cho biết, trong những lần Đại hội Đảng trước đây, đều là các Thường ủy Bộ Chính trị khác làm Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo nhân sự, Tổng Bí thư chỉ nghe ý kiến và xét duyệt. Việc ông Tập Cận Bình lần này lại đích thân làm Tổ trưởng khảo sát đề danh, chủ yếu là vì rút ra bài học kinh nghiệm từ Đại hội 18.
Đại hội 19 sẽ tuyển chọn ra thành viên của Ủy ban Trung ương khóa mới (Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết), và trong số những người đó sẽ tuyển chọn ra các Ủy viên Bộ Chính trị và Thường ủy Bộ Chính trị.
Tờ Ping Guo Ri Bao (Hong Kong) cho biết, trong Hội nghị Trung ương 7 khóa 18 của ĐCSTQ tổ chức trước Đại hội 19 vừa qua, đã thảo luận về danh sách ứng cử viên cho các vị trí Ủy viên Bộ Chính trị và Thường ủy Bộ Chính trị. Danh sách này không được công bố, nhưng theo tiền lệ, thì những người trong danh sách này, đều phải được các Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết và các quan viên Đảng chính cấp tỉnh bộ tiến hành bỏ phiếu, nội bộ lựa chọn, và kết quả cuối cùng sẽ trình lên Hội nghị Trương ương của ĐCSTQ trước khi Đại hội diễn ra.
Bài viết còn cho biết, danh sách lãnh đạo Đại hội 19 lần này cũng đã nhiều lần được đưa ra xem xét nội bộ, nhưng vẫn chưa được tiến hành bỏ phiếu nội bộ. Nguyên nhân là trước Đại hội 18, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương lúc bấy giờ là ông Lệnh Kế Hoạch đã liên kết với những người khác thao túng kết quả bỏ phiếu nội bộ, nên ông Lệnh Kế Hoạch và ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh lúc bấy giờ đã giành được số phiếu bầu cao. Kết quả này đã hiện lộ rõ âm mưu đoạt quyền của ông Lệnh Kế Hoạch và ông Bạc Hy Lai. Nhưng sau đó âm mưu đã bị dập tắt, ông Tập Cận Bình thượng vị thành công, còn ông Bạc Hy Lai và ông Lệnh Kế Hoạch hiện tại đều đang ở trong tù.
Lần này, ông Tập Cận Bình đích thân nắm giữ khảo sát và đề danh các Ủy viên Trung ương cùng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa mới, có thể là để phòng ngừa người của phe Giang Trạch Dân thượng vị, tình hình đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ hiện tại rất kịch liệt.
Lê Hiếu biên dịch

Dấu ấn tuần qua: Cuộc chiến âm thầm phía sau Đại hội 19 của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (bên phải) và Giang Trạch Dân (trái) tham dự tiệc mừng 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.(Ảnh: Feng Li / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (bên phải) và Giang Trạch Dân (trái) tham dự tiệc mừng 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.(Ảnh: Feng Li / Getty Images)



Cuộc chiến quyền lực giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phe cánh của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân vẫn tiếp diễn trong khi nước này đang trải qua kỳ đại hội quan trọng được tổ chức 5 năm một lần. 
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai mạc Đại hội 19 vào thứ Tư tuần qua (ngày 18/10). Kỳ họp quan trọng này cho thấy giới lãnh đạo hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của nước này trong 5 năm tới.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình dự kiến sẽ tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2012 đến nay, ông Tập đã thành công trong việc củng cố quyền lực, tiến hành chiến dịch chống tham nhũng nhằm loại bỏ các thành viên thuộc phe đối lập do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đứng đầu.

Sự xuất hiện của ông Giang Trạch Dân




Ông Giang đã tham dự Đại hội 19 với vẻ ngoài khỏe mạnh, dù trước đó thông tin ông này trải qua tình trạng sức khỏe nguy kịch. Các hãng tin nước ngoài đã ghi lại những hình ảnh ông Giang ngủ gật, ngáp ngủ hoặc nhìn đồng hồ trong thời gian ông Tập Cận Bình phát biểu.
Thứ tự xuất hiện của ông Giang trong danh sách những người tham dự Đại hội cho thấy một phần về cuộc chiến giữa phe Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình. Tên của ông Giang xuất hiện sau tất cả các thành viên Bộ Chính trị hiện nay, đây là điểm khác biệt rõ rệt so với Đại hội trước đó, khi tên của ông được liệt kê ngay sau cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào.
Các nhà quan sát chính trị xem đây là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân đối với ĐCSTQ đã suy yếu nghiêm trọng.



Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ngồi cạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội 19 của ĐCSTQ (Ảnh: AP)
Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ngồi cạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội 19 của ĐCSTQ (Ảnh: AP)

Sự vắng mặt bất thường của ông La Cán




Đại hội 19 diễn ra nhưng thiếu vắng một gương mặt đáng chú ý thuộc phe Giang: ông La Cán (Luo Gan), cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị.
Việc ông La vắng mặt càng đáng chú ý vì trước đó chỉ một ngày ông này đã được chấp thuận là thành viên Đoàn Chủ tịch của Đại hội 19, một nhóm gồm các cựu lãnh đạo đảng, các lãnh đạo hiện tại và trước kia trong Bộ Chính trị.
Ông La Cán, 82 tuổi, từng là người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật từ năm 1998 đến năm 2007. Cơ quan thuộc ĐCSTQ, có quyền kiểm soát mạng lưới lực lượng an ninh rộng lớn, bao gồm cảnh sát, trại lao động, nhà tù và hệ thống tư pháp.
Theo lệnh của ông Giang Trạch Dân, ông La Cán đã chỉ đạo cuộc đàn áp những người tập Pháp Luân Công, môn khí công gồm 5 bài tập nhẹ nhàng và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. 
Các chuyên gia lý giải sự ưa chuộng của người dân đối với Pháp Luân Công đã khiến ông Giang cảm thấy đố kỵ và ra lệnh đàn áp môn tập. Tính đến năm 1999, có khoảng 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công, vượt quá số lượng Đảng viên mà ông Giang lãnh đạo vào thời gian đó.
Khi ông La Cán là người đứng đầu ngành an ninh, hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và tra tấn trong tù. Ông La cũng là người phụ trách thành lập Phòng 610, một cơ quan cảnh sát chuyên trách bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Năm 2009, một thẩm phán Argentina đã ban hành một lệnh truy nã ông La về tội diệt chủng và tra tấn.

Phe Giang bị lên án về tội đảo chính

Trong một cuộc họp nhóm được tổ chức tại Đại hội 19 vào thứ Năm (19/10), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc Lưu Sỹ Dư (Liu Shiyu) không đề cập trực tiếp tên ông Giang Trạch Dân, nhưng chỉ ra các cựu quan chức thuộc phe Giang đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính.
Những người bị nêu tên là các cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và ông Tôn Chính Tài, cựu lãnh đạo an ninh quốc gia Chu Vĩnh Khang, hai cựu phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, cựu cố vấn chính trị Lệnh Kế Hoạch.
Những người này đều đã bị hạ bệ trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập đã nhiều lần ám chỉ đến âm mưu đảo chính này trong các bài phát biểu trước kia. Nhưng đây là lần đầu tiên chính quyền của ông đưa ra cáo buộc công khai và rõ ràng về những người có liên quan.
“Họ có vị trí cao và quyền lực to lớn trong Đảng, nhưng họ bị tham nhũng nặng nề và đã lên kế hoạch chiếm quyền lãnh đạo của Đảng và chiếm quyền lực của nhà nước”, ông Lưu Sỹ Dư nói với các đại biểu của cuộc họp, theo một báo cáo của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) có trụ sở tại Hồng Kông.
Chuyên gia về Trung Quốc Ji Da lưu ý rằng các phương tiện truyền thông đại lục Trung Quốc vẫn chưa đưa tin về tuyên bố của ông Lưu, điều đó cho thấy ông Tập Cận Bình có thể đang gặp phải chịu sự phản kháng từ các lực lượng trung thành với ông Giang.

Giới lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới

Một điều rõ ràng là ông Tập Cận Bình khả năng sẽ tiếp tục là người lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc trong 5 năm tới. Câu hỏi hiện giờ là liệu ông Tập sẽ thu xếp được bao nhiêu đồng minh vào trung tâm quyền lực cùng với ông trong Ban thường vụ Bộ Chính trị?
Câu trả lời sẽ được công bố trong phiên bế mạc Đại hội vào ngày 24/10. Tuy nhiên, nhiều các quan chức cấp cao có liên quan đến phe Giang không có cơ hội tham gia nhiệm kỳ kế tiếp vì sắp nghỉ hưu hoặc đã bị ông Tập loại bỏ từ trước Đại hội 19.
Tờ Sing Tao Daily của Hồng Kông cho biết có thông tin dự đoán rằng ông Tập sẽ tăng số chức vị phó chủ tịch trong Ủy ban Quân sự Trung ương từ 2 ghế lên 3 hoặc 4 ghế. Mục đích của quyết định này là nhằm phân tán quyền lực trong quân đội.
Dưới thời ông Giang Trạch Dân, các tướng lĩnh quân sự hàng đầu Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đã có được quyền lực to lớn trong vai trò phó chủ tịch của họ. Ông Tập đã khai trừ hai người này khỏi Đảng và giao cho cơ quan chức năng truy tố tội tham nhũng.
Nhưng để tránh các đối thủ tương lai trong quân đội, ông Tập có thể đang tiến hành những biện pháp phòng ngừa để củng cố vị trí chỉ huy trưởng của mình. Tạp chí The Diplomat cho biết hai thành viên Ủy ban Quân sự, ông Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và ông Trương Dương (Zhang Yang), gần đây đã bị loại khỏi danh sách đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 19.
Mai Liên, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì?

Nhà báo Kiều Tỉnh | 
Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình báo cáo trước Đại hội 19 của ĐCSTQ, ngày 18/10 (Ảnh: Sheng Jiapeng/China News Service)

Báo cáo công tác chính trị của Tổng bí thư Tập Cận Bình tại Đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc đề cập nhiều tới khái niệm "Trung Quốc trong thời đại mới" và "Hiện đại hóa".


Ở Phần mở đầu báo cáo trong phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 18/10, chủ tịch Tập Cận Bình trình bày về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới”.
Tiếp đó, trong Phần 2, ông nêu “Sứ mệnh lịch sử của ĐCSTQ trong Thời đại mới”, và Phần 3 ông khái quát “Tư tưởng và Phương sách chiến chiến lược của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới”.
"Thời đại mới" của Trung Quốc là gì?
Báo cáo dài khoảng 32.000 chữ Hán, đọc trong gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ, trong đó ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tới 36 lần "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới".
Ông giải nghĩa, "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại" mới có nghĩa là dân tộc Trung Hoa từ Vùng đứng lên, Giàu có lên, chuyển sang Hùng mạnh lên, có nghĩa là Trung Quốc cống hiến trí tuệ và "Phương án Trung Quốc để giải quyết những vấn đề của nhân loại", đồng thời "tiến gần tới Trung tâm của vũ đài Thế giới".
Ông Tập Cận Bình nêu ra công cuộc hiện thực hóa "Giấc mộng Trung Hoa" mà ông khởi xướng khi mới lên nắm quyền, bằng cách theo đuổi "4 tự tin", gồm Tự tin vào Đường lối, Tự tin vào Lý luận, Tự tin vào Chế độ, Tự tin vào Văn hóa; và thực hiện "4 vĩ đại là Đấu tranh vĩ đại, Công trình vĩ đại, Sự nghiệp vĩ đại, Giấc mộng vĩ đại.
Trong các phiên thảo luận sau đó của Đại hội, các Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc đã cụ thể hóa báo cáo chính trị của ông Tập bằng việc kêu gọi nỗ lực nhận thức thấu đáo và thực hiện đầy đủ tư tưởng của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.
Cụm từ "tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới" được Thủ tướng Lý Khắc Cường, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, và Phó thủ tướng Trương Cao Lệ đề cập khi thảo luận với đoàn đại biểu các tỉnh tham dự Đại hội 19.
Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì? - Ảnh 1.
Phiên họp thứ hai của Đoàn chủ tịch Đại hội 19 ĐCSTQ ngày 20/10, với sự tham gia của 7 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)
Trong khi nêu cao khái niệm "Thời đại mới", dư luận các nước cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra phương hướng và sách lược để đạt được những mục tiêu khác biệt rõ ràng so với "Thời kỳ cũ", khi lãnh tụ Mao Trạch Đông xây dựng thời kỳ "Trung Quốc đứng lên" hay ông Đặng Tiểu Bình với cuộc cải cách mở cửa đưa "Trung Quốc giàu có lên".
Trung Quốc "hùng mạnh lên" là mục tiêu của "Thời đại mới" mà ông Tập nhắc đến, vì vậy ông nhấn mạnh tới 26 lần các từ "nước lớn" và "cường quốc" trong báo cáo ngày 18/10.
Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư Ban bí thư Lưu Vân Sơn nói: "Tư tưởng [Tập Cận Bình] tồn tại trong thời gian dài và tiến cùng thời đại".
"Hiện đại hóa" là con đường
Theo Tân Hoa Xã, chiều ngày 18/10 khi thảo luận tổ, Bí thư thành ủy Bắc Kinh ông Thái Kỳ gọi ông Tập Cận Bình là "Tổng công trình sư của Cải cách mới và công cuộc hiện đại hóa".
Trước đây, Trrung Quốc đã gọi ông Đặng Tiểu Bình là "Tổng công trình sư của Cải cách và Mở cửa".
Trong thập niên 1950, Trung Quốc đã nêu ra "4 hiện đại hóa", gồm Hiện đại hóa nông nghiệp, Hiện đại hóa công nghiệp, Hiện đại hóc quốc phòng, và Hiện đại hóa khoa học kỹ thuật. Đây là phương châm chỉ đạo xây dựng đất nước trong thế kỷ 20.
Hội nghị toàn thể trung ương 3 Khóa 18 (từ 9/11 -12/11/2013) tại Bắc Kinh đã thông qua “Phương án đi sâu cải cách”, trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra “Hiện đại hóa thứ 5” để tiến hành "phẫu thuật những căn bệnh tiềm tàng trong hệ thống quản lý và năng lực điều hành đất nước".
Ông Tập yêu cầu "Không chỉ hiện đại hóa cơ quan nhà nước, năng lực và tố chất của quan chức mà còn phải hiện đại hóa việc nắm quyền của đảng".
"Hiện đại hóa" được coi con đường để tiến tới "Giấc mộng Trung Hoa", với thành quả cụ thể được mô tả là khôi phục vị thế của Trung Quốc như đã có trong thời kỳ "Đại đường thịnh thế" cách đây hơn 1.000 năm.
Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì? - Ảnh 2.
Thời kỳ nhà Đường (618-907) là giai đoạn thịnh trị của Trung Quốc. GDP của Trung Quốc thời kỳ này có thời điểm chiếm tới 58% tổng GDP của thế giới, vượt xa Ấn Độ, Anh hay Pháp.
Nhưng vài thế kỷ sau, Trung Quốc đã không theo kịp các nước phương Tây và cả Nhật Bản trong quá trình hiện đại hóa, điển hình là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.
Nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước lạc hậu hơn Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc kinh tế, quân sự và đánh bại Hạm đội Bắc Dương của triều Thanh trong trận hải chiến Giáp Ngọ năm 1894, buộc Bắc Kinh ký Hiệp ước Mã Quan (1895) về bồi thường chiến phí nặng nề.
Bởi vậy, không hiện đại hóa thì Trung Quốc không thể thực hiện được "Giấc mộng phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại". 47 lần nhắc tới cụm từ "Hiện đại hóa" trong báo cáo trước Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã thể hiện rất rõ lập trường này./.
<iframe width=660 height=371 src=http://vcplayer.mediacdn.vn/1.1/?_site=soha&vid=sohanews/sp5yqccccccccccccccjzcltnktgmk/2017/10/18/quoc-te-1508325881252-7008f.mp4&autoplay=false&_info=2ca4c0b2faa84b9584f5ac5f45915a4d&mute=false&vtype=1&playType=0&_admParamTvc=0;1;1;3&_listsuggest=http://s1.soha.vn/video/zone-10/suggest-videos.htm&postroll=true&replay=true&nonVol=true&volume=0.6&boxVideoID=ifVideo-69362&nopre=true&midroll=0.8;20s&urlParent=http://soha.vn/hai-cum-tu-duoc-ong-tap-nhac-di-nhac-lai-hang-chuc-lan-truoc-dai-hoi-dang-co-nghia-gi-20171021171046629.htm data-type="video-iframe" frameborder="0" scrolling="no" allowfullscreen="" webkitallowfullscreen="" mozallowfullscreen="" oallowfullscreen="" msallowfullscreen=""></iframe>
Một số mục tiêu trọng điểm của Trung Quốc sau Đại hội 19
Xem thêm: